Giáo án Sinh học 10 - Bài 9: Tế bào nhân thực - Năm học 2016-2017

Giáo án Sinh học 10 - Bài 9: Tế bào nhân thực - Năm học 2016-2017

I. Mục tiêu bài học: Tiết : 9

 1. Kiến thức : Sau khi học xong bài này, học sinh cần:

 Mô tả được cấu trúc và trình bày được chức năng của ti thể , lục lạp , không bào , lizôxôm , màng sinh chất và các cấu trúc bên ngoài màng sinh chất .

2. Kỹ năng : Rèn luyện kỹ năng quan sát , hoạt động nhóm , giải thích , so sánh .

3. Thái độ : Liên hệ môi trường ở mục VI .

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh :

- GV: Chuẩn bị sơ đồ Hình 9.1, 9.2 , 10.1 và 10.2 SGK Sinh học 10 phóng to.

 - HS: Xem trước bài mới .

III. Tiến trình bài giảng :

 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sỉ số , nhắc nhở

 2. Kiểm tra bài cũ:

 - Trình bày cấu tạo và chức năng của nhân tế bào ?

 - Trình bày cấu tạo và chức năng của lưới nội chất , riboxom và bộ

 máy gôn gi ?

 3. Bài mới:

 

doc 5 trang Người đăng tamnguyenth Lượt xem 6413Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học 10 - Bài 9: Tế bào nhân thực - Năm học 2016-2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Bài 9: TẾ BÀO NHÂN THỰC NS : 15 – 10 - 2016
 NG: 17 – 10 - 2016 
I. Mục tiêu bài học: Tiết : 9
 1. Kiến thức : Sau khi học xong bài này, học sinh cần: 
 Mô tả được cấu trúc và trình bày được chức năng của ti thể , lục lạp , không bào , lizôxôm , màng sinh chất và các cấu trúc bên ngoài màng sinh chất . 
2. Kỹ năng : Rèn luyện kỹ năng quan sát , hoạt động nhóm , giải thích , so sánh .
3. Thái độ : Liên hệ môi trường ở mục VI . 
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh :
GV: Chuẩn bị sơ đồ Hình 9.1, 9.2 , 10.1 và 10.2 SGK Sinh học 10 phóng to.
 - HS: Xem trước bài mới .
III. Tiến trình bài giảng :
 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sỉ số , nhắc nhở 
 2. Kiểm tra bài cũ:
 - Trình bày cấu tạo và chức năng của nhân tế bào ?
 - Trình bày cấu tạo và chức năng của lưới nội chất , riboxom và bộ
 máy gôn gi ?
 3. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1:
GV chia nhóm HS, nêu câu hỏi và yêu cầu HS tiến hành thảo luận nhóm.
Câu hỏi: Mô tả cấu tạo và chức năng của ti thể?
GV yêu cầu các nhóm còn lại bổ sung.
GV giải thích bổ sung dựa trên hình 9.1, kết luận.
1.Màng trong. 2.Màng ngoài .
3 .Mào . 4. Chất nền
* Tế bào nào trong các tế bào sau đây của cơ thể người có nhiều ti thể nhất ?
A. Tế bào biểu bì . B . Tế bào hồng cầu .
C . Tế bào cơ tim . D . Tế bào xương .
* Ngoài ra trong cơ thể người còn tế bào nào chứa nhiều ti thể nữa ? Tế bào gan .
Hoạt động 2:
GV giao công việc cho các nhóm, quan sát các nhóm làm việc.
Câu hỏi: Quan sát H 9.2 mô tả cấu tạo và chức năng lục lạp?
GV yêu cầu các nhóm còn lại bổ sung.
GV đánh giá, kết luận
*Tại sao lá cây có màu xanh ? Màu xanh của lá cây có liên quan tới chức năng quang hợp không ?
*Vai trò của thực vật trong hệ sinh thái ?
→ Chúng ta cần phải trồng và bảo vệ cây xanh .
Hoạt động 3:GV nêu câu hỏi, yêu cầu học sinh nghiên cứu SGK trả lời.
- Chức năng của không bào?
- Chức năng của Lizôxôm?
* Tế bào cơ , tế bào hồng cầu , tế bào bạch cầu và tế bào thần kinh , loại tế bào nào có nhiều lizôxôm 
nhất ? tế bào bạch cầu .
Hoạt động 4:GV nêu câu hỏi, giao công việc cho HS, quan sát HS thực hiện.
- Mô tả cấu tạo và nêu chức năng của màng sinh chất?
- Cấu tạo và chức năng của thành tế bào?
- Cấu tạo và chức năng của chất nền ngoại bào?
V. Ti thể:
 1. Cấu tạo: gồm 2 lớp màng và chất nền.
- Màng ngoài không gấp khúc, màng trong gấp khúc tạo thành mào, có đính nhiều enzim hô hấp.
- Chất nền chứa AND và ribôxôm.
 2. Chức năng: cung cấp năng lượng cho tế bào dưới dạng ATP.
 3.Hình dạng , kích thước và Số lượng ti thể : 
 Khác nhau tùy loại tế bào.
VI. Lục lạp:
 1. Cấu tạo : 2 lớp màng bao bọc, bên trong là chất nền.
- Trong chất nền có nhiều túi dẹt là tilacôit , trên màng tilacôit chứa nhiều diệp lục và enzim quang hợp. Nhiều phiến tilacôit xếp chồng lên nhau thành cấu trúc Grana.
 - Trong chất nền có chứa AND và ribôxôm.
 2. Chức năng: Có khả năng chuyển quang năng thành hóa năng.
VII. Một số bào quan khác nhau:
1. Không bào:
 - Ở tế bào lông hút của rễ, không bào có chức năng như chiếc máy bơm.
 - Ở tế bào cánh hoa: không bào chứa sắc tố,
 Một số động vật cũng có không bào nhỏ.
2. Lizôxôm: 
 - Được bao bọc bởi một lớp màng .
 - Phân hủy tế bào già, tế bào bị tổn thương và các bào quan già.
VIII. Màng sinh chất:
1. Cấu trúc của màng sinh chất:
 Mô hình khảm động của màng sinh chất do Singơ và Nicônson đề nghị năm 1972.
 - Cấu tạo: Gồm 2 thành phần chính là prôtêin và phôtpholipit.Ngoài ra còn có một số chất khác như:
+ Colestêron làm tăng độ ổn định của màng.
+Lipôprôtêin, glicôprôtêin có vai trò thụ thể, kênh, dấu chuẩn,..
2. Chức năng của màng sinh chất:
 - TĐC với môi trường một cách có chọn lọc.
 - Thu nhận thông tin.
 - Nhận biết tế bào cùng loại hoặc tế bào là nhờ các glicôprôtêin.
IX. Các cấu trúc bên ngoài màng sinh chất:
1. Thành tế bào:
 - Tế bào thực vật có thành tế bào là xenlulôzơ
 - Nấm: thành tế bào là kitin.
 - Chức năng: quy định hình dạng và bảo vệ tế bào.
2. Chất nền ngoại bào:
 - Cấu tạo: glicôprôtêin, các chất vô cơ, hữu cơ.
 - Chức năng: giúp tế bào thu nhận thông tin.
4. Củng cố:
Câu 1. Ở lớp màng trong của ti thể có chứa nhiều :
a. Enzim hô hấp b. Kháng thể c. Hoocmon d. Sắc tố 
Câu 2. Loại bào quan có thể tìm thấy trong ti thể là : 
a. Lục lạp b. Bộ máy Gôn gi c. Trung thể d. Ribôxom 
Câu 3. Sản phẩm chủ yếu được tạo ra từ hoạt động của ti thể là chất nào sau đây ?
A . Pôlisaccarit b. axit nuclêic c. Các chất dự trữ d. ATP 
Câu 4 . Sắc tố diệp lục có chứa nhiều trong cấu trúc nào sau đây ?
a. Chất nền . b. Các túi tilacoit. c. Màng ngoài lục lạp . d. Màng trong lục lạp .
Câu 5. Trong lục lạp , ngoài diệp lục tố và Enzim quang hợp, còn có chứa :
a. ADN và ribôxôm . b. ARN và nhiễm sắc thể . c. Không bào . d. Photpholipit .
5. Dặn dò:
 - Học từ bài 1 đến bài 10 , trả lời các câu hỏi sau bài học.
 - Tham khảo câu trắc nghiệm trong sách bài tập , Chuẩn bị giờ sau làm
 bài kiểm tra 1 tiết.
1. Cấu tạo: gồm 2 lớp màng và chất nền.
- Màng ngoài không gấp khúc, màng trong gấp khúc tạo thành mào, có đính nhiều enzim hô hấp.
- Chất nền chứa AND và ribôxôm.
 2. Chức năng: cung cấp năng lượng cho tế bào dưới dạng ATP.
 3.Hình dạng , kích thước và Số lượng ti thể : 
 Khác nhau tùy loại tế bào.
VI. Lục lạp:
 1. Cấu tạo : 2 lớp màng bao bọc, bên trong là chất nền.
- Trong chất nền có nhiều túi dẹt là tilacôit , trên màng tilacôit chứa nhiều diệp lục và enzim quang hợp. Nhiều phiến tilacôit xếp chồng lên nhau thành cấu trúc Grana.
 - Trong chất nền có chứa AND và ribôxôm.
 2. Chức năng: Có khả năng chuyển quang năng thành hóa năng.
VII. Một số bào quan khác nhau:
1. Không bào:
 - Ở tế bào lông hút của rễ, không bào có chức năng như chiếc máy bơm.
 - Ở tế bào cánh hoa: không bào chứa sắc tố,
 Một số động vật cũng có không bào nhỏ.
2. Lizôxôm: 
 - Được bao bọc bởi một lớp màng .
 - Phân hủy tế bào già, tế bào bị tổn thương và các bào quan già.
VIII. Màng sinh chất:
1. Cấu trúc của màng sinh chất:
 Mô hình khảm động của màng sinh chất do Singơ và Nicônson đề nghị năm 1972.
 - Cấu tạo: Gồm 2 thành phần chính là prôtêin và phôtpholipit.Ngoài ra còn có một số chất khác như:
+ Colestêron làm tăng độ ổn định của màng.
+Lipôprôtêin, glicôprôtêin có vai trò thụ thể, kênh, dấu chuẩn,..
2. Chức năng của màng sinh chất:
 - TĐC với môi trường một cách có chọn lọc.
 - Thu nhận thông tin.
 - Nhận biết tế bào cùng loại hoặc tế bào là nhờ các glicôprôtêin.
IX. Các cấu trúc bên ngoài màng sinh chất:
1. Thành tế bào:
 - Tế bào thực vật có thành tế bào là xenlulôzơ
 - Nấm: thành tế bào là kitin.
 - Chức năng: quy định hình dạng và bảo vệ tế bào.
2. Chất nền ngoại bào:
 - Cấu tạo: glicôprôtêin, các chất vô cơ, hữu cơ.
 - Chức năng: giúp tế bào thu nhận thông tin.

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_9_Te_bao_nhan_thuc_tiep_theo.doc