Giáo án Tin học Lớp 10 - Tiết 17, Bài 5: Ngôn ngữ lập trình

Giáo án Tin học Lớp 10 - Tiết 17, Bài 5: Ngôn ngữ lập trình

I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC.

1. Kiến thức

 - Giúp học sinh thấy được ngôn ngữ lập trình là phương tiện dùng để diễn đạt cho máy tính những việc con người muốn thực hiện.

 - Giúp học sinh thấy được chương trình dịch là cách mô tả thuật toán bằng một ngôn ngữ lập trình mà máy tính có thể hiểu và thực hiện được.

 - Giúp HS biết thế nào là ngôn ngữ máy, ưu đểm và nhược điểm của nó.

 - Giúp HS hiểu thế nào là hợp ngữ, ngôn ngữ bậc cao và các chương trình dịch.

2. Kỹ năng

 - Giúp HS phân biệt được các loại ngôn ngữ lập trình

3. Tư tưởng, tình cảm

- Tiếp tục khơi gợi lòng ham thích môn tin học.

- Giúp HS thấy rõ hơn muốn sử dụng máy tính, ngoài việc hiểu biết sơ lược về cấu trúc máy tính (phần cứng), còn cần hiểu biết về phần mềm ở mức độ có thể làm được một số việc thiết thực.

II. PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

 - Phương pháp: Sử dụng các phương pháp, dạy học cơ bản sau một cách linh họat nhằm giúp học sinh tìm tòi, phát hiện, chiếm lĩnh tri thức. Gợi mở vấn đáp, thảo luận. Phát hiện và giải quyết vấn đề. Đan xen hoạt động nhóm.

 - Phương tiện: Bảng phụ và các phiếu học tập, Computer và projector (nếu có).

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP

*Ổn định lớp:

A. KHỞI ĐỘNG

1. Kiểm tra bài cũ

Câu hỏi 1: Có mấy cách để diễn tả thuật toán giải một bài toán?

Câu hỏi 2: Khi diễn đạt thuật toán bằng các cách trên thì máy tính có thể hiểu và thực hiện được không?

2. Tạo tình huống

Câu hỏi 3: Muốn máy tính hiểu và thực hiện được chúng ta cần phải diễn đạt nó thông qua phương tiện nào?

HS quan sát ghi nhớ, thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

 

docx 6 trang Người đăng phuochung261 Lượt xem 954Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học Lớp 10 - Tiết 17, Bài 5: Ngôn ngữ lập trình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết PPCT: 17	BÀI 5: NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC.
1. Kiến thức
	- Giúp học sinh thấy được ngôn ngữ lập trình là phương tiện dùng để diễn đạt cho máy tính những việc con người muốn thực hiện.
	- Giúp học sinh thấy được chương trình dịch là cách mô tả thuật toán bằng một ngôn ngữ lập trình mà máy tính có thể hiểu và thực hiện được.
	- Giúp HS biết thế nào là ngôn ngữ máy, ưu đểm và nhược điểm của nó.
	- Giúp HS hiểu thế nào là hợp ngữ, ngôn ngữ bậc cao và các chương trình dịch.
2. Kỹ năng 
	- Giúp HS phân biệt được các loại ngôn ngữ lập trình	
3. Tư tưởng, tình cảm	
- Tiếp tục khơi gợi lòng ham thích môn tin học.
- Giúp HS thấy rõ hơn muốn sử dụng máy tính, ngoài việc hiểu biết sơ lược về cấu trúc máy tính (phần cứng), còn cần hiểu biết về phần mềm ở mức độ có thể làm được một số việc thiết thực.
II. PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC 
	- Phương pháp: Sử dụng các phương pháp, dạy học cơ bản sau một cách linh họat nhằm giúp học sinh tìm tòi, phát hiện, chiếm lĩnh tri thức. Gợi mở vấn đáp, thảo luận. Phát hiện và giải quyết vấn đề. Đan xen hoạt động nhóm.
 	- Phương tiện: Bảng phụ và các phiếu học tập, Computer và projector (nếu có). 
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
*Ổn định lớp: 
KHỞI ĐỘNG
Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi 1: Có mấy cách để diễn tả thuật toán giải một bài toán? 
Câu hỏi 2: Khi diễn đạt thuật toán bằng các cách trên thì máy tính có thể hiểu và thực hiện được không?
Tạo tình huống
Câu hỏi 3: Muốn máy tính hiểu và thực hiện được chúng ta cần phải diễn đạt nó thông qua phương tiện nào?
HS quan sát ghi nhớ, thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
MỤC TIÊU 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động 1: Giới thiệu về ngôn ngữ lập trình và ngôn ngữ máy
 Mục tiêu:Nắm được việc diễn tả thuật toán bằng ngôn ngữ máy để máy tính có thể hiểu và thực hiện được.
 các em hãy đọc sách giáo khoa phần 1 và trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1: Ngôn ngữ lập trình là gì?
Câu 2: Ngôn ngữ máy là gì?Mỗi chương trình viết bằng ngôn ngữ khác muốn máy tính thực hiện được cần phải làm gì?
Câu 3: Nêu ưu, nhược điểm của ngôn ngữ máy.
Giáo viên gọi thành viên đai diện cho các nhóm nhận xét chéo nhau để đưa ra kết quả chính xác.
 Học sinh nghiên cứu sách giáo khoa, thảo luận trong nhóm để thực hiện nhiệm vụ.
Các nhóm cử đại diện lên báo cáo kết quả cho hoạt động của nhóm mình.
Hoạt động 2: Giới thiệu Hợp ngữ
 Mục tiêu: Nắm được chương trình viết bằng hợp ngữ như thế nào?
 - Với ngôn ngữ máy, thì máy có thể trực tiếp hiểu được nhưng nó khá phức tạp và khó nhớ. Chính vì thế đã có rất nhiều loại ngôn ngữ xuất hiện để thuận tiện hơn cho việc viết chương trình. .
Câu 1: Hợp ngữ là gì?
Câu 2: Máy tính có thể thực hiện trực tiếp chương trình viết bằng hợp ngữ hay không?
Câu 3: Nêu ưu, nhược điểm của hợp ngữ.
 Học sinh nghiên cứu sách giáo khoa, thảo luận nhóm để thực hiện nhiệm vụ.
Các nhóm cử đại diện lên báo cáo kết quả cho hoạt động của nhóm mình.
Hoạt động 3: Giới thiệu Ngôn ngữ bậc cao, Chương trình dịch
 Mục tiêu: Nắm được khi thực hiện trên máy tính, mỗi loại ngôn ngữ lập trình bậc cao cũng cần phải được dịch ra ngôn ngữ máy bằng chương trình dịch.
 - Hợp ngữ là một ngôn ngữ đã thuận lợi hơn cho các nhà lập trình chuyên nghiệp nhưng vẫn chưa thật thích hợp với đông đảo người lập trình.
- Vậy ngôn ngữ bậc cao dùng để viết chương trình là gì?
Câu 1: Ngôn ngữ bậc cao là gì? Em hãy kể tên các loại ngôn ngữ bậc cao mà em biết?
Câu 2: Máy tính có thể thực hiện trực tiếp chương trình viết bằng ngôn ngữ bậc cao hay không?
Câu 3: Nêu ưu, nhược điểm của ngôn ngữ bậc cao.
Giáo viên gọi thành viên đai diện cho các nhóm nhận xét chéo nhau để đưa ra kết quả chính xác.
 Học sinh nghiên cứu sách giáo khoa, thảo luận nhóm để thực hiện nhiệm vụ.
Các nhóm cử đại diện lên báo cáo kết quả cho hoạt động của nhóm mình.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
GV giao nhiệm vụ cho HS: Trả lời câu 1, câu 2, 3/sgk – trang 46 và các câu trắc nghiệm sau: 
Câu 1: Ngôn Ngữ lập trình Pascal thuộc loại nào:
Ngôn ngữ bậc cao
Hợp ngữ
Ngôn ngữ máy
Cả ba ý trên đều sai
Câu 2: Phát biểu nào sau đây là sai?
Ngôn ngữ để viết chương trình gọi là ngôn ngữ lập trình.
Chương trình là kết quả diễn tả thuật toán bằng một ngôn ngữ sao cho máy tính có thể thực hiện được.
Các lệnh viết bằng ngôn ngữ máy là dãy bít theo cơ số thập phân.
Cả A và B đều đúng.
Câu 3: Ngôn ngữ bậc cao có đặc điểm:
Thực hiện được trên mọi loại máy
Có tính độc lập cao, ít phụ thuộc vào các loại máy cụ thể
Gần với ngôn ngữ tự nhiên. Chương trình viết bằng ngôn ngữ bậc cao phải được dịch bằng chương trình dịch máy mới hiểu và thực hiện được
Các lệnh là dãy các bít.
D. VẬN DỤNG VÀ MỞ RỘNG
Muốn máy có thể hiểu được các loại ngôn ngữ khác, thì phải làm thế nào?
GV đưa ra chương trình yêu cầu HS nhận dạng ngôn ngữ
V. RÚT KINH NGHIỆM:	
..............................................................................................................................................................
..
..
DUYỆT CỦA TTCM NGƯỜI SOẠN
 Ngày .. tháng  năm 2019 	Ngày . tháng .. năm 2019
Trịnh Thị Minh Tân	Nguyễn Thị Song
BÀI 6- GIẢI BÀI TOÁN TRÊN MÁY TÍNH
I. Mục tiêu bài dạy
1.Về kiến thức
Học sinh cần biết các bước cơ bản khi tiến hành giải toán trên máy tính:Xác định bài toán, xây dựng và lựa chọn thuật toán,lựa chọn cấu trúc dữ liệu, viết chương trình, hiệu chỉnh, đưa ra kết quả và hướng dẫn sử dụng.
2.Về kỹ năng
	Nắm được nội dung cụ thể các bước cần thực hiện khi giải một bài toán trên máy tính.
3. Về tư tưởng, tình cảm
Rèn luyện tính khoa học khi làm một việc nào đó: lập kế hoạch, làm theo kế hoạch.
II. Phương pháp dạy học, phương tiện dạy học chủ yếu
- Dạy học theo quan điểm hoạt động
- Sử dụng máy chiếu, slide bài giảng, sgk kết hợp thuyết trình.
III. Tiến trình bài dạy
*Ổn định lớp: 
Lớp
10A1
10A2
10A3
10A4
10A5
Ngày giảng:
Sĩ số
40
40
40
40
45
HS vắng
A.KHỞI ĐỘNG.
1. Kiểm tra bài cũ
- Em hãy nêu khái niệm thuật toán ?
- Em hãy nêu Input, output,thuật toán của bài toán :Tìm số lớn nhất (max) của bốn số a,b,c,d ?
	- HS trình bày khái niệm thuật toán
 Học sinh nêu được khái niệm thuật toán và nêu được các bước giải bài toán theo yêu cầu ( mức độ vận dụng cao)
- Khái niệm thuật toán: Là dãy hữu hạn các bước được sắp sếp theo một trình tự nhất định sao cho sau khi thực hiện các bước đó từ input đã cho ta nhận được output cần tìm.
- Input : a,b,c,d
 Output: max
Thuật toán bước 1 nhập a,b,c,d
 Bước 2 max=a;
 Bước 3 nếu max<b thì gán max=b;
 Bước 4 nếu max<c thi gán lại max =c;
 Bước 5 nếu max< d thì gán lại max=d;
 Bước 6 đưa ra max rồi kết thúc.
 2. tình huống có vấn đề
GV:Trong học tập khi giải các bài tập trong các môn khoa học tự nhiên chúng ta thường phải trải qua những bước thực hiện nào?
GV: Trong cuộc sống khi làm ra một sản phẩm nào đó như ti vi,máy giặt, tủ lạnh chúng ta cần phải qua những quy trình nào?
- Hs: Đọc đề, xác định yêu cầu của đề, giải bài toán, kiểm tra
- Hs: Có ý tưởng, nghiên cứu, sản xuất, dùng thử, viết hướng dẫn.
* Giáo viên nhận xét dẫn dắt:
MT là công cụ hỗ trợ con người rất nhiều trong cuộc sống, nhưng để cho máy thực hiện giải bài toán thì ta phải đưa lời giải bài toán đó vào máy dưới dạng các lệnh. Vậy các bước để giải một bài toán là gì?
· Các bước giải bài toán:
 Bước 1: Xác định bài toán
 Bước 2: Lựa chọn hoặc thiết kế thuật toán.
 Bước 3: Viết chương trình
 Bước 4: Hiệu chỉnh CT
 Bước 5: Viết tài liệu.
B.HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
MỤC TIÊU 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động 1: xác định bài toán và xây dựng thuật toán
 Mục tiêu: xác định được dữ kiện và yêu cầu của bài toán. Lựa chọn hoặc thiết kế được thuật toán
 . Xác định bài toán tức là cần phải xác định cái gì? 
GV. lấy một bài toán Tìm UCLN của 2 số M, N để phân tích.
Hãy nhắc lại thuật toán là gì?
? Thuật toán tối ưu là gì?
? xây dựng được thuật toán tìm UCLN của 2 số M, N.
 HS nghiên cứu sgk, thảo luận trong nhóm để thực hiện nhiệm vụ
Hoạt động 2: Viết chương trình
 . Mục tiêu: Học sinh biết cần sử dụng ngôn ngữ chương trình để diễn tả được thuật toán.
 Ta đã có được thuật toán của bài toán, công việc tiếp theo là phải chuyển đổi thuật toán đó sang chương trình. 
- Hãy nêu các ngôn ngữ lập trình mà em biết?
? Viết chương trình là làm gì?
 HS suy nghĩ cá nhân và trả lời câu hỏi
Hoạt động 3: Hiệu chỉnh chương trình
 . Mục tiêu: Học sinh biết cách kiểm tra chương trình đã đúng hay chưa
 ? Hiệu chỉnh là lầm gì?
Mục đích của việc hiệu chỉnh?
 HS suy nghĩ cá nhân và trả lời câu hỏi
Hoạt động 4: Viết tài liệu
 . Mục tiêu: Học sinh biết là mỗi chương trình được tạo ra đều cần viết hướng dẫn để sử dụng .
Tài liệu viết cái gì?
Tài liệu viết cho ai?
Tài liệu do ai viết?
  HS suy nghĩ cá nhân và trả lời câu hỏi
C.LUYỆN TẬP
bài toán Tìm UCLN của 2 số M, N.
Tìm UCLN có nhiều thuật toán 
+ dùng hiệu của 2 số 
+ dùng thương của 2 số
Xác định bài toán:
 	Input: M, N nguyên dương
 	Output: UCLN(M,N).
Thuật toán
B1: Nhập M, N;
B2: Nếu M = N thì UCLN = M; chuyển đến B5;
B3: Nếu M > N 
 thì M = M – N, quay lại B2
B4: Nếu M<N thì 
 N = N – M, quay lại B2;
B5: Đưa ra kết quả UCLN rồi kết thúc 
Hiệu chỉnh
Test 1: M=5, N=10
Test 1: M=50, N=43
Test 1: M=20, N=40
Viết chương trình lên lớp 11 sẽ tìm hiểu
Theo em khi viết tài liệu cho bài toán này em sẽ viết gì cho người xem?
D.VẬN DỤNG VÀ MỞ RỘNG:
- Em hãy nêu Input, output,thuật toán của bài toán :cho 3 số a, b, c kiêm tra xem 3 số đó có đủ điều kiện tạo thành 3 cạnh của tam giác không?
IV. RÚT KINH NGHIỆM
DUYỆT CỦA TTCM NGƯỜI SOẠN
 Ngày .. tháng  năm 2019 	Ngày . tháng .. năm 2019
Trịnh Thị Minh Tân	Nguyễn Thị Song

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tin_hoc_lop_10_tiet_17_bai_5_ngon_ngu_lap_trinh.docx