Giáo án tự chọn Ngữ văn lớp 10 - Chủ đề 1 đến chủ đề 6

Giáo án tự chọn Ngữ văn lớp 10 - Chủ đề 1 đến chủ đề 6

Chủ đề 1: MỘI SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA VHDG VIỆT NAM

A.MỤC TIÊU: Giúp học sinh cảm nhận được:

- Nắm được đực trưng cơ bản của vhdg VN.

- Biết cách đọc – hiểu tp vhdg.

B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: sgk, giáo án, tranh ảnh minh hoạ.

C. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:

 

doc 21 trang Người đăng thuyan12 Lượt xem 1486Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án tự chọn Ngữ văn lớp 10 - Chủ đề 1 đến chủ đề 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ đề 1: MỘI SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA VHDG VIỆT NAM
A.MỤC TIÊU: Giúp học sinh cảm nhận được:
- Nắm được đực trưng cơ bản của vhdg VN.
- Biết cách đọc – hiểu tp vhdg.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: sgk, giáo án, tranh ảnh minh hoạ.
C. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
 Hđ1:	- Ổn định
Hđ2. Hoạt động Thầy – Trò
Nội dung
- Tính truyền miệng đc thể hiện ntn trong vhdg ?
- Vì sao nói vhdg có tính tập thể?
- Hệ thống thể loại của vhdg ?
- Kể tên những tp vhdg tiêu biểu mà em đã học ? Phân tích giá trị cơ bản của nó ?
- Hãy cm: “ vhdg có giá trị sâu sắc về đạo lý làm người” ?
- Cho biết vai trò, tác dụng của vhdg trong đời sống tinh thần xh?
- Ảnh hưởng của vhdg đối với vh viết VN?
- Khi đọc vb vhdg cần chú ý những gì?
Hđ3. Dặn dò:
I. Đặc trưng cơ bản của vhdg: 
1. Vhdg là những tp nghệ thuật ngôn từ truyền miệng ( tính truyền miệng ):
- Vhdg tồn tại, lưu hành theo phương thức truyền miệng.
- Gắn liền với diễn xướng dân gian
2. Vhdg là sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể ( tính tập thể ) 
Þ Tính truyền miệng và tính tập thể là những đặc trưng cơ bản, chi phối, xuyên suốt quá trình sáng tạo và lưu truyền tác phẩm vhdg, thể hiện sự gắn bó mật thiết của vhdg với các sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng .
II. Thể loại: 
1. Thơ ca dân gian: tục ngữ, câu đố, ca dao, hò, vè, truyện thơ.
2. Truyện dân gian: thần thoại, sử thi, truyền thuyết, cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn.
3. Sân khấu dân gian: chèo, tuồng, đồ.
III. Giá trị:
- Vhdg là kho tri thức vô cùng phong phú về đời sống các dt.
- Vhdg có giá trị sâu sắc về đạo lý làm người.
- Vhdg có giá trị thẩm mỹ to lớn, góp phần quan trọng tạo nên bản sắc riêng cho nền vhdt .
IV. Vai trò, tác dụng của vhdg trong đời sống tinh thần của xh và trong nền vhdt:
1. Đời sống tinh thần của xh :
- Nêu cao bài học về phẩm chất tinh thần, đạo đức, truyền thống tốt đẹp của dân tộc: tinh thần nhân đạo, lòng lạc quan, ý chí đấu tranh bền bỉ.
- Góp phần bồi dưỡng con ngườinhững tình cảm tốt đẹp, cảm nghĩ, lối sống tích cực.
2.Trong nền vhdt:
- Nhiều tp vhdg đã trở thành mẫu mực về nghệ thuật của thời đại.
- Nó mãi mãi là ngọn nguồn nuôi dưỡng, là cơ sở của văn học viết về các phương diện đề tài, thể loại, văn liệu.
V. Một số lưu ý về phương pháp đọc – hiểu vhdg:
- Nắm vững đặc trưng thể loại. cần lấy những đặc trưng chung về thể loại làm căn cứ để đọc – hiểu tp.
- Cần đặt vb vào hệ thống vb tương quan để tìm hiểu.
- Cần đặt vb trong mqh với các hình thức sinh hoạt cộng đồng.
@. Bm: Những nét chính về nd và nt của vhtd VN.
Chủ đề 2: NHỮNG NÉT CHÍNH VỀ ND VÀ NT CỦA VH TRUNG ĐẠI
 VIỆT NAM
A.MỤC TIÊU: Giúp học sinh cảm nhận được:
- Nắm được đặc điểm lsxh tác động đến sự phát triển của vh trung đại VN.
- Những nét chính về nd, nt của vhtđ VN.
- Biết cách đọc – hiểu tp vhdg.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: sgk, giáo án, tranh ảnh minh hoạ.
C. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
 Hđ1:	- Ổn định
Hđ2. Hoạt động Thầy – Trò
Nội dung
- Vaên hoïc Trung ñaïi goàm maáy thaønh phaàn?
- Bieåu hieän cuï theå cuûa caùc thaønh phaàn.
 - Cho biết hoàn cảnh lịch sử của dt?
- Vaên hoïc trung ñaïi coù maáy noäi dung lôùn. 
 - Nhöõg bieåu hieän cuûa cnyn. Em haõy theå hieän treân sô ñoà.
 - Nhöõng bieåu hieän cuï theå cuûa noäi dung nhaân ñaïo vaên hoïc trung ñaïi.
- Theá naøo laø caûm höùng theá söï.
- Neâu nhöõng ñaëc ñieåm lôùn veà ngheä thuaät cuaû vaên hoïc thôøi kyø naøy?
Hđ3. Dặn dò:
I.Các thành phần của vh trung đại VN:
1. Văn học chữ Hán: - Bao gồm những sáng tác bằng chữ Hán của người Việt.
- Thể loại: chiếu, biểu, cáo, hịch, văn tế, thơ Đường,
- Đạt được nhiều thành tựu nghệ thuật to lớn.
2. Văn học chữ Nôm:
- Là những sáng tác bằng chữ Nôm, ra đời muộn hơn văn học chữ Hán.
- Tồn tại, phát triển song song cùng với văn học chữ Hán.
- Thành tựu: chủ yếu là thơ.
II. Những đặc điểm lsxh tác động đến sự phát triển của vh trung đại VN:
1. Lịch sử dt: Từ tkX-tkXIX, lsdt có hai đặc điểm lớn:
- Đất nc giành quyền độc lập, tự chủ, tiến hành nhiều cuộc chiến đấu bảo vệ tổ quốc.
- Tiến hành xd đnc.
2. Về lịch sử chế độ pk: 
- Từ tkX-XV: xd chế độ pk độc lập, tự chủ và phát triển lên đỉnh cao với thời đại của LTT.
- Từ tkXVI trở đi, chế đọ pk khủng hoảng, suy thoái và suy tàn ở nửa cuối tkXIX đầu tkXX. 
III. Những đặc điểm lớn về mặt nd:
1. CNYN:
- Đây là cảm hứng chủ đạo, xuyên suốt quá trình tồn tại, phát triển của Vh trung đại.
- Biểu hiện: mỗi giai đoạn mỗi khác nhau.
- Gắn liền với tư tưởng trung quân.
- Cảm hứng phong phú, đa dạng.
2. CNNĐ: 
- Đây cũng là cảm hứng lớn, xuyên suốt.
- Chịu ảnh hưởng: Nho – Phật – Lão và tư tưởng nhân đạo truyền thống của dt.
- Biểu hiện: + Lòng thương ngưởi.
+ Tố cáo, lên án các thế lực đen tối.
+ Đề cao quyền tự do cá nhân.
+ Khát vọng hạnh phúc.
3. Cảm hứng thế sự: 
- Nd: phản ánh hiện thực xh, cuộc sống đau khổ của nhân dân.
- Tiêu biểu: NBK,LHT,NK,
IV. Những đặc điểm lớn về mặt nt:
- Tính quy phạm và việc phá vỡ tình quy phạm.
- Khuynh hướng trang nhã và xu hướng bình dị.
- Tiếp thu và dân tộc hóa tinh hoa văn học nước ngoài.
V. Vai trò, ý nghĩa của tp vhtđ:
- Đối với đời sống tinh thần dt.
- Đối với vhdt.
@. Bm: Tìm hiểu đọan trích: Ra-ma buộc tội, Uy-lít-xơ trở về
Chủ đề 3: NHỮNG ND CHỦ YẾU CỦA VHNN TRONG CHƯƠNG TRÌNH
Phần 1: RAMA BUỘC TỘI, UYLÍTXƠ TRỞ VỀ
A.MỤC TIÊU: Giúp học sinh cảm nhận được:
- Nắm được nd chính, đặc sắc nt và ý nghĩa nổi bật của một số nhân vật điển hình.
- Biết cách đọc – hiểu tp vhnn.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: sgk, giáo án, tranh ảnh minh hoạ.
C. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
 Hđ1:	- Ổn định
Hđ2. Hoạt động Thầy – Trò
Nội dung
Tự đề cao sức mạnh chiến đấu, người anh hùng Rama còn bộc lộ thái độ, tâm trạng gì ?
- Lời lẽ của Rama đối với Xita có phải là lời thân thiết giữa vợ chồng không ?
- Những lời tuyên bố của Rama thể hiện rõ mục đích chàng cứu Xita vì lẽ gì ?
- Giọng điệu Rama ẩn giấu một nỗi đau xót ghen tức trong lòng.
Chàng ruồng bỏ Xita vì lí do gì?
- Phân tích những từ ngữ lặp đi lặp lại nhiều trong lời nói của Rama cho thấy ý chí và tâm trạng của chàng ?
- Động cơ và thái độ của Rama đúng hay sai ? Có phải Rama khinh thường Xita thật không ?
- Trước lời lẽ buộc tội của Rama, Xita thể hiện thái độ và tạm trạng như thế nào ? ( chú ý nét mặt, lời lẽ, hành vi )
-Trong hoàn cảnh lúc này, Xita đã chọn cách giải quyết như thế nào ? 
- Nhận xét về nghệ thuật được sử dụng trong ST Ramayana ?
- Văn bản trên có thể chia làm mấy đoạn ?
- Nêu nội dung của mỗi đoạn ?
Chia 3 đoạn:
+ Đ1: Từ đầu ..và người giết chúng : Tác động của nhũ mẫu đến Pênêlốp.
+ Đ2: " Nói xong..kém gan dạ" : Tác động của Têlêmác đến Pênêlốp.
+ Đ3: phần còn lại : Cuộc thử thách của Pênêlốp và Uylítxơ.
- Phân tích tâm trạng của Pê-nê-lốp trước tác động của nhũ mẫu?
- Qua thủ thách của Uy-lít-xơ?
- Hình tượng nhân vật Uy-lít-xơ?
- Nhận xét về nt viết sử thi?
Hđ3. Dặn dò:
I. RAMA BUỘC TỘI
Trích "Ramayana" - Sử thi Ấn Độ
*. Đọc - hiểu văn bản:
Đoạn trích chia làm mấy phần ? Nội dung mỗi phần ?
Chia 2 phần :
+ P1: từ đầu .. "đâu chịu được lâu" ( Cơn giận dữ và diễn biến tâm trạng Rama )
+ P2: phần còn lại ( tự khẳng địng mình và diễn biến tâm trạng của Xita )
1. Diễn biến tâm trạng Rama :
_ Những lời tuyên bố của Rama thể hiện rõ mục đích chiến thắng kẻ thù không phải vì Xita mà vì danh dự, phẩm chất danhgiá của dòng dõi vương tộc.
- Rama khẳng định chiến thắng và tài năng của mình, nhờ sự giúp đỡ của những người bạn hảo hán như Hanuman, Viphisana ( em quỉ vương Rắcsaxa, từng khuyên anh trả Xita cho Rama ).
- Rama đã bộc lộ rõ lí tưởng chiến đấu, sức mạnh của cộng đồng.
- Giải quyết xong xung đột lớn có tính cộng đồng. Rama tự giải quyết xung đột cá nhân, cơn ghen tuông, mối nghi ngờ đức hạnh của Xita nổi lên trong lòng Rama 
- Không phải là lời lẽ thân thiết giữa vợ chồng mà là lời lẽ trịnh trọng, oai nghiêm của một bậc quân vương " Ta", " phu nhân cao quí"
- Không phải vì Xita mà vì danh dự, phẩm chất danh giá của dòng dõi vương tộc.
-Thái độ bất bình thường của Rama chứng tỏ lòng ghen tuông bị dồn nén đến cực độ, làm cho bậc minh quân như Rama thiếu bình tĩnh và sáng suốt.
- Khi Xita bước lên giàn lửa, Rama không nói một lời, tỏ thái độ dám hi sinh tình yêu để bảo vệ danh dự.
- Động cơ và thái độ của Rama không sai song thấu lí mà không đạt tình, coi trọng lí tưởng danh dự mà coi nhẹ tình cảm. 
- Tuy cách chọn lựa ấy chưa thật hoàn hảo, thấu lí mà chưa đạt tình nhưng bộc lộ phẩm chất cao quí của người anh hùng, của một đức vua mẫu mực.
2. Diễn biến tâm trạng Xita : 
- Khiêm nhường đứng trước Rama, bộc lộ niềm vui và hạnh phúc của nàng sau khi được Rama cứu.
- Sự tức giận và lời lẽ, thái độ của Rama khiến Xita thấy ngạc nhiên đến sững sờ " Giannaki mở tròn đôi mắt đẫm lệ" và "đau đớn đến nghẹt thở như một dây leo bị vòi voi quật nát" trước mọi người nàng muốn chôn vùi cả hình hài thân xác của mình. --- Mỗi lời nói của Rama như một mũi tên xuyên vào trái tim nàng "nước mắt nàng đổ ra như suối, nghẹn ngào, nức nở"
- Xita nói với Rama bằng sự thanh minh và khẳng định tấm lòng thủy chung của mình.
- Xita không phải là người phụ nữ tầm thường, dũng cảm dùng cái chết để chứng minh sự trong trắng.
- Xita chỉ còn cách bước lên giàn lửa để thể hiện lòng chung thủy của mình.
3. Nghệ thuật :
- Nét đặc sắc về nghệ thuật của sử thi Ramayana là miêu tả tâm lí nhân vật.
- Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật đặc sắc. Tính cách của Rama : trọng danh dự, hi sinh cả tình yêu.
- Xita : chứng minh, khẳng định tấm lòng thủy chung nên đã hi sinh cả tình yêu. Cả hai đều hi sinh tình yêu để bảo vệ danh dự và nhân phẩm. 
- Tác phẩm Ramayana mang đậm tính giáo huấn, tính xung đột gay gắt về đạo lí, tính đa dạng về hệ thống nhân vật.
II. UYLÍTXƠ TRỞ VỀ
1. Tiểu dẫn : 
- Iliát và Ôđixê là hai bộ sử thi nổi tiếng của Hilạp do nhà thơ mù Hômerơ sáng tạo.
- ST Ôđixê gồm 12110 câu thơ chia làm 24 khúc ca, kể về cuộc hành trình về quê của Uylítxơ.
- Chủ đề chính là chinh phục thiên nhiên để khai sáng, mở rộng, giao lưu văn hóa, là cuộc đấu tranh để bảo vệ hạnh phúc gia đình.
- Đoạn trích thuộc khúc ca thứ XXIII.
2 Đọc - hiểu văn bản :
a. Tâm trạng của Pênêlốp:
* Trước tác động của nhũ mẫu:
- Trấn an nhũ mẫu và tự trấn an mình.
- Phân vân, lúng túng, dò xét, tính toán, suy nghĩ nhưng cũng không giấu được sự bàng hoàng xúc động.
Trạng thái tâm lí phức tạp, nửa tin nửa ngờ, không thể phân định rõ ràng.
* Trước tác động của Têlêmác:
Phân vân cao độ và xúc động dữ dội.
* Qua cuộc thử thách với Uylítxơ:
- Thay đổi thái độ : bủn rủn chân tay, nước mắt chan hòa, ôm hôn chồng.
- Pênêlốp là hình ảnh người phụ nữ Hilạp cổ đại thông minh, nghị lực, thận trọng và khôn ngoan, chung thủy và tình cảm trong việc gìn giữ, bảo vệ phẩm giá của mình và hạnh phúc gia đình.
b. Hình tượng Uylítxơ :
- Trí tuệ thông minh và khôn khéo qua thái độ và việc làm.
- Tế nhị, không vội vàng, hấp tấp, bình tĩnh tự tin.
c. Nghệ thuật
- Đối thoại trực tiếp song mục đích lại hướng tới đối tượng khác.
- Phong cách kể c ... u là bến đỗ của cuộc đời xế chiều. Nói chi đến chuyện thần tiên quá khứ , ngay cả đến miền quê thân thuộc cũng không rõ được nơi nào sau bóng hòang hôn . Nhà thơ đành bất lực và buông tiếng thở dài :
 Yên ba giang thượng sử nhân sầu 
- Tất cả nỗi sầu của không gian , của thời gian , của nhân gian dồn tụ trong một chữ “ sầu” 
và giữa nhân gian. 
@. Bm: Hồi trống Cổ Thành
Chủ đề 3: NHỮNG ND CHỦ YẾU CỦA VHNN TRONG CHƯƠNG TRÌNH
 Phần 4: HỒI TRỐNG CỔ THÀNH 
 ( Trích hồi 28- Tam quốc diễn nghĩa) - La Quán Trung - 
A.MỤC TIÊU: Giúp học sinh cảm nhận được:
- Nắm được nd chính, đặc sắc nt và ý nghĩa nổi bật của một số nhân vật điển hình.
- Biết cách đọc – hiểu tp vhnn.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: sgk, giáo án, tranh ảnh minh hoạ.
C. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
 Hđ1:	- Ổn định
Hđ2. Hoạt động Thầy – Trò
Nội dung
Hs đọc tiểu dẫn
- Cho biết vài nét về tg?
- Thế nào là tiểu thuyết Minh-Thanh?
- Cho biết vài nét về Tam quốc diễn nghĩa?
- Nêu giá trị tp?
- Cho biết sự kiện diễn ra trước đoận trích?
- Cho biết tình huống xảy ra câu chuyện?
- Tại sao Trương Phi nổi giận định đâm chết Quan Công?
- Tính cách Trương Phi và Quan Công khác nhau ntn?
- Vì sao có thể đặt nhan đề cho đoạn trích là Hồi trống cổ thành?
Hđ3. Dặn dò:
I. Giới thiệu: 
1. Tác giả: La Quán Trung (1330-1400),tên là Bản, tự Quán Trung.
- Sống cuối Nguyên đầu Minh.
- Sống cô độc, thích đi ngao du sơn thủy.
2. Tác phẩm: 
-“Tam Quốc Diễn Nghĩa” là tác phẩ m được La Quán Trung sưu tầm lại từ tài liệu lịch sử và truyền thuyết dân gian.
-Ra đời vào thế kỷ 14, là tiểu thuyết chương hồi dài gồm 120 hồi
-Miêu tả cuộc chiến tranh giữa các tập đoàn phong kiến quân phiệt: Nguỵ-Thục-Ngô.
- Tóm tắt: sgk
- Giá trị và ý nghĩa của tác phẩm:
+ Phản ánh nguyện vọng nhân dân. 
+ Kho tàng kinh nghiệm phong phú chiến lược chiến thuật.
+ Đề cao tình nghĩa
+ Ngôn từ kể truyện hấp dẫn
II. Phân tích: 
1. Sự kiện diễn ra trước đoạn trích:sgk
2. Phân tích đoạn trích:
a. Tái tạo đoạn trích:
- Là toà thành trên đỉnh núi, Trương Phi ở đó
- Quan Công, TPhi là 2 anh em kết nghĩa
- Hai anh em không tin nhau
- Tình thế Quan Công khó thanh minh,Trương Phi như lửa, Quan Công nhún mình
- Trong đoạn này miêu tả tiếng trống của Trương Phi giang tay đánh trống
- Hồi trống cổ thành: hồi trống giải oan, biểu dương tinh thần khí phách, hồi trống hội ngộ giữa các anh hùng.
b. Phân tích đoạn trích:
-Nhân vật Quan Công: Cư xử nhã nhặn với Trương Phi vì lúc này Quan Công là người trọng tình nghĩa
-Nhân vật Trương Phi: lòng trung thành, thẳng thắn, kiên quyết dứt khoát trước sự sai trái xấu xa, phản bội để bảo vệ cái đúng
-Đó là cách tỏ lòng của người anh hùng, nước mắt anh hùng quỳ thụp lạy anh hùng sau khi hết ngờ vực, đã tin nhau và khâm phục tài năng của nhau
c. Ý nghĩa của hồi trống cổ thành:
-Hồi trống biểu dương sức mạnh chiến thắng hồi trống thu quân, hồi trống ăn mừng, hồi trống đoàn tụ.
d. Nghệ thuật:
-Xây dựng tính cách nhân vật độc đáo, đặc sắc
-Xung đột kịch rõ nét.
@. Bm: thực hành ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết
Chủ đề 5: THỰC HÀNH VỀ NGÔN NGỮ NÓI VÀ NGÔN NGỮ VIẾT
A.MỤC TIÊU: Giúp học sinh nắm được:
- Đặc điểm, khái niệm của ngôn ngữ nói-ngôn ngữ viết.
- Biết cách sử dụng đúng, hiệu quả.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: sgk, giáo án.
C. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
 Hđ1:	- Ổn định
Hđ2. Hoạt động Thầy – Trò
Nội dung
- Thế nào là ngôn ngữ nói?
- Thế nào là ngôn ngữ viết?
- Thế nào là ngôn ngữ sinh hoạt?
- Cho ví dụ minh họa.
- Cho biết chức năng của nó?
- Phân tích chức năng thông báo?
- Thế nào là phong cách ngôn ngữ nt?
- Nêu đặc trưng cơ bản của nó?
Hđ3. Dặn dò:
I. Vấn đề ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết:
1. Các hình thức sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp: dạng nói và dạng viết.
2. Ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết:
- Ngôn ngữ nói: là toàn bộ những phương tiện ngôn ngữ đặc thù trong dạng nói của hđgt.
- Ngôn ngữ viết: là toàn bộ những phương tiện ngôn ngữ đặc thù trong dạng viết của hđgt.
II. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt:
1. Khái niệm: ngôn ngữ sinh hoạt là ngôn ngữ sử dụng trong phạm vi gt hằng ngày nhằm mục đích trao đổi thông tin,
2. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt: là một tập hợp những chuẩn mực chi phối sự lựa chọn và sử dụng ngôn ngữ thích hợp vói mục đích gt.
3. Dạng lời nói: tồn tại ở cả dạng nói và viết
4. Chức năng, đặc điểm: 
a. Chức năng: thông báo, cảm xúc, liên cá nhân.
b. Đặc điểm: ngữ âm, từ ngữ, cú pháp.
5. Đặc trưng: tính cụ thể, tính cảm xúc, tính cá thể.
III. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật:
1. Khái niệm: ngôn ngữ nghệ thuật là ngôn ngữ được sử dụng trong tác phẩm vc, thực hiện chức năng chủ yếu là chức năng thẩm mĩ, xd hình tương nt,
2. Đặc trưng:
a. Tính hình tượng: là thuộc tính quan trọng của ngôn ngữ nt.
b. Tính truyền cảm: 
c. Tính cá thể: 
@. Bm: Từ Hán-Việt và những lưu ý khi sử dụng
Chủ đề 5: TỪ HÁN – VIỆT VÀ NHỮNG LƯU Ý KHI SỬ DỤNG
A.MỤC TIÊU: Giúp học sinh nắm được:
- Đặc điểm cơ bản của từ Hán – Việt.
- Biết cách sử dụng đúng, hiệu quả.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: sgk, giáo án.
C. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
 Hđ1:	- Ổn định
Hđ2. Hoạt động Thầy – Trò
Nội dung
- Giải thích nghĩa từ tái, sinh
- Tìm các từ ghép với từ tái, sinh
- Phân biệt nghĩa: trùng sinh-hồi sinh?
- Chọn phương án đúng?
Hs tìm từ. Gv nhận xét
Hs tìm từ. Gv nhận xét
Hs tìm từ. Gv nhận xét
- Giải nghĩa các thành ngữ?
Hs dịch, đối chiếu vb, Gv nhận xét.
Hs dịch, đối chiếu vb, Gv nhận xét.
- Khi sử dụng từ Hán-Việt cần lưu ý những gì?
Hđ3. Dặn dò:
I. Bài tập:
1. Tái: lần thứ hai, trở lại
- Sinh: đẻ ra, sống
→ Tái sinh: sống lại ở kiếp sau.
- Tái: tái sinh, tái bản, tái giá, tái tạo,
- Sinh: sinh động, sinh hạ, sinh kế, sinh lí,
2. - Trùng sinh: sống lại ở kiếp này một lần nữa
- Hồi sinh: sống hoặc làm cho sống lại
3. Chọn cách dùng từ đúng: 
A Hợp chúng quốc Hợp chủng quốc B 
 Nhà chúng cư Nhà chung cư
 Gái mại dâm Gái mãi dâm 
 Bệnh mạn tính Bệnh mãn tính
A: đúng
4. Tìm từ Hán-Việt tương ứng:
a. Gia đình: - Ông nội-nội tổ, cha-phụ, mẹ-mẫu, chú-thúc, anh-huynh, em gái-muội, em trai-đệ, con-tử, cháu-tôn,
b. Thiên nhiên: 
- Biển – hải
- Sông – hà
- Ao – trì
- Hồ - hồ
- Địa – đất
- Sơn – núi
- Lâm – rừng
II. Trau dồi vốn từ Hán-Việt:
1. Kết cấu: 
a. Động từ + giả = danh từ
- Khán – giả, thính – giả, trí – giả, học – giả,
b. Động từ, danh từ + gia
Luật gia, tác gia, chính trị gia,
c. Danh từ + hóa
- Công nghiệp hóa, đô thị hóa, tin học hóa,
2. Thành ngữ: - Tiền hậu bất nhất
- Tiến thoái lưỡng nan
- Lang bạt kì hồ
- Tiền hô hậu ủng.
3. Câu đối: - Chuồng gà kê áp chuồng vịt.
- Da trắng vỗ bì bạch
 Rừng sâu mưa lâm thâm
III. Bài tập vận dụng:
1. Dịch tiêu đề tác phẩm:
- Đoạn trường tân thanh
- Đại cái bình Ngô
- Cung oán ngâm khúc
- Hàn nho phong vị phú
- Khuê oán
2. Dịch và đối chiếu bản dịch với nguyên tác:
- Khuê oán, điểu minh giản, Hoàng Hạc lâu,
IV. Những lưu ý khi sử dụng:
- Phải hiểu và nắm được nghĩa của từ.
- Biết cách cấu tạo từ và kết hợp từ.
- Sử dụng đúng phong cách, đúng vb
- Không lạm dụng từ Hán-Việt
- Không sử dụng bừa bãi khi chưa hiểu nghĩa.
@. Bm: Những lỗi thường gặp trong sử dụng tiếng Việt
Chủ đề 6: NHỮNG LỖI THƯỜNG GẶP TRONG SỬ DỤNG TIẾNG VIỆT 
A.MỤC TIÊU: Giúp học sinh nắm được:
- Những nguyên tắc khi sử dụng TV.
- Các lỗi thường gặp khi sử dụng.
- Góp phần làm trong sáng TV.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: sgk, giáo án, tranh ảnh minh hoạ.
C. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
 Hđ1:	- Ổn định
Hđ2. Hoạt động Thầy – Trò
Nội dung
Gv ra bt. Hs làm theo nhóm. Gv nhận xét.
Gv ra bt. Hs làm theo nhóm. Gv nhận xét.
Gv ra bt. Hs làm theo nhóm. Gv nhận xét.
Gv ra bt. Hs làm theo nhóm. Gv nhận xét.
Gv ra bt. Hs làm theo nhóm. Gv nhận xét.
Gv ra bt. Hs làm theo nhóm. Gv nhận xét.
Gv ra bt. Hs làm theo nhóm. Gv nhận xét.
Gv ra bt. Hs làm theo nhóm. Gv nhận xét.
Gv ra bt. Hs làm theo nhóm. Gv nhận xét.
- Làm thế nào để sử dụng TV đúng và hay?
- Em đã làm gì để góp phần làm trong sáng TV?
Hđ3. Dặn dò:
I. Bài tập:
1.Trong các trường hợp sau, trường hợp nào không mắc lỗi về sử dụng đúng theo chuẩn mực tiếng Việt? 
