Một số dạng bài tập cơ bản về thấu kính mỏng

Một số dạng bài tập cơ bản về thấu kính mỏng

 MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP CƠ BẢN VỀ THẤU KÍNH MỎNG

 * ĐVĐ:TK là một dụng cụ quang học cơ bản, bài tập về TK rất đa dạng.Dưới đây tôi xin nêu

 một số dạng bài cơ bản.

Dạng 1.Xác định: tiêu cự, bán kính, chiết suất của TK dựa vào công thức tính độ tụ của TK

 

doc 4 trang Người đăng phamhung97 Lượt xem 2862Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Một số dạng bài tập cơ bản về thấu kính mỏng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP CƠ BẢN VỀ THẤU KÍNH MỎNG
 * ĐVĐ:TK là một dụng cụ quang học cơ bản, bài tập về TK rất đa dạng.Dưới đây tôi xin nêu 
 một số dạng bài cơ bản.
Dạng 1.Xác định: tiêu cự, bán kính, chiết suất của TK dựa vào công thức tính độ tụ của TK
Phương pháp: Dựa vào công thức tính độ tụ D=1f=n-1(1R1+1R2)
với n=ntknmt , ta có thể:
- tính f khi biết D và ngược lại
- khi biết D (hoặc f) và n ta có thể xác định bán kính R
- khi biết D (hoặc f) và bán kính R ta có thể xác định n
Ví dụ: Một TK thủy tinh (chiết suất n = 1,5 ) giới hạn bởi một mặt lồi bk 20cm và một mặt lõm bk 10cm.Xác định tiêu cự và độ tụ của TK khi nó đặt trong nước có chiết suất 4/3.
HD: Có R1= - 10cm , R2 = 20cm →f=-1,6m và D=-0,625dp
Dạng 2.Xác định vị trí, tính chất, số phóng đại ảnh và vẽ ảnh tạo bởi TK 
Phương pháp:
- Dựa vào công thức xác định vị trí ảnh :d'=d.fd-f và đưa ra tính chất
- Dựa vào công thức k=-d'd=ff-d=f-d'f để đưa ra số phóng đại ảnh, chiều cao ảnh 
- Để vẽ ảnh ta cần chia đúng tỉ xích và sử dụng các tia đặc biệt để vẽ.
Ví dụ:Một TKHT có tiêu cự f= 40cm.Một vật sáng AB=2cm đặt vuông góc với trục chính và cách TK một khoảng d. Xác định vị trí, tính chất , độ lớn và vẽ ảnh trong các trường hợp : d=80cm, d=60cm, d=40cm, d=20cm
HD:
Khi d=60cm thì d’=24cm : ảnh thật cách TK 24cm, ngược chiều vật và có độ lớn 1,2cm
Khi d=40cm thì d'=∞ ảnh ở vô cùng
Dạng 3:Xác định vị trí của vật và ảnh khi biết tiêu cự ( hoặc độ tụ ) của TK và số phóng đại ảnh.
Phương pháp:Để xác định d và d' khi biết f và k ta sử dụng các công thức 
 k=-d'd=ff-d=f-d'f và d'=d.fd-f
 Lưu ý k=A'B'AB
Thông thường ta xét 2 trường hợp : k > 0 và k < 0 sau đó biện luận.
Ví dụ: Một TKHT có tiêu cự f= 20cm.Một vật sáng AB=1cm đặt vuông góc với trục chính qua TK cho ảnh cao 2cm.Xác định vị trí của vật và ảnh.
HD:Theo bài ta có k=2→k=±2
Khi k = 2 ta có d =10cm và d'=-20cm
Khi k = -2 ta có d = 30cm và d'=60cm
Dạng 4: Xác định vị trí của vật và ảnh khi biết khoảng cách giữa chúng và tiêu cự (hoặc độ tụ ) của TK.
Phương pháp: Để xác định vị trí vật và ảnh ta vận dụng các công thức: d'=d.fd-f và d+d'=L ( L là khoảng cách giữa vật và ảnh )
Vậy ta có 2 trường hợp d+d'=Ld+d'=-L giải từng trường hợp và biện luận ta xác định được yêu cầu bài toán.
Ví dụ:Một vật thật qua TKHT ( có tiêu cự 20cm ) cho ảnh cách vật 90cm.Xác định vị trí vật , vị trí và tính chất của ảnh.
HD:TH 1: d+20dd-20=90→d=30 & d=60
 Khi d = 30cm thì d’= 60cm 
Khi d = 60cm thì d’=30cm
TH 2: d=16,85 & d=-106,85( loại d+20dd-20=-90	 thì )
Với d=16,85cm thì d’= -106,85cm
Dạng 5: Xác định vị trí của vật và ảnh khi biết sự di chuyển của chúng.
Phương pháp:
Nhận xét : Vật và ảnh luôn dịch chuyển cùng chiều nhau ( vật lại gần thì ảnh ra xa và ngược lại )
Gọi d1 , d2 là vị trí của vật trước và sau khi dịch chuyển
d1'và d2' là vị trí của ảnh trước và sau khi dịch chuyển 
* Khi vật dịch lại gần TK một đoạn a, ảnh dịch một đoạn b và không đổi bản chất
Ta có : d2=d1-a và d2'=d1'+b
* Khi vật dịch ra xa TK một đoạn a, ảnh dịch một đoạn b và không đổi bản chất
Ta có : d2=d1+a và d2'=d1'-b
Từ đó ta lập phương trình bậc 2 để xác định vị trí vật , ảnh trước và sau khi dịch chuyển
Lưu ý :
Nếu ảnh ban đầu là thật , sau là ảo và khoảng cách 2 ảnh là b thì : d1'-d2'=b
Nếu đề bài cho số phóng đại ảnh trước và sau khi dịch chuyển thì:
Trước khi dịch chuyển: k1=-d1'd1=-fd1-f
Sau khi dịch chuyển : k2=-d2'd2=-fd2-f
Ví dụ:Vật sáng đặt trước TKHT có tiêu cự f = 40cm.Di chuyển vật lại gần TK một đoạn 20cm thì ảnh của nó di chuyển 40cm.Xác định vị trí vật lúc đầu và sau khi di chuyển.
HD:Ta có d2'=d1'+40 ↔40(d1-20)d1-60=40d1d1-40+40 ↔d12-100d1+1600=0
kết quả d1=80cm và d1=20cm
Với d1=80cm suy ra d1'=80cm , d2=60cm , d2'=120cm
Với d1=20cm suy ra d1'=-40cm , d2=0 , d2'=0
* Kết luận: Trên đây là một số dạng bài và các ví dụ điển hình để minh họa.Mong nhận được sự đóng góp của các thành viên trong nhóm để chuyên đề được đầy đủ hơn nữa.
 GV: Trần Thanh Tùng

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_tap_co_ban_ve_thau_kinh_mong.doc