Giáo án Vật lý Lớp 10 - Tiết 32 đến 35 - Hồ Thị Thanh Xuân

Giáo án Vật lý Lớp 10 - Tiết 32 đến 35 - Hồ Thị Thanh Xuân

I. MỤC TIÊU CHUNG

1. Kiến thức:

- Phát biểu được quy tắc xác định được hợp lực của 2 lực song2 cùng chiều.

- Phát biểu được định nghĩa ngẫu lực và nêu được tác dụng của ngẫu lực.

- Viết được công thức tính momen ngẫu lực.

2. Năng lực

a. Năng lực được hình thành chung:

Năng lực giải quyết vấn đề. Năng lực thực nghiệm. Năng lực dự đoán, suy luận lí thuyết, thiết kế và thực hiện theo phương án thí nghiệm kiểm chứng giả thuyết, dự đoán, phân tích, xử lí số liệu và khái quát rút ra kết luận khoa học. Năng lực đánh giá kết quả và giải quyết vân đề

b. Năng lực chuyên biệt môn vật lý:

- Năng lực kiến thức vật lí.

- Năng lực phương pháp thực nghiệm

- Năng lực trao đổi thông tin

- Năng lực cá nhân của HS

3. Phẩm chất

- Phẩm chất: Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

 

docx 28 trang Người đăng Văn Đô Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 257Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Vật lý Lớp 10 - Tiết 32 đến 35 - Hồ Thị Thanh Xuân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 16,17. TIẾT 32,33. 
CHỦ ĐỀ 6: QUI TẮC HỢP LỰC SONG SONG CÙNG CHIỀU- NGẪU LỰC
I. MỤC TIÊU CHUNG
1. Kiến thức:
- Phát biểu được quy tắc xác định được hợp lực của 2 lực song2 cùng chiều.
- Phát biểu được định nghĩa ngẫu lực và nêu được tác dụng của ngẫu lực. 
- Viết được công thức tính momen ngẫu lực.
2. Năng lực 
a. Năng lực được hình thành chung:
Năng lực giải quyết vấn đề. Năng lực thực nghiệm. Năng lực dự đoán, suy luận lí thuyết, thiết kế và thực hiện theo phương án thí nghiệm kiểm chứng giả thuyết, dự đoán, phân tích, xử lí số liệu và khái quát rút ra kết luận khoa học. Năng lực đánh giá kết quả và giải quyết vân đề
b. Năng lực chuyên biệt môn vật lý: 
- Năng lực kiến thức vật lí.
- Năng lực phương pháp thực nghiệm 
- Năng lực trao đổi thông tin 
- Năng lực cá nhân của HS 
3. Phẩm chất
- Phẩm chất: Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. 
TIẾT 32. BÀI 19: QUY TẮC HỢP LỰC SONG SONG CÙNG CHIỀU
I. MỤC TIÊU
- Phát biểu được quy tắc xác định được hợp lực của 2 lực song2 cùng chiều.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 	
1. Giáo viên
- Chuẩn bị TN theo hình 19.1, và 19.2SGK, ,máy tính
2. Học sinh
- Ôn lại các kiến thức đã học về phép chia trong và chia ngoài khoảng cách giữa 2 điểm.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC	
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG ( 5 phút)
a) Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
b) Nội dung: Hs dựa vào hiểu biết để trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm: Từ bài toán HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
d) Tổ chức thực hiện: 
- GV: Để tổng hợp hai lực có giá đồng quy ta dùng quy tắc hình bình hành.Vậy để tổng hợp hai lực song song cựng chiều ta dùng quy tắc gì?
- HS định hướng ND
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI	
Hoạt động 1: Quy tắc tổng hợp 2 lực song song cùng chiều ( 15 phút)
a) Mục tiêu: Tìm hiểu quy tắc tổng hợp 2 lực song song cùng chiều, nắm được công thức 19.1
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức
d) Tổ chức thực hiện: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
Có 2 lực song song, cùng chiều, hợp lực của chúng như thế nào?
- Nhận xét mối liên hệ giữa giá của hợp lực và giá của các lực thành phần?
- Phát biểu quy tắc tổng hợp 2 lực song song cùng chiều.
- Chứng minh rằng quy tắc trên vẫn đúng khi AB không vuông góc với 2 lực thành phần và 
 + Chú ý có thể hiểu thêm về trọng tâm của vật.
- Các em đọc phần 2a rồi trả lời C3.
- Chú ý phân tích 1 lực thành 2 lực song song cùng chiều, ngược lại với phép tổng hợp lực.
- Trở lại thí nghiệm ban đầu. Thước cân bằng do tác dụng của 3 lực song song ,, Ba lực đó gọi là hệ 3 lực song song cân bằng. Nhận xét mối liên hệ giữa 3 lực này?
- Các em lên bảng vẽ hình 19.6
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
- Thảo luận để trình bày phương án của nhóm mình
* Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
- Đại diện nhóm trình bày câu trả lời.
- Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau. 
* Bước 4: Kết luận, nhận định: 
- GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.
II. Quy tắc tổng hợp 2 lực song song cùng chiều
1. Quy tắc
d2
d1
O1
O
O2
A
B
- Hợp lực là một lực song song, cùng chiều và có độ lớn bằng tổng các độ lớn của 2 lực: 
- Giá của hợp lực chia trong khoảng cách giữa 2 điểm thành những đoạn tỉ lệ nghịch với độ lớn 2 lực.
 (chia trong)
2. Chú ý.
 G
+ Có thể phân tích 1 lực thành hai lực thành phần và song song cùng cchiều với lực 
+ Hệ 3 lực song song cân bằng có đặc điểm:
 - Ba lực đó phải có giá đồng phẳng 
- Lực ở trong phải ngược chiều với 2 lực ở ngoài
- Hợp lực của 2 lực ở ngoài phải cân bằng với lực ở trong. 
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP ( 15 phút)
a) Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học
b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho học sinh làm bài tập trắc nghiệm
Câu .1: Biểu thức của quy tắc hợp hai lực song song cùng chiều là
 A. 	B. 	C. 	D. 
Câu 2: Điền vào phần khuyết
Hợp của hai lực song song cùng chiều là một lực...........(1)............. và có độ lớn bằng.....(2)........ các độ lớn của hai lực ấy.
A. 1- song song, cùng chiều; 2- tổng.	B. 1- song song, ngược chiều; 2- tổng.
C. 1- song song, ngược chiều; 2- hiệu.	D. 1- song song, cùng chiều; 2 - hiệu.
Câu 3: Trong các vật sau vật nào có trọng tâm không nằm trên vật.	
A. Mặt bàn học.	B. Cái tivi.	C. Chiếc nhẫn trơn.	D. Cái bông tai.
Câu 4: Người ta đặt một thanh đồng chất AB dài 90 cm, khối lượng m = 2 kg lên một giá đỡ tại O và móc vào hai đầu A, B của thanh hai trọng vật có khối lượng m1 = 4 kg và m2 = 6 kg. Vị trí O đặt giá đỡ để thanh nằm cân bằng cách đầu A
    A. 50 cm.    B. 60 cm.    C. 55 cm.    D. 52,5 cm.
Câu 5: Một thanh cứng AB có khối lượng không đáng kể, dài 1 m, được treo nằm ở hai đầu AB nhờ hai lò xo thẳng đứng có chiều dài tự nhiên bằng nhau và có độ cứng k1 = 90 N/m và k2 = 60 N/m. Để thanh vẫn nằm nganh phải treo một vật nặng vào điểm C cách A là
    A. 40 cm.    B. 60 cm.    C. 45 cm.    D. 75 cm.
Câu 6: Một người đang quẩy trên vai một chiếc bị, có trọng lượng 60 , được buộc ở đầu gậy cách vai 50 cm. Tay người giữ ở đầu kia cách vai 35 cm. Lực giữ của tay và áp lực đè lên vai người là (bỏ qua trọng lượng của gậy)
    A. 100 N và 150 N.    B. 120 N và 180 N.    C. 150 N và 180 N.    D. 100 N và 160 N.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành các bài tập
Hướng dẫn giải và đáp án
Câu
1
2
3
4
5
6
Đáp án
B
A
C
D
A
B
d) Tổ chức thực hiện: 	
GV: Gọi HS nêu các kiến thức trọng tâm trong bài.	
HS: Hoạt động cá nhân và đại diện HS lên bảng chữa bài.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG ( 10 PHÚT)
a) Mục tiêu: Học sinh được củng cố lại kiến thức thông qua bài tập ứng dụng.
b) Nội dung: HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
Bài 19.4 trang 46 Sách bài tập Vật Lí 10:Một người đang quẩy trên vai một chiếc bị có trọng lượng 50 N. Chiếc bị buộc ở đầu gậy cách vai 60 cm. Tay người giữ ở đầu kia cách vai 30 cm. Bỏ qua trọng lượng của gậy 
 a) Hãy tính lực giữ của tay.
 b) Nếu dịch chuyển gậy cho bị cách vai 30 cm và tay cách vai 60 cm, thì lực giữ bằng bao nhiêu ?
 c) Trong hai trường hợp trên, vai người chịu một áp lực bằng bao nhiêu.
c) Sản phẩm: HS làm các bài tập 	
Đáp án:
a. F/P = 60/30 = 2 ⇒ F = 2P = 100(N)
b. F/P = 30/60 = 1/2 ⇒ F = P/2 = 25(N)
c. Áp lực bằng F + P = 150 N hoặc 75 N
d) Tổ chức thực hiện: Làm bài tập vận dụng
- HS trả lời.
- HS nộp vở bài tập.
- HS tự ghi nhớ nội dung trả lời đã hoàn thiện.
* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ	
- GV tóm lại nội dung chính của bài.
- Yêu cầu HS về nhà làm các bài tập.4,5,6/110/SGK
- Yêu cầu: HS chuẩn bị bài sau. BÀI 22 ngẫu lực. Ôn lại kiến thức momen lực
* RÚT KINH NGHIỆM:
.......................................................................................................................................................... 
TIẾT 33. BÀI 22: NGẪU LỰC
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Phát biểu được định nghĩa ngẫu lực và nêu được tác dụng của ngẫu lực. 
- Viết được công thức tính momen ngẫu lực.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 	
1. Giáo viên
- Chuẩn bị một số dụng cụ như tuavit, vòi nước, cơ-lê ống, con quay. 
- Photo một số hình vẽ trong SGK.
2. Học sinh
- Ôn lại kiến thức về điều kiện cân bằng của 1 vật chịu tác dụng của 3 lực song song, momen lực.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC	
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG ( 5 phút)
a) Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
b) Nội dung: Hs dựa vào hiểu biết để trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm: Từ bài toán HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
d) Tổ chức thực hiện: 
- Dùng tay vặn vòi nước ta đã tác dụng vào vòi nước một ngẫu lực. Vậy ngẫu lực là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay
- HS: Trình bày câu trả lời
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI	
Hoạt động 1: Ngẫu lực ( 15 phút)
a) Mục tiêu: Định nghĩa ngẫu lực. Viết được công thức tính momen của ngẫu lực.
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức
d) Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
- Đề nhị 1 HS lên vặn vòi nước. Nhận xét lực tác dụng của tay vào vòi nước. Đưa hình vẽ hình 22.2. chỉ ra 2 lực và .
- Dùng tay vặn vòi nước ta đã tác dụng vào vòi nước một ngẫu lực. Vậy ngẫu lực là gì?
- Nêu các ví dụ về ngẫu lực
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
- HS tiến hành theo yêu cầu của GV.
* Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
- HS: Lắng nghe, ghi chú, đọc sgk và trả lời
- Các HS nhận xét, bổ sung cho nhau. 
* Bước 4: Kết luận, nhận định: 
- GV chính xác hóa và gọi 1 học sinh nhắc lại kiến thức 
I. Ngẫu lực là gì?
1. Định nghĩa.
Hệ hai lực song song, ngược chiều, có độ lớn bằng nhau và cùng tác dụng vào một vật gọi là ngẫu lực.
2. Ví dụ.
Hoạt động 2: Tác dụng của ngẫu lực đối với một vật rắn ( 15 phút)
a) Mục tiêu: 
- Vận dụng được khái niệm ngẫu lực để giải thích một số hiện tượng vật lí thường gặp trong đời sống và kĩ thuật.
- Vận dụng được công thức tính mômen của ngẫu lực để làm một số bài tập.
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức
d) Tổ chức thực hiện: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
- Tìm hiểu trường hợp vật rắn không có trục quay cố định.
- Tác dụng lực làm con quay quay. Nhận xét kết quả tác dụng của ngẫu lực.
- Rút ra kết luận chung.
- Hướng dẫn HS tìm hiểu trường hợp vật có trục quay cố định.
- Khi vặn vòi nước. Ngẫu lực gây ra tác dụng gì?
- Nhận xét vị trí trọng tâm của vật; trọng tâm đứng yên hay chuyển động?
- Nếu trục quay không đi qua trọng tâm. Tác dụng ngẫu lực (kéo đồng thời, ngược chiều 2 sợi dây) nhận xét trọng tâm của đĩa.
- Nhận xét chung về tác dụng của ngẫu lực?
- Hướng dẫn HS tìm hiểu momen ngẫu lực. Dùng hình vẽ 22.5
- Nhận xét chiều tác dụng làm quay của và .
- Chọn chiều (+) là chiều quay của vật do tác dụng của ngẫu lực, tính momen ngẫu lực.
- Chú ý: d là khoảng cách giữa 2 giá của lực được gọi là cánh tay đòn của ngẫu lực.
- Các em làm C1.
- Gợi ý: Chọn trục quay O1 khác O, rồi tính momen của ngẫu lực  ... ròn đều?
A. Chuyển động của đầu van bánh xe đạp khi xe đang chuyển động thẳng chậm dần đều.
B. Chuyển động quay của Trái Đất quanh Mặt Trời.
C. Chuyển động của điểm đầu cánh quạt trần khi đang quay đều.
D. Chuyển động của điểm đầu cánh quạt khi vừa tắt điện.
Câu 19.Khi nói về phép phân tích lực, phát biểu nào sau đây sai?
A. Phân tích lực là thay thế một lực bằng hai hay nhiều lực có tác dụng giống hệt như lực đó.
B. Khi phân tích một lực thành hai lực thành phần thì phải tuân theo quy tắc hình bình hành.
C. Khi phân tích một lực thành hai lực thành phần thì hai lực thành phần làm thành hai cạnh của hình bình hành.
D. Phân tích lực là phép thay thế các lực tác dụng đồng thời vào vật bằng một lực như các lực đó.
Câu 20. Khi một con ngựa kéo xe, lực tác dụng vào con ngựa làm nó chuyển động về phía trước là lực nào ?
A. Lực mà ngựa tác dụng vào xe.	B. Lực mà xe tác dụng vào ngựa.
C. Lực mà ngựa tác dụng vào mặt đất.	D. Lực mà mặt đất tác dụng vào ngựa.
Câu 21. Các vệ tinh nhân tạo chuyển động tròn đều xung quanh Trái Đất vì :
A. Lực hấp dẫn đóng vai trò là lực hướng tâm.	B. Lực đàn hồi đóng vai trò là lực hướng tâm.
C. Lực ma sát đóng vai trò là lực hướng tâm.	D. Lực điện đóng vai trò là lực hướng tâm..
Câu 22. Nhận xét nào sau đây là đúng. Quy tắc mômen lực:	
A. Chỉ được dùng cho vật rắn có trục cố định. 
B. Chỉ được dùng cho vật rắn không có trục cố định.
C. Không dùng cho vật nào cả. 
D. Dùng được cho cả vật rắn có trục cố định và không cố định.
Câu 23. Dạng cân bằng của nghệ sĩ xiếc đang đứng trên dây là :
A. Cân bằng bền. 	B. Cân bằng không bền. 
C. Cân bằng phiến định.	D. Không thuộc dạng cân bằng nào cả.
Câu 24/ Đặc điểm của hệ ba lực cân bằng là
 A. có giá đồng phẳng, có hợp lực bằng 0.
 B. có giá đồng phẳng và đồng quy, có hợp lực khác 0.
 C. có giá đồng quy, có hợp lực bằng 0.
 D. có giá đồng phẳng và đồng quy, có hợp lực bằng 0
Câu 25. Một ô tô đang chuyển động với vận tốc ban đầu là 10 m/s trên đoạn đường thẳng, thì người lái xe hãm phanh,xe chuyển động chậm dần với gia tốc 2m/s2. Quãng đường mà ô tô đi được sau thời gian 3 giây là: 
A.s = 19 m; 	B. s = 20m; 	C.s = 18 m; 	D. s = 21m; .
Câu 26. Tốc độ góc của một điểm trên Trái Đất đối với trục Trái Đất là bao nhiêu? Cho biết chu kỳ T = 24 giờ.
A. .B. C. 	D. 
Câu 27. Một cái thùng có khối lượng 50 kg chuyển động theo phương ngang dưới tác dụng của một lực 150 N. Gia tốc của thùng là bao nhiêu?Biết hệ số ma sát trượt giữa thùng và mặt sàn là 0,2. Lấy g = 10 m/s2.
A. 1 m/s2.	B. 1,01 m/s2.	C. 1,02m/s2.	D. 1,04 m/s2.
Câu 28/ Treo một vật vào lực kế thì lực kế chỉ 30 N và lò xo lực kế dãn 3 cm. Độ cứng của lò xo là
    A. 10 N/m.    B. 10000 N/m.    C. 100 N/m.    D. 1000 N/m.
Câu 29. 
Một vật khối lượng m = 5,0 kg đứng yên trên một mặt phẳng nghiêng nhờ một sợi dây song song với mặt phẳng nghiêng. Góc nghiêng a = 300. Bỏ qua ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng; lấy g = 10m/s2 Xác định lực căng của dây và phản lực của mặt phẳng nghiêng.
A. T = 25 (N), N = 43 (N).	B. T = 50 (N), N = 25 (N).
C. T = 43 (N), N = 43 (N).	D. T = 25 (N), N = 50 (N).
Câu 30. Hai người dùng một chiếc gậy để khiêng một cỗ máy nặng 1000N. Điểm treo cỗ máy cách vai người thứ nhất 60cm và cách vai người thứ hai là 40cm. Bỏ qua trọng lượng của gậy. Mỗi người sẽ chịu một lực bằng: 
A. Người thứ nhất: 400N, người thứ hai: 600N. B. Người thứ nhất 600N, người thứ hai: 400N
C. Người thứ nhất 500N, người thứ hai: 500N. C. Người thứ nhất: 300N, người thứ hai: 700N.
HẾT
ĐÁP ÁN
1.C
2.C
3.A
4.A
5.A
6.A
7.D
8.A
9.C
10.D
11.C
12.D
13.A
14.A
15.A
16.A
17.A
18.C
19.D
20.D
21.A
22.D
23.B
14.D
25.D
26.B
27.A
28.D
29.A
30.A
ĐỀ 1
Hướng dẫn gỉải chi tiết
Câu 1.Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về chất điểm ?
A. Chất điểm là những vật có kích thước nhỏ.
B. Chất điểm là những vật có kích thước rất nhỏ.
C. Chất điểm là những vật có kích thước rất nhỏ so với chiều dài của quỹ đạo của vật.
D. Chất điểm là một điểm.
Câu 2.Phương trình chuyển động của chuyển động thẳng nhanh dần đều là
A. cùng dấu).	
B. trái dấu).
C. cùng dấu).	
D. trái dấu).	
Câu 3.Các công thức liên hệ giữa tốc độ góc w với chu kỳ T và giữa tốc độ góc w với tần số f trong chuyển động tròn đều là:
A. . B. .	C. .	D. .
Câu 4.Một người đang ngồi trên chiếc thuyền thả trôi theo dòng nước,trong các câu sau đây câu nào không đúng ?
A.Người đó đứng yên so với bờ sông. 
B.Người đó đứng yên so với dòng nước. 
C.Người đó chuyển động so với bờ sông.
D.Người đó đứng yên so với chiếc thuyền.
Câu 5. Gọi là giá trị trung bình của A sau n lần đo, Ai là giái trị của A ở lần đo thứ i. Sai số tuyệt đối ở lần đo thứ i là
	A. .	B. .	C. .	D. .
Câu 6. Lực tác dụng vào vật có thể làm vật biếng dạng hoặc gây ra
	A. gia tốc cho vật.	B. thây đổi khối lượng.
	C. thây đổi trọng lượng.	D. vận tốc cho vật.
Câu 7. Chọn đáp án đúng.
 Một vật đang chuyển động với vận tốc 5 m/s. Nếu bỗng nhiên các lực tác dụng lên nó bị mất đi thì
A. vật dừng lại ngay
B. vật đổi hướng chuyển động
C. vật tiếp tục chuyển động chậm dần rồi mới dừng lại
D. vật tiếp tục chuyển động theo hướng cũ với vận tốc 5 m/s.
Câu 8. Hệ thức của định luật vạn vật hấp dẫn là:
A. .	B. .	C. .	D. 
Câu 9. Công thức của định luật Húc là
A. . B..	C. .	D. .
Câu 10. Công thức của lực ma sát trượt là : 
A. .	B. .	C. .	D. 
Câu 11. Trong các vật sau vật nào có trọng tâm không nằm trên vật.	
A. Mặt bàn học.	B. Cái tivi.	C. Chiếc nhẫn trơn.	D. Viên gạch.
Câu 12. Các dạng cân bằng của vật rắn đó là:
A.Cân bằng bền, cân bằng không bền.	 
 B. Cân bằng không bền, cân bằng phiếm định.
C. Cân bằng bền, cân bằng phiếm định.	 
D. Cân bằng bền, cân bằng không bền, cân bằng phiếm định
Câu 13. Điền từ cho sẵn dưới đây vào chỗ chống.
“Muốn cho một vật có trục quay cố định ở trạng thái cân bằng, thì tổng ............ có xu hướng làm vật quay theo chiều kim đồng hồ phải bằng tổng các .......... có xu hướng làm vật quay ngược chiều kim đồng hồ
A. mômen lực.	 B. hợp lực.	C. trọng lực.	D. phản lực.
Câu 14: Biểu thức nào là biểu thức mômen của lực đối với một trục quay?
A. .	B. .	C. .	D. 
Câu 15. Điều kiện cân bằng của một vật có mặt chân đế là giá của trọng lực phải 
A. xuyên qua mặt chân đế.	B. không xuyên qua mặt chân đế.
C. nằm ngoài mặt chân đế.	D. một đáp án khác.
Câu 16.Nhận xét nào sau đây đúng khi nói về vận tốc của chất điểm trong chuyển động thẳng đều?
A. Không thay đổi cả về dấu và độ lớn.	
B. Phụ thuộc bậc nhất vào thời gian.
C. Có độ lớn thay đổi và có dấu không đổi.	
D. Có độ lớn không đổi và có dấu thay đổi.
Câu 17. Công thức liên hệ giữa gia tốc, vận tốc và quãng đường đi được của chuyển động thẳng nhanh dần đều , điều kiện nào dưới đây là đúng?
A. a > 0; v > v0.	B. a 0; v v0.
Câu 18. Chuyển động của vật nào dưới đây là chuyển động tròn đều?
A. Chuyển động của đầu van bánh xe đạp khi xe đang chuyển động thẳng chậm dần đều.
B. Chuyển động quay của Trái Đất quanh Mặt Trời.
C. Chuyển động của điểm đầu cánh quạt trần khi đang quay đều.
D. Chuyển động của điểm đầu cánh quạt khi vừa tắt điện.
Câu 19.Khi nói về phép phân tích lực, phát biểu nào sau đây sai?
A. Phân tích lực là thay thế một lực bằng hai hay nhiều lực có tác dụng giống hệt như lực đó.
B. Khi phân tích một lực thành hai lực thành phần thì phải tuân theo quy tắc hình bình hành.
C. Khi phân tích một lực thành hai lực thành phần thì hai lực thành phần làm thành hai cạnh của hình bình hành.
D. Phân tích lực là phép thay thế các lực tác dụng đồng thời vào vật bằng một lực như các lực đó.
Câu 20. Khi một con ngựa kéo xe, lực tác dụng vào con ngựa làm nó chuyển động về phía trước là lực nào ?
A. Lực mà ngựa tác dụng vào xe.	B. Lực mà xe tác dụng vào ngựa.
C. Lực mà ngựa tác dụng vào mặt đất.	D. Lực mà mặt đất tác dụng vào ngựa.
Câu 21. Các vệ tinh nhân tạo chuyển động tròn đều xung quanh Trái Đất vì :
A. Lực hấp dẫn đóng vai trò là lực hướng tâm.	B. Lực đàn hồi đóng vai trò là lực hướng tâm.
C. Lực ma sát đóng vai trò là lực hướng tâm.	D. Lực điện đóng vai trò là lực hướng tâm..
Câu 22. Nhận xét nào sau đây là đúng. Quy tắc mômen lực:	
A. Chỉ được dùng cho vật rắn có trục cố định. 
B. Chỉ được dùng cho vật rắn không có trục cố định.
C. Không dùng cho vật nào cả. 
D. Dùng được cho cả vật rắn có trục cố định và không cố định.
Câu 23. Dạng cân bằng của nghệ sĩ xiếc đang đứng trên dây là :
A. Cân bằng bền. 	B. Cân bằng không bền. 
C. Cân bằng phiến định.	D. Không thuộc dạng cân bằng nào cả.
Câu 24/ Đặc điểm của hệ ba lực cân bằng là
 A. có giá đồng phẳng, có hợp lực bằng 0.
 B. có giá đồng phẳng và đồng quy, có hợp lực khác 0.
 C. có giá đồng quy, có hợp lực bằng 0.
 D. có giá đồng phẳng và đồng quy, có hợp lực bằng 0
Câu 25. Một ô tô đang chuyển động với vận tốc ban đầu là 10 m/s trên đoạn đường thẳng, thì người lái xe hãm phanh,xe chuyển động chậm dần với gia tốc 2m/s2. Quãng đường mà ô tô đi được sau thời gian 3 giây là: 
A.s = 19 m; 	B. s = 20m; 	C.s = 18 m; 	D. s = 21m; .
Đáp án
v = v0 + a.t = 10-2.3 = 4m/s
s = v0.t + ½.a.t 2 = 10.3 – ½. 2.9 = 21m
Câu 26. Tốc độ góc của một điểm trên Trái Đất đối với trục Trái Đất là bao nhiêu? Cho biết chu kỳ T = 24 giờ.
A. .	B. 
C. 	D. 
Đáp án
Tốc độ góc : = rad/s
Câu 27. Một cái thùng có khối lượng 50 kg chuyển động theo phương ngang dưới tác dụng của một lực 150 N. Gia tốc của thùng là bao nhiêu?Biết hệ số ma sát trượt giữa thùng và mặt sàn là 0,2. Lấy g = 10 m/s2.
A. 1 m/s2.	B. 1,01 m/s2.	C. 1,02m/s2.	D. 1,04 m/s2.
Đáp án
Gia tốc: 
Câu 28/ Treo một vật vào lực kế thì lực kế chỉ 30 N và lò xo lực kế dãn 3 cm. Độ cứng của lò xo là
    A. 10 N/m.
    B. 10000 N/m.
    C. 100 N/m.
    D. 1000 N/m.
Đáp án
Độ cứng của lò xo
Câu 29. Một vật khối lượng m = 2,2 kg đứng yên trên một mặt phẳng nghiêng nhờ một sợi dây song song với mặt phẳng nghiêng. Góc nghiêng a = 300. Bỏ qua ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng; lấy g = 10m/s2 Xác định lực căng của dây và phản lực của mặt phẳng nghiêng.
A. T = 25,4 (N), N = 12,7 (N).	B. T = 50,8 (N), N = 25,4 (N).
C. T = 20 (N), N = 9,52 (N).	D. T = 25 (N), N = 50 (N).
Đáp án
Câu 30. Hai người dùng một chiếc gậy để khiêng một cỗ máy nặng 1000N. Điểm treo cỗ máy cách vai người thứ nhất 60cm và cách vai người thứ hai là 40cm. Bỏ qua trọng lượng của gậy. Mỗi người sẽ chịu một lực bằng: 
A. Người thứ nhất: 400N, người thứ hai: 600N. B. Người thứ nhất 600N, người thứ hai: 400N
C. Người thứ nhất 500N, người thứ hai: 500N. C. Người thứ nhất: 300N, người thứ hai: 700N.
Đáp án
Theo đề bài ta có: F1 + F2 = 1000 (1)
Thay (2) vào (1) : ta được F1 = 400N, F2 = 600N

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_vat_ly_lop_10_tiet_32_den_35_ho_thi_thanh_xuan.docx