Kế hoạch dạy học môn Tin học Lớp 10 - Tiết 27+28, Bài 14: Giao tiếp với hệ điều hành (Tiết 2)

Kế hoạch dạy học môn Tin học Lớp 10 - Tiết 27+28, Bài 14: Giao tiếp với hệ điều hành (Tiết 2)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:

a. Kiến thức:

Sau tiết 1 bài học, người học

Biết được cách làm việc với hệ điều hành và ra khỏi hệ thống.

 Sau tiết 2 bài học, người học

Nắm được các cách giao tiếp với hệ điều hành.

b. Kĩ năng:

Sau tiết 1 bài học, người học

Thực hiện được một số lệnh thông dụng.

Biết thao tác làm việc với hệ điều hành, thao tác ra khỏi hệ thống.

Sau tiết 2 bài học, người học

Thực hiện được một số lệnh thông dụng.

c. Thái độ: Sau bài học, người học ý thức về

Sự nghiêm túc và tính tích cực, chủ động trong học tập.

2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh

 Năng lực tự học.

 Năng lực giải quyết vấn đề.

 Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông.

II. Chuẩn bị về tài liệu và phương tiện dạy học.

1. Giáo viên:

Phòng máy, câu hỏi liên quan đến bài học.

2. Học sinh:

Sách giáo khoa, vở ghi.

Ôn lại kiến thức đã học.

Đọc bài trước ở nhà.

III. Tổ chức hoạt động học của học sinh

1. Kiểm tra bài cũ. Thời gian: 3 phút.

Câu hỏi 1: .

Câu hỏi 2: .

2. Hoạt động dẫn dắt vào bài. Thời gian: 2 phút.

Sau khi đã hoàn thiện mọi công việc, ta muốn tắt máy để nghỉ. Vậy ta nên làm như thế nào để bảo vệ được máy và dữ liệu?

3. Hoạt động hình thành kiến thức:

Hoạt động 1 (42 phút): Giới thiệu các cách làm việc với hệ điều hành

Mục tiêu: Biết được cách làm việc với hệ điều hành và ra khỏi hệ thống.

 

doc 3 trang Người đăng phuochung261 Lượt xem 807Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch dạy học môn Tin học Lớp 10 - Tiết 27+28, Bài 14: Giao tiếp với hệ điều hành (Tiết 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
Bài 14: GIAO TIẾP VỚI HỆ ĐIỀU HÀNH
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:
a. Kiến thức: 
Sau tiết 1 bài học, người học
Biết được cách làm việc với hệ điều hành và ra khỏi hệ thống.
 Sau tiết 2 bài học, người học
Nắm được các cách giao tiếp với hệ điều hành.
b. Kĩ năng: 
Sau tiết 1 bài học, người học
Thực hiện được một số lệnh thông dụng.
Biết thao tác làm việc với hệ điều hành, thao tác ra khỏi hệ thống. 
Sau tiết 2 bài học, người học
Thực hiện được một số lệnh thông dụng.
c. Thái độ: Sau bài học, người học ý thức về
Sự nghiêm túc và tính tích cực, chủ động trong học tập.
2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh
 Năng lực tự học.
 Năng lực giải quyết vấn đề.
 Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông.
II. Chuẩn bị về tài liệu và phương tiện dạy học.
1. Giáo viên: 
Phòng máy, câu hỏi liên quan đến bài học.
2. Học sinh: 
Sách giáo khoa, vở ghi.
Ôn lại kiến thức đã học.
Đọc bài trước ở nhà.
III. Tổ chức hoạt động học của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ. Thời gian: 3 phút.
Câu hỏi 1: ..
Câu hỏi 2: ..
2. Hoạt động dẫn dắt vào bài. Thời gian: 2 phút.
Sau khi đã hoàn thiện mọi công việc, ta muốn tắt máy để nghỉ. Vậy ta nên làm như thế nào để bảo vệ được máy và dữ liệu?
3. Hoạt động hình thành kiến thức:
Hoạt động 1 (42 phút): Giới thiệu các cách làm việc với hệ điều hành
Mục tiêu: Biết được cách làm việc với hệ điều hành và ra khỏi hệ thống.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Đọc SGK và cho biết có mấy cách làm việc với hê điều hành?
Người sử dụng có thể đưa yêu cầu hoặc thông tin vào hệ thống bằng hai cách sau:
Cách 1: Sử dụng các lệnh (command)
VD1: lệnh truy cập vào thư mục Tin hoc 10 được chứa ở ổ C
C:\ cd Tin hoc 10
Lệnh Copy thư mục Tin hoc 10 từ ổ C sang ổ D
Copy C:\Tin hoc 10 D: 8
Cách 2: Dùng bảng chọn hoặc cửa sổ chứa hộp thoại hoặc nút lệnh
VD: HS quan sát hình 31 SGK trang 69
Các cách trên có ưu điểm, nhược điểm gì?
Sử dụng máy chiếu để chỉ cho HS biết đâu là nút chọn (hộp kiểm), hộp thoại, nút lệnh, biểu tượng.
Có 2 cách:
Cách 1: Sử dụng các lệnh (Command);
Cách 2: Sử dụng các đề xuất do hệ thống đưa ra thường dưới dạng bảng chọn (Menu), nút lệnh (Button), cửa sổ (Window) chứa hộp thoại (Dialog box),...
Cách thứ nhất:
+ Ưu điểm: Giúp hệ thống biết chính xác công việc cần làm và thực hiện lệnh ngay lập tức.
+ Nhược điểm: Người sử dụng phải biết câu lệnh và phải gõ trực tiếp trên máy tính.
Cách thứ hai:
+ Khi sử dụng bảng chọn hệ thống sẽ chỉ ra những việc có thể thực hiện hoặc những giá trị có thể đưa vào, người sử dụng chỉ cần chọn công việc hay tham số thích hợp.
+ Bảng chọn có thể là dạng văn bản, dạng biểu tượng hoặc kết hợp cả văn bản với biểu tượng.
Kết luận
2. Cách làm việc với HĐH
Người sử dụng có thể đưa yêu cầu hoặc thông tin vào hệ thống bằng hai cách sau:
Cách 1: Sử dụng các lệnh (command)
Cách 2: Dùng bảng chọn hoặc cửa sổ chứa hộp thoại hoặc nút lệnh.
Với cách thứ nhất thì người sử dụng phải nhớ rất nhiều câu lệnh và phải thao tác nhiều. Nhưng nó cho tốc độ thực hiện lệnh nhanh.
Cách thứ hai: với các hộp thoại, biểu tượng, nút lệnh,... người sử dụng sẽ khai thác hệ thống thuận lợi hơn.
Hoạt động 2 (40 phút): Giới thiệu các cách ra khỏi hệ thống
Mục tiêu: Nắm được các cách giao tiếp với hệ điều hành.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Kết thúc phiên làm việc, người dùng phải xác lập chế độ ra khỏi hệ thống để hệ điều hành dọn dẹp các tệp trung gian, lưu các tham số cần thiết, ngắt kết nối mạng,... Những công việc đó hết sức cần thiết để tránh mất mát tài nguyên và chuẩn bị cho phiên làm việc tiếp được thuận tiện hơn.
Trước khi ra khỏi hệ thống ta phải làm gì?
Cho các nhóm thảo luận và nêu cách ra khỏi hệ thống mà em biết?
Nhận xét, tổng hợp. Giải thích thêm về các chức năng của từng cách.
Hướng dẫn học sinh thực hiện thao tác trên máy.
Trước khi ra khỏi hệ thống ta phải ra khỏi tất cả các chương trình đang hoạt động.
Có 3 cách ra khỏi hệ thống: Shutdow, Stand By, Hibernate.
Kết luận
3. Ra khỏi hệ thống
Là thao tác để HĐH dọn dẹp các tệp trung gian, lưu các tham số cần thiết, ngắt kết nối mạng.... để tránh mất mát tài nguyên và chuẩn bị cho phiên làm việc tiếp được thuận tiện hơn.
Có 3 cách để ra khỏi hệ thống
- Shutdown (Turn Off): là cách tắt máy an toàn, mọi thay đổi trong thiết đặt hệ thống được lưu vào đĩa cứng trước khi nguồn được tắt.
- Stand By: Máy tạm nghỉ, tiêu thụ ít năng lượng nhất nhưng đủ để hoạt động lại ngay. Nhưng nếu mất điện thì các thông tin trên RAM sẽ bị mất.
- Hibernate: khi máy ở chế độ này máy sẽ lưu toàn bộ trạng thái làm việc ban đầu vào đĩa cứng và sẽ thiết lập lại nhanh nhất khi khởi động máy tính. 
4. Hoạt động luyện tập (3 phút): 
Mục tiêu: Hệ thống, cũng cố các kiến thức đã học.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Đặt câu hỏi giúp học sinh hệ thống, cũng cố những nội dung trọng tâm của bài học.
Giao nhiệm vụ về nhà cho học sinh.
Trả lời những câu hỏi của giáo viên.
Tiếp nhận nhiệm vụ học tập.
IV. Rút kinh nghiệm
TỔ TRƯỞNG CHUYÊN MÔN

Tài liệu đính kèm:

  • docke_hoach_day_hoc_mon_tin_hoc_lop_10_tiet_2728_bai_14_giao_ti.doc