Tiết 55 - Làm văn:
CÁC HÌNH THỨC KẾT CẤU CỦA VĂN BẢN THUYẾT MINH
A. MỤC TIÊU: Giúp HS
1. Kiến thức: Nắm được các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh.
Xây dựng được kết cấu cho văn bản phù hợp với đối tượng thuyết minh.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng nhận diện, phân tích và xây dựng kết cấu, bố cục văn bản thuyết minh.
3. Thái độ: Có ý thức tạo lập văn bản đúng kết cấu
B.CHUẨN BỊ BÀI HỌC:
1. Giáo viên:
1.1 Dự kiến biện pháp tổ chức HS hoạt động tiếp nhận bài học:
+ Tổ chức HS trả lời các câu hỏi trong ví dụ SGK.
+ Nêu vấn đề cho HS phát hiện và phân tích.
Tiết 55 - Làm văn: CÁC HÌNH THỨC KẾT CẤU CỦA VĂN BẢN THUYẾT MINH A. MỤC TIÊU: Giúp HS 1. Kiến thức: Nắm được các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh. Xây dựng được kết cấu cho văn bản phù hợp với đối tượng thuyết minh. 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng nhận diện, phân tích và xây dựng kết cấu, bố cục văn bản thuyết minh. 3. Thái độ: Có ý thức tạo lập văn bản đúng kết cấu B.CHUẨN BỊ BÀI HỌC: 1. Giáo viên: 1.1 Dự kiến biện pháp tổ chức HS hoạt động tiếp nhận bài học: + Tổ chức HS trả lời các câu hỏi trong ví dụ SGK. + Nêu vấn đề cho HS phát hiện và phân tích. 1.2 Phương tiện dạy học: + SGK, sách chuẩn kiến thức ngữ văn 10. + Sách tham khảo. 2. Học sinh: + Chủ động tìm hiểu bài học từ các nguồn thông tin khác nhau. Tìm thêm tư liệu có liên quan. + Phân tích bài học theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài. C. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ : - Trình bày những nét chính về thể thơ Hai- cư? 3. Giới thiệu bài mới: Mỗi VBTM đều phải viết theo một bố cục nhất định. Nhưng cơ sở của những bố cục ấy là gì? Có phải chỉ có một loại bố cục duy nhất hay có thể có nhiều bố cục khác nhau. Nguồn gốc của sự khác nhau đó chính là nội dung vấn đề mà chúng ta sẽ tìm hiểu trong tiết học này. Hoạt động của GV & HS Nội dung cần đạt ¬ Hoạt động 1: Hướng dẫn giới thiệu về VBTM Thao tác 1: -HS đọc to phần khái quát trong sgk/ 165 -Thế nào là VBTM? → HS trả lời, GV nhận xét, bổ sung và chốt ý và nhấn mạnh mục đích của VBTM là cung cấp những tri thức chính xác và phong phú về sự vật hiện tượng khách quan cho người đọc và người nghe. Thao tác 2: - Có mấy loại văn bản thuyết minh? → HS trả lời, GV chốt ý. ¬Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu các hình thức kết cấu của VBTM: Thao tác 1: - Thế nào là kết cấu văn bản? - Từ khái niệm chung vềkết cấu chúng ta có thể thế nào là kết cấu VBTM? →HS nêu khái niệm, GV nhận xét, bổ sung và chốt ý Thao tác 2: - GV gọi HS đọc to văn bản 1 sgk/ 166. - Chia lớp thành 3 nhóm trả lời các câu hỏi sau: + Nhóm 1: Xác định dối tượng và mục đích thuyết minh của văn bản? + Nhóm 2: Tìm các ý chính tạo thành nội dung thuyết minh của văn bản? + Nhóm 3: Phân tích cách sắp xếp trong văn bản? → HS thảo luận nhóm sau đó cử đại diện trình bày ý kiến của nhóm, GV nhận xét và chốt ý. - GV cho HS đọc thầm văn bản và lần lượt nêu câu hỏi giống văn bản 1. - HS làm theo yêu cầu của GV. Thao tác 3: - Từ việc phân tích 2 Văn bản trên, em cho biết VBTM có những hình thức kết cấu nào? →HS nêu các hình thức kết cấu, GV nhận xét bổ sung. ¬ Hoạt động 3: Hướng dẫn hình thành phần ghi nhớ - HS đọc thầm phần ghi nhớ sgk/ 168 và nhập tâm. - GV nhấn mạnh lại nội dung bài học. ¬ Hoạt động 4:Hướng dẫn luyện tập: - GV yêu cầu HS đọc lại bài thơ và nội dung bài giảng, chọn các hình thức kết cấu TM phù hợp với bài “Tỏ lòng” - HS làm theo yêu cầu. I. Văn bản thuyết minh: 1. Khái niệm: VBTM là kiểu văn bản giới thiêu, trình bày về cấu tạo, tính chất, quan hệ, giá trị của sự vật hiện tượng, một vấn đề thuộc về tự nhiên và con người. 2. Các loại văn bản thuyết minh: - Trình bày, giới thiệu ( tác giả, tác phẩm) - Miêu tả sự vật hiện tượng với những hình ảnh sinh động giàu tính biểu tượng. II. Kết cấu của văn bản thuyết minh: 1. Kết câu văn bản thuyết minh:là cách thức tổ chức , sắp xếp nội dung thuyết minh theo một trình tự nào đó. 2. Phân tích ngữ liệu: « Văn bản “ Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân”: a. Đối tượng: Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân - Mục đích: Giúp người đọc hình dung được thời gian, địa điểm, diễn biến và ý nghĩa của lễ hội. b. Các ý chính: - Thời gian: 15/1 hàng năm ( âm lịch) - Địa điểm: Làng Đồng Vân. - Diễn biến: + Thi nấu cơm: dâng hương, lấy lửa châm đuốc, giã thóc thành gạo, lấy nước và nấu cơm. + Chấm thi: tiêu chuẩn và cách chấm đảm bảo công bằng, chính xác. - Ý nghĩa: đời sống tinh thần của người dân. c. Cách sắp xếp các ý: - Trình tự lôgic: giới thiệu thời gian, địa điểm, diễn biến ý nghĩa của lễ hội đối với đời sống tinh thần của người dân. - Trình tự thời gian: thủ tục bắt đầu, diễn biến cuộc thi và chấm thi. « Văn bản “ Bưởi Phúc Trạch”: a. - Đối tượng: Bưởi Phúc Trạch - Mục đích: giúp người đọc cảm nhận được hình dáng, màu sắc, hương vị hấp dẫn, sự bổ dưỡng và danh tiếng của Bưởi Phúc Trạch. b. Các ý chính: - Hình dáng: Bên ngoài: “ quả không trònkhông bị rỗ”. Bên trong: màu hồng đào - Vẻ ngon lành và hương vị hấp dẫn. - Giá trị hấp dẫn và bổ dưỡng. - Danh tiếng của bưởi Phúc Trạch. c. Cách sắp xếp các ý: - Trình tự không gian: từ ngoài vào trong. - Trình tự lôgic: + Các phương diện khác nhau của quả bưởi ( hình dáng, màu sắc, hương vị, bổ dưỡng và danh tiếng). + Nhân quả: 1-2-3 → 4. 3. Các hình thức kết cấu của VBTM: - Theo trình tự thời gian. - Theo trình tự không gian. - Theo trình tự lôgic. - Theo trình tự hỗn hợp. III. Ghi nhớ: sgk/ 168. IV. Luyện tập: Bài tập 1/ 168: - Hình thức thuyết minh: Lôgic hoặc hỗn hợp. - Gợi ý: + Giới thiệu chung về bài thơ, tác giả , thể loại, nội dung chính. + Thuyết minh về giá trị của bài thơ : hào khí, sức mạnh của quân đội nhà Trần và chí làm trai theo tinh thần nho giáo. + Thuyết minh về giá trị nghệ thuật của bài thơ : sự cô động đạt tới trình độ súc tích cao, nhấn mạnh tính kì vĩ về thời gian, không gian và con người. Củng cố: Nhắc lại các hình thức kết cấu của VBTM Dặn dò: - Học thuộc phần ghi nhớ và viết bài thuyết minh về bài thơ “ tỏ lòng” của Phạm Ngũ Lão. - Chuẩn bị bài “ Lập dàn ý bài văn thuyết minh”. Tiết 56 - Làm văn: LẬP DÀN Ý BÀI VĂN THUYẾT MINH A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: Vận dụng những kiến thức đã học về văn thuyết minh và kỹ năng lập dàn ý để lập dàn ý cho một bài văn thuyết minh. 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng lập dàn ý cho bài văn thuyết minh. 3. Thái độ: Có ý thức tạo lập văn bản đúng kết cấu B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC: 1. Giáo viên: 1.1. Dự kiến biện pháp tổ chức HS hoạt động tiếp nhận bài học: - Định hướng HS tiếp nhân bài học bằng các câu hỏi trong SGK. - HS tự nhận thức bằng các hoạt động liên hệ. 1.2. Phương tiện dạy học: - SGK ngữ văn 10, sách chuẩn kiến thức 10 - Sách tham khảo. 2. Học sinh: - Chủ động tìm hiểu bài học trong SGK và từ các nguồn thông tin khác. C. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ : - Đọc thuộc lòng phần ghi nhớ sgk/ 168. 3. Giới thiệu bài mới:Lập dàn ý là một trong những kĩ năng rất cần thiết cho việc viết một bài văn. Vì thế muốn viét tốt một bài văn thuyết minh chúng ta phải làm công việc lập dàn ý . Đó cũng là nội dung bài học hôm nay. Hoạt động của GV & HS Nội dung cần đạt ¬ Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu dàn ý của bài văn thuyết minh: Thao tác 1: - GV lần lượt nêu các câu hỏi ở sgk/ 169: + Nêu bố cục 3 phần của một văn bản và nhiệm vụ của mỗi phần? + Bố cục này có phù hợp với văn bản thuyết minh hay không? Vì sao? + Mở bài và kết bài của VBTS và VBTM có những điểm tương đồng và khác biệt nào? + các hình thức thuyết minh trong sgk có phù hợp với một bài văn TM hay không? → HS lần lượt trả lời, GV nhận xét, bổ sung và chốt ý. Thao tác 2: - GV kết luận lại phần I. - HS lắng nghe và ghi chép. ¬Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu mục II Thao tác 1: - Trước khi lập dàn ý chúng ta cần làm những công việc gì? - Vì sao ta phải xác định đề tài trước khi lập dàn ý? → HS giải thích, GV chốt ý. Thao tác 2: - hiệm vụ của phần mở bài là gì? - Còn phần thân bài? - Trong phần thân bài người viết cần làm những công việc gnào? - Nhiệm vụ của kết bài? → HS trả lời, GV nhận xét, bổ sung và chốt ý . ¬ Hoạt động 3: Hình thành phần ghi nhớ - HS đọc to phần ghi nhớ sgk/171. - GV nhấn mạnh ghi nhớ. ¬ Hoạt động 4: GV hướng dẫn HS phân tích và lập dàn ý bài tập 1 trong sgk/171 I. Dàn ý bài văn thuyết minh: 1. Ôn tập về dàn ý nói chung: a. Bố cục 3 phần của văn bản: - MB: giới thiệu khái quát. - TB: Triển khai nội dung. - KB: Nhấn mạnh nội dung và ạo ấn tượng b. Phù hợp: dù thuyết minh về đối tượng hay vấn đề nào cũng phải giới thiệu từ khái quát ( MB) đến cụ thể, chi tiết (TB) và đuă lại cho ngưòi đọc một bài học, cảm xúc, suy nghĩ, nhận xét về đối tượng đó (KB). c. So sánh: - Giống nhau: + MB: Giới thiệu chung, khái quát. + KB: nhán mạnh ấn tượng, tạo cảm xúc, tình cảm cho ở người đọc. - Khác nhau: + MB: ▪ VBTS: giới thiệu nhân vật, tình huống tuyện. ▪ VBTM: giới thiệu về đối tượng hay vấn đề TM. + KB: ▪ VBTS: kết thúc câu chuyện. ▪ VBTM: nhấn mạnh nội dung chính ( trở lại mở đầu) d. Có thể phù hợp hoặc không tuỳ theo đối tượng TM. Kết luận: VBTM cũng có bố cục 3 phần: MB, TB, KB. II. Lập dàn ý bài văn thuyết minh: 1. Xác định đề tài: - Là thao tác định hướng cho bài văn thuyết minh về đối tượng nào. - Yêu cầu: người viết phải yêu thích và am hiểu về đề tài đó. 2. Lập dàn ý: a. Mở bài: - Giới thiệu đối tượng để thu hút sự chú ý của người đọc. - Cho người đọc nhận ra kiểu bài văn thuyết minh. b. Thân bài: thuyết minh cụ thể, chi tiết đối tượng. - Tìm ý và chọng ý: + Phải phù hợp với đối tượng và yêu cầu thuyết minh. + Ý phải đủ đeer làm rõ được đối tượng thuyết minh, không sơ sài thiếu sót. - Sắp xếp cá ý: phải theo một hệ thống nhất định để không trùng lăp hay chồng chéo. - Lựa chọn kết cấu phù hợp. c. Kết bài: trở lại vấn đề và lưu lại cảm xúc và suy nghĩ bền lâu trong lòng người đọc. III. Ghi nhớ: sgk/ 171 IV. Luyện tập: Phân tích kết cấu , dàn ý của VBTM “ Chu Văn An – nhà sư phạm mẫu mực”: a. MB: Giới thiệu chung về danh nhân Chu Van An b. TB: Thuyết mih về thân thế và sự nghiệp của CVA - Thân thế: Tiểu sử từ khi sinh đến khi mất. + Thời kì dạy học ở quê nhà. + Thời kì làm quan. + Thời kì ở ẩn tại núi Phương Sơn. - Sự nghiệp: Tấm gương về tài năng và đức độ. c. KB: thái độ và việc làm của nhân dân đối với CVA. Củng cố: dàn ý của bài văn thuyết minh. Dặn dò: - Lập dàn ý về tấm gương học tốt và viết đoạn MB, KB của đề tài. - Soạn bài “ Phua sông Bạch Đằng”. Tiết 57- Đọc văn: PHÚ SÔNG BẠCH ĐẰNG ( Bạch Đằng giang phú ) A. MỤC TIÊU: Giúp HS 1. Kiến thức: Khái quát một vài nét về tác giả, thể loại tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác Đọc văn bản, cảm nhận chung về nhân vật khách. 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng dịch và đọc hiểu thể loại phú 3. Thái độ: Có ý thức trân trọng quý mến nhà quân sự, nhà thơ Trương Hán Siêu. B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC 1. Giáo viên: 1.1 Dự kiến biện pháp tổ chức HS hoạt động tiếp nhận bài học: + Tổ chức HS đọc diễn cảm văn bản. + Hướng dẫn HS đọc sáng tạo, tái hiện, gợi tìm và đặt câu hỏi. + Nêu vấn đề cho HS phát hiện và phân tích. 1.2 Phương tiện dạy học: + SGK, sách chuẩn kiến thức ngữ văn 10. + Sách tham khảo. 2. Học sinh: + Chủ động tìm hiểu về tác phẩm từ các nguồn thông tin khác nhau. Sưu tầm tư liệu về tác phẩm. + Đọc kĩ tác phẩm.Xác định đặc điểm thể loại để lựa chọn con đường phân tích,tìm hiểu tác phẩm.Phân tích tác phẩm theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài. C. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Ổn định lớp: 2. kiểm ... S đọc đoạn kết của bài cáo. - Giọng văn ở đoạn kết có gì đáng chú ý? - Các hình tượng thiên nhiênvà quy luật của vũ trụ ở đây biểu đạt nội dung gì? → HS nhận xét, GV chốt ý. ¬ Hoạt động 3: Hướng dẫn tổng kết. -Nêu chủ đề của bài cáo? →HS nêu chủ đề, GV chốt ý. ¬ Hoạt động 4: Hình thành phần ghi nhớ. - GV gọi 2 HS đọc to phần ghi nhớ sgk/ 23 . - HS làm theo yêu cầu. I. Giới thiệu chung: 1.Hoàn cảnh sáng tác: Đầu năm 1428 khi quân ta đánh thắng tiêu diệt 15 vạn viện binh của giăc Minh. 2. Ý nghĩa nhan đề: là bài cáo có ý nghĩa trọng đại của quốc gia đưpợc công bố rộng khắpvề việc dẹp yên giặc Ngô. 3. Thể loại: viết theo thể cáo bằng chữ Hán, theo lối văn biền ngẫu. 4. Bố cục: 4 phần - Nêu luận đề chính nghĩa. - Vạch rõ tội ác của kẻ thù. - Kể lại quá trình chinh phạt gian khổvà tất thắng của khởi nghĩa Lam Sơn. -Tuyên bố chính quả, khẳng định sự nghiệp chính nghĩa. II. Đọc - hiểu văn bản: 1. Nêu luận đề chính nghĩa. a. Tư tương nhân nghĩa: - “Yên dân”: lo cho dân có cuộc sống ấm no hạnh phúc. - “Trừ bạo”: tiêu trừ bọn tham tàn bạo ngược( cướp nước và bán nước). → nhân nghĩa phải gắn liền với chống quân xâm lược. - Lập luận chặt chẽ, có tính thuyết phục cao, khẳng định được lập trường chính nghĩa trong cuộc kháng chiến chống quân Minh. b. Chân lí khách quan về sự tồn tại độc lập chủ quyền của Đại Việt: - Có tên gọi Đại Việt. - có nền văn hiến lâu đời. - có cương vực lãnh thổ riêng. - Phong tục tập quán khác nhau. - Có lịch sử riêng. - Có chế độ riêng và hào kiệt đời nào cũng có. → Lập luận chặt chẽ, lí lẽ xác đáng khẳng định được nền độc lập hiển nhiên vốn có của Đại Việt. 2. Tố cáo tội ác của giặc Minh: a. Vạch trần âm mưu xâm lược của giặc Minh: lợi dụng lúc chính sự phiền hà, lòng dân oán hận giương cao ngọn cờ “ phù Trần diệt Hồ” để thôn tính nước ta. → đứng trên lập trường dân tộc. b. Tố cáo chủ trương cai trị thâm độc vô nhân đạo của giặc Minh: - Huỷ hoại cuộc sống con người bằng hành động diệt chủng, tàn sát người dân vô tội. - Huỷ hoại môi trường sống. - Đẩy người dân vô tội vào cảnh bi đát cùng cực, khônh còn đường sống. → đứng trên lập trường nhân bản. « Nghệ thật viết cáo trạng: dùng hình tượng nghệ thuật đối tương phản, giọng văn thống thiết vùă đau đớn xót xa vùă đanh thép. 3. Quá trình chiến đấu và chiến thắng của nghĩa quân Lam sơn: a. Buổi đầu của cuộc khởi nghĩa: * Hình tượng Lê Lợi: sự thống nhất giữa con người bình thườngvà lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa. - Con người bình thường: + Nguồn gốc xuất thân bình thường. + Cách xưng hô khiêm nhường. - Con người lãnh tụ: + Lòng căm thù giặc sâu sắc. + Lí tưởng hoài bảo lớn. + Quyết tâm thực lí tưởng. → người anh hùng áo vải xuất thân từ nhân dân. * Những khó khăn: - Binh lực yếu, kẻ thù mạnh. - Thiếu nhân tài, thiếu quân lương. * Những thuận lợi: - Có tấm lòng yêu nước gắng chí phục gian nan. - Nhân dân bốn cõi một nhà. - Tướng sĩ một lòng phụ tử”. → vượt qua khó khăn buổi đầu để đi đến tổng phản công giành thắng lợi. b. Quá trình phản công chiến thắng: - Các trận đánh diễn ra liên tiếp: Trận Bồ Đằng, Trà Lân, Đông Đô, Ninh Kiều, Tốt Động, Chi Lăng, Mã Yên, Lạng Giang, Bình Than. - Với bút pháp nghệ thuật đậm chất anh hùnh ca, tác giả đã dựng nên một bức tranh toàn cảnh về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn qua: + Nhưng hính tượng kì vĩ. + Những động từ mạnh và các tính từ chỉ mức độ cao. + Câu văn dài ngắn biến hoá linh hoạt. + Nhịp thơ dồn dập sảng khoái. + Âm thanh giòng giã hào hùng. → Khẳng định, ca ngợi chiến thắng hào hùng oanh liệt của nhân dân ta và sự thất bại thảm hại của giặc. 4. Lời tuyên bố hoà bình độc lập: - Giọng văn trang trọng ung dung gọi niềm vui trong không khí thanh bìnhvà những suy nghĩ sâu sắc. - Bài học lịch sử: sự thay đổi thực chất là sự phục hưng, là nguyên nhân điều kiện để thiết lập sự bền vững. III. Chủ đề: Bài cáo nêu cao tinh thần độc lập tự cường, niềm tự hào dân tộc trước thắng lợi vẻ vang của dân tộc. IV. Ghi nhớ: sgk/ 23 4.Củng cố: “BNĐC” là áng thiên cổ hùng văn có sự kết hợp hài hoà giữa yếu tố chính luận và văn chương. 5. Dặn dò: - Học thuộc lòng bài cáo + phân tích. - Soạn bài Tính chuẩn xác, hấp dẫn của văn bản thuyết minh. Tiết 56 - Làm văn TÍNH CHUẨN XÁC, HẤP DẪN CỦA VĂN BẢN THUYẾT MINH A. MỤC TIÊU: Giúp HS 1. Kiến thức: Ôn tập và củng cố kiến thức về văn bản thuyết minh đã học ở THCS. Hiểu thế nào là tính chuẩn xác, tính hấp dẫn của văn bản thuyết minh. 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng viết văn bản thuyết minh chuẩn xác và hấp dẫn. 3. Thái độ: Bồi dưỡng ý thức chủ động và sáng tạo, chủ động khi phát biểu trước tập thể. B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC: 1. Giáo viên: 1.1. Dự kiến bp tổ chức hs hoạt động để hiểu bài học: - GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi. 1.2. Phương tiện: Sgk. Giáo án, đọc tài liệu tham khảo. 2. Học sinh: Chủ động tìm hiểu soạn bài học qua các câu hỏi sgk và những định hướng của giáo viên ở tiết trước. C. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ : - Đọc thuộc lòng bài “BNĐC” của NT? - Phân tích luận đề chính nghĩa của NT? 3. Giới thiệu bài mới: Để thuyết minh về một đối tượng nào đó chúng ta phải biết lựa chọn hình thức kết cấu như thế nào cho phù hợp với từng đối tượng đó. Tuy nhiên, chú ý về hình thức kết cấu thôi chưa đủ mà chúng ta cần chú ý đến tính chính xác, tính hấp dẫn của văn bản thuyết minh nhằm thuyết phục và lôi cuốn người nghe, vậy tính chính xác và tính hấp dẫn trong văn bản thuyết minh là gì.. Hoạt động của GV & HS Nội dung cần đạt ¬ Hoạt động 1: Ôn tập kiến thức về VBYM: - Thế nào là VBTM? - Mục đích của VBTM là gì? → HS trả lời, GV nhận xét và kết luận. ¬ Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu tính chuẩn xác của VBTM: Thao tác 1: - Yêu cầu HS đọc mục I skh/ 24. - Theo em thế nào là chuẩn xác? → HS: rất đúng, rất trúng, chuẩn mực - Tính chuẩn xác trong VBTM là gì? → HS nêu khái niệm, GV nhận xét bổ sung, chốt ý và nhấn mạnh: Tính chuẩn xác là yêu cầu đầu tiên và cũng là yêu cầu quan trọng nhất của mọi VBTM. Nếu thiếu yêu cầu này thì ý nghĩa, mục đích TM sẽ không đạt được. Thao tác 2: - GV yêu cầu HS đọc thầm câu hỏi a và trả lời: Viết như thế có chuẩn xác không? → HS trả lời, GV nhận xét và đưa đáp án. - HS đọc thầm và tìm chỗ chưa chuẩn xác ở câu b. - GV đưa đáp án và cho HS gạch sách cụm từ “thiên cổ hùng văn”. - HS đọc và trả lời câu hỏi trong btập c/ 25 - Vậy một VBTM chuẩn xác cần đáp ứng những yêu cầu gì? → HS: nội dung thông tin chính xácvà từ ngữ diễn đạt phải phù hợp với yêu cầu TM. Thao tác 3: - Làm thế nào để đảm bảo tính chuẩn xác trong VBTM? → HS nêu 4 biện pháp trong sgk/ 24 - Phần này GV có thể cho HS học sgk. I. Tính chuẩn xác của VBTM: 1. Khái niệm: là trình bày vấn đề gì phải có cơ sở khách quan khoa học, phải được kiểm chứng, phải phù hợp với chuẩn mực được công nhận, chứ không phải là những phỏng đoáng mơ hồ thiếu căn cứ. 2. Phân tích ngữ liệu: a. Đối chiếu với sgk lớp 10 thì không chuẩn xác: - Không chỉ có VHDG. - VHDG ngoài câu đố, ca dao, tục ngữ còn có truyền thuyết, sử thi, cổ tích, truyện cười, truyện thơ - Lớp 10 không học câu đố và tục ngữ. b. Chưa chuẩn xác: “ Thiên cổ hùng văn: áng hùng văn của nghìn đời chứ không phải là áng hùng văn viết cách đây nghìn năm trước. c. Không thể dùng văn bản trên để TM về nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm vì nội dung của nó không nói đến NBK với tư cách là một nhà thơ. 3. Biện pháp đảm bảo tính chuẩn xác trong VBTM: - Tìm hiểu kĩ càng, thấu đáo vấn đề TM. - Thu thập đầy đủ tài liệu tham khảo, đặc biệt là tài liệu của các chuyên gia, các cơ quan có thẫm quyền. - Chú ý đến thời điểm xuất bản, tính cập nhật kịp thời của tài liệu. - Tránh sử dụng hư cấu, phóng đại. Tiết 62 -Đọc văn: TỰA “ TRÍCH DIỄM THI TẬP” - Hoàng Đức Lương - A. MỤC TIÊU: Giúp HS 1. Kiến thức: Hiểu được niềm tự hào sâu sắc và ý thức trách nhiệm của Hoàng Đức Lương trong việc bảo tồn di sản văn học của tiền nhân. Nắm được nghệ thuật lập luận của tác giả. 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc hiểu văn nghị luận có kết hợp trữ tình- biểu cảm. 3. Thái độ: Có thái độ trân trọng và yêu quý di sản văn học dân tộc. B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC: 1. Giáo viên: 1.1. Dự kiến biện pháp tổ chức HS hoạt động tiếp nhận bài học. - Hs trực tiếp phân tích văn bản, thảo luận. - GV hướng dẫn, định hướng kết quả chung. 1.2. Phương tiện dạy học: - SGK, sách chuẩn kiến thức ngữ văn 10. - Sách tham khảo. - Thiết kế bài dạy. 2. Học sinh: - Ôn tập kiến thức đã học. - Làm các bài tập trong SGK. - Tìm thêm các bài tập bổ trợ bên ngoài. C. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: - Trình bày những biện pháp đảm bảo tính chuẩn xác của VBTM? - Trình bày những biện pháp tạo tính hấp dẫn của VBTM? 3. Giới thiệu bài mới: ¬ Lời vào bài: Sưu tầm, bảo tồn di sản văn hóa tinh thần của tổ tiên ông cha là một công việc rất quan trọng và cần thiết nhưng cũng hết sức khó khăn; đặc biệt là thời kì xa xưa, hoặc sau chiến tranh. Tiến sĩ Hoàng Đức Lương là một trong những tri thức thời Lê ở TKXV đã không tiếc công sức, thời gian để làm công việc đó Hoạt động của GV & HS Nội dung cần đạt ¬ Hoạt động 1: Hướng dẫn đọc hiểu tiểu dẫn. Thao tác 1: - Gọi HS đọc phần tiểu dẫn sgk/ 28. - Nêu những nét chính về tác giả HĐL? → HS dựa vào tiểu dẫn trả lời. - GV cho HS gạch sgk phần này. Thao tác 2: - Để tìm hiểu tác phẩm chúng ta cần tìm hiểu về thể loại tựa. Vậy tựa là gì? Bài tựa do ai viết? → HS trả lời, GV đặc điểm thể tựa. - Dựa vào phần chú thích sgk/ 28 giải thích nhan đề tác phẩm? - Yêu cầu HS đọc bài tựa. - Theo em bố cục bài tựa có 5theer chia thành mấy phần? Đặt tên cho từng phần? Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc- hiểu văn bản. Thao tác 1: - Theo HĐL, thơ văn không lưu truyền hết trên đời bởi những nguyên nhân nào? I. Giới thiệu chung: 1. Tác giả: - Nguyên quán ở hiện Văn Giang ( Hưng Yên), trú quán ở Gia Lâm ( Hà Nội). - Đỗ tiến sĩ năm 1478, hoàn thành “ Trích diễm thi tập” năm 1497. 2. Văn bản: a. Thể tựa: bài viết đặt đầu tác phẩm do tác giả hoặc người khác viết nhằm giới thiệu mục đích, nội dung, quá trình và kết cấu tác phẩm. b. Nhan đề “ Trích diễm thi tập”: tập tuyển chọn những bài thơ hay của các tác giả từ thời Trần đến hậu Lê. c.Bố cục: 3 phần - P1 ( Từ đầu... lắm sao ): Nguyên nhân khiến thơ văn không lưu truyền hết trên đời, động cơ sưu tầm. - P2 ( Tôi không ... xưa nay): cách thức sưu tầm, nội dung và kết cấu tác phẩm. - P3: ( còn lai): lạc khoản. II. Đọc - hiểu văn bản: 1. Nguyên nhân khiến thơ văn không lưu truyền hết trên đời: a. Chủ quan: - Chỉ có thi nhân mới cảm nhận được cái đẹp, cái hay của thơ ca. - Người có điều kiện thì ít để ý đến thơ ca. - Người quan tâm đến thơ ca thì không đủ năng lực và tính kiên trì. - Chính sách in ấn của nhà nước khắc khe. b. Khách quan: - Thời gian hủy hoại sách vở. - Chiến tranh binh lửa liên miên thiêu hủy thư tịch.
Tài liệu đính kèm: