Giáo án Vật lý Lớp 10 - Tiết 1 đến 6

Giáo án Vật lý Lớp 10 - Tiết 1 đến 6

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Về kiến thức:

- Nhận biết được đặc điểm về vận tốc của chuyển động thẳng đều.

- Viết được công thức tính quãng đường đi và dạng phương trình chuyển động của chuyển động thẳng đều.

2. Về kĩ năng:

- Lập được phương trình x = x0 + vt.

- Vận dụng được phương trình x = x0 + vt đối với chuyển động thẳng đều của một hoặc hai vật.

- Vẽ được đồ thị tọa độ của chuyển động thẳng đều.

3. Về thái độ:

- Có hứng thú học tập môn Vật lí, yêu thích tìm tòi KH.

- Có thái độ khách quan trung thực, nghiêm túc học tập.

4. Định hướng phát triển năng lực

a. Năng lực được hình thành chung :

 Năng lực giải quyết vấn đề. Năng lực thực nghiệm. Năng lực dự đoán, suy luận lí thuyết, thiết kế và thực hiện theo phương án thí nghiệm kiểm chứng giả thuyết, dự đoán, phân tích, xử lí số liệu và khái quát rút ra kết luận khoa học. Năng lực đánh giá kết quả và giải quyết vân đề

b. Năng lực chuyên biệt môn vật lý :

- Năng lực kiến thức vật lí.

- Năng lực phương pháp thực nghiệm

- Năng lực trao đổi thông tin

- Năng lực cá nhân của HS

II. PHƯƠNG PHÁP – PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

1. Về phương pháp:

- Phân tích kết hợp với đàm thoại nêu vấn đề.

2. Về phương tiện dạy học

- Giáo án, sgk, thước kẻ, đồ dùng dạy học,

III. CHUẨN BỊ:

a. Chuẩn bị của GV:

- Hình vẽ 2.2, 2.3 trên giấy lớn; Một số bài tập về chuyển động thẳng đều.

b. Chuẩn bị của HS:

- Ôn lại các kiến thức về hệ toạ độ, hệ quy chiếu.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

1. Ổn định tổ chức:

- Kiểm tra sĩ số của HS & ổn định trật tự lớp, ghi tên những HS vắng mặt vào SĐB:

2. Kiểm tra bài cũ:

 

doc 34 trang Người đăng phuochung261 Lượt xem 921Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Vật lý Lớp 10 - Tiết 1 đến 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I: CƠ HỌC
CHƯƠNG I: ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM
Tiết 1 – Bài 1:
CHUYỂN ĐỘNG CƠ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 
1. Về kiến thức:
- Nêu được chuyển động, chất điểm, hệ quy chiếu, mốc thời gian, vận tốc là gì.
2. Về kĩ năng:
- Xác định được vị trí của một vật chuyển động trong một hệ quy chiếu đã cho.
3. Về thái độ:
- Có hứng thú học tập môn Vật lí, yêu thích tìm tòi KH.
- Có thái độ khách quan trung thực, nghiêm túc học tập.
4. Định hướng phát triển năng lực 
a. Năng lực được hình thành chung :
 Năng lực giải quyết vấn đề. Năng lực thực nghiệm. Năng lực dự đoán, suy luận lí thuyết, thiết kế và thực hiện theo phương án thí nghiệm kiểm chứng giả thuyết, dự đoán, phân tích, xử lí số liệu và khái quát rút ra kết luận khoa học. Năng lực đánh giá kết quả và giải quyết vân đề
b. Năng lực chuyên biệt môn vật lý : 
- Năng lực kiến thức vật lí.
- Năng lực phương pháp thực nghiệm 
- Năng lực trao đổi thông tin 
- Năng lực cá nhân của HS 
II. PHƯƠNG PHÁP – PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Về phương pháp:
- Phân tích kết hợp đàm thoại.
2. Về phương tiện dạy học 
- Giáo án, sgk, thước kẻ, đồ dùng dạy học,
III. CHUẨN BỊ:
a. Chuẩn bị của GV:
- Chuẩn bị một số ví dụ thực tế về xác định vị trí của một điểm để cho HS thảo luận.
b. Chuẩn bị của HS:
- Ôn lại về phần chuyển động lớp 8.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định tổ chức:
- Kiểm tra sĩ số của HS & ổn định trật tự lớp, ghi tên những HS vắng mặt vào SĐB:
2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra.
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5’)
Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy sáng tạo.
Trên đường đi từ BK đến TN có đoạn cột cây số ghi Thái Nguyên 40km, ở đây cột cây số được gọi là vật làm mốc. Vậy vật làm mốc là gì? Vai trò? Ta vào bài học h.nay để tìm hiểu.
Hs định hướng ND
PHẦN I: CƠ HỌC
CHƯƠNG I: ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM
Tiết 1 – Bài 1:
CHUYỂN ĐỘNG CƠ
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức 
Mục tiêu: được chuyển động, chất điểm, hệ quy chiếu, mốc thời gian, vận tốc là gì.
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy sáng tạo
CH1.1: Làm thế nào để biết một vật chuyển động hay đứng yên?
- Lấy ví dụ minh hoạ.
CH1.2: Như vậy thế nào là chuyển động cơ? (ghi nhận khái niệm) cho ví dụ?
- Khi cần theo dõi vị trí của một vật nào đó trên bản đồ (ví dụ xác định vị trí của một chiếc ôtô trên đường từ Cao Lãnh đến TP HCM) thì ta không thể vẽ cả chiếc ô tô lên bản đồ mà có thể biểu thị bằng chấm nhỏ. Chiều dài của nó rất nhỏ so với quãng đường đi.
CH1.3: Vậy khi nào một vật chuyển động được coi là một chất điểm? Nêu một vài ví dụ về một vật chuyển động được coi là một chất điểm và không được coi là chất điểm?
- Từ đó các em hoàn thành C1.
- Trong thời gian chuyển động, mỗi thời điểm nhất định thì chất điểm ở một vị trí xác định. Tập hợp tất cả các vị trí của một chất điểm chuyển động tạo ra một đường nhất định. Đường đó được gọi là quỹ đạo của chuyển động
- Chúng ta phải dựa vào một vật nào đó (vật mốc) đứng yên bên đường.
- HS tự lấy ví dụ.
- HS phát biểu khái niệm chuyển động cơ. Cho ví dụ.
- Từng em suy nghĩ trả lời câu hỏi của gv.
- Cá nhân HS trả lời. (dựa vào khái niệm SGK)
- Tự cho ví dụ theo suy nghĩ của bản thân.
- HS hoàn thành theo yêu cầu C1.
- HS tìm hiểu khái niệm quỹ đạo chuyển động.
I. Chuyển động cơ. Chất điểm.
1. Chuyển động cơ.
 Chuyển của một vật (gọi tắt là chuyển động) là sự thay đổi vị trí của vật đó so với các vật khác theo thời gian.
2. Chất điểm.
 Một vật chuyển động được coi là một chất điểm nếu kích thước của nó rất nhỏ so với độ dài đường đi (hoặc so với những khoảng cách mà ta đề cập đến).
3. Quỹ đạo.
 Tập hợp tất cả các vị trí của một chất điểm chuyển động tạo ra một đường nhất định. Đường đó được gọi là quỹ đạo của chuyển động.
CH2.1: Các em hãy cho biết tác dụng của vật mốc đối với chuyển động của chất điểm?
- Khi đi đường chỉ cần nhìn vào cột km (cây số) ta có thể biết được ta đang cách vị trí nào đó bao xa.
- Từ đó các em hoàn thành C2.
CH2.2: Làm thế nào để xác định vị trí của một vật nếu biết quỹ đạo chuyển động?
- Chú ý H1.2 vật được chọn làm mốc là điểm O. chiều từ O đến M được chọn là chiều dương của chuyển động, nếu đi theo chiều ngược lại là đi theo chiều âm.
GVKL: Như vậy, nếu cần xác định vị trí của một chất điểm trên quỹ đạo chuyển động ta chỉ cần có một vật mốc, chọn chiều dương rồi dùng thước đo khoảng cách từ vật đó đến vật mốc.
CH2.3: Nếu cần xác định vị trí của một chất điểm trên mặt phẳng ta làm thế nào? Muốn chỉ cho người thợ khoan tường vị trí để treo một chiếc quạt thì ta phải làm (vẽ) thế nào trên bản thiết kế?
- Muốn xác định vị trí của điểm M ta làm như thế nào?
- Chú ý đó là 2 đại lượng đại số.
- Các em hoàn thành C3; 
gợi ý: có thể chọn gốc toạ độ trùng với bất kỳ điểm nào trong 4 điểm A, B, C, D để thuận lợi người ta thường chọn điểm A làm gốc toạ độ.
TB: Để xác định vị trí của một chất điểm, tuỳ thuộc vào qũy đạo và loại chuyển động mà người ta có nhiều cách chọn hệ toạ độ khác nhau. Ví dụ: hệ toạ độ cầu, hệ toạ độ trụ Chúng ta thường dùng là hệ toạ độ Đề-các vuông góc.
- Vật mốc dùng để xác định vị trí ở một thời điểm nào đó của một chất điểm trên quỹ đạo của chuyển động.
- HS nghiên cứu SGK.
- HS trả lời theo cách hiểu của mình (vật mốc có thể là bất kì một vật nào đứng yên ở trên bờ hoặc dưới sông).
- HS trả lời.
- HS nghiên cứu SGK, trả lời câu hỏi của gv?
- Chọn chiều dương cho các trục Ox và Oy; chiếu vuông góc điểm M xuống 2 trục toạ độ (Ox và Oy) ta được điểm các điểm (H và I).
- Vị trí của điểm M được xác định bằng 2 toạ độ và 
x
y
O
M
I
H
- Chiếu vuông góc điểm M xuống 2 trục toạ độ ta được M (2,5; 2) 
II. Cách xác định vị trí của vật trong không gian.
1. Vật làm mốc và thước đo.
- Vật làm mốc là vật được coi là đứng yên dùng để xác định vị trí của vật ở thời điểm nào đó.
- Thước đo được dùng để đo chiều dài đoạn đường từ vật đến vật mốc và nếu biết quỹ đạo và chiều dương quy ước xác định được vị trí chính xác của vật.
+
O
M
2. Hệ toạ độ.
- Gồm các trục toạ độ; Gốc toạ độ O, chiều (+) của trục.
- Hệ toạ độ cho phép xác định vị trí chính xác một điểm M bằng các toạ độ.(VD :sgk...).
+ Để xác định vị trí chính xác chất điểm chuyển động cần chọn hệ toạ độ có gốc O gắn vào vật mốc. 
+ Tuỳ thuộc vào loại chuyển động và quỹ đạo cđ mà chọn hệ toạ độ phù hợp (VD: toạ độ Đề Các; toạ độ cầu..)
ĐVĐ: Chúng ta thường nói: chuyến xe đó khởi hành lúc 7h, bây giờ đã đi được 15 phút. Như vậy 7h là mốc thời gian (còn gọi là gốc thời gian) để xác định thời điểm xe bắt đầu chuyển động và dựa vào mốc đó xác định được thời gian xe đã đi.
CH3.1: Tại sao phải chỉ rõ mốc thời gian và dùng dụng cụ gì để đo khoảng thời gian trôi đi kể từ mốc thời gian?
KL: Mốc thời gian là thời điểm ta bắt đầu tính thời gian. Để đơn gian ta đo & tính thời gian từ thời điểm vật bắt đầu chuyển động.
CH3.2: Các em hoàn thành C4. bảng giờ tàu cho biết điều gì?
- Xác định thời điểm tàu bắt đầu chạy & thời gian tàu chạy từ HN vào SG?
CH3.3: Các yếu tố cần có trong một hệ quy chiếu?
- Phân biệt hệ toạ độ & hệ quy chiếu? Tại sao phải dùng hệ quy chiếu?
GVKL :HQC gồm vật mốc, hệ toạ độ, mốc thời gian và đồng hồ. Để cho đơn giản thì:
HQC = Hệ toạ độ + Đồng hồ
- Cá nhân suy nghĩ trả lời.
- Chỉ rõ mốc thời gian để mô tả chuyển động của vật ở các thời điểm khác nhau. Dùng đồng hồ để đo thời gian
- Hiểu mốc thời gian được chọn là lúc xe bắt đầu chuyển bánh.
- Bảng giờ tàu cho biết thời điểm tàu bắt đầu chạy & thời điểm tàu đến ga.
- HS tự tính (lấy hiệu số thời gian đến với thời gian bắt đầu đi).
- Vật làm mốc, hệ toạ độ gắn với vật làm mốc, mốc thời gian & một đồng hồ.
- Hệ toạ độ chỉ cho phép xác định vị trí của vật. Hệ quy chiếu cho phép không những xác định được toạ độ mà còn xác định được thời gian chuyển động của vật, hoặc thời điểm tại một vị trí bất kì.
III. Cách xác định thời gian trong chuyển động.
1. Mốc thời gian và đồng hồ.
 Mốc thời gian (hoặc gốc thời gian) là thời điểm mà ta bắt đầu đo thời gian. Để đo thời gian trôi đi kể từ mốc thời gian bằng một chiếc đồng hồ. 
2. Thời điểm và thời gian.
a) Thời điểm:
- Trị số thời gian ở một lúc nào đó cụ thể kể từ mốc thời gian.
VD:.....
b) Thời gian: Khoảng thời gian trôi đi = Thời điểm cuối - Thời điểm đầu.
VD:...
IV. Hệ quy chiếu.
-Vật mốc + Hệ toạ độ có gốc gắn với gốc 0.
- Mốc thời gian t0 + đồng hồ.
HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10')
Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy sáng tạo
GV giao nhiệm vụ cho học sinh làm bài tập trắc nghiệm:
Câu 1: Trong trường hợp nào dưới đây có thể coi một đoàn tàu như một chất điểm?
   A. Đoàn tàu lúc khởi hành.
   B. Đoàn tàu đang qua cầu.
C. Đoàn tàu đang chạy trên một đoạn đường vòng.
   D. Đoàn tàu đang chạy trên đường Hà Nội -Vinh.
Câu 2: Một người đứng trên đường quan sát chiếc ô tô chạy qua trước mặt. Dấu hiệu nào cho biết ô tô đang chuyển động?
   A. Khói phụt ra từ ống thoát khí đặt dưới gầm xe.
   B. Khoảng cách giữa xe và người đó thay đổi.
   C. Bánh xe quay tròn.
   D. Tiếng nổ của động cơ vang lên.
Câu 3: Một chiếc xe lửa đang chuyển động, quan sát chiếc va  ... ẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10')
Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy sáng tạo
GV giao nhiệm vụ cho học sinh làm bài tập trắc nghiệm:
Câu 1: Một chiếc xe chuyển động thẳng nhanh dần đều từ trạng thái nghỉ. Xe chạy được một đoạn đường s mất khoảng thời gian là 10 s. Thời gian xe chạy được 1/4 đoạn đường đầu là
    A. 2,5 s.
    B. 5 s.
C. 7,5 s.
    D. 8 s.
Câu 2: Một vật nhỏ bắt đầu trượt chậm dần đều lên một đường dốc. Thời gian nó trượt lên cho tới khi dừng lại mất 10 s. Thời gian nó trượt được 1/4 s đoạn đường cuối trước khi dừng lại là
    A. 1 s.
    B. 3 s.
    C. 5 s.
    D. 7 s.
Câu 3: Một hòn bi bắt đầu lăn nhanh dần đều từ đỉnh xuống một đường dốc dài l = 1 m với vo = 0. Thời gian lăn hết chiều dài của đường dốc là 0,5 s. Vận tốc của hòn bi khi tới chân dốc là
    A. 10 m/s.
    B. 8 m/s.
    C. 5 m/s.
    D. 4 m/s.
Câu 4: Phương trình chuyển động của một vật chuyển động đọc theo trục Ox là x = 8 – 0,5(t-2)2 + t, với x đo bằng m, t đo bằng s. Từ phương trình này có thể suy ra kết luận nào sau đây?
    A. Gia tốc của vật là 1,2 m/s2 và luôn ngược hướng với vận tốc
    B. Tốc độ của vật ở thời điểm t =2 s là 2 m/s.
    C. Vận tốc trung bình của vật trong khoảng thời gian từ t = 0 s đến t = 3 s là 1 m/s.
    D. Quãng đường vật đi được trong khoảng thời gian từ t’1 = 1 s đến t’2 = 3 s là 2 m.
Câu 5: Một xe máy đang chạy với vận tốc 15 m/s trên đoạn đường thẳng thì người lái xe tăng ga và xe máy chuyển động nhanh dần đều. Sau 10 s, xe đạt đến vận tốc 20 m/s. Gia tốc và vận tốc của xe sau 20 s kể từ khi tăng ga là
    A. 1,5 m/s2 và 27 m/s.
    B. 1,5 m/s2 và 25 m/s.
    C. 0,5 m/s2 và 25 m/s.
    D. 0,5 m/s2 và 27 m/s.
Câu 6: Một xe chuyển động thẳng biến đổi đều có phương trình vận tốc là v = 10 – 2t, t thính theo s, v tính theo m/s. Quãng đường mà xe đó đi được trong 8 s đầu tiên là
    A. 26 m.
    B. 16 m.
    C. 34 m.
    D. 49 m.
Câu 7: Một ô tô đang chạy thẳng đều với vận tốc 40 km/h thì tăng ga chuyển động thẳng nhanh dần đều. Biết rằng sau khi chạy được quãng đường 1 km thì ô tô đạt được vận tốc 60 km/h. Gia tốc của ô tô là
    A. 20 km/h2.
    B. 1000 m/s2.
    C. 1000 km/h2.
    D. 10 km/h2.
Hướng dẫn giải và đáp án
Câu
1
2
3
4
5
6
7
Đáp án
B
C
D
D
C
C
C
HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’)
Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập 
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy sáng tạo
- Trong chuyển động thẳng chậm dần đều vectơ gia tốc như thế nào với các vectơ vận tốc? Đồ thị vận tốc – thời gian trong chuyển động thẳng chậm dần đều có dạng như thế nào?
- Cá nhân trả lời câu hỏi của GV và làm bài tập trong SGK
HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’)
Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy sáng tạo
Giải thích tại sao khi vận tốc và gia tốc cùng dấu thì chất điểm chuyển động nhanh dần lên, khi chúng ngược dấu nhau thì chất điểm chuyển động chậm dần đi.
4. Hướng dẫn về nhà
Trợ giúp của GV
Hoạt động của HS
- Về nhà làm tất cả các bài tập trong SGK - SBT (từ bài 1- bài 15) tiết sau chúng ta chữa bài tập.
- Tiết sau nếu có vấn đề gì cần giải đáp thì GV sẽ giải đáp.
- Ghi câu hỏi và bài tập về nhà.
- Tiếp nhận nhiệm vụ học tập.
- Làm theo dặn dò của GV.
Tiết 6:
BÀI TẬP
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 
1. Về kiến thức:
- Củng cố lại kiến thức về chuyển động thẳng biến đổi đều.
2. Về kĩ năng:
- Có kĩ năng giải bài tập vật lí về chuyển động thẳng đều và chuyển động thẳng biến đổi đều.
3. Về thái độ:
- Ham thích ứng dụng kiến thức vật lí vào việc giải bài tập, và các trường hợp có trong thực tế.
4. Định hướng phát triển năng lực 
a. Năng lực được hình thành chung :
 Năng lực giải quyết vấn đề. Năng lực thực nghiệm. Năng lực dự đoán, suy luận lí thuyết, thiết kế và thực hiện theo phương án thí nghiệm kiểm chứng giả thuyết, dự đoán, phân tích, xử lí số liệu và khái quát rút ra kết luận khoa học. Năng lực đánh giá kết quả và giải quyết vân đề
b. Năng lực chuyên biệt môn vật lý : 
- Năng lực kiến thức vật lí.
- Năng lực phương pháp thực nghiệm 
- Năng lực trao đổi thông tin 
- Năng lực cá nhân của HS 
II. PHƯƠNG PHÁP – PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Về phương pháp:
- Phân tích kết hợp với đàm thoại nêu vấn đề, máy chiếu (nếu có thể).
2. Về phương tiện dạy học 
- Giáo án, sgk, thước kẻ, đồ dùng dạy học,
III. CHUẨN BỊ:
a. Chuẩn bị của GV:
- Một số bài tập về chuyển động thẳng biến đổi đều.
b. Chuẩn bị của HS:
- Ôn lại toàn bộ kiến thức từ bài 1 đến bài 3. làm tất cả các bài tập (không nhất thiết phải đúng tất cả).
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định tổ chức:
- Kiểm tra sĩ số của HS & ổn định trật tự lớp, ghi tên những HS vắng mặt vào SĐB:
2. Kiểm tra bài cũ:
	Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Viết phương trình chuyển động thẳng biến đổi đều? Viết công thức độc lập với thời gian liên hệ giữa quãng đường đi, gia tốc vận tốc? 
- GV nhận xét câu trả lời của HS & cho điểm:
..
- HS lên bảng trả lời câu hỏi kiểm tra.
3. Bài mới:
a. Vào bài mới:
b. Tiến trình tổ chức bài học và nội dung cần đạt:
Hoạt động 1: Ôn lại kiến thức có liên quan:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung cần đạt
- Yêu cầu học viên lập bảng so sánh 3 loại chuyển động: 
+ Chuyển động thẳng đều.
+ Chuyển động thẳng nd đều
+ Chuyển động thẳng cd đều
Theo các mục sau:
+ Quỹ đạo cđ.
+ Vận tốc:
+ Đồ thị Vận tốc – thời gian.
+ Gia tốc:
+ Quãng đường đi:
+ Phương trình chuyển động:
+ Đồ thị toạ độ – thời gian:
+ Liên hệ giữa a,v,v0,s
- Chúng ta lần lượt giải một số bài tập trong SGK (gv chỉ hướng dẫn, HS lên bảng giải).
- HS độc lập suy nghĩ để trả lời.
trong chuyển động thẳng chậm dần đều thì gia tốc a ngược dấu với vận tốc v0
trong chuyển động thẳng chậm dần đều thì gia tốc a ngược dấu với vận tốc v0. Đồ thị vận tốc – thời gian có dạng khác nhau.
* Lý thuyết:
trong chuyển động thẳng chậm dần đều thì gia tốc a ngược dấu với vận tốc v0
trong chuyển động thẳng chậm dần đều thì gia tốc a ngược dấu với vận tốc v0. Đồ thị vận tốc – thời gian có dạng khác nhau.
Hoạt động 2: Vận dụng để giải một số bài toán đặc trưng cho từng loại chuyển động.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung cần đạt
- Gọi HS đọc bài 9 trang 15 SGK, cả lớp chú ý lắng nghe để chúng ta tóm tắt và phân tích đề bài.
*Gợi ý:
- 2 xe chuyển động như thế nào?
- Xuất phát tại mấy điểm?
- Gốc toạ độ trùng với điểm A thì x0 = ? 
- Từ đó áp dụng công thức tính quãng đường và pt chuyển động cho 2 xe.
- Đơn vị của s, x, t như thế nào?
- Khi 2 xe gặp nhau thì toạ độ của chúng lúc này như thế nào?
- Các em đọc bài 12 trang 22 SGK, tất cả chú ý để tóm tắt, phân tích đề bài.
* Gợi ý:
- Chúng ta phải đổi cho cùng đơn vị (thời gian và vận tốc).
- Từ đó áp dụng công thức gia tốc, quãng đường đi được và vận tốc để hoàn thành các câu hỏi đó.
- Trường hợp này vận tốc lúc đầu v0 =?
- Hướng dẫn HS làm thêm một số bài tập trong SGK, SBT nếu còn thời gian (kể cả các câu hỏi trắc nghiệm).
- Cá nhân HS đọc. 
OA
Cho biết:
B (+)
xoB= 10km 
 x
vA = 60km/h xoB
vB = 40km/h
sA = ?;sB = ?; xA = ?; xB = ?
a. Lấy gốc toạ độ tại A, thời gian là lúc bắt đầu xuất phát nên: x0A=0; t0 = 0
Công thức tính quãng đường đi được của 2 xe lần lượt là:
Phương trình chuyển động của 2 xe là:
thời gian t được tính bằng giờ (h)
b. Đồ thị của 2 xe:
c. Vị trí và thời điểm để 2 xe gặp nhau.
Khi 2 xe gặp nhau thì chúng có cùng toạ độ: xA = xB
sau 30 phút kể từ lúc xuất phát.
tại điểm cách A là 30 km
Cho biết
t = 1phút; v = 40km/h; v0 = 0
a = ?; s = ? t =? Để v’ = 60km/h
Giải
; t = 1phút = 60s
a. Gia tốc của đoàn tàu.
Gọi thời điểm lúc xuất phát t0 (t0 =0).
b. Quãng đường mà đoàn tàu đi được trong 1 phút.
Ta có: 
c. Thời gian để tàu đạt vận tốc v’ = 60km/h. (v’ = 16,67m/s)
Áp dụng công thức tính vận tốc trong chuyển động thẳng nhanh dần đều.
* Bài tập:
Bài 9 trang 15 SGK
OA
Cho biết:
B (+)
xoB= 10km 
 x
vA = 60km/h xoB
vB = 40km/h
sA = ?;sB = ?; xA = ?; xB = ?
a. Lấy gốc toạ độ tại A, thời gian là lúc bắt đầu xuất phát nên: x0A=0; t0 = 0
Công thức tính quãng đường đi được của 2 xe lần lượt là:
Phương trình cđ của 2 xe là:
thời gian t được tính bằng giờ (h)
b. Đồ thị của 2 xe:
 x (km)
x
O
t
30
0.5h
10
c. Vị trí và thời điểm để 2 xe gặp nhau.
Khi 2 xe gặp nhau thì chúng có cùng toạ độ: xA = xB
sau 30 phút kể từ lúc xuất phát.
tại điểm cách A là 30 km
Bài 12 trang 22 SGK
Cho biết
t = 1phút; v = 40km/h; v0 = 0
a = ?; s = ? t =? Để v’ = 60km/h
Giải
; t = 1phút = 60s
a. Gia tốc của đoàn tàu.
Gọi thời điểm lúc xuất phát t0 (t0 =0).
b. Quãng đường mà đoàn tàu đi được trong 1 phút.
Ta có: 
c. Thời gian để tàu đạt vận tốc v’ = 60km/h. (v’ = 16,67m/s)
Áp dụng công thức tính vận tốc trong chuyển động thẳng nhanh dần đều.
4. Củng cố:
Hoạt động của HS
Trợ giúp của GV
HS về nhà làm theo dặn dò của giáo viên. 
Gv yêu cầu học viên về nhà làm lại những bài đã chữa trên lớp và làm những bài chưa chữa trong SGK.
5. Dặn dò:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Về nhà học bài, làm lại các bài tập đã chữa trong SGK và chuẩn bị bài tiếp theo, nội dung cần nắm đc là: khái niệm về sự rơi tự do, các đặc điểm của chuyển động rơi tự do.
- Nhận xét buổi học và dặn dò rút kinh nghiệm.
- Ghi câu hỏi và bài tập về nhà.
- Ghi những chuẩn bị cho bài sau.
Thày cô tải đủ bộ cả năm tại website: tailieugiaovien.edu.vn

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_vat_ly_lop_10_tiet_1_den_6.doc