A. Mục tiêu - yêu cầu
1). Về kiến thức
HS hiểu:
2 Các nguyên tố halogen có tính oxi hoá mạnh, nguyên nhân của sự biến đổi tính chất của các đơn chất và hợp chất HX của chúng khi đi từ Flo Iot
3 Nguyên nhân của tính sát trùng và tính tẩy màu của nước Gia ven, clorua vôi và cách điều chế.
HS biết:
4 Phương pháp điều chế các đơn chất và hợp chất của HX của các halogen.
5 Cách nhận biết các ion Cl-, Br-, I-.
6 Đặc điểm cấu tạo lớp electron ngoài cùng của nguyên tử và cấu tạo phân tử của đơn chất halogen (X2).
2).Kĩ năng:
7 Vận dụng kiến thức đã học về nhóm halogen để để giải thích tính chất của các halogen và 1 số hợp chất của chúng
8 Giải các bài tập nhận biết và điều chế các đơn chất X2 và hợp chất HX
9 Giải 1 số bài tập có tính toán.
Trường THPT Mỹ Hiệp Tổ chuyên môn: Hóa học ˜&™ GIÁO ÁN Tên bài: Bài: LUYỆN TẬP NHÓM HALOGEN Tiết : 45. Chương: 5. Nhóm halogen Địa điểm:Lớp 10A1 Họ và tên sinh viên: Trần Thị Tuyết Quyên MSSV:DHH071467 Họ và tên GVHD: Thái Hồng Thanh. Ngày tháng năm 2011 Mục tiêu - yêu cầu 1). Về kiến thức HS hiểu: Các nguyên tố halogen có tính oxi hoá mạnh, nguyên nhân của sự biến đổi tính chất của các đơn chất và hợp chất HX của chúng khi đi từ Flo Iot Nguyên nhân của tính sát trùng và tính tẩy màu của nước Gia ven, clorua vôi và cách điều chế. HS biết: Phương pháp điều chế các đơn chất và hợp chất của HX của các halogen. Cách nhận biết các ion Cl-, Br-, I-. Đặc điểm cấu tạo lớp electron ngoài cùng của nguyên tử và cấu tạo phân tử của đơn chất halogen (X2). 2).Kĩ năng: Vận dụng kiến thức đã học về nhóm halogen để để giải thích tính chất của các halogen và 1 số hợp chất của chúng Giải các bài tập nhận biết và điều chế các đơn chất X2 và hợp chất HX Giải 1 số bài tập có tính toán. Chuẩn bị GV: Giáo án. Bảng tuần hoàn và một số bài tập liên quan đến halogen.Có thể chuẩn bị dung dịch NaCl, NaBr, KI, AgNO3 để làm những thí nghiệm nhận biết dung dịch. HS: Ôn tập kiến thức halogen và làm bài tập trước ở nhà Tổ chức hoạt động dạy hoc 1. Ổn định lớp ( 1-2 phút) 2. Kiểm tra bài cũ ( 7- 10 phút) 1).Em hãy trình bày tính chất hóa học của Brôm và iôt 2). Làm bài tập 3 SGK trang 113 3. Nội dung mới Nội dung Hoạt động của GV và học sinh A. Kiến thức cần nắm vững I.Cấu tạo nguyên tử và phân của các halogen -Bán kính nguyên tử tăng từ flo đến iot - Lớp ngoài cùng có 7 e - Phân tử gồm 2 nguyên tử: X2 ; Liên kết CHT không cực Hoạt động 1:( 3-5 phút) - GV: cho HS viết cấu hình e nguyên tử của các halogen và yêu cầu HS nhận xét? HS viết cấu hình e HS khác nhận xét GV nhận xét. GV: liên kết trong các nguyên tử của các halogen là loại liên kết gì? HS: Liên kết cộng hóa trị. II. Tính chất hóa học a) Halogen là những phi kim có tính oxi hoá mạnh - Phản ứng với kim loại 3F2 + 2Fe 2FeF3 (oxh tất cả kim loại) 3Cl2 + 2Fe → 2FeCl3(oxh hầu hết kl,t0) 3Br2 + 2Fe → 2FeBr3(oxh nhiều kl,t0) 3 I2 + 2Fe → 2FeI3(oxh nhiều kl,t0 hoặc xt) - Phản ứng với phi kim F2 + H2 → 2 HF ( trong bóng tối, ở nhiệt độ -252oC, nổ mạnh) Cl2 + H2 → 2HCl ( cần chiếu sáng, phản ứng nổ) Br2 + H2 → 2HBr( to cao) I2 + H2 → 2HI ( to cao hơn) - Phản ứng với hợp chất 2F2 + 2H2O → 4HF + O2 ( phản ứng mãnh liệt ở to thường) Cl2 + H2O → HCl + HClO ( ở to thường) Br2 + H2O → HBr + HBrO (ở to thường, chậm hơn so với Clo). I2 + H2O → hầu như không tác dụng b) Tính oxi hóa của các halogen giảm dần từ F đến I Hoạt động 2: (8-10 phút) GV:Yêu cầu HS cho ví dụ về tính oxi hóa mạnh của halogen: phản ứng với kim loại, hidro và nước HS lên bảng viết PT GV yêu cầu HS khác nhận xét. GV: Yêu cầu HS nhận xét về số oxi hóa của halogen. HS dựa vào kiến thức cũ trả lời: halogen có tính oxi hóa mạnh. GV giải thích vì sao halogen có tính oxi hóa mạnh? HS chú ý lắng nghe. GV: Tính oxi hóa của các halogen biến đổi như thế nào khi đi từ Flo đến Iot? HS: Tính oxi hóa giảm dần khi đi từ Flo đến Iot. GV: Yêu cầu HS tra bảng độ âm điện của F, Cl, Br, I và nhận xét? b) Tính oxi hóa của các halogen giảm dần từ F đến I III. Tính chất hóa học của hợp chất halogen 1. Axit halogenhidric HF; HCl ; HBr ; HI Tính axit tăng dần 2. Hợp chất có oxi Nước Gia-ven và clorua vôi có tính tẩy màu và sát trùng do: NaClO, CaOCl2 là các chất oxi hóa mạnh Hoạt động 3:( 3-5 phút) GV: Yêu cầu HS so sánh tính chất hoá học của axit halogenhiđric? HS: Tính axit tăng dần từ HF -> HI. GV: Nhắc lại cho HS cho biết tính chất đặc biệt của dung dịch HF? GV: Yêu cầu HS viết công thức các hợp chất có oxi của halogen và nhận xét số oxi hóa của halogen? HS viết công thức và xác định GV:Yêu cầu HS viết PTHH điều chế nước Gia-ven và Clorua vôi HS viết PT GV khẳng định lại lần nữa. IV. Phương pháp điều chế các đơn chất halogen Flo Clo -12 Phòng thí nghiệm MnO2 + 4HCl → MnCl2 + 2H2O + Cl2 2KMnO4 +16 HCl→ 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O - Công nghiệp (Điện phân có màng ngăn) 2NaCl + 2H2O → 2NaOH + Cl2 + H2 Brom( NaBr có trong nước biển) Cl2 + 2NaBr → 2NaCl + Br2 Iot ( NaI có trong rong biển) Cl2 + 2NaI → 2NaCl + I2 Hoạt đông 4: (5 phút) - GV yêu cầu HS nhắc lại phương pháp điều chế F2, Cl2, Br2, I2 - HS trả lời: + Flo: điện phân hỗn hợp KF và HF + Clo: * Trong PTN: Cho axit mạnh tác dụng với chất oxi hóa mạnh (MnO2; KmnO4.) * Trong CN: Điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn + Brom: Dùng Cl2 để oxi hóa NaBr + Iot: Sản xuất từ rong biển. GV yêu cầu HS viết PT điều chế halogen tương ứng. HS viết PT GV nhận xét HS chép bài V.Phân biệt các ion F- ; Cl- ; I- Thuốc thử: AgNO3 NaF + AgNO3 → không p.ứ NaCl + AgNO3 → AgCl + NaNO3 (trắng) NaBr + AgNO3 → AgBr + NaNO3 (vàng nhạt) NaI + AgNO3 → AgI + NaNO3 (vàng ) Hoạt động 5:( 2-3 phút) GV: yêu cầu HS cho biết thuốc thử nhận biết các Halogen. HS trả lời GV củng cố cách phân biệt các ion F-, Cl-, Br-, I- bằng dung dịch AgNO3. HS viết PTHH dựa vào sự hướng dẫn của GV. GV nhận xét, khắng định, HS chép bài. Củng cố ( 3-4 phút) Cho HS làm bài tập 1-5 SGK trang118-119 BT1: SGK trang 118 Đáp án: C BT2: SGK trang 118 Đáp án: A BT3: SGK trang 118 Đáp án: B BT4: SGK trang 118 Đáp án: A Có thể cho HS làm thêm một số bài tập ở ngoài dưới dạng phiếu bài tập. Dặn dò ( 1 phút) - Làm bài tập trong SGK trang 119 trước để tiết sau sửa. Rút kinh nghiệm: ` Ngày soạn: / / 2011 Giáo viên hướng dẫn dạy duyệt Người soạn Thái Hồng Thanh Trần Thị Tuyết Quyên
Tài liệu đính kèm: