PHẦN I : CƠ HỌC
Chương I. ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM
Bài 1 : CHUYỂN ĐỘNG CƠ
I. Chuyển động cơ – Chất điểm
1. Chuyển động cơ
Chuyển động của một vật là sự thay đổi vị trí của vật đó so với các vật khác theo thời gian.
2. Chất điểm
Những vật có kích thước rất nhỏ so với độ dài đường đi (hoặc với những khoảng cách mà ta đề cập đến), được coi là chất điểm.
Khi một vật được coi là chất điểm thì khối lượng của vật coi như tập trung tại chất điểm đó.
3. Quỹ đạo
Quỹ đạo của chuyển động là đường mà chất điểm chuyển động vạch ra trong không gian.
II. Cách xác định vị trí của vật trong không gian.
1. Vật làm mốc và thước đo
Để xác định chính xác vị trí của vật ta chọn một vật làm mốc và một chiều dương trên quỹ đạo rồi dùng thước đo chiều dài đoạn đường từ vật làm mốc đến vật.
2. Hệ toạ độ
PHẦN I : CƠ HỌC Chương I. ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM Bài 1 : CHUYỂN ĐỘNG CƠ I. Chuyển động cơ – Chất điểm 1. Chuyển động cơ Chuyển động của một vật là sự thay đổi vị trí của vật đó so với các vật khác theo thời gian. 2. Chất điểm Những vật có kích thước rất nhỏ so với độ dài đường đi (hoặc với những khoảng cách mà ta đề cập đến), được coi là chất điểm. Khi một vật được coi là chất điểm thì khối lượng của vật coi như tập trung tại chất điểm đó. 3. Quỹ đạo Quỹ đạo của chuyển động là đường mà chất điểm chuyển động vạch ra trong không gian. II. Cách xác định vị trí của vật trong không gian. 1. Vật làm mốc và thước đo Để xác định chính xác vị trí của vật ta chọn một vật làm mốc và một chiều dương trên quỹ đạo rồi dùng thước đo chiều dài đoạn đường từ vật làm mốc đến vật. 2. Hệ toạ độ a) Hệ toạ độ 1 trục (sử dụng khi vật chuyển động trên một đường thẳng): Toạ độ của vật ở vị trí M : x = b) Hệ toạ độ 2 trục (sử dụng khi vật chuyển động trên một đường cong trong một mặt phẳng): Toạ độ của vật ở vị trí M : x = y = III. Cách xác định thời gian trong chuyển động . 1. Mốc thời gian và đồng hồ. Để xác định từng thời điểm ứng với từng vị trí của vật chuyển động ta phải chọn mốc thời gian và đo thời gian trôi đi kể từ mốc thời gian bằng một chiếc đồng hồ. 2. Thời điểm và thời gian. Vật chuyển động đến từng vị trí trên quỹ đạo vào những thời điểm nhất định còn vật đi từ vị trí này đến vị trí khác trong những khoảng thời gian nhất định. IV. Hệ qui chiếu. Một hệ qui chiếu gồm : + Một vật làm mốc, một hệ toạ độ gắn với vật làm mốc. + Một mốc thời gian và một đồng hồ Bài 2 : CHUYỂN ĐỘNG THẲNG ĐỀU I. Chuyển động thẳng đều 1. Tốc độ trung bình. Với : s = x2 – x1 ; t = t2 – t1 2. Chuyển động thẳng đều. Là chuyển động có quỹ đạo là đường thẳng và có tốc độ trung bình như nhau trên mọi quãng đường. 3. Quãng đường đi trong chuyển động thẳng đều. s = vtbt = vt Trong chuyển động thẳng đều, quãng đường đi được s tỉ lệ thuận với thời gian chuyển động t. II. Phương trình chuyển động và đồ thị toạ độ – thời gian của chuyển động thẳng đều. 1. Phương trình chuyển động. x = xo + s = xo + vt Trong đó: là quãng đường đi là vận tốc của vật hay tốc độ là thời gian chuyển động là tọa độ ban đầu lúc là tọa độ ở thời điểm 2. Đồ thị toạ độ – thời gian của chuyển động thẳng đều. a) Bảng t(h) 0 1 2 3 4 5 6 x(km) 5 15 25 35 45 55 65 b) Đồ thị Các dạng bài tập có hướng dẫn Dạng 1: Xác định vận tốc, quãng đường và thời gian trong chuyển động thẳng đều. Xác định vận tốc trung bình. Cách giải: Sử dụng công thức trong chuyển động thẳng đều: S = v.t -Công thức tính vận tốc trung bình. Bài 1: Một xe chạy trong 5h: 2h đầu xe chạy với tốc độ trung bình 60km/h, 3h sau xe chạy với tốc độ trung bình 40km/h.Tính tốc tốc trung bình của xe trong suốt thời gian chuyển động. Hướng dẫn giải: Quãng đường đi trong 2h đầu: S1 = v1.t1 = 120 km Quãng đường đi trong 3h sau: S2 = v2.t2 = 120 km Bài 2: Một xe đi nửa đoạn đường đầu tiên với tốc độ trung bình v1=12km/h và nửa đoạn đường sau với tốc độ trung bình v2 =20km/h. Tính tốc độ trung bình trên cả đoạn đường. Hướng dẫn giải: Thời gian đi nửa đoạn đường đầu: Thời gian đi nửa đoạn đường cuối: Tốc độ trung bình: Bài 3: Một ô tô đi từ A đến B. Đầu chặng ô tô đi ¼ tổng thời gian với v = 50km/h. Giữa chặng ô tô đi ½ thời gian với v = 40km/h. Cuối chặng ô tô đi ¼ tổng thời gian với v = 20km/h. Tính vận tốc trung bình của ô tô? Hướng dẫn giải: Quãng đường đi đầu chặng: Quãng đường chặng giữa: Quãng đường đi chặng cuối: Vận tốc trung bình: Bài 4: Một nguời đi xe máy từ A tới B cách 45km. Trong nửa thời gian đầu đi với vận tốc v1, nửa thời gian sau đi với v2 = 2/3 v1. Xác định v1, v2 biết sau 1h30 phút nguời đó đến B. Hướng dẫn giải: S1 + S2 = 45 Bài 5: Một ôtô đi trên con đường bằng phẳng với v = 60 km/h, sau đó lên dốc 3 phút với v = 40km/h. Coi ôtô chuyển động thẳng đều. Tính quãng đường ôtô đã đi trong cả giai đoạn. Hướng dẫn giải: ; S = S1 + S2 = 7km Bài 6: Một ôtô đi trên quãng đường AB với v = 54km/h. Nếu tăng vận tốc thêm 6km/h thì ôtô đến B sớm hơn dự định 30 phút. Tính quãng đường AB và thòi gian dự định để đi quãng đường đó. Hướng dẫn giải: S1 = v1.t1 = 54t1; S2 = v2.t2 = 60(t1 – 0,5) = 60t1 - 30 S1 = S2 t1 = 5h S = v1.t1 = 270km. Bài 7: Một ôtô đi trên quãng đường AB với v = 54km/h. Nếu giảm vận tốc đi 9km/h thì ôtô đến B trễ hơn dự định 45 phút. Tính quãng đường AB và thời gian dự tính để đi quãng đường đó. Hướng dẫn giải: S1 = 54t1 ; S2 = 45 ( t1 + ¾ ) S1 = S2 54t1 = 45 ( t1 + ¾ ) t1 = 3,75h Bài 8 : Hai xe cùng chuyển động đều trên đường thẳng. Nếu chúng đi ngược chiều thì cứ 30 phút khoảng cách của chúng giảm 40km. Nếu chúng đi cùng chiều thì cứ sau 20 phút khoảng cách giữa chúng giảm 8km. Tính vận tốc mỗi xe. Hướng dẫn giải: Chọn chiều dương là