Giáo án Vật lý Lớp 10 - Ôn tập chương I - Năm học 2018-2019 - Nguyễn Thị Ngọc Diệp

Giáo án Vật lý Lớp 10 - Ôn tập chương I - Năm học 2018-2019 - Nguyễn Thị Ngọc Diệp

I.Mục tiêu:

1.Kiến thức

- Củng cố lại các khái niệm. đã học trong chương I

- Nắm vững các công thức (chương I) áp dụng vào giải bài tập.

2.Kĩ năng

- Phân biệt được các dạng bài tập trong chương I

- Nắm vững cách chọn hệ quy chiếu.

- Nắm vững các công thức và đơn vị của từng đại lượng.

- Vận dụng, biến đổi các công thức để giải các bài tập.

II.Chuẩn bị

1. Giáo viên: Chuẩn bị « Phiếu học tập »

 

docx 7 trang Người đăng phuochung261 Lượt xem 801Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý Lớp 10 - Ôn tập chương I - Năm học 2018-2019 - Nguyễn Thị Ngọc Diệp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN 
ÔN TẬP CHƯƠNG I
Ngày 01/10/2018
Lớp 10A9 – tiết 2,3
Thời gian thực hiện giáo án : 2 tiết 
I.Mục tiêu:
1.Kiến thức
- Củng cố lại các khái niệm. đã học trong chương I
- Nắm vững các công thức (chương I) áp dụng vào giải bài tập.
2.Kĩ năng
- Phân biệt được các dạng bài tập trong chương I
- Nắm vững cách chọn hệ quy chiếu.
- Nắm vững các công thức và đơn vị của từng đại lượng.
- Vận dụng, biến đổi các công thức để giải các bài tập.
II.Chuẩn bị
Giáo viên: Chuẩn bị « Phiếu học tập »
PHIÊU HỌC TẬP
Bài tập 1: (Bài 12 trang 22 SGK)
Một đoàn tàu rời ga chuyển động thẳng nhanh dần đều. Sau 1 phút tàu đạt tốc độ 40 km/h.
a) Tính gia tốc của đoàn tàu
b) Tính quãng đường tàu đi được trong 1 phút đó.
c) Nếu tiếp tục tăng tốc như vậy thì sau bao lâu nữa tàu sẽ đạt tốc độ 60 km/h.
Bài tập 2:
Người ta thả một vật rơi tự do, sau 10s vật chạm đất. Lấy g= 10 m/s2. Tính:
a) Độ cao khi thả vật.
b) Vận tốc của vật lúc chạm đất
c) Độ cao của vât sau khi thả 2 giây.
d) Quãng đường đi trong giây cuối.
Bài tập 3:
Bánh xe đạp có đường kính 0,6m. Xe đạp chuyển động thẳng đều với vận tốc 10,8 km/h .Tính:
a) Tốc độ góc của van xe đạp.
b) Chu kỳ của van xe đạp.
c) Gia tốc hướng tâm của van xe đạp.
Bài tập 4:
A ngồi trên một toa tàu chuyển động với vận tốc 15 m/s đang rời ga. B ngồi trên một toa tàu khác chuyển động với vận tốc 10 m/s đang đi ngược chiều vào ga. Hai đường tàu song song với nhau. Tính :
a)Vận tốc của A đối với B
b)Vận tốc của B đối với A
2. Học sinh: 
- Thuộc các định nghĩa, các công thức ở chương I.
- Giải các bài tập đã được giao ở các tiết học trước.
III.Tiến trình dạy học:
Ổn định tổ chức:
Lớp
Ngày dạy
Hiện diện / Sĩ số
Ghi chú
10A9
01/10/2018
Vắng: 0
2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
Thế nào là chuyển động thẳng biến đổi đều ?Nêu phương trình chuyển động của chuyển động thẳng biến đổi đều ?
Thế nào sự rơi tự do? Nêu công thức vận tốc, quãng đường trong chuyển động rơi tự do.
Thế nào là chuyển động tròn đều. Nêu định nghĩa và công thức chu kỳ, tần số, gia tốc hướng tâm trong chuyển động tròn đều ?
Thế nào là vận tốc tuyệt đối, vận tốc tương đối, vận tốc kéo theo? Nêu công thức cộng vectơ vận tốc.
 3. Nội dung bài ôn tập :
Hoạt động 1 : (15 phút) 
Ôn tập kiến thức chương I 
Hoạt động của HS
Trợ giúp của GV
Nội dung
-HS ôn tập kiến thức chương I
-HS nghe GV đặt câu hỏi và phát biểu trả lời.
HS nghe GV đặt câu hỏi và phát biểu trả lời.
HS nghe GV đặt câu hỏi và phát biểu trả lời.
HS nghe GV đặt câu hỏi và phát biểu trả lời.
 GV đặt câu hỏi cho HS trả lời – hình thức phát biểu nêu các công thức.
Nêu các công thức trong chuyển động thẳng biến đổi đều, kèm đơn vị.
Nêu các công thức trong chuyển động rơi tự do, kèm đơn vị.
Nêu các công thức trong chuyển động tròn đều, kèm đơn vị.
Nêu các công thức cộng vận tốc và giải thích.
I. Ôn tập kiến thức trọng tâm của chương :
Công thức :
Chuyển động thẳng biến đổi đều :
Gia tốc :
Vận tốc:
 v = v0 + at
Quãng đường:
Công thức liên hệ:
Phương trình chuyển động:
Đơn vị các đại lượng trên:
x(m), s (m), v (m/s), a (m/s2), t(s)
Sự rơi tự do : 
Lấy g=10m/s2
Vận tốc :
 v = gt 
Quãng đường: 
Chuyển động tròn đều
Chu kỳ	
Tần số = ꞷ/2π 
Tốc độ góc: hoặc 
Liên hệ giữa tốc độ góc và tốc độ dài
v = r
Gia tốc hướng tâm: 
Đơn vị các đại lượng trên: 
r(m), v (m/s), aht (m/s2), ꞷ (rad/s), f(Hz hoặc vòng/s), T(s) 
Tính tương đối của chuyển động. Công thức cộng vận tốc :
v13 = v12 + v23
Với v13 : vận tốc tuyệt đối
 v12 : vận tốc tương đối
 v23 : vận tốc kéo theo
Hoạt động 2 : (15 phút) 
Dạng bài tập ‘Chuyển động thẳng biến đổi đều’
Hoạt động của HS
Trợ giúp của GV
Nội dung
Bài tập 1: (Bài 12 trang 22 SGK)
Một đoàn tàu rời ga chuyển động thẳng nhanh dần đều. Sau 1 phút tàu đạt tốc độ 40 km/h.
a) Tính gia tốc của đoàn tàu
b) Tính quãng đường tàu đi được trong 1 phút đó.
c) Nếu tiếp tục tăng tốc như vậy thì sau bao lâu nữa tàu sẽ đạt tốc độ 60 km/h.
=> HS trả lời các câu hỏi của GV:
-HS nêu cách chọn hệ qui chiếu.
 -HS viết công thức thay số vào tính ra kết quả.
 HS viết công thức thay số vào tính ra kết quả.
Thảo luận viết công thức thay số vào tính ra kết quả.
 GV yêu cầu HS đọc đề trong phiếu học tập.
GV đặt câu hỏi gợi ý và ghi tóm tắt trên bảng.
-Tàu rời ga thì vận tốc ban đầu của tàu ntn?
-Đổi đơn vị?
-Gốc tọa độ?
-Chọn chiều dương ?
-Gốc thời gian?
-Công thức tính gia tốc?
-Công thức tính quãng đường?
-Thời gian tính từ lúc tàu có vận tốc 40km/h đến khi đạt vận tốc 60km/h? 
II. Dạng bài tập ‘Chuyển động thẳng biến đổi đều’
Bài tập 1: (Bài 12 trang 22 SGK)
Tóm tắt: 
Vật cđ NDĐ
 v0 = 0 (bắt đầu)
 t 1= 1 phút = 60s
 v1 = 40km/h = 11,1 m/s
 v2 = 60km/h = 16,7 m/s
a) a = ?
b) s1 = ?
c) t2 = ?
Giải
Gốc tọa độ tại nhà ga.
Chọn chiều dương: là chiều cđ của tàu
Gốc thời gian: lúc tàu rời ga.
a). Gia tốc của tàu:
 (m/s2)
b)Quãng đường tàu đi được trong 1 phút ( t1 = 60s).
 m
c) Thời gian tính từ lúc tàu có vận tốc v1 đến khi đạt vận tốc v2:
Ta có: 
Hoạt động 3: (20 phút ) 
Dạng bài tập “Chuyển động rơi tự do”
Hoạt động của HS
Trợ giúp của GV
Nội dung
Bài tập 2:
Người ta thả một vật rơi tự do, sau 10s vật chạm đất. Lấy g= 10 m/s2. Tính:
a) Độ cao khi thả vật.
b) Vận tốc của vật lúc chạm đất
c) Độ cao của vât sau khi thả 2 giây.
d) Quãng đường đi trong giây cuối.
HS đọc to đề bài trong phiếu học tập
HS trả lời câu hỏi gợi ý của GV.
HS xung phong phát biểu và lên bảng giải theo từng bước được hướng dẫn.
GV gọi HS đọc đề bài trong phiếu học tập.
Y/cầu HS nhắc lại các thức cũ:
Nêu công thức tính quãng đường 
Lưu ý câu a: h=s
Nêu công thức tính quãng đường trong 2s
Suy ra độ cao
Gợi ý:
Quãng đường đi trong giây cuối = giây thứ 10
Nêu công thức tính quãng đường trong 9s
Suy ra quãng đường đi trong giây cuối.
III. Dạng bài tập “Chuyển động rơi tự do”
Bài tập 2: (Phiếu học tập)
Tóm tắt:
t=10s
g=10 m/s2
Giải
a)Độ cao khi thả vật.
h= s = 12 gt2 = 12 10. 102 = 500 (m)
b) Vận tốc của vật lúc chạm đất
v = gt =10.10 = 100 (m/s)
c) Tính độ cao của vât sau khi thả 2 giây.
Quãng đường vật đi trong 2s:
s’ = 12 gt2 = 12 10. 22 = 20 (m)
Độ cao của vât sau khi thả 2 giây:
 h1= s – s’ 
 = 500 -20 = 480 (m) 
d) 
Quãng đường đi trong 9s:
Ss9 = 12 gt2 = 12 10. 92 = 405 (m)
Quãng đường đi trong giây cuối (giây thứ 10):
∆ s = sn –s (n-1)	 , với n = 10
 = s10 – s9 
 = 500 - 405 = 95 (m)
Hoạt động 4: (15 phút ) 
Dạng bài tập “Chuyển động tròn đều”
Hoạt động của HS
Trợ giúp của GV
Nội dung
Bài tập 3:
Bánh xe đạp có đường kính 0,6m. Xe đạp chuyển động thẳng đều với vận tốc 10,8 km/h .Tính:
a) Tốc độ góc của van xe đạp.
b) Chu kỳ của van xe đạp.
c) Gia tốc hướng tâm của van xe đạp.
=> HS trả lời các câu hỏi:
- Tốc độ góc: Đơn vị: (rad/s)
-Chu kỳ (T): Đơn vị (s)
-Gia tốc hướng tâm: Đơn vị (m/s2)
 aht = v2/r= r.w2
GV gọi HS đọc đề bài trong phiếu học tập.
Y/cầu HS nhắc lại kiến thức cũ:
Công thức và đơn vị của tốc độ góc ?
Công thức và đơn vị của chu kỳ?
Công thức và đơn vị của gia tốc hướng tâm?
IV. Dạng bài tập “Chuyển động tròn đều”
Bài tập 3: (Phiếu học tập)
Tóm tắt:
r = d/2= 0,6/2= 0,3 m
v= 10,8 km/h = 3 m/s
w=?
T=?
aht=?
Giải
a/ Tốc độ góc của bánh xe: 
Ta có: v = r.w
w= v/r
w= 3/0,3= 10 (rad/s)
 b/ Chu kỳ:
 c/ Gia tốc hướng tâm
 aht = v2/r = 32/0,3 = 30 (m/s2)
Hoạt động 5: (15 phút ) 
Dạng bài tập “Tính tương đối của chuyển động – Cộng vận tốc”
Hoạt động của HS
Trợ giúp của GV
Nội dung
Bài tập 4:
A ngồi trên một toa tàu chuyển động với vận tốc 15 m/s đang rời ga. B ngồi trên một toa tàu khác chuyển động với vận tốc 10 m/s đang đi ngược chiều vào ga. Hai đường tàu song song với nhau. Tính :
a)Vận tốc của A đối với B
b)Vận tốc của B đối với A.
-HS đọc đề trong phiếu học tâp.
-HS từng bước trả lời câu hỏi gợi ý của GV.
-HS trả lời câu hỏi gợi ý của GV.
-HS rút ra kết luận.
GV gọi HS đọc đề bài trong phiếu học tập.
GV yêu cầu HS:
Xđ 3 đại lượng cần quan tâm
Chọn chiều dương
Gọi tên các vecto vận tốc
Nêu công thức cộng vecto
Chuyển đổi công thức vecto
Tìm vecto ngược chiều
Suy ra công thức tính độ lớn vận tốc của A đ/v B.
GV gợi ý: do hai tàu A và B chuyển động ngược chiều nhau nên ta có biểu thức vecto thế nào?
V. Dạng bài tập “Tính tương đối của chuyển động – Cộng vận tốc”
Bài tập 4: (Phiếu học tập)
Quy ước:
Tàu A: (1)
Tàu B: (2)
Đất (3)
Giải
 Chọn chiều dương là chiều chuyển động của A (tàu A).
Tính vận tốc của A đối với B:
Gọi v13 : vận tốc của tàuA đ/v đất
Gọi v12 : vận tốc của tàuA đ/v tàu B
Gọi v23 : vận tốc của tàu B đ/v đất
Ta có:
v13 = v12 + v23
v12 = v13 - v23
Mà v23 < 0 ngược chiều dương
Độ lớn:
v12 = v13 – ( - v23) 
 = 15 – (- 10) 
 = 25 (m/s)
Vậy vận tốc của A đối với B là 25 (m/s)
Tính vận tốc của B đối với A:
Gọi v21 là vận tốc của B đối với A
Ta có : 
v21 = - v12 
 v21 = - v12 = - 25 (m/s)
Vậy vận tốc của B đối với A: - 25 (m/s)
4. Củng cố và dặn dò : (5 phút)
Củng cố :
-BT chuyển động thẳng biến đổi đều: chiều dương theo chiều cđ của vật, gia tốc trong chuyển động thẳng biến đổi đều phải chú ý xét dấu theo tính chất chuyển động (NDĐ/CDĐ)
-BT chuyển động rơi tự do: chiều dương hướng xuống, gia tốc trong rơi tự do là một hằng số: g=10m/s2
-Bài tập chuyển động tròn đều: cần chú ý đọc kỹ đề - phân biệt đường kính/bán kính, đổi đơn vị.
-BT cộng vận tốc: cần chọn chiều dương theo chiều chuyển động của vật và xác định các đại lượng vận tốc (tuyệt đối, tương đối, kéo theo) dựa vào hệ quy chiếu đứng yên và hệ quy chiếu chuyển động.
=> Sau khi làm bài cần kiểm tra lại : dấu của gia tốc, đơn vị các đại lượng kèm theo
Dặn dò: 
- Làm tiếp các bài tập còn lại trong SGK..
- Ôn tập kỹ lý thuyết, học thuộc các công thức.
- Chuẩn bị cho bài kiểm tra (HS2) tập trung toàn trường.
IV. Rút kinh nghiệm và đánh giá tiết dạy:
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
GV DỰ GIỜ	GV GIẢNG DẠY

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_vat_ly_lop_10_on_tap_chuong_i_nam_hoc_2018_2019_nguy.docx