Giáo án Vật lí 10 tiết 1 đến 24

Giáo án Vật lí 10 tiết 1 đến 24

Tên bài:

PHẦN MỘT. CƠ HỌC

CHỦ ĐỀ 1. ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM

BÀI 1. CHUYỂN ĐỘNG CƠ

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Nêu được chuyển động cơ, chất điểm là gì.

- Nêu được hệ quy chiếu bao gồm những yếu tố nào. Mốc thời gian là gì.

2. Kĩ năng

- Xác định được vị trí của một vật trong hệ quy chiếu.

3. Thái độ

- Tích cực thảo luận nhóm

4. Xác định nội dung trọng tâm của bài

- Chuyển động cơ của một vật (gọi tắt là chuyển động) là sự thay đổi vị trí của vật đó so với các vật khác theo thời gian.

- Một vật chuyển động được coi là một chất điểm nếu kích thước của nó rất nhỏ so với độ dài đường đi (hoặc so với những khoảng cách mà ta đề cập đến).

 • Hệ quy chiếu gồm :

 Một vật làm mốc, một hệ toạ độ gắn với vật làm mốc ;

Một mốc thời gian và một đồng hồ.

• Mốc thời gian (gốc thời gian) là thời điểm bắt đầu đo thời gian khi mô tả chuyển động của vật.

• Biết cách xác định được toạ độ ứng với vị trí của vật trong không gian (vật làm mốc và hệ trục toạ độ).

• Biết cách xác định được thời điểm và thời gian ứng với các vị trí trên (mốc thời gian và đồng hồ).

 

doc 88 trang Người đăng phamhung97 Lượt xem 1507Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Vật lí 10 tiết 1 đến 24", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 14/8/2016
Ngày dạy: 	Tiết KHDH: 01
Tên bài: 	
PHẦN MỘT. CƠ HỌC
CHỦ ĐỀ 1. ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM
BÀI 1. CHUYỂN ĐỘNG CƠ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nêu được chuyển động cơ, chất điểm là gì. 
- Nêu được hệ quy chiếu bao gồm những yếu tố nào. Mốc thời gian là gì.
2. Kĩ năng
- Xác định được vị trí của một vật trong hệ quy chiếu.
3. Thái độ
- Tích cực thảo luận nhóm
4. Xác định nội dung trọng tâm của bài
- Chuyển động cơ của một vật (gọi tắt là chuyển động) là sự thay đổi vị trí của vật đó so với các vật khác theo thời gian.
- Một vật chuyển động được coi là một chất điểm nếu kích thước của nó rất nhỏ so với độ dài đường đi (hoặc so với những khoảng cách mà ta đề cập đến).
 · Hệ quy chiếu gồm :
- Một vật làm mốc, một hệ toạ độ gắn với vật làm mốc ;
- Một mốc thời gian và một đồng hồ.
· Mốc thời gian (gốc thời gian) là thời điểm bắt đầu đo thời gian khi mô tả chuyển động của vật. 
· Biết cách xác định được toạ độ ứng với vị trí của vật trong không gian (vật làm mốc và hệ trục toạ độ).
· Biết cách xác định được thời điểm và thời gian ứng với các vị trí trên (mốc thời gian và đồng hồ).
5. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực hợp tác
- Năng lực chuyên biệt: 
+ K1: trình bày được kiến thức về các khái niệm chuyển động cơ , chất điểm, hệ quy chiếu, mốc thời gian.
+ K3: Sử dụng kiến thức về hệ quy chiếu để thực hiện nhiệm vụ học tập
+ P3: Thu thập, xử lí thông tin để xác định tọa độ của vật
+ X5: Ghi lại kết quả xác định thời điểm và thời gian của một vật bất kì chuyển động trong thực tế
+ X8: Tham gia hoạt động nhóm trong học tập vật lí
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Xem lại phần cơ học lớp 8, ví dụ thực tế. Bảng 1.1 SGK
- PHT 1: 
	Câu 1. Trường hợp nào sau đây không thể coi vật như một chất điểm?
A. Chiếc xe ô tô chạy từ Gia Lai đến Kon Tum	B. Quả bóng lăn trên mặt sân 
C. Quả địa cầu quay quanh trục của nó	D. Con chim bay đi tránh rét
	Câu 2. Cho bảng giờ tàu chạy, hãy xác định thời gian tàu chạy từ Huế đến Quảng Ngãi, từ Vinh đến Nha Trang.
Vinh
Huế
Đà Nẵng
Quảng Ngãi
Nha Trang
0h53’
8h05’
10h45’
13h37’
20h26’
	Câu 3. Hệ tọa độ cho phép ta xác định yếu tố nào trong bài toán cơ học?
A. Vị trí của vật	B. Vị trí và thời điểm vật bắt đầu chuyển động
C. Vị trí và thời điểm vật ở vị trí đó	D. Vị trí và diễn biến của chuyển động
2. Chuẩn bị của học sinh
- Tìm hiểu trước các khái niệm: Chuyển động cơ, chất điểm, mốc thời gian, hệ quy chiếu.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Nội dung
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của học sinh
Năng lực hình thành
Nội dung 1. (3 phút) Giới thiệu chương trình vật lí 10
Giới thiệu về chương trình vật lí 10
Theo dõi
Nội dung 2. (7 phút) Tìm hiểu khái niệm chuyển động cơ, chất điểm, quỹ đạo của chuyển động.
I. Chuyển động cơ. Chất điểm.
1. Chuyển động cơ.
 Chuyển của một vật (gọi tắt là chuyển động) là sự thay đổi vị trí của vật đó so với các vật khác theo thời gian.
2. Chất điểm.
 Một vật chuyển động được coi là một chất điểm nếu kích thước của nó rất nhỏ so với độ dài đường đi (hoặc so với những khoảng cách mà ta đề cập đến).
3. Quỹ đạo.
 Tập hợp tất cả các vị trí của một chất điểm chuyển động tạo ra một đường nhất định. Đường đó được gọi là quỹ đạo của chuyển động. 
Giao nhiệm vụ học tập: 1. Chuyển động cơ là gì? Làm thế nào để biết được một vật đang chuyển động?Từ đó hãy rút ra một tính chất quan trọng của chuyển động?
2. Hãy lấy các ví dụ về chuyển động của vật và nêu rõ các vật có thể được chọn làm mốc trong các ví dụ đó.
Thông báo: Trong chương trình này, chúng ta chỉ xét những vật được coi là chất điểm. Vậy trong trường hợp nào một vật được coi là chất điểm?
Nhận xét: Trong nhiều trường hợp, vật có kích thước khá lớn vẫn được coi là chất điểm. Một vật chuyển động được coi là chất điểm nếu kích thước của vật rất nhỏ so với độ dài đường đi hoặc phạm vi chuyển động của nó.
Giao nhiệm vụ học tập: Mỗi nhóm hãy lấy ba ví dụ về chuyển động mà trong đó vật chuyển động được coi như một chất điểm.
Cho học sinh theo dõi một đoạn video về chuyển động của một số vật, bằng khái niệm quỹ đạo trong sách giáo khoa, hãy cho biết quỹ đạo của các vật đó.
Thông báo: Đường nối tất cả các vị trí của vật chuyển động trong không gian theo thời gian gọi là quỹ đạo của chuyển động. Nói cách khác, quỹ đạo chuyển động là tập hợp tất cả các vị trí của một chất điểm chuyển động trong không gian
Đặt câu hỏi: Hãy nêu một số dạng quỹ đạo mà em biết
Hoạt động nhóm, thảo luận.
Trình bày kết quả: 
1- Chuyển của một vật (gọi tắt là chuyển động) là sự thay đổi vị trí của vật đó so với các vật khác theo thời gian.
- Muốn biết một vật có chuyển động hay không, ta phải chọn một vật làm mốc.
- Chuyển động có tính tương đối.
2. Cho ví dụ về chuyển động cơ và nêu rõ các vật được chọn làm mốc.
Trả lời: Một vật có kích thước rất nhỏ
Cá nhân cho ví dụ, trình bày trước lớp. Các nhóm thảo luận và nhận xét về các ví dụ đã nêu. 
Theo dõi đoạn video và trả lời câu hỏi của giáo viên
Trả lời: đường thẳng, đường cong, đường tròn
K1. Trình bày về các kiến thức vật lí
P2: mô tả được các hiện tượng tự nhiên bằng ngôn ngữ vật lí và chỉ ra các quy luật vật lí trong hiện tượng đó.
P3: Thu thập, đánh giá, lựa chọn và xử lí thông tin từ các nguồn khác nhau để giải quyết vấn đề trong học tập vật lí.
Nội dung 2 (15’) Tìm hiểu cách xác định vị trí của vật trong không gian.
II. Cách xác định vị trí của vật trong không gian.
1. Vật làm mốc và thước đo.
 Nếu biết đường đi (quỹ đạo) của vật, ta chỉ cần chọn một vật làm mốc và một chiều dương trên đường đó là có thể xác định được chính xác vị trí của vật bằng cách dùng một cái thước đo chiều dài đoạn đường từ vật làm mốc đến vật. 
2. Hệ toạ độ.
 Gồm 2 trục: Ox; Oy vuông góc nhau tạo thành hệ trục toạ độ vuông góc, điểm O là gốc toạ độ. 
Chuyển giao nhiệm vụ: Học sinh đọc mục II.1 SGK và trả lời các câu hỏi:
- Làm thế nào để xác định vị trí của một vật nếu biết quỹ đạo chuyển động?
- Hoàn thành yêu cầu C2
+ Nhận xét bài làm của học sinh
+ Giới thiệu hệ tọa độ Oxy
HS thảo luận: 
- Để xác định vị trí của một vật ta chọn một vật làm mốc, chọn một chiều dương rồi dùng thước đo khoảng cách từ vị trí của vật đến vật mốc.
- Hoàn thành yêu cầu C2
X1: trao đổi kiến thức và ứng dụng vật lí bằng ngôn ngữ vật lí và các cách diễn tả đặc thù của vật lí. 
X5: Ghi lại được các kết quả từ các hoạt động học tập vật lí của mình (nghe giảng, tìm kiếm thông tin, thí nghiệm, làm việc nhóm ).
X6: trình bày các kết quả từ các hoạt động học tập vật lí của mình (nghe giảng, tìm kiếm thông tin, thí nghiệm, làm việc nhóm ) một cách phù hợp.
Nội dung 3. (15’) Xác định thời gian trong chuyển động
Chuyển giao nhiệm vụ: 
- Yêu cầu học sinh tự phân biệt thời điểm và thời gian
- Hoàn thành câu C4 và câu 2 trong phiếu học tập
Nhận xét bài làm của học sinh
Thông báo kến thức về hệ quy chiếu
Thảo luận nhóm để hoàn thành nhiệm vụ
trình bày kết quả
X6: trình bày các kết quả từ các hoạt động học tập vật lí của mình (nghe giảng, tìm kiếm thông tin, thí nghiệm, làm việc nhóm ) một cách phù hợp.
IV. BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HỌC SINH (5 phút)
1. Bảng ma trận kiểm tra các mức độ nhận thức
Nội dung
Nhận biết
(Mức độ 1)
Thông hiểu
(Mức độ 2)
Vận dụng
(Mức độ 3)
Vận dụng cao
(Mức độ 4)
1. Chất điểm
Trường hợp vật được coi là chất điểm
2. Thời điểm và thời gian
Phân biệt thời điểm và thời gian
3. Hệ tọa độ
Xác định tọa độ của một vật
2. Câu hỏi và bài tập củng cố
Câu 1. Trường hợp nào dưới đây có thể coi chiếc máy bay là một chất điểm? (MĐ 1)
A. Chiếc máy bay đang chạy trên đường băng
B. Chiếc máy bay đang bay từ Hà Nội đi TP Hồ Chí Minh
C. Chiếc máy bay đang nhào lộn
D. Chiếc máy bay đang hạ cánh
Câu 2. Trong trường hợp nào dưới đây, số chỉ thời điểm mà ta xét trùng với số đo của khoảng thời gian trôi? (MĐ 2)
A. Trận bóng đá diễn ra từ 15 h đến 16 h 45’
B. Lúc 8 h có một chiếc xe chạy từ Iakhươl, sau 15’ thị xe đến Chưpăh
C. Máy bay xuất phát từ Pleiku lúc 0h, sau 2 h thì đến TP Hồ Chí Minh
D. Lúc 9 h, chương trình The Voice kid diễn ra, sau 1 tiếng thì kết thúc.
Câu 3. Một ô tô chở khách xuất phát từ bến xe Hà Nội chạy trên đường quốc lộ 5 đi hải Phòng. Trong trường hợp này, nên chọn vật mốc và các trục tọa độ của hệ quy chiếu như thế nào để có thể xác định vị trí của ô tô ở thời điểm định trước? (MĐ 3)
3. Dặn dò
Ôn tập phần kiến thức lớp 8 và trả lời:
- Chuyển động thẳng đều là gì? Nêu công thức tính vận tốc trung bình và quãng đường đi được trong chuyển động thẳng đều.
- Cùng một lúc tại hai điểm A và B cách nhau 10km có hai ôtô chạy cùng chiều trên đoạn đường thẳng từ A đến B. Vận tốc của ôtô chạy từ A là 54km/h và của ôtô chạy từ B là 48km/h. Chọn A làm mốc, chọn thời điểm xuất phát của hai xe làm mốc thời gian và chọn chiều chuyển động của hai ôtô làm chiều dương. Viết phương trình chuyển động của hai ôtô trên. 
- Cho hàm số: y = 2x +3. Hãy vẽ đồ thị của hàm số trên hệ trục tọa độ Oxy
Ngày soạn: 14/8/2016
Ngày dạy: 	Tiết KHDH: 02
Tên bài: 	Bài 2. CHUYỂN ĐỘNG THẲNG ĐỀU
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nhận biết được đặc điểm về vận tốc của chuyển động thẳng đều. Nêu được vận tốc là gì.
- Nêu được phương trình của chuyển động thẳng đều, giải thích ‎ nghĩa của các đại lượng có trong phương trình.
2. Kĩ năng
- Lập được phương trình chuyển động của vật chuyển động thẳng đều
- Vận dụng được phương trình x = x0 + v.t đối với chuyển động thẳng đều của một hoặc hai vật
- Vẽ được đồ thị tọa độ - thời gian của chuyển động thẳng đều
3. Thái độ 
- Tích cực hợp tác, tự học để lĩnh hội kiến thức
4. Xác định nội dung trọng tâm của bài
1. Chuyển động thẳng đều là chuyển động của một vật có quỹ đạo là đường thẳng, có vận tốc như nhau trên mọi quãng đường. 
	Chuyển động thẳng đều có ba đại lượng đặc trưng là: vận tốc, quãng đường và thời gian chuyển động. 
	Vận tốc trung bình: v = = 
2. Độ dời: 
3. Tốc độ trung bình: vtb = 
4. Quãng đường đi được: s = v. t
5. Phương trình của chuyển động thẳng đều: x = x + v (t - t). 
	Nếu chọn gốc tọa độ và gốc thời gian tại vị trí vật bắt đầu dời chổ (x= 0, t0 = 0) thì x = s = v. t 
6. Chú ý: Chọn chiều dương cùng chiều chuyển động của vật nào đó (nếu có nhiều vật)
	* Vật chuyển động cùng chiều dương v > 0, ngược chiều dương v < 0. 
	* Vật ở phía dương của trục tọa độ x > 0, ở phía âm của trục tọa độ x < 0. 
5. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực hợp tác
- Năng lực chuyên biệt: 
+ K1: trình bày được kiến thức về các khái niệm chuyển động thẳng đều, vec tơ vận tốc
+ K3: Sử dụng kiến thức về phương trình của chuyển động thẳng đều để thực hiện nhiệm vụ học tậ ... ạt động nhóm hoàn thành phiếu học tập.
2. Thực hiện nhiệm vụ
- GV hướng dẫn HS tiến hành và quan sát TN, thảo luận trả lời lần lượt các câu hỏi
3. Báo cáo kết quả
- GV yêu cầu các nhóm bốc thăm lên báo cáo kết quả.
- Giải đáp các thắc mắc (nếu có)
4. Đánh giá kết quả
- GV xác nhận ý kiến đúng ở từng câu trả lời.
- GV chuẩn hóa kiến thức
- Các nhóm HS nhận nhiệm vụ
- Hoạt động theo nhóm
- Một nhóm cử đại diện báo cáo trước lớp
- Các nhóm khác lắng nghe, đưa ra ý kiến thảo luận.
- HS ghi nhận kiến thức
Tự học
Quan sát hình vẽ để nhận xét
IV. BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HỌC SINH
1. Bảng ma trận kiểm tra các mức độ nhận thức
Nội dung
Nhận biết
MĐ1
Thông hiểu
MĐ2
Vận dụng 
MĐ3
V. dụng cao
MĐ4
Lực hướng tâm
Nêu được lực hướng tâm trong chuyển động tròn đều là hợp lực tác dụng lên vật 
và một số ví dụ về lực hướng tâm
Công thức tính lực hướng tâm của vật chuyển động tròn đều là
trong đó, m là khối lượng của vật, r là bán kính quỹ đạo tròn, w là tốc độ góc, v là vận tốc dài của vật chuyển động tròn đều.
- Xác định được lực hướng tâm và giải được bài toán về chuyển động tròn đều khi vật chịu tác dụng của một hoặc hai lực.
Biết cách xác định lực hướng tâm và giải được bài toán như sau:
a) Phân tích được các lực gây ra gia tốc hướng tâm, chẳng hạn như :
Lực hấp dẫn giữa Trái Đất và vệ tinh nhân tạo đóng vai trò lực hướng tâm.
Lực ma sát nghỉ đóng vai trò lực hướng tâm đối với một vật đứng yên trên bàn quay.
Hợp lực của trọng lực và phản lực đóng vai trò lực hướng tâm khi tàu hoả đi vào khúc lượn cong, ô tô chuyển động trên cầu cong ...
b) Tìm hợp lực và tính độ lớn của lực hướng tâm, các đại lượng trong công thức.
- Vận dụng kiến thức đã học làm các bài tập về phức tạp.
2. Câu hỏi và bài tập củng cố
a. Nhóm câu hỏi nhận biết
Câu 1:Điều nào sau đây là đúng khi nói về lực tác dụng lên vật chuyển động tròn đều ? 
 a. Ngoài các lực cơ học, vật còn chịu thêm tác dụng của lực hướng tâm. 
 b. Hợp lực của tất cả các lực tác dụng lên vật đóng vai trò là lực hướng tâm. 
 c. Vật chỉ chịu tác dụng của lực hướng tâm. 
 d. Hợp lực của tất cả các lực tác dụng lên vật nằm theo phương tiếp tuyến với quỹ đạo tại điểm khảo sát. 
b. Nhóm câu hỏi thông hiểu
Câu 2: Chọn phát biểu sai 
Vệ tinh nhân tạo chuyển động tròn đều quanh Trái Đất do lực hấp dẫn đóng vai trò lực hướng tâm. 
 Xe chuyển động vào một đoạn đường cong (khúc cua), lực đóng vai trò hướng tâm luôn là lực ma sát . 
Xe chuyển động đều trên đỉnh một cầu võng, hợp lực của trọng lực và phản lực vuông góc đóng vai trò lực hướng tâm. 
 Vật nằm yên đối với mặt bàn nằm ngang đang quay đều quanh trục thẳng đứng thì lực ma sát nghỉ đóng vai trò lực hướng tâm. 
c. Nhóm câu hỏi vận dụng thấp
Bài 1: Một vệ tinh nhân tạo có khối lượng 100kg, được phóng lên quỹ đạo quanh Trái Đất ở độ cao 153km. Chu kì của vệ tinh là 5.103 s và bán kính của Trái Đất là R = 6400km.Tính lực hướng tâm tác dung lên vệ tinh?
Bài 2: Một vệ tinh có khối lượng m = 600kg đang bay trên quỹ đạo tròn quanh Trái Đất ở độ cao bằng bán kính Trái đất. Biết Trái Đất có bán kính R = 6400km. Lấy g = 9,8m/s2. Hãy tính:
	a. Tốc độ dài của vệ tinh?
	b. Chu kì quay của vệ tinh?
	c. Lực hấp dẫn tác dụng lên vệ tinh?
d. Nhóm câu hỏi vận dụng cao
Bài 1: Trong môn quay tạ ,một vận động viên quay tạ sao cho cả dây và tạ chuyển động gần như tròn đều trong mặt phẳng nằm ngang .Muốn tạ chuyển động trên đường tròn bán kính 2m với tốc độ dài 2m/s thì người ấy phải giữ dây với một lực bằng 10N. Hỏi khối lượng của tạ bằng bao nhiêu ?
Bài 2: một vệ tinh khối lượng 100kg được phóng lên quỹ đạo quanh trái đất ở độ cao mà tại đó nó có trọng lượng 920N .Chu kì của vệ tinh là 5,3.103s .
a. Tính lực hướng tâm tác dụng lên vệ tinh 
b. Tính khoảng cách từ bề mặt trái đất đến vệ tinh
Bài 3: Một ô tô khối lượng 2,5 tấn chuyển động qua một cầu vượt với tốc độ không đổi là 54km/h. Cầu vượt có dạng cung tròn bán kính 100m. Tính áp lực của ô tô lên cầu tại điểm cao nhất của cầu. Lấy g = 9,8m/s2.
3. Dặn dò
GV nêu câu hỏi: Nêu đặc điểm của chuyển động thẳng đều và chuyển động rơi tự do (quỹ đạo, vận tốc, gia tốc, phương trình chuyển động).
- Nêu bài toán khảo sát chuyển động ném ngang và yêu cầu HS nhận xét về quỹ đạo chuyển động của vật bị ném ngang.
- Gợi ý, yêu cầu HS đề xuất phương án khảo sát chuyển động của một vật bị ném theo phương ngang.
Ngày soạn: 14/10/2016
Ngày dạy: 	Tiết KHDH: 24
BÀI TOÁN VỀ CHUYỂN ĐỘNG NÉM NGANG
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Giải được bài toán về chuyển động của vật ném ngang 
- Viết được các phương trình của 2 chuyển động thành phần của chuyển động ném ngang và nêu được tính chất của mỗi chuyển động thành phần đó.
- Viết được phương trình quỹ đạo của chuyển động ném ngang, các công thức tính thời gian chuyển động và tầm ném xa.
2. Kĩ năng:
- Biết dùng phương pháp tọa độ để khảo sát chuyển động phức tạp, cụ thể trong bài là chuyển động ném ngang.
- Biết cách chọn hệ tọa độ thích hợp và biết phân tích chuyển động ném ngang trong hệ tọa độ đó thành các chuyển động thành phần, biết tổng hợp hai chuyển động thành phần thành chuyển động tổng hợp. Biết vận dụng định luật II để lập công thức cho các chuyển động thành phần của chuyển động ném ngang.
Thái độ
- Có hứng thú học tập. Có tinh thần tự lực, tự giác tham gia xây dựng kiến thức.
- Yêu thích khoa học, tác phong của nhà khoa học.
- Hiểu được chân lí: Cơ sở của Vật Lí là thực nghiệm, Vật Lí lí thuyết và Vật Lí thực nghiệm gắn liền với nhau, học đi đôi với hành.
4. Xác định nội dung trọng tâm của bài
1. Dạng của quỹ đạo: Þ Quỹ đạo là đường parabol
2. Thời gian chuyển động.
 Thay y = h vào (6) được: 
 3. Tầm ném xa. 
5. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung : tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, tự quản lý, giao tiếp, hợp tác.
- Năng lực chuyên biệt : biết cách giải bài toán bằng phương pháp tọa độ.
+ K1: trình bày được kiến thức
+ K3: Sử dụng kiến thức để thực hiện nhiệm vụ học tập
+ P3: Thu thập, xử lí thông tin để xác định vị trí của vật
+ X8: Tham gia hoạt động nhóm trong học tập vật lí: Phân công công việc hợp lí để đạt hiệu quả cao nhất khi thực hiện các nhiệm vụ
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên
Hình 15.1 SGK, phiếu học tập, bình phun nước có vòi phun nằm ngang, bố trí TN kiểm chứng (nếu có)
2. Chuẩn bị của học sinh
Ôn lại các công thức của chuyển động thẳng biến đổi đều & sự rơi tự do, định luật II Niu tơn, hệ tọa độ.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Nội dung
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của học sinh
Năng lực hình thành
Nội dung 1. (10 phút) Ổn định lớp. Kiểm tra bài cũ
Kiểm tra sĩ số
Gọi học sinh lên bảng trả lời bài cũ.
Nêu đặc điểm của chuyển động thẳng đều và chuyển động rơi tự do (quỹ đạo, vận tốc, gia tốc, phương trình chuyển động).
Theo dõi và nhận xét câu trả lời của bạn
Nhận xét kết quả học tập
Nội dung 2 (25 phút)
Nghiên cứu về lực hướng tâm
1. Giao nhiệm vụ học tập 
- GV phát phiếu học tập cho HS
- Đề nghị HS làm việc cá nhân sau đó hoạt động nhóm hoàn thành phiếu học tập.
2. Thực hiện nhiệm vụ
- GV hướng dẫn HS tiến hành và quan sát TN, thảo luận trả lời lần lượt các câu hỏi
3. Báo cáo kết quả
- GV yêu cầu các nhóm bốc thăm lên báo cáo kết quả.
- Giải đáp các thắc mắc (nếu có)
4. Đánh giá kết quả
- GV xác nhận ý kiến đúng ở từng câu trả lời.
- GV chuẩn hóa kiến thức
- Các nhóm HS nhận nhiệm vụ
- Hoạt động theo nhóm
- Một nhóm cử đại diện báo cáo trước lớp
- Các nhóm khác lắng nghe, đưa ra ý kiến thảo luận.
- HS ghi nhận kiến thức
Tự học
Quan sát hình vẽ để nhận xét
IV. BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HỌC SINH
1. Bảng ma trận kiểm tra các mức độ nhận thức
1. Bảng mô tả 4 mức độ nhận thức:
 Cấp
 độ
Tên 
chủ đề 
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
Chuyển động ném ngang
- Viết được các phương trình của hai chuyển động thành phần của chuyển động ném ngang.
- tầm bay xa, thời gian và vận tốc chuyển động.
- Vẽ được (một cách định tính) quỹ đạo parabol của một vật bị ném ngang.
 - Nêu được một vài đặc điểm quan trọng nhất của chuyển động ném ngang.
- Áp dụng định luật II Niu-tơn để lập các phương trình cho hai chuyển động thành phần của chuyển động ném ngang.
 - Tổng hợp hai chuyển động thành phần để được chuyển động tổng hợp (chuyển động thực).
- Nắm được các công thức của chuyển động ném ngang
- Tính toán được tầm bay xa, thời gian và vận tốc chuyển động.
-Giải được các bài toán ném ngang phức tạp. 
2. Biên soạn câu hỏi/bài tập kiểm tra đánh giá.
a. Nhóm câu hỏi nhận biết
Câu 1. Công thức tính thời gian chuyển động của vật ném ngang là
A. .	B. .	C. .	D. .
Câu 2: Một vật được ném ngang từ độ cao h với vận tốc ban đầu là v0. Tầm xa của vật là
 A. B.	C.	D.
Câu 3: Quỹ đạo chuyển động của vật ném ngang là
Đường cong	B. Đường thẳng	C. Đường parabol	D. Đường gấp khúc
b. Nhóm câu hỏi thông hiểu
Câu 4. Chọn đáp án đúng.
Trong chuyển động ném ngang, chuyển động của chất điểm là :
A. Chuyển động thẳng đều.	B. Chuyển động thẳng biến đổi đều.
C. Chuyển động rơi tự do.D. Chuyển động thẳng đều theo chiều ngang, rơi tự do theo phương thẳng đứng.
Câu 5: Bi A có trọng lượng lớn gấp đôi bi B. Cùng một lúc tại một mái nhà ở cùng độ cao, bi A được thả rơi còn bi B được ném theo phương ngang với tốc độ lớn. Bỏ qua sức cản của không khí.
A. A chạm đất trước B.	B. A chạm đất sau B.
C. Cả hai cùng chạm đất cùng một lúc.	D. Chưa đủ thông tin để trả lời.
Câu 6: Để tăng tầm xa của vật ném theo phương ngang với sức cản không khí không đáng kể thì biện pháp nào sau đây có hiệu quả nhất?
A.Giảm khối lượng vật ném.	B.Tăng độ cao điểm ném.
C.Giảm độ cao điểm ném.	D.Tăng vận tốc ném.
c. Nhóm câu hỏi vận dụng thấp
Câu 7. Viết phương trình quỹ đạo của một vật ném ngang với vận tốc ban đầu là 10m/s. Lấy g = 10m/s2.
A. y = 10t + 5t2.	B. y = 10t + 10t2.	C. y = 0,05 x2.	D. y = 0,1x2.
Câu 8. Một máy bay ngang với tốc độ 150 m/s, ở độ cao 490m thì thả một gói hàng xuống đất. Lấy g = 9,8m/s2 . Tấm bay xa của gói hàng là 
A. 1000m.	B. 500m. 	C. 5000m.	D. 100m
Câu 9. Môt hòn bi lăn theo cạnh của một mặt bàn nằm ngang cao 1,25m . Khi ra khỏi mép bàn nó rơi xuống nền nhà cách mép bàn là 2m (theo phương ngang) lấy g=10m/s2. Vận tốc khỏi mép bàn là
 A. 2m/s , B. 4m/s , C. 1m/s , D. một đáp án khác.
dNhóm câu hỏi vận dụng cao
Câu 10. Một vật được ném theo phương ngang với vận tốc ban đầu là 10m/s ở độ cao 30m .Hỏi tầm xa và vận tốc cuối của vật là bao nhiêu?Biết vật rơi tự do với g =10 m/s2 . 
A.10√6m,10m/s 	B. 10√6m, 10√6m/s C. 10√6m,10√7m /s 	 D. 10√6m, 10(√6+1)m/s
3. Dặn dò
Bài toán: Một vật đặt trên mặt phẳng nghiêng dài 1,5m hợp với mặt ngang một góc . Vật trượt không vận tốc đầu từ đỉnh xuống đến chân mặt phẳng nghiêng hết 1,5 giây. Lấy g = 9,8 m/s2. Tính hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt phẳng nghiêng.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao_an_tong_hop.doc