A. Với nghệ thuật nói quá của tác giả ( tức Nguyễn Trãi) đã làm nổi bậc sức mạnh to lớn của nghĩa quân Lam Sơn. 
B. Nhân vật “khách” trong bài “ Phú sông Bạch Đằng” là người hào phóng. 
C. Trương Hán Siêu hết sức tự hào về sông Bạch Đằng. 
D. Tác phẩm “ Đại cáo bình Ngô” của Nguyễn Trãi là một áng “thiên cổ hùng văn” của dân tộc ta. 
2. So sánh:
- Chị Sứ yêu biết bao nhiêu cái chốn này, nơi chị oa oa cất tiếng khóc đầu tiên, nơi quả ngọt trái sai đã thắm hồng da dẻ chị. 
( Anh Đức, Hòn Đất ) 
- Chị Sứ rất yêu cái chốn này, nơi chị đã sinh ra, nơi chị đã lớn lên. 
Câu văn giàu tính biểu cảm 
+ Dùng quán ngữ “biết bao nhiêu” 
+ Dùng từ ngữ miêu tả âm thanh và hình ảnh “oa oa cất tiếng khóc đầu tiên”
- Câu văn giàu tính hình tượng : dùng hình ảnh ẩn dụ “ quả ngọt trái sai đã thắm hồng da dẻ chị” 
- Câu văn vừa chuẩn mực vừa có tính nghệ thuật cao. 
3. Phân tích và chữa lỗi:
a. cũng cố, đả đời, nhân nghỉa, lãn mạng, bạc mạng, chặt chẻ, vẩn vơ,
b. Nguyễn Tri Phương, trần hoàng, Thị nở, Sông Đồng Nai, Thị xã hội an, Tam Nguyên Yên đổ,
c. Cụ già bé loắc choắc, noạng choạng đi vào ngôi nhà chanh, ngồi suống cái trỏng tre, vớ lấy trai nước ở trên lền đất nỏ chổ, uống ừng ực,.
→ Cụ già bé loắt choắt, loạng choạng đi vào ngôi nhà tranh, ngồi xuống cái chỏng tre, vớ lấy chai nước ở trên lền đất lổ chổ, uống ừng ực,.
4. Phát hiện lỗi và chữa lại:
a. Trình độ tư di của nó còn yếu lắm – tư duy
b. Những kẻ ác sẽ bị trời chu đất diệt cho mà xem – trời tru đất diệt
c. Trong vấn đề này có nhiều phương tiện khác nhau – phương diện
d. Chúng ta sẽ ác chiến với quân thù trong trận này – quyết chiến
e. Nghe tiếng gõ cửa, lão thân chinh ra mở cửa – đích thân
f. Khi bị bắt, bị kết án, ông không khiếp sợ mà thẳng thừng nhận tội – khảng khái
5. Phân tích và chữa lỗi:
a. Cụ ấy già lắm rồi, không 80 tuổi thì cũng 75 tuổi là cùng.- Cụ ấy già lắm rồi, khoảng 75 hay 80 tuổi.
b. Mặc dù có việc gì xảy ra, nhưng anh cũng cứ yên tâm. – Dù có chuyện gì xảy ra, anh cũng cứ yên tâm.
c. Qua tác phẩm ta thấy tinh thần anh dũng của giai cấp công nhân vùng mỏ - Qua tác phẩm, ta thấy tinh thần anh dũng của giai cấp công nhân vùng mỏ.
II. Sử dụng đúng các phương tiện ngôn ngữ theo các chuẩn mực TV:
1. Theo đúng chuẩn mực ngữ âm và chữ viết:
- Phát âm chuẩn.
- Viết theo phát âm chuẩn, theo đúng những qui định hiện hành của chữ Quốc ngữ.
2. Chuẩn mực về dùng từ:
- Dùng đúng hình thức âm thanh và cấu tạo của từ.
- Dùng đúng ý nghĩa của từ.
- Dùng đúng đặc điểm ngữ pháp của từ.
3. Chuẩn mực về câu:
- Câu phải viết đúng về mặt cấu tạo ngữ pháp.
- Đúng về nd ý nghĩa.
- Đánh dấu câu thích hợp
4. Chuẩn mực về phong cách
@. Những lỗi về diễn đạt trong viết văn

Tài liệu đính kèm:

  • docga10tc.doc