Kế hoạch chuyên môn lớp 10 ( ban cơ bản ) - Đại số

Kế hoạch chuyên môn lớp 10 ( ban cơ bản ) - Đại số

1.Mệnh đề ( 3 tiết )

Mệnh đề chứa biến.

Phủ định của một mđ.

Mệnh đề kéo theo.

Mệnh đề đảo.

Hai mđ tương đương.

Điều kiện cần, đk đủ, đk cần và đủ. 1, 2, 3 Kiến thức:

- Biết thế nào là mệnh đề, mđ phủ định, mđ chứa biến.

- Biết kí hiệu phổ biến ( ) và kí hiệu tồn tại ( ).

- Biết được mệnh đề kéo theo, mđ tương đương.

- Phân biệt được điều kiện cần và đk đủ, giả thiết và kết luận.

Kĩ năng:

- Biết lấy ví dụ về mđ, mđ phủ định của một mđ, xác định tính đúng sai của một mđ trong những trường hợp đơn giản.

- Nêu được ví dụ mệnh đề kéo theo, mđ tương đương.

- Biết lập mđ đảo của một mđ cho trước.

 

doc 10 trang Người đăng trường đạt Lượt xem 1369Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch chuyên môn lớp 10 ( ban cơ bản ) - Đại số", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH CHUYÊN MÔN LỚP 10 ( BAN CƠ BẢN ) - ĐẠI SỐ
TUẦN
TÊN BÀI HỌC- CHỦ ĐỀ
TIẾT
THỨ
MỨC ĐỘ YÊU CẦU
GHI CHÚ
Ứng dụng CNTT
Chương I: Mệnh đề - Tập hợp ( 8 tiết ) 
1.Mệnh đề ( 3 tiết )
Mệnh đề chứa biến.
Phủ định của một mđ.
Mệnh đề kéo theo.
Mệnh đề đảo.
Hai mđ tương đương.
Điều kiện cần, đk đủ, đk cần và đủ.
 1, 2, 3
Kiến thức: 
- Biết thế nào là mệnh đề, mđ phủ định, mđ chứa biến.
- Biết kí hiệu phổ biến () và kí hiệu tồn tại ().
- Biết được mệnh đề kéo theo, mđ tương đương.
- Phân biệt được điều kiện cần và đk đủ, giả thiết và kết luận.
Kĩ năng: 
- Biết lấy ví dụ về mđ, mđ phủ định của một mđ, xác định tính đúng sai của một mđ trong những trường hợp đơn giản.
- Nêu được ví dụ mệnh đề kéo theo, mđ tương đương.
- Biết lập mđ đảo của một mđ cho trước.
Vd: Nêu mệnh đề phủ định của mỗi mệnh đề.Xác định tính đúng sai của mđ đó.
Vd: Cho một mđ, phát biểu mđ đảo, mđ kéo theo, mđ tương đương.
2.Tập hợp
( 1 tiết )
Khái niệm tập hợp.
Hai tập hợp bằng nhau.
Tập con. Tập rỗng.
4
Kiến thức: 
Hiểu được khái niệm tập hợp, tập con, hai tập hợp bằng nhau.
Kĩ năng: 
- Sử dụng đúng các kí hiệu , Ø, A\B, CA.
- Biết cho tập hợp bằng cách liệt kê các phần tử của tập hợp hoặc chỉ ra các tính chất đặc trưng của các phần tử của tập hợp.
- Vận dụng được các khái niệm tập hợp con, hai tập hợp bằng nhau vào giải bài tập.
Vd: Xác định các phần tử của tập hợp { x R | ( x-2x + 1)(x - 3) = 0 }.
Vd: Viết lại tập hợp sau theo cách liệt kê { x N | x < 30; x là bội của 3 hoặc của 5 }.
Dùng Powerpoint để biểu diễn biểu đồ Ven.
3.Các phép toán về tập hợp ( 1 tiết )
Hợp,giao của hai tập hợp .
Hiệu của hai tập hợp, phần bù của một tập con.
5
Kiến thức: 
Hiểu các phép toán: giao của hai tập hợp, hợp của hai tập hợp, phần bù của một tập con.
Kĩ năng: 
- Thực hiện các phép toán lấy giao của hai tập hợp, hợp của hai tập hợp, hiệu của hai tập hợp, phần bù của một tập con.
- Biết dùng biểu đồ Ven để biểu diễn giao của hai tập hợp, hiệu của hai tập hợp.
Vd: Cho các tập A = [ -3; 1]
; B = [-2; 2]; C = [-2; + ).
a) Trong các tập hợp trên, tập nào là tập con của tập nào ?
b) Tìm AB ; AB ; AC.
4.Các tập hợp số
(1 tiết)
Tập hợp số tự nhiên, số nguyên, số hữu tỉ, số thập phân vô hạn (số thực).
6
Kiến thức: 
- Hiểu được các kí hiệu N; N; Z; Q; R và các mối quan hệ giữa các tập đó.
- Hiểu đúng các kí hiệu (a; b) ; [a; b] ; (a; b] ; [a; b) ; (- ; a) ; (- ; a] ; (a ; + ) ; [a ; + ) ; (- ; + ).
Kĩ năng: 
Biết biểu diễn các khoảng, đoạn trên trục số.
Vd: Sắp xếp các tập hợp N; N; Z; Q; R theo thứ tự: tập trước là tập con.
Vd: Cho tập hợp:
A = { x R | -5 x 4 }.
B = { x R | 7 x < 14 }.
Dùng các kí hiệu đoạn, khoảng, nửa khoảng..viết lại các tập trên.
5.Số gần đúng - Sai số
(1 tiết)
Số gần đúng. Sai số. Số quy tròn. Độ chính xác của số gần đúng
7
Kiến thức: Biết khái niệm số gần đúng.
Kĩ năng: 
- Viết được số quy tròn của một số, căn cứ vào độ chính xác cho trước.
- Biết sử dụng máy tính bỏ túi để tính toán với các số gần đúng.
Vd: Cho số a = 13,6481.
a) Viết số quy tròn của a đến hàng phần trăm.
b) Viết số quy tròn của a đến hàng phần mười.
Ôn tập chương (1 tiết)
8
Ôn tập các kiến thức cơ bản của chương 1
Chương II: Hàm số bậc nhất và bậc hai ( 8 tiết )
1.Hàm số (2 tiết)
Định nghĩa.
Cách cho hàm số.
Đồ thị của hàm số.
Hàm số đồng biến, nghịch biến.
Hàm số chẵn, hàm số lẻ.
9, 10
Kiến thức: 
- Hiểu được khái niệm hàm số, tập xác định của hàm số, đồ thị của hàm số.
- Hiểu được khái niệm hàm số đồng biến, nghịch biến, hàm số chẵn, hàm số lẻ. Biết được tính chất đối xứng của đồ thị hàm số chẵn, đồ thị hàm số lẻ.
Kĩ năng: 
- Biết tìm tập xác định của hàm số đơn giản.
- Biết cách chứng minh tính đồng biến, nghịch biến của một hàm số trên một khoảng cho trước.
- Biết xét tính chẵn lẻ của một hàm số đơn giản.
Vd: Tìm tập xác định của hs
a) y = ,
b) y = + .
Vd: Xét các điểm A(0;1), B(1;0), C(-2, -3), D(-3; 19), điểm nào thuộc đồ thị hs 
y = f(x) = 2x + 1.
Dùng phần mềm GSP (hoặc Excel) để dạy khái niệm hàm số. Tính chẵn, lẻ của hàm số.
2.Hàm số y = ax + b
(2 tiết)
Ôn tập và bổ sung về hàm số y = ax + b và đồ thị của nó.
Đồ thị hàm số y = | x |.
11, 12
Kiến thức: 
- Hiểu được sự biến thiên và đồ thị của hàm số bậc nhất.
- Hiểu cách vẽ đồ thị hàm số bậc nhất và đồ thị hàm số y = | x |. Biết được đồ thị hàm số y = | x | nhận trục Oy làm trục đối xứng.
Kĩ năng: 
- Thành thạo việc xác định chiều biến thiên và vẽ đồ thị hàm số bậc nhất.
- Vẽ được đồ thị hàm số y = b, y = | x |. 
- Biết tìm tọa độ giao điểm của hai đường thẳng có phương trình cho trước.
Vd: Cho hs y = 3x + 5.
a)Lập bảng biến thiên và vẽ đồ thị hs.
b)Tìm tọa độ giao điểm của hai đồ thị y = 3x + 5 và y = = 1 bằng hai cách.
Vd: Vẽ đồ thị hs y = | x |.
Dùng phần mềm GSP để vẽ đồ thị hàm số.
3.Hàm số bậc hai 
(2 tiết)
13, 14
Kiến thức: 
- Hiểu được sự biến thiên và đồ thị của hàm số bậc hai trên R.
Kĩ năng: 
- Lập bảng biến thiên của hàm số bậc hai, xác định được tọa độ đỉnh, trục đối xứng, vẽ được đồ thị của hàm số bậc hai.
- Đọc được đồ thị của hàm số bậc hai, từ đồ thị xác định được: trục đối xứng, các giá trị của x để y > 0; y < 0.
- Tìm được phương trình parabol y = ax+ bx + c, khi biết một trong các hệ số và biết đồ thị đi qua hai điểm cho trước.
Vd: Lập bảng biến thiên và vẽ đồ thị của hs y = x-4x +1 và hs y =-2x-3x +7.
Vd: Viết pt parabol :
y = ax+ bx + 2 thỏa một số đk cho trước.
Dùng phần mềm GSP để vẽ đồ thị hàm số. Xác định các khoảng đơn điệu của hàm số.
Ôn tập và kiểm tra 
(2 tiết)
15, 16
Ôn tập và kiểm tra các kiến thức cơ bản của chương 1 và chương 2.
Kiểm tra tập trung.
Chương III: Phương trình và hệ phương trình ( 11 tiết )
1.Đại cương về phương trình.(2 tiết)
Khái niệm phương trình.
Nghiệm gần đúng của phương trình.
Phương trình tương đương, một số phép biến đổi tương đương pt.
Phương trình hệ quả.
17, 18
Kiến thức: 
- Hiểu được khái niệm phương trình, nghiệm của phương trình.
- Hiểu được đ/n hai phương trình tương đương và các phép biến đổi tương đương pt.
- Biết khái niệm phương trình hệ quả.
Kĩ năng: 
- Nhận biết một số cho trước là nghiệm của pt đã cho;Nhận biết được hai phương trình tương đương.
- Nêu được đk xác định của pt ( không cần giải các đk ).
- Biết biến đổi tương đương pt.
Vd:Chopt +1 = 3x
a) Đk xác định của pt ?
b) 1; 2; 1/8 : số nào là nghiệm của pt ?
Vd:Chỉ ra cặp pttương đương
a) - 1 = và = +1.
b) 5x + 1 = 4 và 5x + x = 4x
Dùng phần mềm GSP để mô tả bài toán giải và biện luận pt bậc hai.
2.Phương trình quy về phương trình bậc nhất, bậc hai. ( 3 tiết )
Giải và biện luận pt ax + b =
= 0.
Công thức nghiệm pt bậc hai.
Ứng dụng đ/l Vi-ét.
Phương trình quy về pt bậc nhất, bậc hai.
19, 20, 21
Kiến thức: 
- Hiểu cách giải và biện luận pt ax + b = 0; pt ax + bx + c = 0.
- Hiểu cách giải các phương trình quy về phương trình bậc nhất, bậc hai: pt có ẩn ở mẫu số, pt có chứa dấu giá trị tuyệt đối, pt chứa căn đơn giản, pt đưa về pt tích.
Kĩ năng: 
- Giải và biện luận thành thạo pt ax + b = 0, giải thành thạo pt bậc hai.
- Giải được các phương trình quy về phương trình bậc nhất, bậc hai: pt có ẩn ở mẫu số, pt có chứa dấu giá trị tuyệt đối, pt chứa căn đơn giản, pt đưa về pt tích.
- Biết vận dụng đ/l Vi-ét vào việc xét dấu nghiệm của pt bậc hai.
- Biết các bài toán thực tế đưa về pt bậc nhất, bậc hai.
- Biết pt bậc hai bằng máy tính bỏ túi.
- Đối với pt có ẩn ở mẫu, không yêu cầu chỉ rõ tập xác định mà chỉ nêu đk để các biểu thức có nghĩa, sau khi giải xong sẽ thử vào đk.
- Chỉ xét pt trùng phương, pt đưa về bậc hai bằng cách đặt ẩn phụ đơn giản: ẩn phụ là đa thức bậc nhất, đa thức bậc hai hoặc căn bậc hai của ẩn chính, pt có ẩn ở mẫu thức, pt quy về dạng tích bằng một số phép biến đổi giản.
3.Phương trình và hệ phương trình bậc nhất nhiều ẩn. 
( 4 tiết )
P.trình: ax + by = c
Hệ pt: 
Hệ pt: 
22, 23, 24, 25
Kiến thức: 
Hiểu khái niệm nghiệm của pt bậc nhất hai ẩn, nghiệm của hệ pt.
Kĩ năng: 
- Giải được và biểu diễn được tập nghiệm của pt bậc nhất hai ẩn.
- Giải được hệ pt bậc nhất hai ẩn bằng pp cộng và pp thế.
- Giải được hệ pt bậc nhất ba ẩn đơn giản (có thể dùng máy tính).
- Giải được một số bài toán thực tế đưa về lập và giải hệ pt bậc nhất hai ẩn, ba ẩn.
- Biết dùng máy tính bỏ túi để giải hệ pt bậc nhất hai ẩn, ba ẩn.
Vd: Giải pt và hệ pt:
a) 3x + y = 7,
b) .
c).
Một số vd về bài toán thực tế.
Dùng phần mềm GSP để mô tả sự tương giao của hai đường thẳng.
Ôn tập chương III (1tiết)
26
Ôn tập các kiến thức cơ bản của chương.
Chương IV: Bất đẳng thức - Bất phương trình ( HK I: 3 tiết + HK II: 12 tiết )
1.Bất đẳng thức 
(2 tiết)
Tính chất của bất đẳng thức.
Bất đẳng thức chứa giá trị tuyệt đối .
Bất đẳng thức giữa trung bình cộng và trung bình nhân.
27, 28
Kiến thức: 
- Biết khái niệm và tính chất của bất đẳng thức.
- Hiểu bất đẳng thức giữa trung bình cộng và trung bình nhân của hai số.
- Biết được một số bất đẳng thức có chứa giá trị tuyệt đối . 
Kĩ năng: 
- Vận dụng được tính chất của bất đẳng thức hoặc dùng phép biến đổi tương đương để chứng minh một số bất đẳng thức đơn giản.
- Biết vận dụng bất đẳng thức giữa trung bình cộng và trung bình nhân của hai số vào việc chứng minh một số bđt hoặc tìm GTLN, GTNN của một biểu thức đơn giản.
Chứng minh được một số bđt đơn giản có giá trị tuyệt đối.
- Biết biễu diễn các điểm trên trục số thỏa mãn các bđt | x | < a ;
 | x | > a ( với a > 0 ).
Vd: Cho hai số dương a và b. Chứng minh rằng: 
(a + b)( + ) 4.
Vd: Cho x > 2. Tìm GTNN của biểu thức 
f(x) = x + .
Vd: CMR:a, b, c R ta có
| a- b| | a -b | + | b- c |.
Dùng phần mềm GSP để mô tả BĐT.
2.Bất phương trình và hệ bất phương trình một ẩn ( 3 tiết )
Khái niệm bpt, nghiệm của bpt.
Bpt tương đương.
Phép biến đổi tương đương các bpt.
29, 30, 31
Kiến thức: 
- Biết khái niệm bpt, nghiệm của bpt.
- Biết khái niệm hai bpt tương đương, các phép biến đổi tương đương các bpt.
Kĩ năng: 
- Nêu được đk xác định của bpt.
- Nhận biết được hai bpt tương đương trong trường hợp đơn giản.
- Vận dụng được phép biến đổi tương đương bpt để đưa một bpt đã cho về dạng đơn giản.
Vd: Cho bpt 
> x- 1.
a) Đk xác định của bpt ?
b) 0; 1; 2; 3 : số nào là nghiệm của bpt ?
Xem xét các cặp bpt có tương đương hay không ?
Kiểm tra, ôn tập và trả bài cuối học kì I ( 3 tiết )
32, 33, 34
Ôn tập và kiểm tra các kiến thức cơ bản của học kì 1.
Kiểm tra tập trung.
3.Dấu của nhị thức bậc nhất (2 tiết)
Minh họa bằng đồ thị.
Bất pt bậc nhất và hệ bất pt bậc nhất.
35, 36
Kiến thức: 
- Hiểu và nhớ được đ/l dấu của nhị thức bậc nhất.
- Hiểu cách giải bpt bậc nhất, hệ bpt bậc nhất một ẩn.
Kĩ năng: 
- Vận dụng được định lí dấu của nhị thức bậc nhất để lập bảng xét dấu tích các nhị thức bậc nhất, xác định tập nghiệm của các bpt tích.
- Giải được hệ bpt bậc nhất một ẩn.
- Giải được một số bài toán thực tế dẫn tới việc giải bpt. 
Xét dấu A = (2x -1)(5 - x)(x - 7).
Giải bpt: 0.
Giải hệ bpt: .
Giải bpt: (3x -1)- 9 < 0
Dùng phần mềm GSP để mô tả miền nghiệm của hệ bất pt.
4.Bất phương trình bậc nhất hai ẩn ( 3 tiết )
37, 38, 39
Kiến thức: 
- Hiểu khái niệm bpt và hệ bpt bậc nhất hai ẩn, nghiệm và miền nghiệm của chúng.
Kĩ năng: 
- Biễu diễn được tập nghiệm của bpt và hệ bpt bậc nhất hai ẩn trên mặt phẳng tọa độ.
Vd: Biểu diễn tập nghiệm của pt: 2x - 3y + 1 > 0 và hệ: .
Dùng phần mềm GSP để mô tả miền nghiệm của hệ bất pt.
5.Dấu của tam thức bậc hai ( 3 tiết )
40, 41, 42
Kiến thức: 
- Hiểu được đ/l về dấu của tam thức bậc hai.
Kĩ năng: 
- Vận dụng được định lí dấu của tam thức bậc hai để giải bpt bậc hai; Các bpt quy về bậc hai: bpt tích, bpt chứa ẩn ở mẫu thức.
- Biết áp dụng việc giải bpt bậc hai để giải một số bài toán liên quan đến pt bậc hai: đk để pt có nghiệm, có hai nghiệm trái dấu.
Không nêu định lí đảo về dấu tam thức bậc hai. Chỉ xét tam thức bậc hai có chứa tham số đơn giản.
Ôn tập và kiểm tra (2 tiết )
43, 44
Ôn tập và kiểm tra các kiến thức cơ bản của chương 4.
Kiểm tra tập trung.
Chương V: Thống kê ( 8 tiết )
1.Bảng phân bố tần số, tần suất ( 1 tiết )
45
Kiến thức: 
- Hiểu các khái niệm: tần số, tần suất của mỗi giá trị trong dãy số liệu ( mẫu số liệu ) thống kê, bảng phân bố tần số, tần suất, bảng phân bố tần số, tần suất ghép lớp. 
Kĩ năng: 
- Xác định được tần số, tần suất của mỗi giá trị trong dãy số liệu thống kê.
- Lập được bảng phân bố tần số, tần suất ghép lớp khi đã cho các lớp cần phân ra.
- Không yêu cầu: biết cách phân lớp, biết đầy đủ các trường hợp phải lập bảng phân bố tần số, tần suất ghép lớp.
- Việc giới thiệu hai nội dung đồng thời với việc khảo sát các bài toán thực tế. 
Dùng phần mềm Excel để vẽ biểu đồ. 
2.Biểu đồ ( 3 tiết )
46, 47, 48
Kiến thức: 
Hiểu được các biểu đồ tần số, tần suất hình cột, biểu đồ tần suất hình quạt và đường gấp khúc tần số, tần suất.
Kĩ năng: 
- Đọc được các hình cột, hình quạt.
- Vẽ được biểu đồ tần số, tần suất hình cột.
- Vẽ được đường gấp khúc tần số, tần suất.
Độ dài của các lớp bằng nhau; Giá trị đại diện của lớp + Độ dài của lớp = Giá trị đại diện của lớp liền kề.
Dùng phần mềm Excel để vẽ biểu đồ. 
3.Số trung bình cộng. Số trung vị. Mốt (2 tiết )
49, 50
Kiến thức: Biết được một số đặc trưng của dãy số liệu: số trung bình cộng, số trung vị, mốt và ý nghĩa của chúng.
Kĩ năng: 
Tìm được số trung bình cộng, số trung vị, mốt của dãy số liệu thống kê ( trong những tình huống đã học ).
4.Phương sai và độ lệch chuẩn ( 1 tiết )
51
Kiến thức: Biết khái niệm phương sai, độ lệch chuẩn của dãy số liệu thống kê và ý nghĩa của chúng.
Kĩ năng:
Tìm được phương sai, độ lệch chuẩn của dãy số liệu thống kê.
Ôn tập chương ( 1 tiết )
52
Ôn tập + thực hành máy tính 570ES
Các loại máy tương đương.
Chương VI: Góc lượng giác và cung lượng giác (10 tiết)
1.Cung và góc lượng giác
(2 tiết )
53, 54
Kiến thức: - Biết hai đơn vị đo góc và cung tròn là độ và radian.
- Hiểu khái niệm đường tròn lượng giác; cung và góc lượng giác; số đo của cung và góc lượng giác.
Kĩ năng: - Biết đổi đơn vị từ độ sang radian và ngược lại.
- Tính được độ dài của cung tròn khi biết số đo của cung.
- Biết cách xác định điểm cuối của một cung lượng giác và tia cuối của một góc lượng giác hay một họ góc lượng giác trên đường tròn lượng giác.
Sử dụng máy tính để đổi đơn vị đo. 
Dùng phần mềm GSP để dạy khái niệm cung, góc lượng giác.
2. Giá trị lượng giác của một cung ( 3 tiết )
Giá trị lượng giác sin, côsin, tang, côtang và ý nghĩa hình học.
Bảng các giá trị lượng giác của các góc thường gặp.
Quan hệ giữa các giá trị lượng giác.
55, 56, 57
Kiến thức: 
- Hiểu khái niệm giá trị lượng giác của một cung ( góc ); Bảng giá trị lượng giác của một số góc thường gặp.
- Hiểu được hệ thức cơ bản giữa các giá trị lượng giác của một góc.
- Biết quan hệ giữa các giá trị lượng giác của các góc có liên quan đặc biệt: bù nhau, đối nhau, phụ nhau, hơn kém nhau góc .
- Biết ý nghĩa hình học của tang và côtang.
Kĩ năng:
- Xác định được giá trị lượng giác của một góc khi biết số đo của góc đó.
- Xác định được dấu các giá trị lượng giác của một cung.
- Vận dụng được công thức giữa các giá trị lượng giác của các góc có liên quan đặc biệt: bù nhau, đối nhau, phụ nhau, hơn kém nhau góc vào việc tính giá trị lượng giác của góc bất kì hoặc cm các đẳng thức.
Cách tính giá trị lượng giác côtang trên máy tính.
3.Công thức lượng giác
(2 tiết )
Công thức cộng.
Công thức nhân đôi.
Công thức biến đổi tích thành tổng.
Công thức biến đổi tổng thành tích.
58, 59
Kiến thức: 
- Hiểu công thức tính sin, côsin, tang, côtang của tổng, hiệu hai góc.
- Từ các công thức cộng suy ra công thức nhân đôi.
- Hiểu công thức biến đổi tích thành tổng và công thức biến đổi tổng thành tích.
Kiến thức: 
- Vận dụng được công thức tính sin, côsin, tang, côtang của tổng, hiệu hai góc, công thức nhân đôi để giải các bài toán như tính giá trị lượng giác của một góc, rút gọn những biểu thức lượng giác đơn giản và cm các đẳng thức.
- Vận dụng được công thức biến đổi tích thành tổng, công thức biến đổi tổng thành tích vào một số bài toán biến đổi, rút gọn biểu thức.
Không yêu cầu chứng minh các công thức tính sin, côsin, tang, côtang của tổng hiệu hai góc.
Dùng phần mềm GSP để dạy các công thức lượng giác.
Kiểm tra, ôn tập và trả bài cuối học kì II ( 3 tiết )
60, 61, 62
Ôn tập và kiểm tra các kiến thức cơ bản của học kì 2.
Kiểm tra tập trung.

Tài liệu đính kèm:

  • docKE HOACH CHUYEN MON DAI 10.doc