Ôn tập kiểm tra đọc hiểu giữa học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 10

Ôn tập kiểm tra đọc hiểu giữa học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 10

ĐỀ 1

 Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu từ câu 1 đến câu 4

 “Sáng 22-11, một trận động đất mạnh gây cảnh báo sóng thần ở Nhật. Hình ảnh động đất sau đó được đăng liên tục lên mạng, nhưng đọng lại trong tâm trí nhiều người là cảnh dòng xe xếp hàng trật tự dù đang sơ tán.

Hình ảnh do hãng AP đăng tải cho thấy trên một con đường ở Iwaki, tỉnh Fukushima, những chiếc xe chở người dân đi tránh sóng thần chạy thành hàng trật tự, không có cảnh chen lấn. Trong khi đó tại tỉnh Miyagi, đám đông hành khách đang có mặt tại ga Sendai, thành phố Sendai, vẫn giữ bình tĩnh, không hề chen lấn hỗn loạn dù các đoàn tàu bị tạm dừng sau động đất.

 “Động đất và sóng thần nên người dân phải sơ tán. Vậy mà, xe ô tô chạy còn nề nếp hơn ở TP.HCM. Nể phục một đất nước!", chủ tài khoản Huynh Van Ngoc Son viết trên Facebook. "Bao giờ mới được như họ nhỉ?", chủ tài khoản Nguyen Van Tai viết. Nhiều người khác thì so sánh hình ảnh người Nhật sơ tán trong trật tự và người Việt chạy xe hỗn loạn trên đường. "Còn bao nhiêu thế hệ người Việt phải thấy xấu hổ vì ý thức của dân tộc mình?!!! Giáo dục đâu phải chỉ nói về những điều tốt đẹp. Có lẽ nên bắt đầu từ những so sánh hổ thẹn như thế này", chủ tài khoản tên Hờ Dờ chia sẻ”.

(“Thán phục cách người Nhật xếp hàng sơ tán sóng thần”, Tuổi trẻ online ngày 22/11/2016)

Câu 1. Xác định những nội dung chính của văn bản trên? (1,0 điểm)

Câu 2. Lời bình của các chủ tài khoản trên thuộc phong cách ngôn ngữ gì? (0.5 điểm)

Câu 3. Theo anh/chị, vì sao “đọng lại trong tâm trí nhiều người là cảnh dòng xe xếp hàng trật tự dù đang sơ tán”? (0.75 điểm)

Câu 4. Anh /chị có đồng ý khi “Nhiều người so sánh hình ảnh người Nhật sơ tán trong trật tự và người Việt chạy xe hỗn loạn trên đường” không? Vì sao? (0.75 điểm)

ĐỀ 2

 Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu:

 Ngày nay, có quá nhiều phụ huynh chỉ biết con mình đang bị sỉ nhục, đang phải chịu đựng sự ức hiếp khi đã quá muộn.

Hàng ngày, người ta online, đặc biệt là những người trẻ - những người chưa được trang bị để đối phó với điều này, và vì thế họ bị lạm dụng, bị làm tổn thương đến mức không thể tưởng tượng có thể sống tiếp tới ngày hôm sau nữa hay không, và một số thảm kịch đã xảy ra. Nó không còn ở trong thế giới ảo nữa.

 ChildLine – một tổ chức phi lợi nhuận của Anh chuyên giải quyết những vấn đề của người trẻ đã đưa ra một thống kê đáng kinh ngạc vào năm ngoái: từ năm 2012 tới 2013, các cuộc gọi và email yêu cầu được giúp đỡ liên quan tới xúc phạm trong thế giới ảo tăng tới 87%. Một phân tích tổng hợp cho thấy, lần đầu tiên tỷ lệ tự tử vì bị sỉ nhục trên mạng nhiều hơn đáng kể so với bị ức hiếp trực tiếp. Và điều hoảng hốt là một nghiên cứu khác vào năm ngoái chỉ ra rằng sự sỉ nhục mang lại cảm giác mạnh hơn cả hạnh phúc và tức giận.

 Chế giễu công khai là một môn thể thao đổ máu cần phải dừng lại. Hãy bình luận bằng những ngôn từ tích cực, tiếp nhận tin tức và “click” chuột bằng sự bao dung, bởi chúng ta đã gieo những hạt giống của sự xấu hổ và sự tổn thương trên mảnh đất văn hóa của mình, cả ở thế giới thật và ảo.

 (Trích Bài thuyết trình chấn động của nữ thực tập sinh nổi tiếng - Monica Lewinsky , theo Vietnamnet.vn)

Câu 1. Đoạn trích trên đề cập tới vấn đề gì? (1,0 điểm)

Câu 2. Đặt nhan đề cho đoạn trích. (0,5 điểm)

Câu 3. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích trên. (0,5 điểm)

Câu 4. Căn cứ vào nội dung đoạn trích, hãy cho biết tại sao tác giả lại gọi “chế giễu công khai là một môn thể thao đổ máu?” (1,0 điểm)

 

docx 2 trang Người đăng phuochung261 Lượt xem 1670Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập kiểm tra đọc hiểu giữa học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA KỲ I – NGỮ VĂN 10 – THAM KHẢO ĐỌC HIỂU
ĐỀ 1 
 Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu từ câu 1 đến câu 4 
 “Sáng 22-11, một trận động đất mạnh gây cảnh báo sóng thần ở Nhật. Hình ảnh động đất sau đó được đăng liên tục lên mạng, nhưng đọng lại trong tâm trí nhiều người là cảnh dòng xe xếp hàng trật tự dù đang sơ tán. 
Hình ảnh do hãng AP đăng tải cho thấy trên một con đường ở Iwaki, tỉnh Fukushima, những chiếc xe chở người dân đi tránh sóng thần chạy thành hàng trật tự, không có cảnh chen lấn. Trong khi đó tại tỉnh Miyagi, đám đông hành khách đang có mặt tại ga Sendai, thành phố Sendai, vẫn giữ bình tĩnh, không hề chen lấn hỗn loạn dù các đoàn tàu bị tạm dừng sau động đất. 
 “Động đất và sóng thần nên người dân phải sơ tán. Vậy mà, xe ô tô chạy còn nề nếp hơn ở TP.HCM. Nể phục một đất nước!", chủ tài khoản Huynh Van Ngoc Son viết trên Facebook. "Bao giờ mới được như họ nhỉ?", chủ tài khoản Nguyen Van Tai viết. Nhiều người khác thì so sánh hình ảnh người Nhật sơ tán trong trật tự và người Việt chạy xe hỗn loạn trên đường. "Còn bao nhiêu thế hệ người Việt phải thấy xấu hổ vì ý thức của dân tộc mình?!!! Giáo dục đâu phải chỉ nói về những điều tốt đẹp. Có lẽ nên bắt đầu từ những so sánh hổ thẹn như thế này", chủ tài khoản tên Hờ Dờ chia sẻ”. 
(“Thán phục cách người Nhật xếp hàng sơ tán sóng thần”, Tuổi trẻ online ngày 22/11/2016) 
Câu 1. Xác định những nội dung chính của văn bản trên? (1,0 điểm) 
Câu 2. Lời bình của các chủ tài khoản trên thuộc phong cách ngôn ngữ gì? (0.5 điểm) 
Câu 3. Theo anh/chị, vì sao “đọng lại trong tâm trí nhiều người là cảnh dòng xe xếp hàng trật tự dù đang sơ tán”? (0.75 điểm) 
Câu 4. Anh /chị có đồng ý khi “Nhiều người so sánh hình ảnh người Nhật sơ tán trong trật tự và người Việt chạy xe hỗn loạn trên đường” không? Vì sao? (0.75 điểm)
ĐỀ 2 
 Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu: 
 Ngày nay, có quá nhiều phụ huynh chỉ biết con mình đang bị sỉ nhục, đang phải chịu đựng sự ức hiếp khi đã quá muộn. 
Hàng ngày, người ta online, đặc biệt là những người trẻ - những người chưa được trang bị để đối phó với điều này, và vì thế họ bị lạm dụng, bị làm tổn thương đến mức không thể tưởng tượng có thể sống tiếp tới ngày hôm sau nữa hay không, và một số thảm kịch đã xảy ra. Nó không còn ở trong thế giới ảo nữa. 
 ChildLine – một tổ chức phi lợi nhuận của Anh chuyên giải quyết những vấn đề của người trẻ đã đưa ra một thống kê đáng kinh ngạc vào năm ngoái: từ năm 2012 tới 2013, các cuộc gọi và email yêu cầu được giúp đỡ liên quan tới xúc phạm trong thế giới ảo tăng tới 87%. Một phân tích tổng hợp cho thấy, lần đầu tiên tỷ lệ tự tử vì bị sỉ nhục trên mạng nhiều hơn đáng kể so với bị ức hiếp trực tiếp. Và điều hoảng hốt là một nghiên cứu khác vào năm ngoái chỉ ra rằng sự sỉ nhục mang lại cảm giác mạnh hơn cả hạnh phúc và tức giận. 
 Chế giễu công khai là một môn thể thao đổ máu cần phải dừng lại. Hãy bình luận bằng những ngôn từ tích cực, tiếp nhận tin tức và “click” chuột bằng sự bao dung, bởi chúng ta đã gieo những hạt giống của sự xấu hổ và sự tổn thương trên mảnh đất văn hóa của mình, cả ở thế giới thật và ảo. 
 (Trích Bài thuyết trình chấn động của nữ thực tập sinh nổi tiếng - Monica Lewinsky , theo Vietnamnet.vn) 
Câu 1. Đoạn trích trên đề cập tới vấn đề gì? (1,0 điểm) 
Câu 2. Đặt nhan đề cho đoạn trích. (0,5 điểm) 
Câu 3. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích trên. (0,5 điểm) 
Câu 4. Căn cứ vào nội dung đoạn trích, hãy cho biết tại sao tác giả lại gọi “chế giễu công khai là một môn thể thao đổ máu?” (1,0 điểm) 
ĐỀ 3
 Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4: 
 “Bất cứ ai cũng đã từng thất bại, đã từng vấp ngã ít nhất một lần trong đời như một quy luật bất biến của tự nhiên. Có nhiều người có khả năng vực dậy, đứng lên rồi nhẹ nhàng bước tiếp như thể chẳng có chuyện gì xảy ra, nhưng cũng có nhiều người chỉ có thể ngồi một chỗ và vẫn luôn tự hỏi lí do vì sao bản thân lại có thể dễ dàng “mắc bẫy” đến như thế 
 Bất kì vấp ngã nào trong cuộc sống cũng đều mang lại cho ta một bài học đáng giá: về một bài toán đã áp dụng cách giải sai, về lòng tốt đã gửi nhầm chủ nhân hay về một tình yêu lâu dài bỗng phát hiện đã trao nhầm đối tượng. 
(...) 
 Đừng để khi tia nắng ngoài kia đã lên, mà con tim vẫn còn băng lạnh. Đừng để khi cơn mưa kia đã tạnh, mà những giọt lệ trên mi mắt vẫn còn tuôn rơi. Thời gian làm tuổi trẻ đi qua nhanh lắm, không gì là mãi mãi, nên hãy sống hết mình để không nuối tiếc những gì chỉ còn lại trong quá khứ mà thôi...” 
 (Trích: Hãy học cách đứng lên sau vấp ngã - Nguồn: www.vietgiaitri.com, 4/6/2015) 
Câu 1: Hãy chỉ ra phương thức biểu đạt chính của văn bản. (0,25 điểm) 
Câu 2: Văn bản trên đề cập đến nội dung gì? (0,75 điểm) 
Câu 3: Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì trong hai câu văn: “Đừng để khi tia nắng ngoài kia đã lên, mà con tim vẫn còn băng lạnh. Đừng để khi cơn mưa kia đã tạnh, mà những giọt lệ trên mi mắt vẫn còn tuôn rơi.”? Hãy phân tích hiệu quả biểu đạt của biện pháp tu từ đó? (1.0 điểm) 
Câu 4: Hãy giải thích vì sao tác giả lại cho rằng “Bất kì vấp ngã nào trong cuộc sống cũng đều mang lại cho ta một bài học đáng giá”? (1.0 điểm) 
ĐỀ 4
 Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: 
() Với một tốc độ truyền tải như vũ bão, Internet nói chung, Facebook (gọi tắt là FB) nói riêng hàm chứa nhiều thông tin không được kiểm chứng, sai sự thật, thậm chí độc hại. Vì thế, nó cực kì nguy hiểm, có thể gây ảnh hưởng xấu đến chính trị, kinh tế, đạo đức, và nhiều mặt của đời sống, có thể gây nguy hại cho quốc gia, tập thể hay các cá nhân () 
 FB là nơi số lượng like có thể sản xuất được và đầy rẫy cạm bẫy, lừa lọc. Tuổi trẻ ngây thơ, trong sáng, ham hiểu biết, muốn khẳng định nhưng chưa đủ kinh nghiệm, tri thức để phân biệt đúng, sai, có khi chỉ hùa theo “tâm lí đám đông”. 
 FB kết nối trên thế giới ảo nhưng lại làm xói mòn và ảnh hưởng đến nhân cách con người khi giao tiếp, thể hiện tình cảm. Nhiều bạn trẻ mãi nói chuyện với người trên mạng mà quên giao tiếp với người thân, chỉ đắm chìm trong thế giới ảo mà thờ ơ, dửng dưng với mọi người, không muốn và không biết cách giao tiếp, chia sẻ với mọi người xung quanh, thậm chí mất niềm tin nơi cuộc đời thực, có khi dẫn đến cô đơn, trầm cảm, thu mình lại. Nhiều ông bà, cha mẹ thấy cô đơn khi con cháu họ chỉ “ôm” điện thoại, laptop (...) 
 Vì những mặt trái của nó, FB từng bị cấm ở một số quốc gia, một số công sở, trường học. Nhiều phụ huynh chưa khỏi lo lắng vì nạn nghiện game, nghiện chát, thì giờ lại lo lắng vì nạn nghiện FB. Trò lên “phây”, thầy lo lắng, cha mẹ phiền lòng. FB đúng là con dao hai lưỡi. 
Vậy làm thế nào để sử dụng FB một cách hiệu quả và ngăn chặn những tác hại của nó ? () 
 (Trích Bàn về Facebook với học sinh, Phạm Thị Loan, Edu.vn>Tintuc) 
Câu 1 (0.5 điểm) Nêu nội dung chính của đoạn trích. 
Câu 2 (0.5 điểm) Đoạn trích trên được viết theo phương thức biểu đạt nào là chính? 
Câu 3 (1.0 điểm) Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ chủ yếu được dùng trong đoạn văn sau:“Vì những mặt trái của nó, FB từng bị cấm ở một số quốc gia, một số công sở, trường học. Nhiều phụ huynh chưa khỏi lo lắng vì nạn nghiện game, nghiện chát thì giờ lại lo lắng vì nạn nghiện FB. Trò lên “phây”, thầy lo lắng, cha mẹ phiền lòng.” 
Câu 4 (1.0 điểm) Anh/chị có đồng tình với quan điểm của tác giả khi cho rằng: “FB đúng là con dao hai lưỡi” không? Vì sao?
 ĐỀ 5
 Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: 
 Hãy dạy con cái mình sống nhiều hơn với các thế giới có thật xung quanh mình, đang diễn ra hàng ngày, để chúng đừng đắm mình và chạy theo thế giới ảo trên các trang mạng. Hãy làm sao để chúng nói chuyện, trao đổi, tâm sự nhiều hơn với người thân trong gia đình chứ đừng suốt ngày đuổi theo những ảo ảnh trên mạng. 
 Trong tình hình hiện nay các mạng xã hội trên Internet mang lại nhiều nguy hiểm cho con trẻ chúng ta Xin các vị hãy quan tâm điều này nhiều hơn, đã có rất nhiều trẻ em trở thành hư đốn, thậm chí phạm pháp vì quá mê say với thế giới ảo. 
 (Trích thư của PGS Văn Như Cương - Hiệu trưởng Trường THPT Lương Thế Vinh, Hà Nội - gửi đến các phụ huynh nhân dịp đầu năm học mới) 
Câu 1 (0,5 điểm) 
Văn bản trên đề cập đến vấn đề gì? 
Câu 2 (0,5 điểm) 
Trong lời tâm sự của phó giáo sư Văn Như Cương, những từ nào nói lên sự gắn bó giữa con cái với cha mẹ? 
Câu 3 (1,0 điểm) 
Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ nổi bật nhất trong câu: Hãy làm sao để chúng nói chuyện, trao đổi, tâm sự nhiều hơn với người thân trong gia đình chứ đừng suốt ngày đuổi theo những ảo ảnh trên mạng. 
Câu 4 (1,0 điểm) 
Từ văn bản trên em hãy bày tỏ suy nghĩ của mình về biện pháp khắc phục hiện tượng quá mê say với thế giới ảo của một bộ phận giới trẻ hiện nay. (Trả lời khoảng từ 8 đến 10 dòng)
ĐỀ 6
 Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: 
Bản lĩnh là khi bạn dám nghĩ, dám làm và có thái độ sống tốt. Muốn có bản lĩnh bạn cũng phải kiên trì luyện tập. Chúng ta thường yêu thích những người có bản lĩnh sống. Bản lĩnh đúng nghĩa chỉ có được khi bạn biết đặt ra mục tiêu và phương pháp để đạt được mục tiêu đó. Nếu không có phương pháp thì cũng giống như bạn đang nhắm mắt chạy trên con đường có nhiều ổ gà. 
Cách thức ở đây cũng rất đơn giản. Đầu tiên bạn phải xác định được hoàn cảnh và môi trường để bản lĩnh được thể hiện đúng lúc, đúng nơi, không tùy tiện. Thứ hai bạn phải chuẩn bị cho mình những tài sản bổ trợ như sự tự tin, ý chí, nghị lực, quyết tâmĐiều thứ ba vô cùng quan trọng chính là khả năng của bạn. Đó là những kỹ năng đã được trau dồi cùng với vốn tri thức, trải nghiệm. Một người mạnh hay yếu quan trọng là tùy thuộc vào yếu tố này. 
Bản lĩnh tốt là vừa phục vụ mục đích cá nhân vừa có được sự hài lòng từ những người xung quanh. Khi xây dựng được bản lĩnh, bạn không chỉ thể hiện được bản thân mình mà còn được nhiều người thừa nhận và yêu mến hơn. 
 (Trích Xây dựng bản lĩnh cá nhân, Phương Mai, Tuoitre.vn ) 
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. (0,5 điểm) 
Câu 2: Theo tác giả, thế nào là người có bản lĩnh? (0,5 điểm) 
Câu 3: Tại sao tác giả cho rằng “Bản lĩnh tốt là vừa phục vụ mục đích cá nhân vừa có được sự hài lòng từ những người xung quanh”? (1,0 điểm) 
Câu 4: Từ văn bản trên, anh/ chị hãy viết một đoạn văn ngắn ( khoảng 10 dòng) về việc rèn luyện bản lĩnh cho bản thân. (2,0 điểm)

Tài liệu đính kèm:

  • docxon_tap_kiem_tra_doc_hieu_giua_hoc_ky_i_mon_ngu_van_lop_10.docx