Bài tập ôn luyện môn Hoá học 10 học kì I - Năm học: 2010 - 2011

Bài tập ôn luyện môn Hoá học 10 học kì I - Năm học: 2010 - 2011

CHƯƠNG I : NGUYÊN TỬ

BÀI 1 : THÀNH PHẦN NGUYÊN TỬ

 - Thành phần cấu tạo nguyên tử ?

 - Điện tích của các hạt cấu tạo nên nguyên tử ?

BÀI 2 : HẠT NHÂN NGUYÊN TỬ .NGUYÊN TỔ HÓA HỌC. ĐỒNG VỊ

 - Sự liên quan giữa số đơn vị điện tích hạt nhân ( Z ) với số proton và số electron

 - Số khối của hạt nhân được tính như thế nào

 - Thế nào là nguyên tố hóa học, đồng vị, nguyên tử khối?

 - Cách tính nguyên tử khối trung bình?

BÀI 4: CẤU TẠO VỎ NGUYÊN TỬ

 - Thế nào là lớp, phân lớp (e) ?

 - Mỗi lớp, mỗi phân lớp có tối đa bao nhiêu (e) ?

BÀI 5: CÂU HÌNH ELECTRON NGUYÊN TỬ

 1. Thứ tự mức năng lượng trong nguyên tử:

 1s 2s 2p 3s 3p 4s 4p 3d 4p 5s 4d 5p 6s 4f 5d 6p 7s 5f 6d

 2. Cách viết cấu hình electron nguyên tử

 3. Đặc điểm lớp electron ngoài cùng

 

doc 7 trang Người đăng hanzo10 Lượt xem 1646Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập ôn luyện môn Hoá học 10 học kì I - Năm học: 2010 - 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI TẬP ÔN LUYỆN MÔN HOÁ HỌC 10 HK I 
Năm học: 2010-2011
A. Lý Thuyết Cần Nắm Vững:
CHƯƠNG I : NGUYÊN TỬ
BÀI 1 : THÀNH PHẦN NGUYÊN TỬ
 - Thành phần cấu tạo nguyên tử ?
 - Điện tích của các hạt cấu tạo nên nguyên tử ?
BÀI 2 : HẠT NHÂN NGUYÊN TỬ .NGUYÊN TỔ HÓA HỌC. ĐỒNG VỊ 
 - Sự liên quan giữa số đơn vị điện tích hạt nhân ( Z ) với số proton và số electron
 - Số khối của hạt nhân được tính như thế nào 
 - Thế nào là nguyên tố hóa học, đồng vị, nguyên tử khối?
 - Cách tính nguyên tử khối trung bình?
BÀI 4: CẤU TẠO VỎ NGUYÊN TỬ
 - Thế nào là lớp, phân lớp (e) ?
 - Mỗi lớp, mỗi phân lớp có tối đa bao nhiêu (e) ?
BÀI 5: CÂU HÌNH ELECTRON NGUYÊN TỬ
 1. Thứ tự mức năng lượng trong nguyên tử: 
 1s 2s 2p 3s 3p 4s 4p 3d 4p 5s 4d 5p 6s 4f 5d 6p 7s 5f 6d	 
 2. Cách viết cấu hình electron nguyên tử
 3. Đặc điểm lớp electron ngoài cùng
CHƯƠNG 2: BẢNG HTTH CÁC NTHH VÀ ĐỊNH LUẬT TUẦN HOÀN
BÀI 7 : BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC
1. Nguyên tắc sắp xếp bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học theo nguyên tắc nào? 
2. cấu tạo BTH như thế nào ? 
BÀI 8 : SỰ BIẾN ĐỔI TUẤN HOÀN CẤU HÌNH ELECTRON NGUYÊN TỬ CỦA CÁC NTHH.
 - Mối liên hệ giữa cấu hình (e) nguyên tử với tính chất của các nguyên tố trong chu kì và trong nhóm A ?
BÀI 9 : SỰ BIỂN ĐỔI TUẦN HOÀN TÍNH CHẤT CỦA CÁC NTHH. 
 ĐỊNH LUẬT TUẦN HOÀN
 - Tính kim loại và tính phi kim của các nguyên tố biến đổi như thế nào (trong chu kì, trong nhóm A) ?
 - Quy luật biến đổi hóa trị của các nguyên tố trong chu kì ?
 - Nội Dung “ Định luật tuần hoàn “ ? 
BÀI 10 : Ý NGHĨA CỦA BTH CÁC NTHH 
 - Mối quan hệ giữa Vị Trí và Cấu Tạo nguyên tử trong BTH?
 - So sánh tính chất hóa học của một nguyên tố với các nguyên tố lân cận?
CHƯƠNG 3: LIÊN KẾT HÓA HỌC
BÀI 12: LIÊN KẾT ION TINH THỂ ION
 - Ion là gì ? khi nào nguyên tử biến thành ion ? có mấy loại ion?
 - Liên kết ion được hình thành như thế nào ? 
BÀI 13 : LIÊN KẾT CỘNG HÓA TRỊ
 - Thế nào là liên kết cộng hóa trị ?
 - cách viết công thức electron và công thức cấu tạo của các chất cộng hóa trị ?
 - Phân loại các loại liên kết hóa học theo độ âm điện?
BÀI 15 : HÓA TRỊ VÀ SỐ OXI HÓA
 - Cách xác định hóa trị của một nguyên tố trong hợp chất ion và hợp chất cộng hóa trị như thế nào?
 - Cách xác định số oxi hóa của các nguyên tố như thế nào?
CHƯƠNG 4: PHẢN ỨNG OXI HÓA – KHỬ
BÀI 17 : PHẢN ỨNG OXI HÓA – KHỬ
 - Sự oxi hóa, sự khử, chất oxi hóa, chất khử và phản ứng oxi hóa – khử là gì ?
 - Cách lập phương trình hóa học của phản ứng oxi hóa – khử.
BÀI 18: PHÂN LOẠI PHẢN ỨNG TRONG HÓA HỌC VÔ CƠ
 - Phản ứng không có sự thay đổi số oxi hóa
 - Phản ứng có sự thay đổi số oxi hóa ( Phản ứng Oxi hóa – khử ).
B. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM:
1. Các hạt cấu tạo nên hầu hết các nguyên tử là:
	A. proton và electron.	 B. nơtron và electron. 	C. nơtron và proton . D. nơtron, proton và electron.
2. Chọn câu phát biểu đúng:
 A .Hạt nhân nguyên tử cấu tạo bởi các hạt nơtron. 
 B.Hạt nhân nguyên tử cấu tạo bởi các hạt proton.
 C.Hạt nhân nguyên tử cấu tạo bởi các hạt nơtron mang điện dương và các hạt proton không mang điện.
 D. Hạt nhân nguyên tử cấu tạo bởi các hạt proton mang điện dương và các hạt nơtron không mang điện.
4.	Tìm câu phát biểu sai :
	A. Trong một nguyên tử, số proton luôn luôn bằng số electron và bằng số đơn vị điện tích hạt nhân.
	B. Số đơn vị điện tích dương trong nhân bằng số đơn vị điện tích âm trên vỏ nguyên tử.
	C. Tổng số proton và electron được gọi là số khối.
	D. Đồng vị là các nguyên tử có cùng số proton nhưng khác nhau về số nơtron .
5.	 Nguyên tố hóa học là những nguyên tử có cùng :
	A. số khối. 	 	 B. số nơtron. 	 	 C. số proton. D. số nơtron và proton
6.	Nguyên tử đồng có kí hiệu . Số hạt electron trong 64g đồng là :
	A. 29.6,02.1023.	B. 35.6,02.1023. 	 C. 29.	 D. 35.
7.	Nguyên tử đồng có kí hiệu là ( đồng vị không bền ), vậy số hạt nơtron trong 64g đồng là :
	A. 29. 	 B. 35.6,02.1023 	 C. 35.	D. 29.6,02.1023.
8.	Hidro có 3 đồng vị : ; ; . Oxi có 3 đồng vị là: ; ; . Hỏi trong nước tự nhiên, loại phân tử nước có khối lượng phân tử nhỏ nhất là bao nhiêu u ?
	A. 20. 	 B. 19. 	C. 18. 	 D. 17.
9. Chọn định nghĩa đúng về đồng vị :
	A . Đồng vị là những nguyên tố có cùng số khối.	
	B . Đồng vị là những nguyên tố có cùng điện tích hạt nhân.
C . Đồng vị là những nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân và cùng số khối.
D . Đồng vị là những nguyên tử có cùng số proton, khác nhau số nơtron.
10. Hidro có 3 đồng vị : , , ; Oxi có 3 đồng vị: , , . Số phân tử H2O được hình thành là 
	A. 6 phân tử.	 	B. 12 phân tử. 	C. 18 phân tử.	D. 10 phân tử.
11. Nguyên tố cacbon có hai đồng vị bền: chiếm 98,89% và chiếm 1,11%. Nguyên tử khối trung bình của nguyên tố cacbon là: 	
 A. 12,500 	B. 12,011. 	C. 12,022. 	 D. 12,055.
12. Với 2 đồng vị , và 3 đồng vị , , thì số phân tử CO2 được tạo ra là :
	A. 6 loại .	B. 9 loại. 	 C. 12 loại .	D. 18 loại.
13: Phân lớp d chứa tối đa số electron là
 A. 8 	B. 6 	 C. 10 	 D. 2.
14: Lớp M chứa tối đa số electron là
 A. 10 	 B. 8 	 	 C. 6 	D. 18
15: Nguyên tử nhôm (Z=13) có cấu hình electron là:
 A. 1s22s22p63s23p4 B. 1s2 2s22p63s23p1 C.1s2 2s12p6 3s23p1 D. 1s2 2s22p63s13p2
16: Nguyên tử R có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 4p5. Điện tích hạt nhân của nguyên tử R là:
 A. 20 	 B. 35 	C. 45 	 D. 20.
17:Cho 4 nguyên tố K( z=19), Mn (z = 25), Cu ( z= 29) , Cr (z=24). 
 a.. Nguyên tử của nguyên tố nào có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 4s1?
 A. K. 	 B. Cr. 	C. Mn.	D. Cu.
 b. Nguyên tố có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3d54s1. Tên và kí hiệu của nguyên tố là:
 A. đồng (Cu) B. Mangan (Mn) 	C. Crom (Cr) 	D. Kali (K).
18.	Trong một chu kỳ, bán kính nguyên tử các nguyên tố :
 A. tăng theo chiều giảm của điện tích hạt nhân.	B. giảm theo chiều tăng của điện tích hạt nhân.
 C. giảm theo chiều tăng của độ âm điện.	D. Cả B và C.
19.Độ âm điện đặc trưng cho khả năng 
 A . hút electron của nguyên tử trong phân tử. B . nhường electron của nguyên tử này cho nguyên tử khác.
 C . tham gia phản ứng mạnh hay yếu D . nhường proton của nguyên tử này cho nguyên tử khác.
20. Các nguyên tố của chu kỳ 2 được sắp xếp theo chiều giá trị độ âm điện giảm dần ( khi Z tăng ) là: 	
 A. F, O, N, C, B, Be, Li.	B. Li, B, Be, N, C, F, O.
	C. Be, Li, C, B, O, N, F.	 	D. N, O, F, Li, Be, B, C.
21. Các nguyên tố Na, Mg, Si, C được sắp xếp theo chiều giảm dần bán kính nguyên tử : 
	A. C > Si > Mg > Na.	B. Si > C > Mg > Na.
	C. C > Mg > Si > Na.	D. Si > C > Na > Mg.
22 Các nguyên tố chu kỳ 2 có thể tạo thành cation đơn nguyên tử gồm dãy nào ?
 A. Li, Be, B, C và N.	B. Li, Be, C, N và O.	 C. Li, Be và B.	D. N, O, F và Ne.
23. Các nguyên tố thuộc chu kỳ 3 có thể tạo thành anion đơn nguyên tử :
 A. Al, Si, P, S, Cl.	B. Si, P, S, Cl.	C. P, S, Cl.	D. Mg, Si, P, S, Cl.
24. Nguyên tố Si có Z = 14. Cấu hình electron nguyên tử của silic là 
	A. 1s22s2 2p5 3s3 3p2 .	B. 1s2 2s2 2p7 3s2 3p2.
	C. 1s2 2s32p6 3s2 3p2.	D. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p2.
25. Cấu hình electron nguyên tử của sắt : 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d64s2. Vị trí của sắt trong bảng tuần hoàn là:
	A. Ô 26, chu kỳ 4, nhóm VIIIA.	 	B. Ô 26, chu kỳ 4, nhóm VIIIB.
	C. Ô 26, chu kỳ 4, nhóm IIA.	 D. Ô 26, chu kỳ 4, nhóm IIB. 
26.	Cho nguyên tố sắt ở ô thứ 26, cấu hình electron của ion Fe3+ là:
 A. 1s22s22p63s23p63d6.	 B. 1s22s22p63s23p63d64s1. C. 1s22s22p63s23p6 .	D.1s22s22p63s23p63d 5 .
27. Cho nguyên tố lưu huỳnh ở ô thứ 16, cấu hình electron của ion S2– là :
 A. 1s2 2s2 2p6 .	B. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d 6.	C. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p4.	 D. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6.
28: Cho biết sắt có số hiệu ntử là 26.Cấu hình electron của ion Fe2+ là?
	A. 1s22s22p63s23p63d64s2	B. 1s22s22p63s23p63d4	
 C. 1s22s22p63s23p63d6	D. 1s22s22p63s23p63d5
29. Nguyên tử của nguyên tố nào sau đây có độ âm điện nhỏ nhất ?
	A. I. B. Cl. C. F. D. Br.
30. Trong cùng 1 nhóm A , theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử thì tính phi kim của nguyên tử :
	A. không đổi.	B. giảm dần.
	C. tăng dần.	D.biến đổi không có quy luật
31. Trong cùng một chu kỳ, theo chiều từ trái qua phải, hóa trị cao nhất của nguyên tố đối với oxi :
	A. giảm dần. 	 B. biến đổi không có quy luật.
	C. tăng dần. 	D. không đổi
32: Tính bazơ tăng dần trong dãy : 
a. Al(OH)3 ; Ba(OH)2; Mg(OH)2 	b. Ba(OH)2; Mg(OH)2; Al(OH)3
c. Mg(OH)2; Ba(OH)2; Al(OH)3	d. Al(OH)3; Mg(OH)2; Ba(OH)2
33: Tính axit tăng dần trong dãy :
a. H3PO4; H2SO4; H3AsO4	b. H2SO4; H3AsO4; H3PO4
c. H3PO4; H3AsO4; H2SO4	d. H3AsO4; H3PO4 ;H2SO4
34: Các nguyên tố C, Si, Na, Mg được xếp theo thứ tự tăng dần tính kim loại là :
a. C, Mg, Si, Na	b. Si, C, Na, Mg	c. Si, C, Mg, Na	d. C, Si, Mg, Na
35: Tính kim loại giảm dần trong dãy :
 a. Al, B, Mg, C	 b. Mg, Al, B, C	 c. B, Mg, Al, C	 d. Mg, B, Al, C
36: Tính phi kim tăng dần trong dãy :
 a. P, S, O, F	b. O, S, P, F	c. O, F, P, S	d. F, O, S, P
37: Tính kim loại tăng dần trong dãy :
 a. Ca, K, Al, Mg	 b. Al, Mg, Ca, K	 c. K, Mg, Al, Ca	 d. Al, Mg, K, Ca
38: Tính phi kim giảm dần trong dãy :
 a. C, O, Si, N	b. Si, C, O, N	c. O, N, C, Si	d. C, Si, N, O
39: Tính bazơ tăng dần trong dãy :
 a. K2O; Al2O3; MgO; CaO	b. Al2O3; MgO; CaO; K2O
 c. MgO; CaO; Al2O3; K2O	d. CaO; Al2O3; K2O; MgO
40: Tính axit giảm dần trong dãy :
 a. H2SiO3; HClO4; H3PO4; H2SO4	b. HClO4; H2SO4; H3PO4;H2SiO3
 c. H2SO4; HClO4; H2SiO3; H3PO4	d. H3PO4;H2SiO3; H2SO4; HClO4
41: Nguyên tử R có tổng số hạt là 82, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22, số khối của R:
 a. 56	b. 60	c. 72	d. kết quả khác 
42. Phân tử nào sau đây có liên kết cộng hóa trị phân cực mạnh ?
	 A. H2 	B. CH4 	C. H2 	D. HCl.
43. Dãy nào sau đây không chứa hợp chất ion ?
	A. NH4Cl ; OF2 ; H2S.	 B. CO2 ; Cl2 ; CCl4 . 	C. BF3 ; AlF3 ; CH4.	 D. I2 ; CaO ; CaCl2.
44: A, B là 2 nguyên tố thuộc cùng nhóm A và ở 2 chu kì liên tiếp trong BTH. Biết ZA + ZB = 32. Số proton trong 
nguyên tử của A, B lần lượt là:
 a. 7, 25	b. 12, 20	c. 15, 17	d. 8, 14
45: A, B là 2 nguyên tố thuộc cùng nhóm A và ở 2 chu kì liên tiếp trong BTH. Tổng số proton trong hạt nhân 2 
nguyên tử là 30. A, B là nguyên tố nào sau đây?
 a. Li và Na	b. Na và K	c. Mg và Ca	d. Be và Mg
46: Anion X3- có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3s23p6. Vị trí của X trong BTH là:
 a. ô thứ 15, chu kì 3, phân nhóm VA	b.ô thứ 16, chu kì 2, phân nhóm VA	
 c. ô thứ 17, chu kì 3, phân nhóm VIIA	 d. ô thứ 21, chu kì 4, phân nhóm IIIB
47. Ion dương được hình thành khi :
A . Nguyên tử nhường electron.	B . Nguyên tử nhận thêm electron.
C . Nguyên tử nhường proton.	D . Nguyên tử nhận thêm proton.
48. Số oxi hóa của nitơ trong NH4+, NO2– và HNO3 lần lượt là :
 A. +5, –3, +3.	 B. –3, +3, +5.	C. +3, –3, +5.	 D. +3, +5, –3.
49. Số oxi hóa của kim loại Mn, Fe trong FeCl3, S trong SO3, P trong PO43– lần lượt là :
 A. 0, +3, +6, +5.	 B. 0, +3, +5, +6.	C. +3, +5, 0, +6. D. +5, +6, +3, 0.
to 
to 
50.	Phản ứng nào là phản ứng oxi hóa - khử trong các phản ứng dưới đây :
to 
A. 2HgO → 2Hg + O2 	B. CaCO3 → CaO + CO2 
	C. 2Al(OH)3 → Al2O3 + 3H2O .	D. 2NaHCO3 → Na2CO3 + CO2 + H2O.
to 
51. Cho các phản ứng sau, ở phản ứng nào NH3 không đóng vai trò chất khử ?
xt 
	A. 4NH4 + 5O2 → 4NO + 6H2Oto 
	B. 2NH3 + 3Cl2 → N2 + 6HCl
	C. 2NH3 + 3CuO → 3Cu + N2 + 3H2O	 	D. 2NH3 + H2O2 + MnSO4 → MnO2 + (NH4)2SO4
52. Trong số các phản ứng sau, phản ứng nào là phản ứng oxi hóa-khử ?
	A. HNO3 + NaOH → NaNO3 + H2O.	B. N2O5 + H2O → 2HNO3 
to 
	C. 2HNO3 + 3H2S → 3S + 2NO + 4H2O	D. 2Fe(OH)3 → Fe2O3 + 3H2O
53. Trong phản ứng : 3NO2 + H2O → 2HNO3 + NO. Vai trò của NO2 trong phản ứng:
	 A. là chất oxi hóa .	 	B. là chất oxi hóa, nhưng đồng thời cũng là chất khử.
	 C. là chất khử.	D. không là chất oxi hóa và cũng không là chất khử.
54. Cho các phản ứng sau , phản ứng nào không phải là phản ứng oxi hóa –khử ?
	A. Al4C3 + 12H2O → 4Al(OH)3 + 3CH4.	B. 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2
	C. NaH + H2O → NaOH + H2	D. 2F2 + 2H2O → 4HF + O2 
55. Dấu hiệu để nhận biết một phản ứng oxi hóa –khử là:
	A. tạo ra chất kết tủa. 	B. có sự thay đổi màu sắc của các chất.
	C. tạo ra chất khí.	D. có sự thay đổi số oxi hóa của một số nguyên tố.
56. Trong các phản ứng hóa hợp dưới đây, phản ứng nào là phản ứng oxi hóa –khử ?
	A. CaCO3 + H2O + CO2 → Ca(HCO3)2 .	B. P2O5 + 3H2O → 3 H3PO4.
	C. 2SO2 + O2 → 2SO3 	D. BaO + H2O → Ba(OH)2 
57. Trong các phản ứng phân hủy dưới đây, phản ứng nào không phải là phản ứng oxi hóa-khử ?
	A. 2KMnO4 → K2MnO4 + MnO2 + O2 .	B. 2Fe(OH)3 → Fe2O3 + 3H2O.
	C. 4KClO3 → 3KClO4 + KCl.	D. 2KClO3 → 2KCl + 3O2 
58. Cho phản ứng : M2Ox + HNO3 → M(NO3)3 + . . . . . . . . . .
	Khi x có giá trị là bao nhiêu thì phản ứng trên không thuộc loại phản ứng oxi hóa - khử ?
	A. x = 1. 	B. x = 2. 	 C. x = 1 hoặc x = 2.	 	 D. x = 3.
59. Cho các phương trình phản ứng :	1- Ca + 2H2O → Ca(OH)2 + H2. 
 to
	2- CO2 + Ca(OH)2→ CaCO3 + H2O	3- (NH4)2SO4 → 2NH3 + H2SO4 
 	4- 3Mg + 4H2SO4 → 3MgSO4 + S + 4H2O	5- Mg(OH)2 + H2SO4 → MgSO4 + 2H2O
Các phản ứng oxi hóa khử là :
	A. 1, 3, 5 	B. 4, 5 	C. 1, 4 	D. 2, 4, 5 
60. Phản ứng nào sau đây là phản ứng tự oxi hóa – khử :
A . 2FeS + 10H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 9SO2 + 10H2O.	B . 2NO2 + 2NaOH → NaNO3 + NaNO2 + H2O
C . 3KNO2 + HClO3 → 3KNO3 + HCl.	D . AgNO3 → Ag + NO2 + 1/2O2 
C. BÀI TẬP TỰ LUẬN:
Câu 1: Cho , , , , cho biết p, n, e. Viết cấu hình e? Xác định vị trí của chúng trong bảng HTTH từ đó trả lời câu hỏi sau và giải thích: 
a ) Nguyên tố nào là kim loại, phi kim?	 
b )Viết công thức oxit cao nhất và cho biết hóa trị của chúng?
c ) Oxit cao nhất và hidroxit có tính gì? (axit, bazo, lưỡng tính).
d ) Công thức với hidro (nếu có).
Câu 2: Bạc có nguyên tử lượng trung bình là 107 và Bạc có 2 đồng vị là . Tính % mỗi đồng vị trong tự nhiên.
Câu 3: Nguyên tử lượng trung bình của brom là 79,91. Trong đó đồng vị 1 chiếm 54,5%. Tìm đồng vị 2.
Câu 4: Cho các hợp chất sau: CO2, CH4, NH3, N2, C2H4, SO2, AlCl3, K2O, Na2S, Al2O3.
 - Đối với hợp chất cộng hóa trị: viết công thức e, công thức cấu tạo.
 - Đối với hợp chất ion : viết phương trình di chuyển e tạo thành các hợp chất từ các đơn chất.
Câu 5: Oxit cao nhất của một nguyên tố ứng với công thức RO3, R chiếm 94,12% trong hợp chất khí với hidro. Tìm khối lượng nguyên tử và tên nguyên tố R.
Câu 6: Hợp chất khí ROx có tỉ khối hơi với hidro là 32.
 - Tính khối lượng phân tử của oxit.
 - Xác định công thức phân tử của oxit, biết R chiếm 50% khối lượng phân tử.
Câu 7: Cho 16,2g kim loại A thuộc nhóm IIIA, tác dụng vừa đủ với 63,9g Clo, phản ứng xảy ra vừa đủ. Nếu cho 21,6g A tác dụng với HCl dư thì có V lít khí bay ra.
 - Xác định kim loại A và thể tích V.
 - Tính V dd HCl 2M cần thiết.
Câu 8: Cho 0,72g kim loại M hóa trị 2 vào dd HCl dư, có 672ml khí bay ra.
 - Xác định kim loại M và loại liên kết trong muối sinh ra.
 - Cho muối trên vào 100ml ddAgNO3 thì thu được 2,87g kết tủa. tính nồng độ của dd AgNO3 đã dùng.
Câu 9: Cho 4,6g kim loại kiềm X vào 200g nước có 2,24 lít khí bay ra.
 - Hãy xác định kim loại X.
 - Tính nồng độ % dd thu được.
Câu 10: Cho 10,6g hỗn hợp CaO và CaCO3 vào dd HCl dư, thu được 1,12 lít khí đkc.
 - Tính khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp.
 - Tính thể tích dd HCl 20%, d = 1,2g/ml cần dùng.
 - Tính khối lượng muối CaCl2 sinh ra.
Câu 11: Một hợp chất ion cấu tạo từ ion M2+ và ion X-. Trong phân tử MX2 có tổng số hạt (p, n, e) là 186 hạt, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện la 54 hạt. Số khối của ion M2+ lớn hơn số khối của ion X- là 21. Tổng số hạt trong ion M2+ nhiều hơn trong ion X- là 27. Viết cấu hình electron của các ion M2+; X- . Xác định vị trí của M và X trong bảng hệ thống tuần hoàn.
Câu 12: Cho 13,9 gam hỗn hợp kim loại là Fe và Al tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư. Khi phản ứng kết thúc, người ta thu được 7,84 lit khí (đktc).
a. Viết các phương trình phản ứng đã xảy ra .
b. Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu
c. Tính thể tích dung dịch H2SO4 2M đã tham gia phản ứng
Bài 13: Cho 8,5 g hỗn hợp 2 kim loại kiềm ở hai chu kì liên tiếp vào nước thì thu được 3,36 lit khí H2 ở đktc.
 	a. Xác định tên mỗi kim loại kiềm.
 	b. Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp.
Bài 14: Cho 8,8 g hỗn hợp hai kim loại nhóm IIA ở hai chu kì liên tiếp nhau vào dd HCl dư thì sau phản ứng khối lượng dd axit tăng lên 8,2g.
 	a. Xác định tên mỗi kim loại.
 	b. Tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp.
Câu 15:Tổng số hạt mang điện trong anion XY32- bằng 82 .Số hạt mang điện trong hạt nhân X nhiều hơn số hạt mang điện trong hạt nhân Y là 8 .
- Xác định số hiệu ntử của X ,Y .
- Tên nguyên tố, vị trí của chung trong BTH?
Bài 16: Hai ngtố X, Y thuộc 2 chu kì liên tiếp nhau trong cùng 1 nhóm A có tổng số proton là 56.
Xác định X, Y ?
Hoà tan 20,2 g hỗn hợp X, Y vào nước được 4,48 lít H2 (đktc). Tính % khối lượng X, Y trong hỗn hợp ?
Bài 17: Cho 10,4 g hai kim loại A, B ở 2 chu kì liên tiếp, thuộc nhóm IIA tác dụng với 490,2 g dd HCl được 6,72 lít khí (đktc) và dd X. 
Xác định A, B và % khối lượng mỗi kim loại ?
Tính C% các chất trong dd X, biết HCl dư 20% so với lượng phản ứng ?
Bài 18: Một hợp chất được tạo từ ion A+ và B22-. Trong phân tử A2B2 có tổng số hạt p, e, n bằng 164, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 52. Số khối của A lớn hơn số khối của B là 23, tổng số hạt trong ion A+ nhiều hơn trong B22- là 7 hạt. 
 Xác định nguyên tố A, B 
-------Chúc các em ôn tập và thi học kì tốt -------

Tài liệu đính kèm:

  • docDe cuong Hoa 10 ki 1.doc