chiều chuyển động của mỗi xe. Nếu đi ngược chiều thì S1 + S2 = 40 (1) Nếu đi cùng chiêu thì S1 – S2 = (v1 – v2 )t = 8 (2) Giải (1) (2) v1 = 52km/h ; v2 = 28km/h S = 202,5km Bài 9: Một người đi xe máy chuyển động thẳng đều từ A lúc 5giờ sáng và tới B lúc 7giờ 30 phút, AB = 150km. a/ Tính vận tốc của xe. b/ Tới B xe dừng lại 45 phút rồi đi về A với v = 50km/h. Hỏi xe tới A lúc mấy giờ. Hướng dẫn giải: a/ Thời gian lúc đi: t = 7h30’ – 5h = 2,5h Thời điểm người đó lúc bắt đầu về: t = 7h30’ + 45’ = 8h15’ Xe tới A lúc: t = 8h15’ + 3h = 11h15’ Bài 10: Một người đi xe máy từ A đến B cách nhau 2400m. Nửa quãng đường đầu, xe đi với v1, nửa quãng đường sau đi với v2 = ½ v1. Xác định v1, v2 sao cho sau 10 phút xe tới B. Hướng dẫn giải: S1 = v1.t t1 + t2 = 600 v1 = 6m/s ; v2 = 3m/s Bài 11: Một ôtô chuyển động trên đoạn đường MN. Trong ½ quãng đường đầu đi với v = 40km/h. Trong ½ quãng đường còn lại đi trong ½ thời gian đầu với v = 75km/h và trong ½ thời gian cuối đi với v = 45km/h. Tính vận tốc trung bình trên đoạn MN. Hướng dẫn giải: S1 = v1.t1 = 40t1 S2 = S3 + S4 = S = S1 + S2 =+ 1,25S = 60t S = 48.t Bài 12: Một ôtô chạy trên đoạn đường thẳng từ A đến B phải mất khoảng thời gian t. Tốc độ của ôtô trong nửa đầu của khoảng thời gian này là 60km/h. Trong nửa khoảng thời gian cuối là 40km/h. Tính tốc độ trung bình trên cả đoạn AB. Hướng dẫn giải: Trong nửa thời gian đầu: S1 = v1.t = 30t Trong nửa thời gian cuối: S2 = v2.t = 20t Bài 13: Một người đua xe đạp đi trên 1/3 quãng đường đầu với 25km/h. Tính vận tốc của người đó đi trên đoạn đường còn lại. Biết rằng vtb = 20km/h. Hướng dẫn giải: S1 = v1.t1 S2 = v2.t3 Bài 14: Một người đi xe đạp trên một đoạn đường thẳng AB. Trên 1/3 đoạn đường đầu đi với v = 12km/h, 1/3 đoạn đường tiếp theo với v = 8km/h và 1/3 đoạn đường cuối cùng đi với v = 6km/h. Tính vtb trên cả đoạn AB. Hướng dẫn giải: Trong 1/3 đoạn đường đầu: S1 = v1.t1 Tương tự: ; t = t1 + t2 + t3 = + + Bài 15: Một người đi xe máy chuyển động theo 3 giai đoạn: Giai đoạn 1 chuyển động thẳng đều với v1 = 12km/h trong 2km đầu tiên; giai đoạn 2 chuyển động với v2 = 20km/h trong 30 phút; giai đoạn 3 chuyển động trên 4km trong 10 phút. Tính vận tốc trung bình trên cả đoạn đường. Hướng dẫn giải: ; S2 = v2. t2 = 10km ; S = S1 + S2 + S3 = 16km t = t1 + t2 + t3 = 5/6 giờ. Dạng 2: Viết phương trình chuyển động thẳng đều Cách giải: Bài 1: Trên đường thẳng AB, cùng một lúc xe 1 khởi hành từ A đến B với v = 40km/h. Xe thứ 2 từ B đi cùng chiều với v = 30km/h. Biết AB cách nhau 20km. Lập phương trình chuyển động của mỗi xe với cùng hệ quy chiếu. Hướng dẫn giải: Chọn gốc toạ độ tại A, gốc thời gian lúc 2 xe xuất phát. Chiều dương cùng chiều với chiều chuyển động với hai xe. xA = x0 + vA.t = 40t ; xB = x0 + vB.t = 20 + 30t. Bài 2: Lúc 7 giờ, một người ở A chuyển động thẳng đều với v = 36km/h đuổi theo người ở B đang chuyển động với v = 5m/s. Biết AB = 18km. Viết phương trình chuyển động của 2 người. Lúc mấy giờ và ở đâu 2 người đuổi kịp nhau. Hướng dẫn giải: Chọn gốc toạ độ tại A, gốc thời gian lúc 7 giờ. Ptcđ có dạng: xA = 36t ; xB = x0 + vB.t = 18 + 18t Khi hai xe gặp nhau: x1 = x2 t = 1h. xA = xB = 36km Vậy hai xe gặp nhau cách góc toạ độ 36km và vào lúc 8 giờ Bài 3: Lúc 6 giờ sáng, một người đi xe máy khởi hành từ A chuyển động với vận tốc không đổi 36km/h để đuổi theo một người đi xe đạp chuyển động với v = 5m/s đã đi được 12km kể từ A. Hai người gặp nhau lúc mấy giờ. Hướng dẫn giải: Chọn gốc toạ độ tại vị trí A, gốc thời gian lúc xe máy chuyển động. Ptcđ có dạng: xm = 36t xĐ = 12 + 18t Khi hai xe đuổi kịp nhau: xm = xĐ t = 2/3 phút Hai xe gặp nhau lúc 6 giờ 40 phút Bài 4: Hai ôtô xuất phát cùng một lúc, xe 1 xuất phát từ A chạy về B, xe 2 xuất phát từ B cùng chiều xe 1, AB = 20km. Vận tốc xe 1 là 50km/h, xe B là 30km/h. Hỏi sau bao lâu xe 1 gặp xe 2. Hướng dẫn giải: Chọn gốc toạ độ tại vị trí tại A, gốc thời gian lúc 2 xe xuất phát. Ptcđ có dạng: x1 = 50t x2 = 20 + 30t Khi hai xe đuổi kịp nhau: x1 = x2 t = 1h Bài 5: Lúc 6 giờ sáng, một người đi xe máy khởi hành từ A chuyển động với v = 36km/h đi về B. Cùng lúc một người đi xe đạp chuyển động với vkđ xuất phát từ B đến A. Khoảng cách AB = 108km. Hai người gặp nhau lúc 8 giờ. Tìm vận tốc của xe đạp. Hướng dẫn giải: Gốc thời gian lúc 2 xe xuất phát, gốc toạ độ tại A. Hai xe xuất phát từ lúc 6giờ và gặp nhau lúc 8 giờ t = 2h Ptcđ có dạng: xm = 36t = 72 xĐ = 108 - 2v2 Khi hai xe đuổi kịp nhau: xm = xĐ v2 = 18km/h Bài 6: Lúc 7 giờ sáng một ôtô khởi hành từ A chuyển động với vkđ = 54km/h để đuổi theo một người đi xe đạp chuyển động với vkđ = 5,5 m/s đã đi được cách 18km. Hỏi 2 xe đuổi kịp nhau lúc mấy giờ. Hướng dẫn giải: Chọn gốc toạ độ ở vị trí A, gốc thời gian lúc ôtô xuất phát. Chọn gốc thời gian lúc 7 giờ. Ptcđ có dạng: x1 = 54t x2 = 18 + 19,8.t Khi 2 xe duổi kịp nhau: x1 = x2 54t = 18 + 19,8.t t = 0,52 h = 31phút Vậy hai xe gặp nhau lúc 7 giờ 31 phút. Bài 7: Lúc 5 giờ hai xe ôtô xuất phát đồng thời từ 2 địa điểm A và B cách nhau 240km và chuyển động ngược chiều nhau. Hai xe gặp nhau lúc 7 giờ. Biết vận tốc xe xuất phát từ A là 15m/s. Chọn trục Ox trùng với AB, gốc toạ độ tại A. a/ Tính vận tốc của xe B. b/ Lập phương trình chuyển động của 2 xe. c/ Xác định toạ độ lúc 2 xe gặp nhau. Hướng dẫn giải: a/ Quãng đường xe A đi: S1 = v1.t =108km Do hai xe ch/động ngược chiều S2 = 132 km là quãng đường xe ở B đi. v2 = = 66km/h b/ ptcđ có dạng: x1 = 54t ; x2 = 240 – 66t c/ Khi hai xe gặp nhau: x1 = 54.4 = 108km Bài 8: Lúc 8 giờ sáng, xe 1 khởi hành từ A chuyển động thẳng đều về B với v = 10m/s. Nửa giờ sau, xe 2 chuyển động thẳng đều từ B đến A và gặp nhau lúc 9 giờ 30 phút. Biết AB = 72km. a/ Tìm vận tốc của xe 2. b/ Lúc 2 xe cách nhau 13,5km là mấy giờ. Hướng dẫn giải: a/ chạn gốc toạ độ tại A, gốc thời gian lúc xe 1 khởi hành. x1 = 36t ; x2 = 72 – v2 ( t – 0,5 ) Khi hai xe gặp nhau t = 1,5 giờ x1 = x2 36t = 72 – v2 ( t – 0,5 ) v2 = 18km/h b/ Khi hai xe cách nhau 13,5km x2 – x1 = 13,5 t = 1,25h tức l ... , thể tích của chúng sẽ tăng khi nóng chảy và giảm khi đông đặc. Nhiệt độ nóng chảy của chất rắn thay đổi phụ thuộc vào áp suất bên ngoài. 2. Nhiệt nóng chảy. Nhiệt lượng Q cần cung cấp cho chất rắn trong quá trình nóng chảy gọi là nhiệt nóng chảy : Q = lm. Với l là nhiệt nóng chảy riêng phụ thuộc vào bản chất của chất rắn nóng chảy, có đơn vị là J/kg. 3. Ứng dụng. Nung chảy kim loại để đúc các chi tiết máy, đúc tượng, chuông, luyện gang thép. II. Sự bay hơi. 1. Thí nghiệm. Đổ một lớp nước mỏng lên mặt đĩa nhôm. Thổi nhẹ lên bề mặt lớp nước hoặc hơ nóng đĩa nhôm, ta thấy lớp nước dần dần biến mất. Nước đã bốc thành hơi bay vào không khí. Đặt bản thuỷ tinh gần miệng cốc nước nóng, ta thấy trên mặt bản thuỷ tinh xuất hiện các giọt nước. Hơi nước từ cốc nước đã bay lên đọng thành nước. Làm thí nghiệm với nhiều chất lỏng khác ta cũng thấy hiện tượng xảy ra tương tự. Quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể khí ở bề mặt chất lỏng gọi là sự bay hơi. Quá trình ngược lại từ thể khí sang thể lỏng gọi là sự ngưng tụ. Sự bay hơi xảy ra ở nhiệt độ bất kì và luôn kèm theo sự ngưng tụ. 2. Hơi khô và hơi bảo hoà. Xét không gian trên mặt thoáng bên trong bình chất lỏng đậy kín : Khi tốc độ bay hơp lớn hơn tốc độ ngưng tụ, áp suất hơi tăng dần và hơi trên bề mặt chất lỏng là hơi khô. Khi tốc độ bay hơi bằng tốc độ ngưng tụ, hơi ở phía trên mặt chất lỏng là hơi bảo hoà có áp suất đạt giá trị cực đại gọi là áp suất hơi bảo hoà. Áp suất hơi bảo hoà không phụ thuộc thể tích và không tuân theo định luật Bôi-lơ – Ma-ri-ôt, nó chỉ phụ thuộc vào bản chất và nhiệt độ của chất lỏng. 3. Ứng dụng. Sự bay hơi nước từ biển, sông, hồ, tạo thành mây, sương mù, mưa, làm cho khí hậu điều hoà và cây cối phát triển. Sự bay hơi của nước biển được sử dụng trong ngành sản xuất muối. Sự bay hơi của amôniac, frêôn, được sử dụng trong kỉ thuật làm lạnh. III. Sự sôi. Sự chuyển từ thể lỏng sang thể khí xảy ra ở cả bên trong và trên bề mặt chất lỏng gọi là sự sôi. 1. Thí nghiệm. Làm thí nghiệm với các chất lỏng khác nhau ta nhận thấy : Dưới áp suất chuẩn, mỗi chất lỏng sôi ở một nhiệt độ xác định và không thay đổi. Nhiệt độ sôi của chất lỏng phụ thuộc vào áp suất chất khí ở phía trên mặt chất lỏng. Áp suất chất khí càng lớn, nhiệt độ sôi của chất lỏng càng cao. 2. Nhiệt hoá hơi. Nhiệt lượng Q cần cung cấp cho khối chất lỏng trong khi sôi gọi là nhiệt hoá hơi của khối chất lỏng ở nhiệt độ sôi : Q = Lm. Với L là nhiệt hoá hơi riêng phụ thuộc vào bản chất của chất lỏng bay hơi, có đơn vị là J/kg. Bài 39 : ĐỘ ẨM CỦA KHÔNG KHÍ I. Độ ẩm tuyệt đối và độ ẩm cực đại. 1. Độ ẩm tuyệt đối. Độ ẩm tuyệt đối a của không khí là đại lượng được đo bằng khối lượng hơi nước tính ra gam chứa trong 1m3 không khí. Đơn vị của độ ẩm tuyệt đối là g/m3. 2. Độ ẩm cực đại. Độ ẩm cực đại A là độ ẩm tuyệt đối của không khí chứa hơi nước bảo hoà. Giá trị của độ ẩm cực đại A tăng theo nhiệt độ. Đơn vị của độ ẩm cực đại là g/m3. II. Độ ẩm tỉ đối. Độ ẩm tỉ đối f của không khí là đại lượng đo bằng tỉ số phần trăm giữa độ ẩm tuyệt đối a và độ ẩm cực đại A của không khí ở cùng nhiệt độ : f = .100% hoặc tính gần đúng bằng tỉ số phần trăm giữa áp suất riêng phần p của hơi nước và áp suất pbh của hơi nước bảo hoà trong không khí ở cùng một nhiệt độ. f = .100% Không khí càng ẩm thì độ ẩm tỉ đối của nó càng cao. Có thể đo độ ẩm của không khí bằng các ẩm kế : Am kế tóc, ẩm kế khô – ướt, ẩm kế điểm sương. III. Ảnh hưởng của độ ẩm không khí. Độ ẩm tỉ đối của không khí càng nhỏ, sự bay hơi qua lớp da càng nhanh, thân người càng dễ bị lạnh. Độ ẩm tỉ đối cao hơn 80% tạo điều kiện cho cây cối phát triển, nhưng lại lại dễ làm ẩm mốc, hư hỏng các máy móc, dụng cụ, Để chống ẩm, người ta phải thực hiện nhiều biện pháp như dùng chất hút ẩm, sấy nóng, thông gió, BÀI TẬP CHƯƠNG VII Biến dạng cơ của vật rắn 169 – Một sợi dây thép đường kính 1,5mm có độ dài ban đầu là 5,2m. Tính hệ số đàn hồi của sợi dây thép, biết suất đàn hồi của thép là E = 2.1011Pa ĐS: 68.103N/m 170 – Một thanh rắn đồng chất tiết diện đều có hệ số đàn hồi là 100N/m, đầu trên gắn cố định và đầu dưới treo một vật nặng để thanh biến dạng đàn hồi. Biết gia tốc rơi tự do g = 10m/s2. Muốn cho thanh rắn dài thêm 1cm thì vật nặng phải có khối lượng là bao nhiêu ? 171 – Một thanh thép tròn đường kính 20mm có suất đàn hồi E = 2.1011Pa. Giữ chặt một đầu thanh và nén đầu còn lại bằng một lực F = 1,57.105N để thanh biến dạng đàn hồi. Tính độ biến dạng tỉ đối của thanh ? ĐS: 0,25.10-2 172 – Một sợi dây bằng đồng thau dài 1,8m có đường kính 0,8mm. Khi bị kéo bằng một lực F = 25N thì dây dãn ra một đoạn 1mm. Xác định suất Young của đồng thau ? ĐS: 9.1010Pa 173 – Một thanh thép dài 2m tiết diện 2cm2 bị dãn thêm 1,5mm khi chịu một lực kéo F. Tìm độ lớn của F. ĐS: 3.104N 174 – Một thanh xà ngang bằng thép dài 5m có tiết diện 25cm2. Hai đầu của thanh xà đucợ gắn chặt vào hai bức tường đối diện nhau. Hãy tính áp lực do thanh xà tác dụng lên các bức tường khi thanh xà dãn thêm 1,2mm do nhiệt độ của nó tăng. Bỏ qua biến dạng của các bức tường. Biết thép có suất đàn hồi. ĐS: 1,2.105N 175 – Một dây đồng thau có đường kính 6mm suất Yuong của đồng thau là E = 9.101oPa. Tính độ lớn lực kéo để làm dãn 0,2% chiều dài của dây. ĐS: 5100N 176 - Một thang máy được kéo bởi 3 dây cáp bằng thép giống nhau có đường kính 1cm và có suất Yuong E = 2.1011Pa. Khi sàn thang máy ở ngang với sàn tầng thứ nhất thì chiều dài mỗi dây cáp là 25m. Một kiện hàng 700kg được đặt vào thang máy. Tính độ chênh lệch giữa sàn của thang máy với sàn của tầng nhà. ĐS: 3,6m Sự nở vì nhiệt của vật rắn 177 – Một thước thép ở 200C có độ dài 1m. Khi nhiệt độ là 400C thì thước thép này dài thêm bao nhiêu ? Biết hệ số nở dài của thép là 11.10-6K-1. ĐS: 0,22mm 178 – Một dây tải điện ở 200C có độ dài 1800m. Hãy xác định hệ số nở dài của dây tải điện này. Biết hệ số nở dài của dây tải điện là a = 11,5.10-6K-1. ĐS: 62,1cm 179 – Mỗi thanh ray của đường sắt ở nhiệt độ 150C có độ dài là 12,5m. Nếu hai đầu của các thanh ray đó chỉ đặt cách nhau 4,5mm, thì các thanh ray này có thể chịu được nhiệt độ lớn nhất là bao nhiêu để chúng không bị uốn cong do tác dụng nở vì nhiệt ? Biết hệ số nở dài của mối thang ray là a = 12.10-6K-1. ĐS: 450C. 180 – Khối lượng riêng của sắt ở 8000C bằng bao nhiêu ? Biết khối lượng riêng của nó ở 00C là 7,8.103kg/m3. ĐS: 7,699.103kg/m3 181 – Thanh sắt có chiều dài 2m ở 500C bị đốt nóng lên đến 5500C. Tính độ nở dài của thanh sắt sau khi đốt nóng, suy ra chiều dài của thanh sắt khi đó? ĐS: 12mm; 2,012m. 182 – Thanh thép có tiết diện 25mm2. Cần đốt nóng lên bao nhiêu độ để độ nở dài của thanh bằng với độ tăng chiều dài khi thanh bị kéo một lực F = 2500N. Biết hệ số nở dài của thanh thép là a = 12.10-6K-1 và suất Young E = 2.1011Pa. ĐS: 500C 183 – Hai thanh một thanh sắt, một thanh kẽm dài bằng nhau ở 00C, còn ở 1000C thì chênh nhau 1mm. Hỏi chiều dài của thanh đó ở 00C. Biết aFe = 11.10-6K-1 ; aZn = 34.10-6K-1. ĐS: 0,442m 184 – Một thanh xà bằng thép hình trụ tròn, đường kính d = 5cm, hai đầu được giữ chặt vào tường. Tính lực tác dụng của thanh vào tường khi nhiệt độ của thanh tăng từ 200C lên 300C. Cho hệ số nở dài của thép là a = 12.10-6K-1, và suất Young E = 2.1011Pa. ĐS: »47124N 185 – Một thước bằng nhôm có các độ chia đúng ở 50C. Thước dùng đo một chiều dài ở 350C. Kết quả đọc được là 88,45cm. Tính sai số do ảnh hưởng của nhiệt độ và chiều dài đúng. ĐS: 0,6mm ; 88,48cm 186- Ở 300C, một quả cầu thép có đường kính 6cm và không lọt qua một lỗ khoét trên một tấm đồng thau vì đường kính của lỗ kém hơn 0,01mm. Hỏi phải đưa quả cầu thép và tấm đồng thau tới cùng nhiệt độ bao nhiêu thì quả cầu lọt qua lỗ tròn? Biết hệ số nở dài của thép là 12.10-6K-1, và của đồng thau là 19.10-6 K-1. ĐS: 540C 187- Tính lực kéo tác dụng lên thanh thép có tiết diện 1cm2 để làm thanh này dai thêm một đoạn bằng độ nở dài của thanh khi nhiệt độ của nó tăng thêm 1000C ? Biết suất đàn hồi của thép là 2.1011Pa, và hệ số nở dài của nó là 12.10-11 K-1 ĐS: 22 000N Các hiện tượng bề mặt của chất lỏng 188- Một vòng xuyến có đường kính ngoài 44mm và đường kính trong 40mm. Trọng lượng của vòng xuyến là 45mN. Lực bứt vòng xuyến này ra khỏi bề mặt của glixerin ở 200C là 64,3mN. Tính hệ số căng mặt ngoài của glixerin ở nhiệt độ này. ĐS: 73.10-3N/m 189- Một màng xà phòng được căng trên mặt khung dây đồng mảnh hình chữ nhật treo thẳng đứng, đoạn dây đồng AB dài 50mm và có thể trượt dễ dàng dọc theo chiều dài của khung. Tính trọng lượng P của đoạn dây AB để nó nằm cân bằng. Hệ số căng bề mặt của xà phòng là s = 0,04N/m ĐS: 4.10-3N/m 190- Có 4cm3 dầu lỏng chảy qua một ống nhỏ giọt thành 304 giọt dầu. Đường kính trong của lỗ đầu ống nhỏ giọt là 1,2mm và khối lượng riêng của dầu là 900kg/m3. Tìm hệ số căng bề mặt của dầu ĐS: 0,03N/m 191- Một mẩu gỗ hình lập phương có khối lượng 20g được đặt nổi trên mặt nước. Mẫu gỗ có cạnh dài 30mm và dính ướt nước hoàn toàn, nước có khối lượng riêng là 1000kg/m3 và hệ số căng bề mặt là 0,072N/m. Tính độ ngập sâu trong nước của mẫu gỗ ? Lấy g = 9,8m/s2. ĐS: 2,3cm. Sự chuyển thể của các chất 192- Tính nhiệt lượng cần cung cấp cho 4kg nước đá ở 00C để chuyển nó thành nước ở 200C. Cho nhiệt nóng chảy riêng của nước đá là 3,4.105J/kg và nhiệt dung riêng của nước là 4180 J/(kg.K) ĐS: 1694,4 kJ 193- Tính nhiệt lượng cần cung cấp cho miếng nhôm khối lượng 100g ở nhiệt độ 200C, để nó hóa lỏng ở nhiệt độ 6580C. Nhôm có nhiệt dung riêng là 896J/(kg.K). Và nhiệt nóng chảy riêng là 3,9.105J/kg. ĐS: 96,165 kJ 194- Tính nhiệt lượng cần phải cung cấp để làm cho một cục nước đá có khối lượng 0,2kg ở -200C tan thành nước và sau đó được đun sôi để biến hoàn toàn thành hơi nước ở 1000C. Tính nhiệt độ của nước trong cốc nhôm khi cục nước đá tan vừa hết. Nhiệt nóng chảy riêng của nước đá là 3,4.105J/kg. Nhiệt dung riêng của nhôm là 880J/(kg.K) và của nước là 4180J/(kg/K). Bỏ qua sự mất mát nhiệt độn do truyền ra bên ngoài nhiệt kế. ĐS: » 4,50C. Độ ẩm của không khí 195 - Không khí ở 300C có độ ẩm tuyệt đối là 21,53g/m3. Hãy xác định độ ẩm tỉ đối của không khí ở 300C. ĐS: 71% 196 – Buổi sáng, nhiệt độ không khí là 230C và độ ẩm tỉ đối là 80%. Buổi trưa nhiệt đông không khí là 300C và độ ẩm tỉ đối là 60%. Hỏi vào buổi nào không khí chứa nhiều hơi nước hơn ? ĐS: buổi trưa. 197- Nhiệt độ trong phòng là 150C, độ ẩm tỉ đối là 70% thể tích trong phòng là 100m3. Độ ẩm cực đại là 12,8g/m3. Tìm lượng hơi nước có trong phòng? ĐS: 0,9kg. 198- Nhiệt độ không khí buổi chiều là 150C, độ ẩm tỉ đối là 64%, độ ẩm cực đại là 12,8g/m3.Ban đêm khi nhiệt độ là 50C thì có bao nhiêu lượng hơi nước tạo thành sương trong 1m3 không khí ? Biết độ ẩm cực đại ở 50C là 6,8g/m3. ĐS: 1,4g 199- Giả sử một vùng không khí có thể tích 1,4.1010m3chứa hơi nước bão hòa ở 200C. Hỏi có bao nhiêu lượng nước mưa rơi xuống qua quá trình tạo thành mây nếu nhiệt độ hạ thấp tới 100C. ĐS: 11,06.107kg.
Tài liệu đính kèm: