Tiết 35: Ôn tập học kì I

Tiết 35: Ôn tập học kì I

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức

 - Hệ thống hóa kiến thức về cấu tạo chất thuộc bốn chương 1, 2, 3, 4.

 - Học sinh hiểu và vận dụng các kiến thức về cấu tạo nguyên tử, bảng tuần hoàn và định luật tuần hoàn các nguyên tố hoá học, liên kết hoá học để làm bài tập, chẩn bị kiến thức cơ sở tốt cho việc học các phần sau của chương trình.

2. Kĩ năng

- Củng cố và phát triển kĩ năng xác định số oxi hoá của các nguyên tố.

- Củng cố và phát triển kĩ năng cân bằng phương trình hoá học của phản ứng oxi hoá - khử bằng phương pháp thăng bằng electron.

- Rèn luyện kĩ năng nhận biết phản ứng oxi hoá - khử, chất oxi hoá, chất khử, chất tạo môi trường cho phản ứng.

 

doc 3 trang Người đăng hanzo10 Lượt xem 1474Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 35: Ôn tập học kì I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn
Ngày giảng
Lớp
Sĩ số
10A1
10A2
10A3
10A4
Tiết 35. ÔN TẬP HỌC KÌ I
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức 
 - Hệ thống hóa kiến thức về cấu tạo chất thuộc bốn chương 1, 2, 3, 4.
 - Học sinh hiểu và vận dụng các kiến thức về cấu tạo nguyên tử, bảng tuần hoàn và định luật tuần hoàn các nguyên tố hoá học, liên kết hoá học để làm bài tập, chẩn bị kiến thức cơ sở tốt cho việc học các phần sau của chương trình.
2. Kĩ năng
- Củng cố và phát triển kĩ năng xác định số oxi hoá của các nguyên tố.
- Củng cố và phát triển kĩ năng cân bằng phương trình hoá học của phản ứng oxi hoá - khử bằng phương pháp thăng bằng electron.
- Rèn luyện kĩ năng nhận biết phản ứng oxi hoá - khử, chất oxi hoá, chất khử, chất tạo môi trường cho phản ứng.
- Rèn luyện kĩ năng giải bài tập có tính toán đơn giản .
3. Thái độ: Yêu thích học tập bộ môn, tích cực chủ động trong học tập
II. Chuẩn bị:
 GV: Kiến thức bài ôn tập
HS: Cho học sinh tự ôn lại các kiến thức lí thuyết và bài tập, có tham khảo một số bảng tổng kết đã có ở các bài luyện tập của các chương.
IV. Các hoạt động dạy học:
Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong giờ
Bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài học
Hoạt động 1: 7 phút
GV: Đưa ra một số câu hỏi có liên quan dến kiến thức chương 1, 2, 3, 4. Yêu cầu học sinh trả lời
Cấu tạo nguyên tử
Số khối, kí hiệu nguyên tử
Cấu hình e nguyên tử, cấu tạo BTH
Quan hệ giữa vị trí và cấu hình electron nguyên tử
Quan hệ giữa vị trí và tính chất
Các loại liên kết hóa học
Quy tắc xác định số oxi hoá
Cách lập phương trình hoá học của phản ứng oxi hoá khử
HS: Nghiên cứu SGK trả lời
Hoạt động 2: 7 phút
GV: Hệ thống lại các dạng bài tập cơ bản cho HS nêu hướng giải quyết khi gặp dạng bài tập đó
GV: Phân loại bài tập cho học sinh giải.
Hoạt động 3: 7 phút
GV giao bài tập cho HS làm 
Bài 1: Viết cấu hình e của nguyên tử hoặc ion sau, xác định cấu tạo, vị trí, loại nguyên tố?
a. Nguyên tử có Z = 11.
b. Nguyên tử có lớp e ngoài cùng là: 3s23p1.
HS: Dựa vào kiến thức đã học để trả lời
Hoạt động 4: 7 phút
GV giao bài tập cho HS làm 
Bài 2:
 Oxit cao nhất của một nguyên tố là RO3, trong hợp chất của nó với hidro có 5,88% H về khối lượng. Xác định nguyên tử khối của nguyên tố đó.
HS: Dựa vào kiến thức đã học để giải.
Hoạt động 5: 5 phút
GV giao bài tập cho HS làm 
Bài 3. 
Lập phương trình hoá học của phản ứng
Al + HNO3l " Al(NO3)3 + NO + H2O
HS: Dựa vào kiến thức đã học để giải
Hoạt động 6: 6 phút
GV giao bài tập cho HS làm 
Bài 4: Khi cho 0,6 g một kim loại nhóm IIA tác dụng với nước tạo ra 0,336 lít khí hidro (ở điều kiện tiêu chuẩn). Xác định kim loại đó.
HS: Dựa vào kiến thức đã học để giải
A. Kiến thức
I. Cấu tạo nguyên tử:
 - Lớp vỏ(e)
 - Hạt nhân nguyên tử(hạt p,n)
 - Thứ tự các mức năng lượng, cách viết cấu hình e
II. Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học
- Cấu tạo: ô nguyên tố, chu kỳ, nhóm
- Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình e, các quy luật biến đỏi tuần hoàn tính chất
III. Liên kết hoá học:
- Sự hình thành ion, liên kết ion, 
- Sự hình thành liên kết cộng hoá trị( biểu diễn bằng công thức e, CTCT)
- Hoá trị, số oxi hoá, qtắc xác định
- Đặc điểm cấu trúc và tính chất của 3 loại mạng tinh thể
IV. Phản ứng oxi hoá khử:
- Các định nghĩa: chất khử, chất oxi hoá, QT oxi hoá, phản ứng oxi hoá khử
- Cách cân bằng phản ứng oxi hoá khử bằng phương pháp thăng bằng e
- Cách phân loại phản ứng oxi hoá khử dựa vào số oxi hoá
B. Bài tập
Các dạng bài tập:
1. Từ vị trí xác định cấu tạo nguyên tử và ngược lại
2. Tính toán liên quan đến đồng vị 
3. Dự đoán tính chất hoá học cơ bản của nguyên tố khi biết vị trí nguyên tố trong bảng tuần hoàn
4. So sánh tính chất hoá học của nguyên tố với các nguyên tố lân cận
5. Bài toán xác định nguyên tố trong hợp chất với oxi và hiđro khi biết % theo khối lượng
 6. Xác định loại liên kết hoá học dựa vào hiệu độ âm điện, 
 7. Xác định cộng hoá trị, điện hoá trị, số oxi hoá 
 8. Các bài tập tính toán cơ bản
Bài 1
a. 1s22s22p63s1.
b. 1s22s22p63s23p1.
Bài 2:
Oxit cao nhất của một nguyên tố là RO3, trong bảng tuần hoàn suy ra công thức hợp chất khì của nó với hidro là RH2
Trong phân tử RH2, có 5,88% H về khối lượng nên R có 100% - 5,88% = 94,12% về khối lượng.
Trong phân tử RH2 có
 5,88% H là 2 phần khối lượng.
94,12% R là x phần khối lượng.
Suy ra x = 32. Vậy nguyên tử khối của R là 32. R là nguyên tố lưu huỳnh. Công thức SO3 và H2S.
Bài 3
 2 
 3 
Bài 4: 
Gọi kim loại nhóm IIA là M. Kim loại M có 2e hoá trị nên có hoá trị 2 trong hidroxit.
 M + 2H2O → M(OH)2 + H2 
0,6g 0,336 lít
xg 22,4lít
Suy ra x = 40g. Suy ra nguyên tử khối là 40. Đó là kim loại canxi.
3. Củng cố, luyện tập : 5 phút Giáo viên giải đáp 1 số thắc mắc của HS, Khi làm các bài tập TNKQ phải tận dụng thời gian 1 cách tối đa 
4. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: 1 phút 
HS ôn tập, khắc sâu kiến thức, làm lại các bài tập phần luyện tập chương I, II, III, IV chuẩn bị cho thi học kỳ.

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 35.doc