Bộ Đề kiểm tra học kì I môn Địa lí Lớp 10 (Có đáp án)

Bộ Đề kiểm tra học kì I môn Địa lí Lớp 10 (Có đáp án)

Câu 1: Càng lên cao khí áp càng giảm, nguyên nhân là do

A. không khí càng khô nên nhẹ hơn, khiến khí áp giảm.

B. gió thổi càng mạnh đẩy không khí lên, khiến khí áp giảm.

C. không khí càng loãng, sức nén càng nhỏ, khiến khí áp giảm.

D. không khí càng nhiều, nên sức nén giảm, khiến khí áp giảm.

 

docx 30 trang Người đăng Thực Ngày đăng 28/05/2024 Lượt xem 119Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bộ Đề kiểm tra học kì I môn Địa lí Lớp 10 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ 1
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I
Môn ĐỊA LÍ LỚP 10
Thời gian: 45 phút

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm)
Câu 1: Càng lên cao khí áp càng giảm, nguyên nhân là do 
	A. không khí càng khô nên nhẹ hơn, khiến khí áp giảm.
	B. gió thổi càng mạnh đẩy không khí lên, khiến khí áp giảm.
	C. không khí càng loãng, sức nén càng nhỏ, khiến khí áp giảm.
	D. không khí càng nhiều, nên sức nén giảm, khiến khí áp giảm.
Câu 2: Cho bảng số liệu:
CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO KHU VỰC KINH TẾ CỦA
PHÁP, MÊ HI CÔ VÀ VIỆT NAM, NĂM 2000.
Tên nước
Chia ra (%)
Khu vực I
Khu vực II
Khu vực III
Pháp
5,1
27,8
67,1
Mê hi cô
28,0
24,0
48,0
Việt Nam
68,0
12,0
20,0
Vẽ biểu đồ nào để thể hiện cơ cấu lao động theo khu vực kinh tế của Pháp, Mêhicô và Việt Nam, Năm 2000.
	A. cột. B. kết hợp.	C. đường.	D. tròn. 
Câu 3: Đá mẹ là nguồn cung cấp vật chất vô cơ cho đất, có vai trò quyết định tớí
	A. thành phần tính chất của đất.	B. khả năng hút nước của đất.
	C. đặc tính lí, hóa và độ tơi xốp của đất.	D. lượng chất dinh dưỡng trong đất.
Câu 4: Đặc điểm nào sau đây đúng với gió Mậu dịch?
	A. Thổi quanh năm, hướng gió gần như cố định, tính chất chung là khô.
	B. Chủ yếu thổi vào mùa đông, lạnh khô, hướng gió thay đổi theo mùa.
	C. Thổi quanh năm, hướng gió gần như cố định, tính chất chung là ẩm ướt.
	D. Chủ yếu thổi vào mùa hạ, nóng ẩm, hướng gió thay đổi theo mùa.
Câu 5: Động lực làm tăng dân số thế giới là
	A. tỉ suất sinh thô. 	B. gia tăng cơ học.
	C. tỉ suất tử thô. 	D. gia tăng dân số tự nhiên.
Câu 6: Phạm vi hoạt động của gió Tây ôn đới là
	A. thổi từ áp cao cận chí tuyến về áp thấp ôn đới.
	B. thổi từ áp cao cực về áp thấp xích đạo. 
	C. thổi từ áp cao cận chí tuyến về áp thấp xích đạo. 
	D. thổi từ áp cao cực về áp thấp ôn đới. 
Câu 7: Phát biểu nào không đúng với lượng mưa phân bố trên Trái Đất?
	A. Mưa nhiều ở hai vùng ôn đới. 	B. Mưa nhiều ở hai vùng chí tuyến Bắc và Nam.
	C. Mưa nhiều nhất ở vùng xích đạo. 	D. Mưa càng ít, khi càng về hai cực Bắc và Nam.
Câu 8: Ở nước ta, các loài cây sú, vẹt, đước, bần phát triển tốt trên loại đất nào sau đây?
	A. Đất feralit đồi núi.	B. Đất chua phèn.
	C. Đất phù sa ngọt.	D. Đất ngập mặn.
Câu 9: Nhận định nào sau đây không đúng về nguyên nhân thay đổi khí áp?
	A. Càng lên cao, khí áp giảm.	
	B. Nhiệt độ tăng, khí áp tăng.
C. Nhiệt độ giảm, không khí co lại nên khí áp tăng.
	D. Không khí chứa nhiều hơi nước thì khí áp giảm.
Câu 10: Hướng hoạt động của gió Mậu dịch là
	A. tây nam ở bán cầu Bắc, tây bắc ở bán cầu Nam.
	B. đông nam ở bán cầu Bắc, đông bắc ở bán cầu Nam.
	C. đông bắc ở bán cầu Bắc, đông nam ở bán cầu Nam.
	D. tây bắc ở bán cầu Bắc, tây nam ở bán cầu Nam.
Câu 11: Khí hậu ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển và phân bố của sinh vật, chủ yếu thông qua các yếu tố
	A. khí áp, gió, nhiệt độ, nước, ánh sáng.	B. nhiệt độ, nước, độ ẩm không khí, ánh sáng.
	C. khí áp, nước, độ ẩm không khí, ánh sáng.	D. gió, nhiệt độ, nước, ánh sáng.
Câu 12: Phát biểu nào không đúng khi nói về cơ cấu dân số theo giới?
	A. Biến động theo thời gian.	B. Nước phát triển nữ nhiều hơn nam. 
	C. Nước đang phát triển nữ nhiều hơn nam.	D. Khác nhau ở từng nước.
Câu 13: Sự chênh lệch giữa số người xuất cư và số người nhập cư được gọi là
	A. gia tăng dân số.	B. gia tăng dân số tự nhiên.
	C. gia tăng cơ học.	D. quy mô dân số.
Câu 14: Nhân tố nào đóng vai trò chủ đạo trong sự hình thành đất?
	A. Khí hậu. B. Địa hình. 	C. Sinh vật.	D. Thời gian. 
Câu 15: Hiệu số giữa tỉ suất sinh thô và tỉ suất từ thô được gọi là
	A. nhóm dân số trẻ.	B. số dân trung bình cùng thời điểm.
	C. gia tăng cơ học.	D. tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên.
Câu 16: Gió mùa là loại gió
	A. thổi theo mùa, hướng và tính chất của gió ở hai mùa trái ngược nhau.
	B. thổi vào mùa hạ theo hướng tây nam, tính chất của gió là nóng ẩm.
	C. thổi quanh năm, hướng và tính chất của gió hầu như không thay đổi.
	D. thổi vào mùa đông theo hướng đông bắc, tính chất của gió là lạnh khô.
II. PHẦN TỰ LUẬN (6,0 điểm)
Câu 1: (3,0 điểm)
Hãy trình bày và giải thích hoạt động của gió biển, gió đất và gió fơn.
Câu 2: (3,0 điểm)
a. Phân biệt: Tỉ suất sinh thô và Tỉ suất tử thô. 
b. Nêu ảnh hưởng của tình hình tăng dân số đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.
------ HẾT ------
ĐÁP ÁN
Phần đáp án câu trắc nghiệm:

486
1
C
2
D
3
A
4
A
5
D
6
A
7
B
8
D
9
B
10
C
11
B
12
C
13
C
14
A
15
D
16
A
Phần đáp án câu tự luận: 
Câu 1: (3,0 điểm)
Hãy trình bày và giải thích hoạt động của gió biển, gió đất và gió fơn.
Gió biển:(1.0 điểm).
Là loại gió hình thành ở vùng ven biển, gió thổi từ biển vào trong đất liền vào ban ngày. Do ban ngày lục địa nóng, không khí nở ra, tỉ trọng giảm xuống hình thành áp thấp, còn ở biển ngược lại nên gió từ biển thổi vào.
Gió đất:(1.0 điểm).
Là loại gió hình thành ở vùng ven biển, gió thổi từ đất liền ra biển vào ban đêm. Do ban đêm lục địa lạnh, không khí co lại, tỉ trọng tăng lên hình thành áp cao, còn ở biển ngược lại nên gió thổi từ đất liền ra biển.
Gió fơn:(1.0 điểm).
Là loại gió khô nóng khi xuống núi. Do mưa nhiều ở sườn đón gió không khí vượt qua sườn khuất gió thì không còn hơi nước nhiều để mưa nên không khí khô và nóng.
Câu 2: (3,0 điểm)
a. Phân biệt: (2,0 điểm)
* Tỉ suất sinh thô
- KN: Là sự tương quan giữa số trẻ em được sinh ra trong năm so với số dân trung bình ở cùng thời điểm.
- Đơn vị: ‰.
- Xu hướng: giảm rõ rệt.
- Yếu tố tác động: 
+ Tự nhiên- sinh học;
+ Phong tục, tập quán và tâm lí xã hội;
+ Trình độ phát triển KT-XH;
+ Chính sách dân số của từng quốc gia...
 	* Tỉ suất Tử thô
- KN: Là sự tương quan giữa số người chết trong năm so với số dân trung bình ở cùng thời điểm.
- Đơn vị: ‰.
- Xu hướng: giảm rõ rệt.
- Yếu tố tác động: 
+ Kinh tế - xã hội: chiến tranh, đối kém, bệnh tật...
+ Thiên tai: động đất, núi lửa, hạn hán, bão lụt, sóng thần...
b. Nêu hậu quả của gia tăng dân số nhanh (1,0 điểm)
 * Kinh tế: gây sức ép, cản trở, kìm hãm sự phát triển kinh tế, thu nhập bình quân thấp...
 * Xã hội: gây sức ép về nhà ở, y tế, giáo dục; xã hội thiếu ổn định, tệ nạn xã hội, chất lượng cuộc sống giảm...
 * Môi trường: ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên...
-----------------------------
ĐỀ 2
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I
Môn ĐỊA LÍ LỚP 10
Thời gian: 45 phút

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM 4,0 ĐIỂM
Câu 1: Trên Trái Đất có 7 đới khí hậu. Việt Nam nằm trong đới khí hậu nào?
	A. Đới khí hậu xích đạo.	B. Đới khí hậu cận nhiệt.
	C. Đới khí hậu nhiệt đới.	D. Đới khí hậu ôn đới.
Câu 2: Nguyên nhân tạo nên quy luật đai cao là
	A. do sự phân bố đất liền và biển, đại dương.
	B. do sự giảm nhanh nhiệt độ theo độ cao địa hình.
	C. do nguồn năng lượng bên trong Trái Đất.
	D. do nguồn năng lượng của bức xạ Mặt Trời.
Câu 3: Nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành đất là nhân tố nào sau đây?
	A. Sinh vật. B. Địa hình. C. Thời gian.	D. Khí hậu. 
Câu 4: Động lực phát triển dân số là
	A. gia tăng cơ học.	B. tỉ suất sinh thô. 
	C. tỉ suất tử thô. 	D. tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên.
Câu 5: Điều hòa dòng chảy cho sông ngòi, giảm lũ lụt là nhân tố nào sau đây?
	A. Hồ, đầm.	 B. Nước ngầm.	 C. Địa thế.	 D. Thực vật.
Câu 6: Quy luật địa đới là sự thay đổi có quy luật của các thành phần địa lí và cảnh quan thiên nhiên theo
	A. độ cao. B. vĩ độ.	C. lục địa và đại dương.	D. kinh độ.
Câu 7: Sóng biển là 
	A. hình thức dao động của nước biển theo chiều thẳng đứng.
	B. sự di chuyển của các dòng biển theo chiều khác nhau tạo thành.
	C. sự chuyển động của nước biển từ ngoài khơi xô vào bờ.
	D. hình thức dao động của nước biển theo chiều nằm ngang.
Câu 8: Sự biến động dân số trên thế giới (tăng lên hay giảm đi) là do hai nhân tố chủ yếu quyết định:
	A. chiến tranh và dịch bệnh.	B. sinh đẻ và tử vong.
	C. di cư và tử vong.	D. sinh đẻ và di cư.
Câu 9: Kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa thì có kiểu thảm thực vật và loại đất nào sau đây?
	A. Rừng xích đạo và đất feralit đỏ vàng.	B. Rừng lá rộng và đất đỏ vàng cận nhiệt ẩm.
	C. Rừng nhiệt đới ẩm và đất feralit đỏ vàng.	D. Rừng cận nhiệt ẩm và đất đỏ nâu.
Câu 10: Nhân tố sinh học quyết định đối với sự phát triển và phân bố của động vật là
	A. khí hậu.	B. con người.	 C. nguồn nước.	D. thức ăn.
Câu 11: Nơi tiếp xúc với khí quyển, thạch quyển, sinh quyển được gọi là
	A. lớp vỏ phong hóa.	B. biển.	 C. thổ nhưỡng quyển.	D. đá gốc.
Câu 12: Cho một số thông tin về Việt Nam: Diện tích 331 212 km2, dân số 96,9 triệu người (11/12/2018). Mật độ dân số nước ta là
	A. 229 người/ km2.	B. 292 người/ km2.	 C. 244 người/ km2.	D. 693 người/ km2.
Câu 13: Cho bảng số liệu:
CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO KHU VỰC KINH TẾ CỦA
ANH, MEHICO VÀ VIỆT NAM, NĂM 2008.
Tên nước
Chia ra (%)
Khu vực I
Khu vực II
Khu vực III
Anh
2,2
26.2
71.6
Mehico
28,0
24,0
48,0
Việt Nam
68,0
12,0
20,0
Nhận xét nào sau đây đúng với bảng số liệu?
	A. Lao động trong khu vực I của Việt Nam chiếm tỉ trọng lớn nhất.
	B. Trong khu vực II lao động của Mehico chiếm tỉ trọng nhỏ nhất.
	C. Lao động trong khu vực II của Anh chiếm tỉ trọng lớn nhất.
	D. Trong khu vực III lao động của Mehico chiếm tỉ trọng lớn nhất.
Câu 14: Nhân tố đá mẹ có vai trò quyết định 
	A. thành phần khoáng vật và thành phần hữu cơ của đất.
	B. thành phần vô cơ và thành phần hữu cơ của đất.
	C. thành phần cơ giới và thành phần hữu cơ của đất.
	D. thành phần khoáng vật và thành phần cơ giới của đất.
Câu 15: Chiều dày của sinh quyển
	A. xuống tới đáy của lớp vỏ phong hóa.	B. 22 km.
	C. sâu 11km.	D. tùy thuộc giới hạn phân bố của sinh vật.
Câu 16: Dao động thủy triều nhỏ nhất khi
	A. Mặt Trăng, Trái Đất và Mặt Trời tạo thành một góc 900.
	B. Mặt Trăng, Trái Đất và Mặt Trời tạo thành một góc 450.
	C. Mặt Trăng, Trái Đất và Mặt Trời nằm thẳng hàng.
	D. Mặt Trăng, Trái Đất và Mặt Trời tạo thành một góc 1200.
II. PHẦN TỰ LUẬN 6,0 ĐIỂM
Câu 1: (3,0 điểm)
 	Trình bày khái niệm, biểu hiện, ý nghĩa thực tiễn của quy luật về tính thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí. Việc phá rừng đầu nguồn sẽ gây ra những hậu quả gì ?
Câu 2: (3,0 điểm) 
Trình bày tình hình gia tăng dân số thế giới. Dân số tăng nhanh ảnh hưởng như thế nào đến kinh tế - xã hội và môi trường?
------ HẾT ------
ĐÁP ÁN
I. Phần đáp án câu trắc nghiệm: (4,0 điểm)

325
1
C
2
B
3
D
4
D
5
D
6
B
7
A
8
B
9
C
10
D
11
C
12
B
13
A
14
D
15
D
16
A
II. Phần đáp án câu tự luận: (6,0 điểm) 
Câu 1
Nội dung
Thành phần
Tổng
Khái niệm: Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí là quy luật về mối quan hệ quy định lẫn nhau giữa các thành phần của toàn bộ cũng như của mỗi bộ phận lãnh thổ trong lớp vỏ địa lí.
1.0
3.0
Biểu hiện: Trong tự nhiên bất cứ lãnh thổ nào cũng gồm nhiều thành phần ảnh hưởng qua lại phụ thuộc nhau. Nếu một thành phần thay đổi sẽ dẫn đến sự thay đổi của các thành phần còn lại và toàn bộ lãnh thổ.
0.5
Ý nghĩa thự tiễn; quy luật này cho ta thấy sự cần thiết phải nghiên cứu kĩ càng và toàn diện điều kiện tự nhiên của bất kì lãnh thổ nào trước khi sử dụng chúng.
0.5
Hậu quả của việc phá rừng đầu nguồn:
+ Mất cân bằng sinh thái
+ Nước ...  khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hình thành đất là: 
A. Nhiệt độ và độ ẩm B. Độ ẩm và lượng mưa C. Lượng bức xạ và lượng mưa 	D. Nhiệt độ và nắng 
Caâu 8. Nguyên nhân hình thành qui luật địa đới trên Trái Đất là: 
A. Sự thay đổi mùa trong năm 
B. Sự thay đổi lượng bức xạ Mặt Trời trong năm 
C. Sự thay đổi bức xạ Mặt Trời theo vĩ độ 
D. Sự chênh lệch thời gian chiếu sáng trong năm theo vĩ độ 
Caâu 9. Nhận định nào dưới đây là chưa chính xác : 
A. Ở những khu vực địa hình dốc, nước mưa được giữ lại rất ít dưới dạng nước ngầm, phần lớn chảy tràn trên bề mặt ngay sau khi mưa 
B. Nguồn nước ngầm ở các đồng bằng thường phong phú hơn nhiều với nguồn nước ngầm ở miền núi 
C. Nơi có lớp phủ thực vật phong phú thì lượng nước ngầm sẽ kém phong phú do thực vật đã hút rất nhiều nước ngầm 
D. Ở vùng đá thấm nước và khu vực mưa nhiều lượng nước ngầm lớn
Caâu 10. Đây được xem là thước đo phản ánh trung thực, đầy đủ tình hình biến động dân số của một quốc gia, một vùng: 
A. Gia tăng dân số B. Gia tăng tự nhiên C. Gia tăng cơ học 	D. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên
Caâu 11. Nhân tố đóng vai trò chủ đạo trong việc hình thành đất là: 
A. Đất mẹ 	B. Sinh vật 	C. Khí hậu 	D. Địa hình 
Caâu 12. Trên cùng một vĩ tuyến, từ Tây sang Đông ở các lục địa có sự khác nhau về thảm thực vật do bị chi phối bởi
A. quy luật địa đới B. quy luật địa ô C. quy luật đai cao D. quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí
Caâu 13. Hiện tượng nào dưới đây không biểu hiện cho qui luật địa đới: 
A. Sự phân bố các vành đai nhiệt trên Trái Đất 	B. Gío Mậu dịch 
C. Gío Tây ôn đới 	D. Gío mùa 
Caâu 14. Ý nào sau đây chính xác:
A. Cơ cấu dân số theo tuổi là sự tập hợp những nhóm người sắp xếp theo những độ tuổi nhất định.
B. Cơ cấu dân số theo tuổi là sự tập hợp một nhóm người sắp xếp theo độ tuổi nhất định.
C. Cơ cấu dân số theo tuổi là sự tập hợp những nhóm người sắp xếp theo độ tuổi nhất định.
D. Cơ cấu dân số theo tuổi là sự tập hợp những nhóm người sắp xếp theo một độ tuổi nhất định.
Caâu 15. Tháp dân số kiểu mở rộng có đặc điểm:
A. Phình to ở giữa, thu hẹp về hai phía đáy và đỉnh tháp. 
B. Đáy tháp rộng, phình to ở giữa, đỉnh tháp nhọn.
C. Đáy tháp rộng, đỉnh tháp nhọn, các cạnh thoai thoải.
D. Tháp có dạng hẹp ở phần đáy và mở rộng hơn ở phần đỉnh. 
Caâu 16. Sóng biển là:
A. Một hình thức dao động của nước biển theo chiều kim đồng hồ.
B. Một hình thức dao động của nước biển theo chiều ngang.
C. Một hình thức dao động của nước biển do sức hút của Mặt Trăng.
D. Một hình thức dao động của nước biển theo chiều thẳng đứng.
Caâu 17. Biểu hiện nào dưới đây không thể hiện qui luật thống nhất và hồn chỉnh của lớp vỏ địa lí: 
A. Mùa lũ của sông diễn ra trùng với mùa mưa 
B. Lượng cácbôníc trong khí quyển tăng lên theo nhiệt độ Trái Đất nóng lên 
C. Những trận động đất lớn trên lục địa gây ra hiện tượng sóng thần 
D. Rừng đầu nguồn bị mất làm cho chế độ nước sông trở nên thất thường 
Caâu 18. Đá mẹ cung cấp cho đất các thành phần: 
A. Mùn 	B. Hữu cơ 	C. Vi sinh vật	D. Vô cơ 
Caâu 19. Thủy triều là: 
A. Hiện tượng dao động thường xuyên , có chu kì của các khối nước trong các biển và đại dương
B. Hiện tượng dao động thường xuyên của các khối nước trong các biển và đại dương.
C. Hiện tượng dao động thường xuyên, liên tục của các khối nước trong các biển và đại dương.
D. Hiện tượng dao động thường xuyên, không liên tục của các khối nước trong các biển và đại dương 
Caâu 20. Hoạt động nào sau đây có tác dụng điều hòa chế độ nước sông:
A. Trồng cây gây rừng, bảo vệ rừng ở hạ lưu và cửa sông 
B. Chặt phá rừng tại thượng lưu các con sông
C. Trồng cây và bảo vệ rừng ở lưu vực sông 
D. Bảo vệ rừng ở vùng Đồng bằng hạ lưu sông
II. PHẦN TỰ LUẬN ( 5 điểm ) 
Câu 1: ( 2 điểm) Trình bày khái niệm phân bố dân cư. Phân bố dân cư trên thế giới hiện nay có những đặc điểm nào? Những nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố đó?
Câu 2: (3 điểm) Cho bảng số liệu sau: Tỉ suất tử thô của các nước phát triển và đang phát triển, thời kì 1950-2005
Thời kì
1950-1955
1975-1980
1985-1990
1995-2000
2004-2005
Các nước phát triển
15
9
9
10
10
Các nước đang phát triển
28
17
12
9
8
a. Hãy vẽ biểu đồ hình cột thể hiện tình hình tỉ suất tử thô của các nước phát triển và đang phát triển, thời kì 1950-2005.
b. Hãy nhận xét tình hình tỉ suất tử thô của các nước phát triển và đang phát triển, thời kì 1950-2005 
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM ( 5 điểm ) 
CÂU
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
ĐA
D
C
C
B
D
B
A
C
C
A
B
B
D
A
B
D
A
D
A
C

II. PHẦN TỰ LUẬN ( 5 điểm ) 
Câu
Đáp án
Biểu điểm
Câu 1
Trình bày khái niệm phân bố dân cư. Phân bố dân cư trên thế giới hiện nay có những đặc điểm nào? Những nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố đó?
2,0
- Phân bố dân cư là sự sắp xếp dân số một cách tự phát hoặc tự giác trên một lãnh thổ nhất định, phù hợp với điều kiện sống và các yêu cầu của xã hội.
0,5
- Đặc điểm phân bố dân cư:

+ Phân bố dân cư không đều trong không gian
0,25
+ Biến động về phân bố dân cư theo thời gian
0,25
- Những nhân tố ảnh hưởng đến phân bố dân cư:
Do trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, tính chất của nền kinh tế, điều kiện tự nhiên, lịch sử khai thác lãnh thổ, chuyển cư.
1,0
Câu 2
Vẽ biểu đồ hình cột thể hiện tình hình tỉ suất tử thô của các nước phát triển và đang phát triển, thời kì 1950-2005
2,0
Yêu cầu: 
+ Vẽ biểu đồ hình cột chính xác
+ Có chú giải và tên biểu đồ

Nhận xét tình hình tỉ suất tử thô của các nước phát triển và đang phát triển, thời kì 1950-2005.
1,0
+ Tỉ suất tử thô của các nước phát triển từ thời kì 1950-2005 giảm 5,0%0
0,25
+ Tỉ suất tử thô của các nước đang phát triển từ thời kì 1950-2005 giảm 20%0
0,25
+ Tỉ suất tử thô của các nước đang phát triển và các nước phát triển có sự thay đổi :
Thời kì 1950-1955: tỉ suất tử thô của các nước phát triển thấp hơn các nước đang phát triển 13%0
Thời kì 2004-2005: tỉ suất tử thô của các nước phát triển cao hơn các nước đang phát triển 2%0
0,50

ĐỀ 10
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I
Môn ĐỊA LÍ LỚP 10
Thời gian: 45 phút

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2 điểm)
Câu 1: Các đối tượng địa lí như các mỏ khoáng sản, các trung tâm công nghiệp, các nhà máy thuỷ điện, các hải cảng thường được biểu hiện bằng phương pháp nào trên bản đồ?
A. Phương pháp chấm điểm. 	B. Phương pháp kí hiệu đường chuyển động.
C. Phương pháp bản đồ, biểu đồ. 	D. Phương pháp kí hiệu.
Câu 2: Đường chuyển ngày quốc tế được qui định lấy theo kinh tuyến
A. 900	B. 00	C. 1800	D. 1200
Câu 3: Nguyên nhân sinh ra ngoại lực tác động đến địa hình bề mặt Trái Đất chủ yếu là do
A. động đất, núi lửa, sóng thần.	B. nguồn năng lượng của bức xạ Mặt Trời.
C. vận động kiến tạo.	D. sự di chuyển vật chất trong lớp Manti.
Câu 4: Sự phân bố các đới khí hậu trên Trái Đất là biểu hiện của quy luật nào?
A. Quy luật địa đới.	B. Quy luật phi địa đới.
C. Quy luật tuần hoàn.	D. Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh.
Câu 5: “Pc” là chữ viết tắt của khối khí nào?
A. Khối khí nhiệt đới nóng ẩm.	B. Khối khí ôn đới lục địa. 
C. Khối khí ôn đới hải dương.	D. Khối khí xích đạo lục địa.
Câu 6: Nhân tố nào sau đây quyết định thành phần cơ giới của đất?
A. Con người.	B. Sinh vật.	C. Đá mẹ.	D. Địa hình.
Câu 7: Ở miền ôn đới lạnh, sông thường có lũ vào
A. mùa hạ. 	B. mùa xuân. 	C. mùa đông. 	D. mùa thu.
Câu 8: Nhận định nào sau đây không đúng?
A. Ở nước ta tuổi lao động được quy định từ 18 tuổi trở lên.
B. Phân bố dân cư là một hiện tượng xã hội có tính quy luật, do tác động tổng hợp của nhiều nhân tố.
C. Ở những nước phát triển nữ nhiều hơn nam.
D. Gia tăng dân số là thước đo phản ánh trung thực, đầy đủ tình hình biến động dân số của một quốc gia.
II. PHẦN TỰ LUẬN (8 điểm)
Câu 9 (3,0 điểm) 
a) Gió mùa thường có ở đâu? Nguyên nhân hình thành gió mùa là gì?
b) Kể tên các đới khí hậu từ cực về xích đạo. Tại sao càng về gần xích đạo nhiệt độ trung bình năm càng tăng?
Câu 10 (2,5 điểm)
a) Nêu đặc điểm dao động của thủy triều. 
b) Thế nào là nguồn lao động? Phân biệt nhóm dân số hoạt động kinh tế và nhóm dân số không hoạt động kinh tế.
Câu 11 (2,5 điểm): Cho bảng số liệu
MẬT ĐỘ DÂN SỐ CỦA THẾ GIỚI VÀ CÁC CHÂU LỤC NĂM 2011 
 (Đơn vị: người/km2)
Châu lục
Châu Phi
Châu Mĩ
Châu Á
Châu Âu
Châu Đại Dương
Thế giới
Mật độ dân số
35
22
132
32
4
51
 (Nguồn: Ủy ban nghiên cứu dân số Mĩ)
	a) Vẽ biểu đồ cột thể hiện mật độ dân số của thế giới và các châu lục.
	b) Nhận xét và giải thích về mật độ dân số của các châu lục.
----------- HẾT ----------
(Thí sinh không được sử dụng tài liệu và Atlát Địa lí. Cán bộ coi không giải thích gì thêm)
Họ và tên:Số báo danh:
ĐÁP ÁN
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2 điểm).
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
D
C
B
A
B
C
B
A

II. PHẦN TỰ LUẬN (8 điểm).
Câu
Nội dung
Điểm
Câu 9
(3,0đ)
a) Gió mùa thường có ở đâu ? Nguyên nhân hình thành gió mùa là gì?
2,0
- Gió mùa thường có ở đới nóng như: Nam Á, Đông Nam Á, Đông Phi, Đông Bắc Ô-xtrây-li-a và một số vùng thuộc vĩ độ trung bình như: phía Đông Trung Quốc, Đông Nam LB Nga, Đông Nam Hoa Kì
1,0
- Nguyên nhân hình thành gió mùa khá phức tạp, chủ yếu là do sự nóng lên hoặc lạnh đi không đều giữa lục địa và đại dương theo mùa, từ đó có sự thay đổi của các vùng khí áp cao và khí áp thấp ở lục địa và đại dương .
1,0
b) Kể tên các đới khí hậu từ cực về xích đạo. Tại sao càng về gần xích đạo nhiệt độ trung bình năm càng tăng?
1,0
- Từ xích đạo về cực có 7 đới khí hậu: cực, cận cực, ôn đới, cận nhiệt đới, nhiệt đới, cận xích đạo, xích đạo.
0,5
- Càng về gần xích đạo nhiệt độ trung bình năm càng tăng vì góc chiếu sáng của Mặt Trời (góc nhập xạ) càng lớn, lượng nhiệt nhận được càng nhiều.
0,5
Câu 10
(2,5 đ)

a) Nêu đặc điểm dao động của thủy triều: 
1,0
- Khi Mặt Trăng Mặt Trời, Trái Đất nằm thẳng hàng thì dao động thuỷ triều lớn nhất.
0,5
- Khi Mặt Trăng, Trái Đất và Mặt Trời ở vị trí vuông góc thì dao động thuỷ triều nhỏ nhất.
0,5
b) Thế nào là nguồn lao động? Phân biệt nhóm dân số hoạt động kinh tế và nhóm dân số không hoạt động kinh tế.
1,5
- Nguồn lao động bao gồm bộ phận dân số trong độ tuổi quy định có khả năng tham gia lao động. 
0,5
- Nhóm dân số hoạt động kinh tế bao gồm những người có việc làm ổn định, có việc làm tạm thời và những người có nhu cầu lao động nhưng chưa có việc làm.
0,5
- Nhóm dân số không hoạt động kinh tế bao gồm học sinh, sinh viên, những người nội trợ và những người thuộc tình trạng khác không tham gia lao động. 
0,5
Câu 11
(2,5đ) 
a)Vẽ biểu đồ cột thể hiện mật độ dân số của thế giới và các châu lục.
1,5
- Vẽ biểu đồ cột (vẽ biểu đồ khác không cho điểm). 
- Vẽ đúng yêu cầu của biểu đồ cột, có đủ các yếu tố: các cột, châu lục, đơn vị, tên biểu đồ, số liệu, (nếu thiếu, sai mỗi lỗi trừ 0,25 điểm.
BIỂU ĐỒ MẬT ĐỘ DÂN SỐ CỦA THẾ GIỚI VÀ CÁC CHÂU LỤC, NĂM 2011
1,5
b) Nhận xét và giải thích về mật độ dân số của các châu lục.
1,0
- Nhận xét: mật độ dân số có sự khác nhau giữa các châu lục (nêu dẫn chứng).
0,5
- Giải thích: do có sự khác nhau về diện tích và số dân giữa các châu lục.
0,5

------ Hết ------

Tài liệu đính kèm:

  • docxbo_de_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_dia_li_lop_10_co_dap_an.docx