Đề cương ôn tập môn Địa lý Lớp 10 - Năm học 2019-2020

Đề cương ôn tập môn Địa lý Lớp 10 - Năm học 2019-2020

Câu 1: Để thể hiện những đối tượng địa lí phân bố theo những điểm cụ thể người ta dùng phương pháp:

A. Bản đồ, biểu đồ B.Kí hiệu. C. Chấm điểm D. Các ý trên.

Câu 2: Các đối tượng địa lí nào sau đây thường được biểu hiện bằng phương pháp kí hiệu?

A. Các hải cảng. B. Các hòn đảo. C. Đường biên giới. D. Các dãy núi.

Câu 3: Phương pháp kí hiệu đường chuyển động thường được dùng đề thể hiện các đối tượng địa lí

A. Có sự phân bố theo những điểm cụ thể.

B. Màu sắc khác nhau của các kí hiệu.

C. Các kí hiệu có hình dạng khác nhau

D. Các kí hiệu tượng hình khác nhau.

Câu 4: Phương pháp kí hiệu thường được dùng để thể hiện các địa lí có đặc điểm

A. Phân bố không đều. B.phân bố rộng khắp lãnh thổ.

C.phân bố theo vùng. D. Phân bố theo điểm cụ thể.

Câu 5: Đặc điểm nào sau đây không đúng với phương pháp kí hiệu?

A. Các kí hiệu được đặt chính xác vào vị trí mà đối tượng phân bố trên bản đồ.

B. Mỗi kí hiệu có thể thể hiện được nhiều đối tượng địa lí khác nhau.

C. Các kí hiệu thường có 3 dạng chính:hình học, chữ và tượng hình

D. Dùng để thể hiện các đối tượng phân bố theo những điểm cụ thể.

Câu 6: Trong phương pháp kí hiệu, sự khác biệt về quy mô của các đối tượng được thể hiện bằng.

A. Các kí hiệu có kích thước khác nhau.

B. Màu sắc khác nhau của các kí hiệu

C. Các kí hiệu cóc hình dạng khác nhau

D. Các kí hiệu tượng hình khác nhau

Câu 7: Trên bản đồ tự nhiên,đối tượng địa lí nào sau đây được thể hiện bằng phương pháp kí hiệu đường chuyển động?

A. Hướng gió. B. Dòng sông. C.Dãy núi. D. Đường bờ biển.

 

docx 88 trang Người đăng phuochung261 Lượt xem 1087Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề cương ôn tập môn Địa lý Lớp 10 - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÀI LIỆU ĐỊA LÍ 10.
 PHẦN MỘT: ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN
Bài 2: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP BIỂU HIỆN CÁC ĐỐI TƯỢNG ĐỊA LÍ TRÊN BẢN ĐỒ.
PHẦN I: LÝ THUYẾT.
Phương pháp
Đối tượng biểu hiện
Hình thức biểu hiện
Khả năng biểu hiện
Phương pháp kí hiệu
- Các đối tương phân bố theo điểm cụ thể.
- VD: Các điểm dân cư, các mỏ khoáng sản, các nhà máy điện
- Kí hiệu được đặt chính xác vào các vị trí phân bố của đối tượng trên bản đồ.
- Các dạng kí hiệu:
+ Kí hiệu hình học.
+ Kí hiệu chữ.
+ Kí hiệu tượng hình
- Vị trí, số lượng, chất lượng của đối tượng trên bản đồ
Phương pháp kí hiệu đường chuyển động
- Sự di chuyển có hướng của các hiện tượng tự nhiên cũng như kinh tế - xã hội trên bản đồ
- Các mũi tên.
- Hướng di chuyển,khối lượng,tốc độ của đối tượng di chuyển
Phương pháp chấm điểm
- Các đối tượng phân bố phân tán lẻ tẻ trên lãnh thổ.
VD: Sự phân bố dân cư
- Các điểm chấm, mỗi điểm chấm tương ứng với 1 giá trị nào đó của đối tượng.
- Sự phân bố về số lượng của đối tượng
Phương pháp bản đồ, biểu đồ.
- Giá trị tổng cộng của 1 hiện tượng địa lí trên 1 đơn vị lãnh thổ
- Dùng các biểu đồ đặt vào phạm vi các đơn vị lãnh thổ
- Số lượng, chất lượng, cơ cấu của đối tượng
PHẦN II: CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM:
Câu 1: Để thể hiện những đối tượng địa lí phân bố theo những điểm cụ thể người ta dùng phương pháp:
Bản đồ, biểu đồ	B.Kí hiệu.	C. Chấm điểm	D. Các ý trên.
Câu 2: Các đối tượng địa lí nào sau đây thường được biểu hiện bằng phương pháp kí hiệu?
Các hải cảng.	B. Các hòn đảo.	C. Đường biên giới.	D. Các dãy núi.
Câu 3: Phương pháp kí hiệu đường chuyển động thường được dùng đề thể hiện các đối tượng địa lí
Có sự phân bố theo những điểm cụ thể.
Màu sắc khác nhau của các kí hiệu.
Các kí hiệu có hình dạng khác nhau
Các kí hiệu tượng hình khác nhau.
Câu 4: Phương pháp kí hiệu thường được dùng để thể hiện các địa lí có đặc điểm
Phân bố không đều.	B.phân bố rộng khắp lãnh thổ.
C.phân bố theo vùng.	D. Phân bố theo điểm cụ thể.
Câu 5: Đặc điểm nào sau đây không đúng với phương pháp kí hiệu?
Các kí hiệu được đặt chính xác vào vị trí mà đối tượng phân bố trên bản đồ.
Mỗi kí hiệu có thể thể hiện được nhiều đối tượng địa lí khác nhau.
Các kí hiệu thường có 3 dạng chính:hình học, chữ và tượng hình
Dùng để thể hiện các đối tượng phân bố theo những điểm cụ thể.
Câu 6: Trong phương pháp kí hiệu, sự khác biệt về quy mô của các đối tượng được thể hiện bằng.
Các kí hiệu có kích thước khác nhau.
Màu sắc khác nhau của các kí hiệu
Các kí hiệu cóc hình dạng khác nhau
Các kí hiệu tượng hình khác nhau
Câu 7: Trên bản đồ tự nhiên,đối tượng địa lí nào sau đây được thể hiện bằng phương pháp kí hiệu đường chuyển động?
Hướng gió.	B. Dòng sông.	C.Dãy núi.	D. Đường bờ biển.
Câu 8: Trên bản đồ kinh tế -xã hội, các đối tượng địa lí thường được thể hiện bằng phương pháp kí hiệu đường chuyển động là:
Nhà máy,đường giao thông.
Các luồng di dân, hướng vận tải.
Đường biên giới, điểm khai thác khoáng sản.
Trạm biến áp, đường dây tải điện
Câu 9: phương pháp chấm điểm thường được dùng để thể hiện các đối tượng địa lí có đặc điểm: 
Phân bố phân tán, lẻ tẻ.	B. Phân bố theo tuyến.
C.phân bố tập trung theo điểm.	D. Phân bố trên phạm vi rộng
Câu 10: Phương pháp kí hiệu đường chuyển động khác với phương pháp chấm điểm ở chỗ nó cho biết
Vị trí của các đối tượng.	B. Quy mô của đối tượng.
C.Cơ cấu của đối tượng.	D. Hướng di chuyển của đối tượng.
Câu 11: Phương pháp bản đồ - biểu đồ thường được dùng để thể hiện đặc điểm nào sau đây của của hiện tượng địa lí trên một lãnh thổ
Tốc độ phát triển.	B. Giá trị tổng cộng.
C.Cơ cấu giá trị .	D. Động lực phát triển.
Câu 12: Để thể hiện các đối tượng phân bố trên khắp lãnh thổ mà chỉ phát triển ở những khu vục nhất định, người ta thường sử dụng phương pháp;
Bản đồ- biểu đồ.	B. Chấm điểm
C.đường đẳng trị.	D. Khoanh vùng.
Câu 13: Trên bản đồ khoáng sản nước ta, các mỏ than thường được thể hiện bằng phương pháp nào sau đây
Vùng phân bố.	B. Chấm điểm
C.Nền chất lượng.	D. Kí hiệu
Câu 14: Để thể hiện diện tích cây công nghiệp hàng năm và lâu năm của các tỉnh/ thành phố nước ta, người ta thường dùng phương pháp
Kí hiệu.	B. Chấm điểm.
C.vùng phân bố.	D.bản đồ- biểu đồ
Câu 15: Trên bản đồ, kí hiệu chữ thường được thể hiện đối tượng địa lí nào sau đây?
Rừng lá kim.	B. Than đá.	C. Bô xít.	D. Cà phê 
BÀI 3: SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TRONG HỌC TẬP VÀ ĐỜI SỐNG
PHẦN I: LÝ THUYẾT: 
I .VAI TRÒ CỦA BẢN ĐỒ TRONG HỌC TẬP VÀ ĐỜI SỐNG
Trong học tập:
- Là phương tiện để học tập ở lớp, ở nhà, rèn luyện các kĩ năng địa lí và trả lời các câu hỏi kiểm tra về Địa lí.
2. Trong đời sống: Bản đồ là 1 phương tiện được sử dụng rộng rãi và phổ biến trong sản xuất và đời sống.
- Bảng chỉ đường.
- Dùng trong các ngành sản xuất.
- Dùng trong quân sự.
II. SỬ DỤNG BẢN ĐỒ , ATLAT TRONG HỌC TẬP:
Các bước sử dụng bản đồ, Atlat Địa lí:
- Chọn bản đồ phù hợp với nôi dung cần tìm hiểu.Đọc bản đồ phải tìm hiểu tỉ lệ bản đồ và kí hiệu trên bản đồ.
- Xác định phương hướng trên bản đồ dựa vào các đường kinh vĩ tuyến hoặc mũi tên chỉ hướng Bắc.
- Đọc bản chú giải, tìm hiểu đặc điểm các đối tượng, hiện tượng địa lí.
- Tìm hiểu các mối quan hệ giữa các yếu tố địa lí trên bản đồ.
- Đối với Atlat Địa lí: khi sử dụng phải kết hợp nhiều trang bản đồ có nội dung liên quan đến nhau.
PHẦN II: CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Đối với HS, bản đồ là phương tiện để:
Học thay sách giáo khoa.	B. Thư dãn sau khi học bài.
C.học tập và ghi nhớ các địa danh.	D. Học tập và rèn luyện các kĩ năng địa lí.
Câu 2: Ý nào sau đây không phải là vai trò của bản đồ trong học tập?
Xác định vị trí, hình dạng và quy mô của một lãnh thổ.
 Sự phân bố dân cư, phân bố các trung tâm công nghiệp.
Cho biết mối liên hệ giữa các yếu tố tự nhiên trong một đơn vị lãnh thổ.
Nghiên cứu thời tiết, khí hậu để xác định lịch thời vụ hợp lí.
Câu 3: Bản đồ là phương tiện được sử dụng rộng rãi trong
Nông nghiệp,công nghiệp.	B. Quân sự, hàng không.
C.đời sống hàng ngày.	D. Giáo dục, du lịch
Câu 4: Để đọc một bản đồ, trước hết cần phải
Xem tỉ lệ bản đồ.	B. Tìm đọc nội dung bản đồ.
C.xác định phương hướng.	D. Hiểu mối liên hệ giữa các yếu tố.
Câu 5: Để xác định phương hướng chính xác trên bản đồ, cần phải dựa vào
Các đường kinh, vĩ tuyến.	B. Nội dung bảng chú giải.
C.vị trí địa lí của lãnh thổ.	D. Hình dáng lãnh thổ thể hiện
Câu 6: Để giải thích tình hình phân bố mưa của 1 số khu vực, bản đồ nào sau đây không được sử dụng?
Bản đồ địa hình.	B. Bản đồ khí hậu
C.bản đồ địa lí tự nhiên	D.bản đồ địa chất – khoáng sản
Câu 7: 1km trên thực địa ứng với 1cm trên bản đồ có tỉ lệ
1: 100000.	B.1: 10000.	C. 1: 1000000.	D. 1: 1000
Câu 8: Trước khi nghiên cứu bản đồ, phải nghiên cứu kĩ
Tỉ lệ bản đồ.	B. Tên bản đồ.	C. Phần chú giải.	D. Kiến thức địa lí
Câu 9: Ý nào sau đây đúng khi xác đinh phương hướng trên bản đồ ( trừ bản đồ cực Bắc và cực Nam)?
Đầu trên của kinh tuyến chỉ hướng Đông
Đầu dưới của kinh tuyến chỉ hướng Tây
Đầu phải của vĩ tuyến chỉ hướng Nam
Đầu trái của vĩ tuyến chỉ hướng Tây.
Câu 10: Trên bản đồ tỉ lệ 1: 300000, 3 cm trên bản đồ ứng với bao nhiêu km ngoài thực địa?
0,9 km.	B. 9km.	C. 90 km 	D. 900km
Câu 11: Việt Nam trải dài trên 15 0 vĩ tuyến thì tương ứng với bao nhiêu km?
1666,5.	B. 2000,5.	C. 3260.	D. 2360.
BÀI 4: THỰC HÀNH: XÁC ĐỊNH MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP BIỂU HIỆN CÁC ĐỐI TƯỢNG ĐỊA LÍ TRÊN BẢN ĐỒ
PHẦN I:LÝ THUYẾT: 
I. Đọc từng bản đồ theo trình tự sau:
- Tên bản đồ
- Nội dung bản đồ
- Các phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ
- Trình bày cụ thể về từng phương pháp như:
+ Phương pháp đó biểu hiện những đối tượng địa lí nào
+ Thông qua cách biểu hiện các đối tượng địa lí của phương pháp này ,chúng ta có thể biết được những đặc tính nào của đối tượng địa lí đó
PHẦN II: CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Trên bản đồ công nghiệp điện Việt Nam ( hình 2.2 SGK), để thể hiện các nhà máy điện, người ta đã sử dụng phương pháp nào sau đây?
Chấm điểm.	B.Khoanh vùng.	C. Kí hiệu	D. Bản đồ - biểu đồ.
Câu 2: Phương pháp kí hiệu đường chuyển động thể hiện đặc tính nào của gió, bão?
Cường độ và thời gian.	B. Hướng di chuyển và tần suất
C.Số lượng các cơn bão và hướng gió.	D.Hướng di chuyển và tính chất
Câu 3: Trên bản đồ phân bố dân cư châu Á ( hình 2.4 SGK) , để thể hiện phân bố dân cư không đồng đều theo lãnh thổ,người ta đã sử dụng phương pháp nào sau đây?
Kí hiệu.	B. Chấm điểm.	C. Nền chất lượng.	 D. Khoanh vùng
Câu 4: Phương pháp bản đồ - biểu đồ thể hiện đặc tính nào của đối tượng địa lí trên bản đồ diện tích và sản lượng lúa của Việt Nam năm 2000( hình 2.5 SGK) ?
Quy mô diện tích.	B. Cơ cấu sản lượng.
C.Động lục phát triển.	D. Giá trị tổng cộng
Câu 5: Phương pháp kí hiệu trên bản đồ hình 2.2 SGK không thể hiện đối tượng địa lí nào sau đây?
Nhà máy nhiệt điện.	B. Nhà máy thủy điện.	
C. Trạm biến áp 500kV. D. Đường dây 220 kV
CHƯƠNG II: VŨ TRỤ,HỆ QUẢ CÁC CHUYỂN ĐỘNG CỦA TRÁI ĐẤT
BÀI 5: VŨ TRỤ, HỆ MẶT TRỜI VÀ TRÁI ĐẤT. HỆ QUẢ CHUYỂN ĐỘNG TỰ QUAY QUANH TRỤC CỦA TRÁI ĐẤT.
PHẦN I:LÝ THUYẾT: 
I.KHÁI QUÁT VỀ VŨ TRỤ, HỆ MẶT TRỜI, TRÁI ĐẤT TRONG HỆ MẶT TRỜI.
1.Vũ trụ: 
- Là khoảng không gian vô tận chứa các thiên hà.
- Thiên Hà là một tập hợp của rất nhiều thiên thể như: các ngôi sao, hành tinh, vệ tinh, sao chổi, khí bụi, bức xạ điện từ,...
- Dải Ngân Hà: là Thiên Hà có chứa Mặt Trời và các hành tinh của nó ( trong đó có Trái Đât)
2.Hệ Mặt Trời:
- Gồm Mặt Trời ở trung tâm và các thiên thể chuyển động xung quanh( gồm các hành tinh, tiểu hành tinh, sao chổi, thiên thạch và các đám bụi khí,..)
- Có 8 hành tinh chuyển động xung quanh Mặt Trời.
- Quỹ đạo chuyển động của các hành tinh là hình elip, đều chuyển động ngược chiều kim đồng hồ, đều cùng 1 mặt phẳng.
3.Trái Đất trong Hệ Mặt Trời.
- Vị trí: thứ 3 ( theo thứ tự xa dần Mặt Trời)
- Khoảng cách trung bình từ Trái Đất đến Mặt Trời : 149,5 triệu km.
- Trái Đất vừa tự quay quanh trục vừa chuyển động tịnh tiến xung quanh Mặt Trời.
II. HỆ QUẢ CHUYỂN ĐỘNG TỰ QUAY QUANH TRỤC CỦA TRÁI ĐẤT.
1.Sự luân phiên ngày đêm.
- Do: + Trái Đất hình cầu.
	 + Hiện tượng ngày đêm
 + Trái Đất tự quay quanh trục
+> Tạo nên nhịp điệu ngày đêm trên Trái Đất.
2.Giờ trên Trái Đất và đường chuyển ngày quốc tế:
- Giờ địa phương:
+ Giờ xác định căn cứ của Mặt Trời trên bầu trời.
+ Cùng 1 thời điểm, các địa phương ở các kinh tuyến khác nhau sẽ có giờ khác nhau gọi là giờ địa phương.
- Giờ múi:
 + Bề mặt Trái Đất được chia thành 24 múi giờ, mỗi múi giờ rộng 150 kinh tuyến, các địa phương nằm trong cùng 1 múi sẽ thống nhất 1 giờ ( là giờ địa phương của kinh tuyến đi qua giữa múi giờ đó), gọi là giờ múi.
 - Giờ quốc tế ( GMT):
 + Giờ ở múi số O được lấy làm giờ quốc tế.
 + Việt Nam thuộc múi giờ số 7.
 - Đường chuyển ngày quốc tế: Quy định là kinh tuyến 180 0 đi qua giữa múi giờ số 12 ở Thái Bình Dương.
 + Nếu đi từ phía Tây sang phía Đông qua kinh tuyến 180 0 thì lùi lại 1 ngày lịch.
 + Nếu đi từ phía Đông sang phía Taayqua kinh tuyến 1800 thì cộng thêm 1 ngày lịch.
3.Sự lệ ... ng đến sự phát triển và phân bố của ngành GTVT.
Sự phát triên và phân bố các ngành kinh tế quốc dân có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển và phân bố , cũng như hoạt động của ngành GTVT.
+ Trước hết, các ngành kinh tế khác là khách hàng của GTVT.Tình hình phân bố các cơ sở công nghiệp, trình độ phát triển kinh tế của các vùng , quan hệ kinh tế giữa nơi sản xuất và nơi tiêu thụ quy định mật độ mạng lưới GTVT, các loại hình vận tải, hướng và cường độ của các luồng vận chuyển.
+ Sự phát triển của ngành cơ khí vận tải , công nghiệp xây dựng cho phép duy trì và tăng cường cơ sở vật chất kĩ thuật của ngành GTVT.
Phân bố dân cư, đặc biệt là sự phân bố các thành phố lớn và các chùm đô thị có ảnh hưởng sâu sắc tới vận tải hành khách, nhất là vận tải bằng ô tô.
Câu 6: Chứng minh rằng các điều kiện tự nhiên ảnh hưởng chủ yếu đến việc xây dựng , khai thác mạng lưới giao thông và các phương tiện vận tải.
Địa hình ảnh hưởng đến việc thiết kế, xây dựng, khai thác các công trình GTVT.
+ Địa hình núi non hiểm trở đòi hỏi xây dựng các tuyến đường bộ quanh co để giảm bớt tốc độ, làm đường hầm xuyên núi, làm các công trình chống lở đất gây tắc nghẽn giao thông trong mùa mưa lũ.
+ Địa hình bờ biển với các vũng vịnh nước sâu kín gió là cơ sở để xây dựng các cảng biển lớn.
Mạng lưới sông ngòi dày đặc là cơ sở để xây dựng mạng lưới giao thông đường thủy nội địa.Sông ngòi bồi lắng phù sa ở hạ lưu đòi hỏi phải nạo vét lòng sông thường xuyên thì tàu bè mới qua lại được.Đối với đường bộ và đường sắt mạng lưới sông ngòi dày đặc gây nhiều khó khăn vì phải đầu tư để xây dựng cầu, phà.
Điều kiện thủy triều ảnh hưởng đến sự ra vào cảng của tàu, bè, nhất là các cảng nằm trên sông.
Dòng biển, gió bão ảnh hưởng tới hoạt động vận tải đường biển.( nơi dòng biển nóng và lạnh gặp nhau sẽ tạo ra nhiều sương mù gây khó khăn cho tàu bè đi lại trên biển.)
Khí hậu và thời tiết có ảnh hưởng sâu sắc tới hoạt động của các phương tiện vận tải.
Ví dụ ở nước ta về mùa mưa lũ, hoạt động của ngành vận tải ô tô và đường sắt gặp nhiều trở ngại; còn ở nhiều khúc sông,tàu thuyền chỉ có thể qua lại trong mùa nước lớn.Ở xứ lạnh, về mùa đông nước sông đóng băng, tàu thuyền ko qua lại đc, còn các sân bay nhiều khi phải ngừng hoạt động do sương mù dày đặc hoặc tuyết rơi quá nhiều.
Câu 7: Chứng minh rằng các điều kiện kinh tế - xã hội có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển và phân bố ngành GTVT.
Sự phát triên và phân bố các ngành kinh tế quốc dân có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển và phân bố , cũng như hoạt động của ngành GTVT.
Trước hết, các ngành kinh tế khác là khách hàng của GTVT.
+ Tình hình phân bố các cơ sở công nghiệp, trình độ phát triển kinh tế của các vùng, quan hệ kinh tế giữa nơi sản xuất và nơi tiêu thụ quy định mật độ mạng lưới GTVT, các loại hình vận tải, hướng và cường độ của các luồng vận chuyển.Ở các vùng kinh tế phát triển lâu đời, mạng lưới dày đặc hơn nhiều so với vùng mới khai thác.Các vùng tập trung công nghiệp ( nhất là công nghiệp nặng) đều phát triển vận tải đường sắt và vận tải đường ô tô hạng nặng.Mỗi loại hàng hóa cần vận chuyển lại có yêu cầu riêng về phương tiện vận tải.Ví dụ: có loại hình cần cước vận chuyển thấp, nhưng ko cần nhanh ( vật liệu xây dựng, quặng, than,..) lại có loại hàng đòi hỏi vận chuyển nhanh, an toàn ( hóa chất, vật liệu đễ cháy nổ,..)
+ Sự phát triển của ngành cơ khí vận tải , công nghiệp xây dựng cho phép duy trì và tăng cường cơ sở vật chất kĩ thuật của ngành GTVT.
Phân bố dân cư, đặc biệt là sự phân bố các thành phố lớn và các chùm đô thị có ảnh hưởng sâu sắc tới vận tải hành khách, nhất là vận tải bằng ô tô.
Trong các thành phố lớn và các chùm đô thị , đã hình thành một loại hình vận tải đặc biệt là GTVT thành phố.
Câu 8: Dựa vào bảng số liệu bài tập 4 SGK ( trang 141), tính cự li vận chuyển trug bình ; nhận xét về cơ cấu vận chuyển, luân chuyển hành khách, hàng hóa phân theo loại hình vận tải ở nước ta.Giải thích.
Tính cự li vận chuyển trung bình = khối lượng luân chuyểnkhối lượng vận chuyển ( km)
Nhậ n xét:
Loại hình đường bộ chiếm ưu thế trong vận chuyển ( d. Chứng), luân chuyển hành khách và vận chuyển hàng hóa.Đường biển lai chiếm ưu thế trong luân chuyển hàng hóa ( d. Chứng).
Giải thích: 
Vận tải hàng hóa có xu hướng ngày càng tập trung vào loại hình vận tải đường bộ vì đây là loại hình vận tải có tính cơ động cao, giá thành rẻ, thích nghi với mọi loại địa hình,.., thích hợp với vận chuyển trong những cự li ngắn và trung bình...
Các loại hình giao thông vận tải khác chiếm tỉ trọng nhỏ vì chưa phù hợp với điều kiện tự nhiên nước ta.
Đường biển có khối lượng luân chuyển hàng hóa lớn nhất, dù khối lượng vận chuyển không lớn nhưng cự li dài trên những tuyến quốc tế.Những năm gần đây, nước ta đẩy mạnh hoạt động ngoại thương nên đường biển phát triển mạnh.
BÀI 37: ĐỊA LÍ CÁC NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI
Câu 1: Trình bày ưu, nhược điểm, tình hình phát triển và phân bố của ngành đường sắt.
Ưu điểm:
Vận chuyển hàng nặng trên tuyến đường xa.
Tốc độ nhanh, ổn định, giá rẻ.
Nhược điểm:
Chỉ hoạt động trên những tuyến đường ray cố định.
Đầu tư lớn lắp đặt đường ray, hệ thống nhà ga
Đội ngũ công nhân lớn để quản lí và điều hành công việc.
Tình hình phát triển và phân bố:
Tổng chiều dài đường sắt đạt 1,2 triệu km, tốc độ và sức vận tải tăng lên, hệ thống đường sắt ngày càng hiện đại
Sự phân bố mạng lưới đường sắt thể hiện khá rõ sự phân bố công nghiệp của các nước, các châu lục.
Câu 2: Trình bày ưu, nhược điểm, tình hình phát triển và phân bố của ngành đường ô tô.
Ưu điểm:
Tiện lợi, cơ động, có khả năng thích nghi cao với mọi địa hình.
Đặc biệt có hiệu quả kinh tế cao trên các cự li vận chuyển ngắn và trung bình.
Đáp ứng các yêu cầu vận chuyển đa dạng của hành khách
Phối hợp được với hoạt động của các phương tiện vận tải khác.
Nhược điểm:
Sử dụng nhiều sắt,thép, nhiên liệu, xăng dầu.
Ô nhiễm môi trường.
Ách tắc và tai nạn giao thông,...
c.Tình hình phát triển và phân bố:
- Thế giới có 700 triệu ô tô, trong đó 4/5 là xe du lịch
- Phát triển ở hầu khắp các quốc gia, nhất là các nước phát triển
Câu 3: Trình bày ưu, nhược điểm, tình hình phát triển và phân bố của ngành đường ống
Ưu điểm: 
Trẻ.
Giá thành vận tải rẻ, chuyên vận tải những hàng hóa dạng lỏng, khí.
Nhược điểm:
