Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:
(1). Đời chúng ta nằm trong vòng chữ tôi. Mất bề rộng ta đi tìm bề sâu nhưng càng đi sâu càng lạnh.
Ta thoát lên tiên cùng Thế Lữ, ta phiêu lưu trong trường tình cùng Lưu Trọng Lư, ta điên cuồng với Hàn
Mặc Tử, Chế Lan Viên, ta đắm say cùng Xuân Diệu. Nhưng động tiên đã khép, tình yêu không bền, điên
cuồng rồi tỉnh, say đắm vẫn bơ vơ. Ta ngẩn ngơ buồn, trở về hồn ta cùng Huy Cận.
Cả trời thực, trời mộng vẫn nao nao theo hồn ta.
Thực chưa bao giờ thơ Việt Nam buồn và nhất là xôn xao đến thế.Cùng lòng tự tôn, ta mất luôn cái bình yên thưở trước.
(2). Thời trước, dầu bị oan khuất như Cao Bá Nhạ, dầu bị khinh bỉ như cô phụ trên bến Tầm Dương,
vẫn còn có thể nương tựa vào một cái gì không di dịch. Ngày nay, lớp thành kiến phủ trên linh hồn đã tiêu
tan cùng lớp hoa hòe phủ trên thi tứ. Phương Tây đã giao trả hồn ta lại cho ta. Nhưng ta bàng hoàng vì
nhìn vào đó ta thấy thiếu một điều, một điều cần hơn trăm nghìn điều khác: một lòng tin đầy đủ.
(Hoài Thanh- Hoài Chân, Thi nhân Việt Nam)
Câu 1: Đoạn trích trên viết về khuynh hướng văn học nào trong tiến trình văn học Việt Nam?-Chỉ rõ năm cụ thể ( 0.25 điểm )
Câu 2 : Chỉ ra và phân tích tác dụng của các phép liên kết sử dụng trong đoạn ( 2 ) của đoạn trích trên ( 0.5 điểm )
Câu 3 : Phân tích cấu trúc ngữ pháp ( theo cấu trúc Chủ - Vị ) trong ba câu sau :
“Cả trời thực , trời mộng vẫn nao nao theo hồn ta . Thực chưa bao giờ thơ Việt Nam buồn và xôn xao đến
thế . Cùng lòng tự tôn , ta mất luôn cái bình yên thuở trước “( 0.5 điểm)
SỞ GD-ĐT BẮC NINH TRƯỜNG THPT THUẬN THÀNH SỐ 1 KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM HỌC Năm học 2015 -2016 Môn văn lớp 12 Thời gian làm bài: 180 phút; không kể thời gian phát đề Phần I. Đọc hiểu (3 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4: (1). Đời chúng ta nằm trong vòng chữ tôi. Mất bề rộng ta đi tìm bề sâu nhưng càng đi sâu càng lạnh. Ta thoát lên tiên cùng Thế Lữ, ta phiêu lưu trong trường tình cùng Lưu Trọng Lư, ta điên cuồng với Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, ta đắm say cùng Xuân Diệu. Nhưng động tiên đã khép, tình yêu không bền, điên cuồng rồi tỉnh, say đắm vẫn bơ vơ. Ta ngẩn ngơ buồn, trở về hồn ta cùng Huy Cận. Cả trời thực, trời mộng vẫn nao nao theo hồn ta. Thực chưa bao giờ thơ Việt Nam buồn và nhất là xôn xao đến thế. Cùng lòng tự tôn, ta mất luôn cái bình yên thưở trước. (2). Thời trước, dầu bị oan khuất như Cao Bá Nhạ, dầu bị khinh bỉ như cô phụ trên bến Tầm Dương, vẫn còn có thể nương tựa vào một cái gì không di dịch. Ngày nay, lớp thành kiến phủ trên linh hồn đã tiêu tan cùng lớp hoa hòe phủ trên thi tứ. Phương Tây đã giao trả hồn ta lại cho ta. Nhưng ta bàng hoàng vì nhìn vào đó ta thấy thiếu một điều, một điều cần hơn trăm nghìn điều khác: một lòng tin đầy đủ. (Hoài Thanh- Hoài Chân, Thi nhân Việt Nam) Câu 1: Đoạn trích trên viết về khuynh hướng văn học nào trong tiến trình văn học Việt Nam?-Chỉ rõ năm cụ thể ( 0.25 điểm ) Câu 2 : Chỉ ra và phân tích tác dụng của các phép liên kết sử dụng trong đoạn ( 2 ) của đoạn trích trên ( 0.5 điểm ) Câu 3 : Phân tích cấu trúc ngữ pháp ( theo cấu trúc Chủ - Vị ) trong ba câu sau : “Cả trời thực , trời mộng vẫn nao nao theo hồn ta . Thực chưa bao giờ thơ Việt Nam buồn và xôn xao đến thế . Cùng lòng tự tôn , ta mất luôn cái bình yên thuở trước “( 0.5 điểm) Câu 4 : Hãy chỉ ra ý nghĩa của biện pháp nói quá ( phóng đại , cường điệu ) thể hiện trong câu văn Đời chúng ta nằm trong vòng chữ tôi . ( 0.25 điểm ) Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi từ câu 5 đến câu 8: Làng Quan họ quê tôi Những ngày bom Mỹ dội Quán đổ dưới gốc đa Chín nhịp cầu đứt nối Pháo lên núi Thiên Thai Súng trường lên Quán Dốc Loan phương vẫn ăn xoài Vườn xoan đào vẫn mọc Em tiễn anh lên đường Đứng bên bờ em hát Muốn gửi đi theo anh Cả dòng sông trong mát Mẹ mang nước lên đồi Yêu các con mẹ hát Bao nhiêu máy bay rơi Sau mái đầu tóc bạc Thuyền thúng thuyền thúng ơi Có ghé về tỉnh Bắc Nghe tiếng hát quê tôi Trên tầm bom đạn giặc ( Trích Làng Quan họ , Nguyễn Phan Hách , theo Tinh tuyển thơ Việt Nam 1945-1975 , NXB KH&XH , 1998) Câu 5 : Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên ( 0.25 điểm ) Câu 6 : Nêu ra nội dung chính của đoạn thơ ( 0.5 điểm ) Câu 7 : Hình ảnh “ làng quê “ và “con đường làng quê” trong đoạn trích trên được miêu tả bằng những chi tiết nào ? Suy nghĩ của anh chị về những chi tiết đó . ( 0.5 điểm ) Câu 8 : Cảm nhận của anh chị về “ tiếng hát “ xuyên suốt 3 khổ cuối của đoạn trích (0.25 điểm ) PHẦN 2 : Làm Văn ( 7 điểm ) Câu 1 ( 3 điểm ) : “ Cơ thể tật nguyền không đáng sợ . điều đáng sợ hơn hết là trái tim tật nguyền” ( Dẫn theo “ Câu chuyện nhỏ, đạo lý lớn” –NXB tổng hợp HCM ) Anh chị hãy viết một bài văn khoảng 600 từ trình bày suy nghĩ của mình về câu nói trên Câu 2 ( 4 điểm ) : Phân tích nhân vật quản ngục trong truyện ngắn “ Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân để làm sáng tỏ nhận xét : “ Trong hoàn cảnh đề lao người ta sống bằng tàn nhẫn, bằng lừa lọc , tính cách dịu dàng và lòng biết giá người, biết trọng người ngay của viên quan coi ngục này là một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ ”. ( Ngữ văn lớp 11 tập 1 - NXB Giáo dục , 2008) .................Hết................... Trang 2 ĐÁP ÁN Phần 1 : Đọc hiểu ( 3 điểm ) Câu 1 : Đoạn trích viết về khuynh hướng Thơ mới ( 1932-1945 ) ( 0.25 điểm) Học sinh có thể trả lời là khuynh hướng thơ lãng mạn trong giai đoạn 1932 – 1945 Câu 2 : Đoạn ( 2 ) sử dụng các phương thức liên kết sau : - Phép điệp : ta , hồn - Phép nối : Sử dụng từ “ nhưng ” để nối với câu trước . Sử dụng “ Thời trước “ và “ ngày nay “ để nối nội dung hai câu với nhau . ( 0.25 điểm ) - Tác dụng của các phép liên kết : tăng hiệu quả lập luận cho đoạn trích , liên kết nội dung của các câu để hướng về nội dung : Tác giả cảm thấy băn khoăn về sự đổi mới thơ ca chưa được chấp nhận. (0.25) Câu 3 : Phân tích cấu trúc ngữ pháp các câu như sau : - Câu “ Cả trời thực , trời mộng vẫn nao nao theo hồn ta” Chủ ngữ : Trời thực trời mộng ( cả là từ tình thái ) Vị ngữ : vẫn nao nao theo hồn ta . -Câu: “Thực chưa bao giờ thơ Việt Nam buồn và xôn xao đến thế” . Trạng ngữ : Chưa bao giờ ( thực là từ tình thái ) Chủ Ngữ : thơ Việt Nam Vị ngữ : buồn và nhất là xôn xao đến thế ( nhất là , đến thế là từ tình thái ) ( 2 ý đầu 0.25 điểm) -Câu: “Cùng lòng tự tôn , ta mất luôn cái bình yên thuở trước” Chủ ngữ : Ta Vị ngữ : mất luôn cái bình yên thuở trước ( Trong đó cái bình yên thuở trước là bổ ngữ 1) Bổ ngữ 2 : lòng tự tôn ( Được đảo lên trước , cùng là quan hệ từ ) (0.25) Câu 4 : Cách nói “ Đời chúng ta nằm trong vòng chữ tôi” là cách nói rất hình ảnh của Hoài Thanh . Qua cách nói này , Hoài Thanh muốn nói lên cái tôi của mỗi con người luôn là điều quan trọng , cao quý , chúng ta không thể thoát khỏi nó hay coi thường nó . Cái tôi làm nên con người mỗi chúng ta , cần phải biết giá trị của nó và làm nó trở nên cao quý hơn trong cuộc đời này ( 0.25 điểm ) Câu 5 : Phương thức biểu đạt chính : tự sự ( 0.25 điểm ) Câu 6 : Nội dung chính : Hình ảnh Làng quê vùng Kinh Bắc ( Làng Quan họ ) trong những năm tháng chiến tranh bị giặc phá hủy nhưng vượt lên trên tất cả là tinh thần dũng cảm , kiên cường chiến đấu của người dân nơi đây cùng với niềm lạc quan về một ngày mai thắng lợi. ( 0.5 điểm ) Câu 7 : Thí sinh có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau nhưng theo định hướng sau đây : Hình ảnh làng quê được miêu tả bằng những chi tiết : Quán đổ dưới gốc đa , nhịp cầu đứt đôi , pháo trên núi , súng trên dốc , . Đặc biệt là hình ảnh cô gái / người mẹ tiễn người con trai của làng ra mặt trận . Bên cạnh đó hình ảnh làng quê bị giặc ném bom tàn phá thể hiện hiện thực ác liệt của chiến tranh . Bên cạnh đó hình ảnh những chàng trai rời quê ra trận thể hiện tinh thần chiến đấu bảo vệ độc lập dân tộc ( 0.5 điểm ) Câu 8 : Cảm nhận về tiếng hát ( 0.25 điểm ) - Trước hết tiếng hát là đặc trưng của quê hương quan họ , nuôi dưỡng tâm hồn các chàng trai cô gái quan họ - Tiếng hát là biểu hiện của sự lạc quan , niềm tin tưởng của một ngày mai chiến thắng Phần 2 : Làm văn ( 7 điểm ) Câu 1 ( 3 điểm ): 1. Giải thích câu nói ( 0.5 điểm ) - Các vế trong câu nói : + Cơ thể tật nguyền : là sự khuyêt tật về hình hài thể xác , cơ thể không lành lặn , bị dị tật ( do bẩm sinh hoặc bị tai nạn ). Sự khuyết tật này là hữu hình , nhìn thấy được , khiến cho sự vật động , hoạt động của con người trở nên khó khăn thậm chí đau đớn + Trái tim – biểu tượng của tâm hồn , của thể giới tinh thần nên vô hình , không có giới hạn và không thể nhìn thấy Trái tim tật nguyền là sự méo mó về tâm hồn , là trái tim không biết yêu thương , sẻ chia , dửng dưng vô cảm . trước cuộc đời - Ý cả câu : Sự khiếm quyết về thể xác không đáng sợ bằng sự khiếm quyết về tâm hồn 2. Bình luận ý kiến ( 2 điểm ) *Cơ thể tật nguyền không đáng sợ ( 0.75 điểm ) - Cơ thể tật nguyền có thể vì nhiều lí do , bẩm sinh hoặc tai nạn , ban đầu dễ khiến người khác có cảm giác sợ sệt . Song sự tai hại hạn chế của nó là có hạn . Người có cơ thể tật nguyền vẫn có thể làm được nhiều việc , vẫn là con người với ý nghĩa đầy đủ , người có cơ thể tật nguyền dễ làm người khác đồng cảm . - Cơ thể tật nguyền song không có sự mặc cảm hay tự ti về bản thân mà luôn có ý chí nghị lực vươn lên thì vẫn có thể làm được những việc có ý nghĩa , đặc biệt cơ thể tật nguyền lại có trái tim biết yêu thương thì lại càng đáng trân trọng , khâm phục => Như vậy , cơ thể tật nguyền không phải là điều đáng sợ nhất . * Trái tim tật nguyền mới là điều đáng sợ nhất ( 0.75 điểm ) - Con người có trái tim tật nguyền – méo mó về tâm hồn nên sống ích kỷ , sống nhỏ nhen , tầm thường , độc ác , không quan tâm đến ai , không quan tâm đến cái gì ,không quan tâm đến việc gì , chỉ chăm lo vun vén cho bản thân mà quên đi , thậm chí dẫm đạp lên quyền lợi của người khác hoặc dùng mọi thủ đoạn cốt đạt được mục đích và lợi ích của cá nhân mình . - Trái tim tật nguyền – trái tim không có tình yêu thương , khi ấy trái tim con người sẽ trở nên băng giá , cô đơn , cằn cỗi . Sống thiếu tình yêu thương là tự tình phá vỡ mối quan hệ với đồng loại , không cảm nhận được hơi ấm của cộng đồng , sống bàng quan , thờ ơ , vô trách nhiệm trước mọi hiện tượng của đời sống xã hội. - Trái tim tật nguyền – trái tim bệnh hoạn , con người dễ lâm vào các tệ nạn , sống tàn ác , thậm chí trở thánh quỷ dữ , gây tác hại vô hạn cho con người và xã hội => Như vậy , trái tim tật nguyền mới là điều đáng sợ nhất. * Để có trái tim không tật nguyền( 0.5 điểm ) - Con người phải có suy nghĩ đúng , biết chăm sóc , xây dựng , khơi gợi và vun đắp bồi dưỡng tâm hồn . Phải có tình cảm , cảm xúc đẹp , phải sống với tình người , có tình cảm với đồng loại không chỉ giới hạn trong gia đình mà rộng ra xã hội và cả đồng loại để thế giới của chúng ta lúc nào cũng ngập tràn yêu thương. ( 0.25 điểm ) - Phải hành động thường xuyên , tích cực , chủ động , biết sẻ chia một cách vô tư trong cuộc sống . Kiên quyết lên án , phê phán người sống với trái tim tật nguyền – không biết yêu thương , không biết sẻ chia , dửng dưng , vô cảm trước cuộc đời ( 0.25 điểm ) 3. Bài học nhận thức và hành động ( 0.5 điểm ) - Câu nói thật đúng đắn và chứa đựng bài học nhân sinh sâu sắc . Con người có thể sống với cơ thể tật nguyền chứ không nên sống với trái tim tật nguyền . ( 0.25 điểm ) - Sống phải có nghị lực để vươn lên trên mọi hoàn cảnh .Sống phải có tấm lòng yêu thương .Chỉ có sống vì người khác mới là điều đáng quý , vì sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình ( 0.25 điểm ) Câu 2 : A. Vài nét về tác giả , tác phẩm : (0.5) - Chữ người tử tù là một tuyền ngắn tiêu biểu của Nguyễn Tuân in trong tập Vang bóng một thời ( 1940 ) .Trong tác phẩm này Nguyễn Tuân đã xây dựng thành công hình tượng Huấn Cao một vẻ đẹp tài hoa nghệ sĩ , một thiện lương trong sáng , một khí phách hiên ngang , bất khuất giữa chốn ngục tù .(0.25) - Bên cạnh nhân vật Huấn Cao , người đọc không thể quyên được hình ảnh viên quản ngục – một con người sống giữa chốn xô bồ nhưng tâm hồn lại rất trong sáng luôn hướng tới cái thiện ,cái đẹp , cái thiện lương của cuộc đời . Đúng như Nguyễn Tuân đã nhận xét : Trong hoàn cảnh xô bồ (0.25) B. Nhân vật viên quản ngục (3.0) B.1 : Hoàn cảnh sống của viên quản ngục (0.5) - Bối cảnh sống , thế giới cai trị của quản ngục là chốn ngục tù , tăm tối . Đó là thế giới của bóng đêm , tội ác , nơi có thể làm người ta nhem nhuốc cả đời lương thiện (0.25) - Quản ngục là người đứng đầu nhà ngục đen tối , là công cụ thực thi tội ác cho triều đình phong kiến thối nát , bất công . Trong quan niệm của người đời , đó là một hung thần với bàn tay vấy máu , sống bằng nhẫn tâm , lừa lọc . (0.25) B.2 : Vẻ đẹp của viên quản ngục (2.5) * Là người biết nhìn nhận , đánh giá , trân trọng ngời tài và biết quý trọng cái đẹp (1.0) - Sống trong cảnh ngục tù tăm tối , quản ngục vẫn biết trân trọng tài năng của Huấn Cao là người viết chữ đẹp nổi tiếng ở tỉnh Sơn . - Ngay từ khi đọc vỡ sách thánh hiền ông đã có sở nguyện cao quý một ngày kia được treo ở nhà riêng một đôi câu đối do ông Huấn Cao viết vì chữ Huấn Cao đẹp lắm , vuông lắm và là vật báu trên đời . Say mê nghệ thuật thư pháp tột cùng như vậy , chứng tỏ quản ngục là người có tâm hồn nghệ sĩ . - Quản ngục trân trọng Huấn Cao , trân trọng cái tài , cái đẹp , nhẫn nại để đạt được sở nguyện * Quản ngục là người không sợ cường quyền (0.5) - Dám chơi chữ của một kẻ đại nghịch là Huấn Cao - Dám đảo lộn trật tự lao tù để biệt nhỡn , tôn trọng cái tài , cái đẹp. - Dám xin chữ tử tù ngay trong nhà ngục . * Là người có thiên lương (1.0) - Quản ngục là một khách tài tử chọn nhầm nghề , giữa bọn người tàn nhẫn , lừa lọc thì quản ngục có tình cách dịu dàng , biết trọng người ngay , có lòng biết giá trị của con người (0.25) - Biết được sở nguyện của quản ngục , thầy thơ lại đã đến tâm sự với Huấn Cao ,Huấn Cao thức tỉnh , nhận rõ quản ngục là người tốt ( Nào ta ngờ đâu một người như thầy quản đây lại có sở thích cao quý như vậy , thiếu chút nữa ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ ) (0.25) - Quản ngục có vẻ đẹp thiên lương trong trẻo , thuần khiết , luôn hướng tới cái thiện , cái đẹp , điều này thể hiện rõ trong cảnh cho chữ . Hành động khúm núm đó là thái độ kính cẩn , nghiêng mình trước cái đẹp . thể hiện nhân cách đáng quý .(0,25) - Cái cúi lạy của quản ngục với Huấn Cao là cái cùi đầu trước cái tài , cái đẹp , là thái độ kính phục , ngưỡng mộ trước một nhân cách cao cả , bày tỏ lòng biết ơn chân thành với ân nhân khai sáng tâm hồn mình .Thể hiện nhân cách của viên quản ngục không chỉ có tấm lòng mình . Thể hiện nhân cách của viên quản ngục không chỉ có tấm lòng biệt nhỡn liên tài mà còn biết phục thiện.(0.25) C. Đánh giá chung (0.5) - Nếu Huấn Cao là người sở hữu cái đẹp , sáng tạo ra cái đẹp thì quản ngục là người trân trọng , tôn thờ cái đẹp , người bảo vệ , giữ gìn và lưu truyền cái đẹp , mang tâm hồn của người nghệ sĩ . . (0.25) - Cùng với nhân vật Huấn Cao , nhân vật viên quản ngục góp phần làm nên sức hấp dẫn của tác phẩm Chữ người tử tù – một tác phẩm --đạt gần đến sự toàn thiện , toàn mĩ , đó không phải là người viết mà là thần viết .(0.25)
Tài liệu đính kèm: