Chương IV: CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN
Bài 23: ĐỘNG LƯỢNG - ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN ĐỘNG LƯỢNG( tiết 2)
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức:
- Viết được công thức tính động lượng và nêu được đơn vị đo động lượng.
- Phát biểu và viết được hệ thức của định luật bảo toàn động lượng đối với hệ hai vật
- Nêu được nguyên tắc chuyển động bằng phản lực
2. Về kĩ năng và năng lực:
a. Kĩ năng:
- Vận dụng định luật BTĐL để giải được các bài tập đối với hai vật va chạm mềm.
b. Năng lực:
- Kiến thức : K3,K4
- Phương pháp:P2,P3,P5
-Trao đổi thông tin:X6,X8
3. Thái độ:
- Siêng năng học tập và biết vận dụng trong thực tế
TUẦN 19 NGÀY SOẠN: 26/12/2015 TIẾT 38 NGÀY DẠY: 28/12/2015 Chương IV: CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN Bài 23: ĐỘNG LƯỢNG - ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN ĐỘNG LƯỢNG( tiết 2) I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức: - Viết được công thức tính động lượng và nêu được đơn vị đo động lượng. - Phát biểu và viết được hệ thức của định luật bảo toàn động lượng đối với hệ hai vật - Nêu được nguyên tắc chuyển động bằng phản lực 2. Về kĩ năng và năng lực: a. Kĩ năng: - Vận dụng định luật BTĐL để giải được các bài tập đối với hai vật va chạm mềm. b. Năng lực: - Kiến thức : K3,K4 - Phương pháp:P2,P3,P5 -Trao đổi thông tin:X6,X8 3. Thái độ: - Siêng năng học tập và biết vận dụng trong thực tế 4. Tích hợp : - Mục II : Phần 4 . Chuyển động bằng phản lực - Nêu ví dụ về chuyển động của tên lửa và tàu vũ trụ II. CHUẨN BỊ: 1.Giáo viên - Bài soạn để lên lớp - Quả bóng bay chưa thổi khí để mô tả thí nghiệm phần chuyển động bằng phản lực - Chuẩn bị một quả bong bàn III. PHƯƠNG PHÁP: - Phương pháp tìm tòi,điều tra, nêu vấn đề, giải quyết vấn đề, dạy học tương tác 2. Học sinh : - Ôn kiến thức về định luật Niutơn - Công thức tính gia tốc IV. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC: Hoạt động 1( 10 phút ): Ổn định tổ chức - Kiểm tra sĩ số - Kiểm tra bài cũ: Giới thiệu đôi nét về sự ra đời và ý nghĩa của định luật bảo toàn. - Giới thiệu các định luật bảo toàn cơ bản của cơ học. - Khi nào động lượng của một vật biến thiên? Phát biểu định luật BT động lượng? Hoạt động 2( 15 phút ): Xét bài toán va chạm mềm Các năng lực cần đạt Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung cơ bản K3-P5: Sử dụng được kiến thức vật lí để thực hiện các nhiệm vụ học tập, lựa chọn và sử dụng các công cụ toán học phù hợp trong học tập vật lí→để cho biết kết quả của bài 6, 7 trong SGK và trả lời & giải bài 8. P3-K4: Thu thập, đánh giá, lựa chọn và xử lí thông tin từ các nguồn khác nhau để giải quyết vấn đề trong học tập vật lí, vận dụng (giải thích, dự đoán, tính toán, đề ra giải pháp, đánh giá giải pháp ) kiến thức vật lí vào các tình huống thực tiễn→để trả lời câu hỏi của GV đưa ra.. - Yêu cầu hs cho biết kết quả của bài 6, 7 trong SGK & 1 em lên giải bài 8 - Tiếp theo bài 8: Hai xe chuyển động cùng chiều trên mặt phẳng nằm ngang hoàn toàn nhẵn, đến móc vào nhau & sẽ cùng chuyển động với vận tốc bao nhiêu? - Gợi ý: Hệ 2 xe có là hệ cô lập không? + Có thể áp dụng ĐL BT động lượng cho hệ 2 xe được không? + Nhận xét về hướng của các vec-tơ vận tốc? - Nhận xét kết quả bài làm của hs. - Thông báo: Trong và chạm mềm, sau va chạm 2 vật dính vào nhau & chuyển động cùng vận tốc. - Có thể tính được vận tốc của 2 vật sau va chạm mềm được không? - Nhận xét & yêu câu hs ghi kết quả. Hs trả lời & giải bài 8 (pA = pB). + Hệ 2 xe là hệ cô lập. + Các vec-tơ vận tốc cùng hướng - Tính được, dựa vào ĐLBT động lượng. 3. Va chạm mềm Vì không có ma sát nên các ngoại lực tác dụng gồm có các trọng lực & các phản lực pháp tuyến chúng cân bằng nhau: Hệ là một hệ cô lập. Áp dụng ĐLBT động lượng: Các vec-tơ vận tốc cùng hướng Hoạt động 3 (15 phút ): Tìm hiểu chuyển động bằng phản lực. Các năng lực cần đạt Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung cơ bản X6: trình bày các kết quả từ các hoạt động học tập vật lí của mình (nghe giảng, tìm kiếm thông tin, thí nghiệm, làm việc nhóm ) một cách phù hợp →để nhận xét về chuyển động của bóng bay (giải thích dựa vào ĐL III Niu-tơn hoặc nhờ ĐLBT động lượng) K3-K4-X8:Sử dụng được kiến thức vật lí để thực hiện các nhiệm vụ học tập, vận dụng (giải thích, dự đoán, tính toán, đề ra giải pháp, đánh giá giải pháp ) kiến thức vật lí vào các tình huống thực tiễn và tham gia hoạt động nhóm trong học tập vật lí.→để thảo luận để rút ra kết quả. P2-P3: mô tả được các hiện tượng tự nhiên bằng ngôn ngữ vật lí và chỉ ra các quy luật vật lí trong hiện tượng đó, thu thập, đánh giá, lựa chọn và xử lí thông tin từ các nguồn khác nhau để giải quyết vấn đề trong học tập vật lí→để ví dụ chuyển động bằng phản lực . - Đề nghị hs thổi quả bóng, tay giữ miệng quả bóng. - Nếu thả tay ra, quả bóng chuyển động ntn? Giải thích? - Hướng dẫn hs thảo luận để rút ra kết quả. - Thông báo: Chuyển động của quả bóng bay trong TN trên là chuyển động bằng phản lực, nó có chung nguyên tắc với chuyển động của tên lửa trong không gian vũ trụ. - Chúng ta có thể tính được vận tốc của bóng ngay sau khi thả tay hay không? Bài toán : Ban đầu tên lửa đứng yên. Khi lượng khí có khối lượng m phụt ra phía sau với vận tốc thì tên lửa có khối lượng M sẽ chuyển động thế nào? Tính vận tốc của nó ngay sau khi khí phụt ra? - Hướng dẫn hs thảo luận để tìm ra kết quả đúng nhất. - Vậy có thể tính được vận tốc của quả bóng bay không? - Vậy em hiểu thế nào là chuyển động bằng phản lực? - Nhận xét ý kiến trả lời của HS: “” - Em hãy kể các chuyển động bằng phản lực mà em biết? - Thả bóng, đưa ra nhận xét về chuyển động của bóng bay (giải thích dựa vào ĐL III Niu-tơn hoặc nhờ ĐLBT động lượng) - Bóng chuyển động ngược chiều với luồng khí từ trong bóng phụt ra. Và luồn khí đó đã tác dụng lực lên bóng. - Trả lời (có hoặc không) - Làm việc cá nhân - Tham gia thảo luận để tìm kết quả đúng nhất. + Lúc đầu động lượng của tên lửa bằng không. + Khí phụt ra, động lượng của hệ: + Coi tên lửa là hệ cô lập, ta áp dụng ĐLBT động lượng: + Ta thấy ngược hướng với nghĩa là tên lửa bay về phía trước, ngược với hướng khí phụt ra. - Có, nếu biết đủ các thông tin về khối lượng khí, khối lượng bóng, vận tốc khí phụt ra. - Trả lời câu hỏi của GV. - Lấy ví dụ. 4. Chuyển động bằng phản lực - Lúc đầu động lượng của tên lửa bằng không. - Khí phụt ra, động lượng của hệ: - Coi tên lửa là hệ cô lập, ta áp dụng ĐLBT động lượng: - Ta thấy ngược hướng với nghĩa là tên lửa bay về phía trước, ngược với hướng khí phụt ra. Hoạt động 4( 5 phút): Củng cố, giao nhiệm vụ về nhà. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Các em về nhà làm BT 6,7,8 SGK và chuẩn bị tiếp phần còn lại - Cho một bài toán tương tự để hs tự làm trên lớp. - Các em về nhà làm BT và chuẩn bị bài thiếp theo. - Trình nguyên tắc hoạt động của tàu vũ trụ và tên lửa của nội dung tích hợp dựa vào thông tin trên internet và sách báo - Trả lời câu hỏi. - Ghi các bài tập về nhà. V. PHỤ LỤC: íCÂU HỎI TRẮC NGHIỆM: 1. Động lượng được tính bằng : a. N/s b.N.s c.N.m d.N.m/s 2. Lực 50 N tác dụng vào vật m = 0,1 kg ban đầu nằm yên, thời gian tác dụng 0,01 s . Xác định vận tốc của vật a. 5 m/s b. 2,5 m/s c. 7 m/s d. 4,5 m/s 3. Điều nào sau đây không đúng khi nói về động lượng : a. Động lượng của một vật bằng tích khối lượng và vận tốpc của vật b.Động lượng của một vật là một đại lượng vectơ c. Trong hệ kín, động lượng của hệ được bảo toàn d. Động lượng của một vật bằng tích khối lượng và bình phương vận tốc 4. Trong quá trình nào sau đây, động lượng của ôtô được bảo toàn : a.Ôtô giảm b. Ôtô chuyển động tròn đều c.Ôtô chuyển động thẳng đều trên đường có ma sát d.Ôtô tăng tốc 5. Một vật nằm yên có thể có : a. Động năng b.Động lượng c. Vận tốc d. Thế năng VI. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT:
Tài liệu đính kèm: