Bài giảng Sinh học 10 bài 5: Giới động vật

Bài giảng Sinh học 10 bài 5: Giới động vật

CÁC LỚP CÁ

Cá là những Động vật có xương sống thích nghi với đời sống hoàn toàn ở nước, bơi bằng vây, hô hấp bằng mang, cá có một vòng tuần hoàn, tim hai ngăn chứa máu đỏ thẳm, máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi, thụ tinh ngoài và là động vật biến nhiệt.

Trên thế giới có khoảng 25 415 loài cá. Ở Việt Nam đã phát hiện 2 753 loài, trong hai lớp chính: Lớp Cá sụn và lớp Cá xương.

 

ppt 37 trang Người đăng kimngoc Lượt xem 1760Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Sinh học 10 bài 5: Giới động vật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HELLOBiên soạn: HS: Dương Minh Mẩn10TTHPT Chuyên Nguyễn Đình Chiểu (TX Sa Đéc)2010-2011Bài 5:GIỚI ĐỘNG VẬTI – ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA GIỚI ĐỘNG VẬT II – CÁC NGÀNH CỦA GIỚI ĐỘNG VẬTĐỘNG VẬT CÓ XƯƠNG SỐNGNgành nửa dây sốngCÁC LỚP CÁCá là những Động vật có xương sống thích nghi với đời sống hoàn toàn ở nước, bơi bằng vây, hô hấp bằng mang, cá có một vòng tuần hoàn, tim hai ngăn chứa máu đỏ thẳm, máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi, thụ tinh ngoài và là động vật biến nhiệt.Trên thế giới có khoảng 25 415 loài cá. Ở Việt Nam đã phát hiện 2 753 loài, trong hai lớp chính: Lớp Cá sụn và lớp Cá xương.LỚP CÁ SỤNLớp cá sụn mới chỉ được phát hiện khoảng 850 loài gồm những loài cá sống ở nước mặn và nước lợ, có bộ xương bằng chất sụn, có khe mang trần, da nhám, miệng nằm ở mặt bụng. Đại diện là cá nhám (ăn nổi, sống ở tầng nước mặt), cá đuối kiếm ăn ở tầng đáy.LỚP CÁ XƯƠNGLớp cá xương gồm đa số những loài cá hiện nay sống ở biển, ở nước lợ và nước ngọt. Chúng có bộ xương bằng chất xương và có những đặc điểm tương tự như cá chép. Đại diện: cá vền, cá chépCÁ MIỆNG TRÒNLỚP LƯỠNG CƯLưỡng cư là những động vật có xương sống có cấu tạo thích nghi với đời sống vừa ở nước, vừa ở cạn: da trần và ẩm ướt, di chuyển bằng bốn chi, hô hấp bằng phổi và da, có hai vòng tuần hoàn, tim 3 ngăn, tâm thất chứa máu pha, là động vật biến nhiệt, sinh sản trong môi trường nước, thụ tinh ngoài, nòng ọc phát triển qua biến thái.Trên thế giới có khoảng 4 nghìn loài lưỡng cư. Ở Việt Nam đã phát hiện 147 loài. Chúng đều có da trần (thiếu vây), luôn luôn ẩm ướt và dễ thấm nước. Sự sinh sản thường được lệ thuộc vào môi trường nước ngọt. Lưỡng cư được phân làm 3 bộ:1. Bộ lưỡng cư có đuôiBộ lưỡng cư có đuôi có thân dài, đuôi dẹp bên, hai chi sau và hai chi trước dài tương đương nhau. Hoạt động chủ yếu vào ban đêm.2. Bộ lưỡng cư không đuôiCó số lượng loài lớn nhất trong lớp. Đại diện là ếch đồng có thân ngắn, hai chi sau dài hơn hai chi trước. Đa số loài hoạt động về ban đêm. Những loài phổ biến trong bộ: ếch cây, ễnh ương và cóc nhà. 3. Bộ lưỡng cư không chânĐại diện là ếch giun, thiếu chi, có thân dài giống như giun, song có mắt miệng, có răng và có kích thước lớn hơn giun. Chúng có tập tích sống chui luồn trong hang. Hoạt động cả ngày lẫn đêmLỚP BÒ SÁT Bò sát là động vật có xương sống thích nghi hoàn toàn với đời sống ở cạn: da khô, vảy sừng khô, cổ dài, màng nghĩ nằm trong hốc tai, chi yếu có vuốt sắc, phổi có nhiều vách ngăn, tim có vách hụt ngăn tâm thất (trừ cá sấu), máu đi nuôi cơ thể vẫn là máu pha, là động vật biến nhiệt. Có cơ quan giao phối, thụ tinh trong: trứng có màng dai hoặc vỏ đá vôi bao bọc, giàu noãn hoàng. Trên thế giới có khoảng 6 500 loài bò sát. Ở Việt Nam đã phát hiện 271 loài. Chúng có da khô, vảy sừng bao bọc và sinh sản trên cạn. Bò sát hiện nay được xếp thành 4 bộ: bộ Đầu mỏ* , bộ Có vảy (chủ yếu gồm những laòi sống trên cạn), bộ Cá sấu (sống vừa ở nước, vừa ở cạn), ba ba sống chủ yếu ở nước ngọt, rùa biển sống chủ yếu ở biển.1. Bộ đầu mỏBộ đầu mỏ hiện nay chỉ còn một vài loài sống trên vài hòn đảo nhỏ ở Tân Tây Lan được gọi là Nhông Tân Tây Lan (tuyệt chủng).2. Bộ có vảyHàm ngắn, có răng nhỏ mọc trên hàm.Trứng có màng dai bao bọc.3. Bộ cá sấuHàm rất dài, có nhiều răng lớn, nhọn sắc, mọc trong lỗ chân răng. Trứng có vỏ đá vôi bao bọc.4. Bộ rùaHàm không có răng, có mai và yếm.LỚP CHIM Chim là những động vật có xương sống thích nghi cao đối với sự bay lượn và với những điều kiện sống khác nhau. Chúng có những đặc điểm chung sau: mình có lông vũ bao phủ; chi trước biến đổi thành cánh, có mỏ sừng; phổi có mạng ống khí, có túi khí tham gia vào hô hấp; tim có 4 ngăn, máu đỏ tươi đi nuơi cơ thể, là động vật hằng nhiệt. Trứng lớn có vỏ đá vôi, được ấp nở ra con nhờ thân nhiệt của bố, mẹ. Hiện nay, lớp chim được biết khoảng 9 600 loài được xếp trong 27 bộ. Ở Việt Nam đã phát hiện 830 loài. Lớp chim được chia thành 3 nhóm sinh thái lớn: Nhóm chim chạy, nhóm chim bơi, nhóm chim bay1. Nhóm chim chạyĐời sống: Chim hoàn toàn không biết bay, thích nghi với tập tính chạy nhanh trên thảo nguyên và hoang mạc khôn nóng.Đặc điểm cấu tạo: Cánh ngắn, yếu. Chân cao, to, khỏe, có 2 hoặc 3 ngón.Đa dạng: Bộ Đà điểu gồm 7 loài, phân bố ở Châu Phi, Châu Mĩ và Châu Đại Dương.Đại diện: Đà điểu Phi, Đà điểu Mĩ và Đà điểu Úc.2. Nhóm chim bơiĐời sống: Chim hoàn toàn không biết bay, đi lại trên cạn vụng về, song thích nghi cao với đời sống bơi lội trên biển.Đặc điểm cấu tạo: Bộ xương cánh dài, khỏe; có lông nhỏ, ngắn và dài, không thấm nước. Chim có dáng đứng thẳng. Chân ngắn, 4 ngón, có màng bơi.Đa dạng: Bộ Chim cánh cụt gồm 17 loài sống ở bờ biển Nam Bán Cầu.Đại diện: Chim cánh cụt.3. Nhóm chim bayĐời sống: Nhóm chim bay gồm hầu hết các loài chim hiện nay. Chúng là những chim biết bay ở những mức độ khác nhau. Chúng có thể thích nghi với những lối sống đặc biệt như bơi lội (vịt trời, mòng két), ăn thịt (chim ưng, cú).Đặc điểm cấu tạo: Cánh phát triển, chân có 4 ngón.Đại diện: Chim bồ câu, chim én,LỚP THÚLớp thú hiện nay có khoảng 4 600 loài, 26 bộ. Ở Việt Nma đã phát hiện được 275 loài. Các loài thú đều có lông mao và tuyến sữa.1. Bộ thú huyệtĐại diện là thú mỏ vịt sống ở Châu Đại Dương, có mỏ giống mỏ vịt, sống vừa ở nước ngọt, vừa ở cạn, đẻ trứng. Thú cái có tuyến sữa nhưng chưa có vú.2. Bộ thú túiĐại diện là kanguru sống ở đồng cỏ Châu Đại Dương cao tới 2m, có chi sau lớn, khỏe, vú có tuyến sữa, con sơ sinh chi lớn bằng hạt đậu, dài khoảng 3cm không thể tự bú mẹ, sống trong túi da ở bụng thú mẹ. Vú tự tiết sữa và tự động chảy vào miệng thú con3. Bộ dơiĐặc điểm: Chi trước biến đổi thành cánh da. Cành da là một màng da rộng phủ lông mau thưa, mềm mại nối liền cánh tay, ống tay, các xương bàn và các xương ngón (rất dài) với mình, chi sau và đuôi. Đuôi ngắn. Ăn sâu bọ (dơi ăn sâu bọ), ăn quả cây (dơi quả).Đại diện: Dơi ăn sâu bọ, dơi quả.4. Bộ cá voiĐặc điểm: Cơ thể hình thoi, lông gần như tiêu biến hoàn toàn, có lớp mỡ dưới da rất dày, cổ không phân biệt với thân, vây đuôi nằm ngang, bơi bằng cách uốn mình theo chiều dọc. Chi trước biến đổi thành vây, bơi dạnh bơi chèo, song vẫn được na7ng đỡ bởi các xương chi như ở động vật có xương sống ở cạn, có xương cánh tay và xương ống tay ngắn, các xương ngón tay lại rất dài, chi sau tiêu giảm. Cá voi sinh sản trong nước, nuôi con bằng sữa. Cá vôi sống chủ yếu ở biển ôn đới và biển lạnh.Đại diện: Cá voi xanh, cá heo (hay ca đenpin).5. Bộ ăn sâu bọĐặc điểm: Thú nhỏ có mõm kéo dài thành vòi ngắn. Bộ răng thích nghi với các chế độ ăn sâu bọ, gồm những răng nhọn, răng hàm cũng có 3, 4 mấu nhọn. Thị giác kém phát triển, song khứu giác rất phát triển, đặc biệt có những lông xúc giác dài ở trên mõm, thích nghi với cách thức đào bới tìm mồi.Đại diện: Chuột chù, chuột chũi.Trừ thời gian sing sản và nuôi con, chuột chù và chuột chũi đều có đời sống đơn độc.6. Bộ gặm nhấmĐặc điểm: Bộ thú có số lượng loài rất lớn, có bộ răng thích nghi với chế độ gặm nhấm, thiếu răng nanh, răng cửa rất lớn, sắc và cách răng hàm một khoảng trống gọi là khoảng trống hàm.Đại diện: Chuột đồng, sóc, nhím. 7. Bộ ăn thịtĐặc điểm: Bộ thú có bộ răng thích nghi với chế độ ăn thịt: răng cửa ngắn, sắc để róc xương, răng nanh lớn, dài, nhọn để xé mồi, răng hàm có nhiều mấu dẹp sắc để cắt nghiền mồi. Các ngón chân có vuốt cong dưới có đệm thịt dày nên bước đi rất êm, khi di chuyển chỉ có các ngón chân tiếp xúc với đất, nên khi đuổi mồi chúng chạy vớt tốc độ lớn. Khi bắt mồi các vuốt sắc, nhọn giương ra khỏi đệm thịt cào xé con mồi.Đại diện: Mèo, hổ, báo, có sói, gấu.8. Bộ móng guốcĐặc điểm: Thú móng guốc có số lượng ngón chân tiêu giảm, đốt cuối của mỗi ngón có bao sừng bao bọc, được gòi là guốc. Thú mòng guốc di chuyển nhanh, vì thường có chân cao, trục ống chân, cổ chân, bàn và ngón chân gần như thẳng hàng và chỉ có những đốt cuối của ngón chân có guốc bao bọc mới chạm đất, nêm diện tích tiếp xúc với đất hẹpGồm thú móng guốc có hai ngón chân giữa phát triển bằng nhau, đa số sống đàn, có loài ăn tạp (lợn), ăn thực vật, nhiều loài nhai lại.Đại diện: Lợn, bò, hươu.Thú móng guốc gồm 3 bộ:1. Bộ guốc chẳn:Gồm thú mòng guốc có một ngón chân giữa phát triển hơn cả, ăn thực vật không nhai lại, không có sừng, sống đàn (ngựa), có sừng, sống đơn độc (tê giác).Đại diện: tê giác, ngựa.Thú móng guốc gồm 3 bộ:2. Bộ guốc lẽ:Gồm thú mòng guốc có 5 ngón, guốc nhỏ, có vòi, sống đàn, ăn thực vật không nhai lại.Đại diện: Voi.Thú móng guốc gồm 3 bộ:3. Bộ Voi:9. Bộ linh trưỡngĐăc điểm: Gồm những thú đi bằng bàn chân, thích nghi với đời sống ở cây, có từ chi thích nghi với sự cầm nắm, leo trèo: bàn tay, bàn chân có 5 ngón, ngón cái đối diện với những ngón còn lại, Ăn tạp, nhưng ăn thực vật là chính.Đại diện: Khỉ, vượn, khỉ hình người (đười ươi, tinh tinh, gôrila).CÂU HỎITại sao phải bảo vệ cân bằng hệ sinh tháiNêu phương pháp khắc phục? Nếu không bảo vệ đa dạng hệ sinh thái, sinh vật sống trong hệ sinh thái hay môi trường bị ảnh hưởng nặng nề mất cân bằng sinh thái.Ảnh hưởng đời sống sinh vật, độ đa dạng loài bị tụt lùi, độ phong phú sinh cảnh giảm sút , các bộ gen quý sẽ hạn chế, việc nghiên cứu về động vật sẽ không còn...TRẢ LỜI!Phương pháp:Tuyên truyền, nâng cao ý thức mọi người.Tăng diện tích đồi trọc – trồng rừng.Xử lí các nguốn nước ô nhiễm qua hệ thống xử lí, đảm bảo an toàn khi cho ra môi trường ngoài.Khai thác tài nguyên thiên nhiên đúng qui định.Lên án trước những hành vi trái phép - ảnh hưởng tới hệ sinh tháiCám ơn côvàcác bạn

Tài liệu đính kèm:

  • pptkhó nhọc.ppt