Cần vốn đầu tư ban đầu khá lớn
Chỉ hoạt động trên những tuyến cố định.
Mặt hàng vận chuyển hạn chế.
Tình hình phát triển và phân bố:
Chiều dài đường ống
 Tăng nhanh.
Những nước, khu vực phát triển vận tải đường ống: Trung Đông, Hoa Kì, Liên bang Nga, Trung Quốc.
Câu 4: Trình bày ưu, nhược điểm, tình hình phát triển và phân bố của ngành đường sông, hồ
Ưu điểm:
Rẻ, vận chuyển được hàng nặng, cồng kềnh.
Nhược điểm:
Phụ thuộc nhiều vào tự nhiên, đặc biệt là khí hậu, thủy chế.
Tình hình phát triển và phân bố:
Các tàu chạy trên sông đã được cải tiến, nhiều sông được cải tạo, kênh nối các lưu vực với nhau
Các nước có mạng lưới giao thông đường sông, hồ phát triển: Hoa Kì, Liên Bang Nga, Ca- na- đa...
Câu 5: Trình bày ưu, nhược điểm, tình hình phát triển và phân bố của ngành đường biển.
Ưu điểm:
Chở hàng khá nặng trên tuyến đường dài
Nhược điểm:
Gây ô nhiễm biển ( các sự cố đắm tàu, rửa tàu và tràn dầu), bị chi phối bởi các diễn biến thời tiết trên biển.
Tình hình phát triển và phân bố:
Đảm nhiệm 3/5 khối lượng luân chuyển hàng hóa của các loại hình vận tải.Số đội tàu buôn tăng nhanh.
Phân bố tập trung ở ven bờ Đại Tây Dương ( 2/3 số cảng của thế giới), bờ đông của Thái Bình Dương cũng phát triển nhộn nhịp thời gian gần đây.
Để rút ngắn khoảng cách vận tải trên biển, người ta đã đào các kênh biển.
Đội tàu buôn trên thế giới ngày càng tăng lên, Nhật Bản là nước có đội tàu buôn lớn nhất thế giới.
Câu 6: Trình bày ưu, nhược điểm, tình hình phát triển và phân bố của ngành đường hàng không.
Ưu điểm:
Đảm bảo mối giao lưu quốc tế.
Sử dụng có hiệu quả thành tựu mới nhất của khoa hoc – kĩ thuật
Tốc độ vận chuyển nhanh.
b.Nhược điểm:
- Cước phí vận tải đắt.
- Trọng tải thấp.
- Ô nhiễm khí quyển
c.Tình hình phát triển và phân bố:
- Khả năng chuyên chở ngày càng tốt hơn ( tốc độ nhanh hơn và trọng tải lớn hơn)
- Thế giới có 5000 sân bay, tập trung ở Hoa Kì và Tây Âu.Các cường quốc hàng không: Hoa Kì, Anh, Pháp, Liên Bang Nga.
BẢI 40: ĐẠI LÍ NGÀNH THƯƠNG MẠI.
Câu 1: Thị trường là gì? Tại sao giá cả trên thị trường luôn luôn biến động? hoặc trình bày đặc điểm của thị trường.
Thị trường là nơi gặp gỡ giữa người bán ( bên bán) , và người mua ( bên mua)
Giá cả trên thị trường luôn biến động vì phụ thuộc quan hệ cung và cầu.
+ Nếu cung lớn hơn cầu: thì hàng hóa ế thừa, giá cả trên thị trường có xu hướng giảm.
+ Nếu cung nhỏ hơn cầu thì hàng hóa khan hiếm, giá cả tăng.
Câu 2: Thế nào là ngành thương mại? Vai trò của ngành thương mại đối với việc phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
Thương mại là ngành kinh tế phụ trách việc mua, bán, trao đổi các loại sản phẩm hàng hóa trên thị trường.
Vai trò của ngành thương mại:
Nối liền sản xuất với tiêu dùng.
Điều tiết sản xuất.
Mở rộng trao đổi hàng hóa, dịch vụ, thúc đẩy sản xuất hàng hóa.
Hướng dẫn tiêu dùng.
Câu 3: Phân ngành thương mại
Thương mại chia thành 2 ngành lớn là nội thương và ngoại thương
Nội thương: trao đổi hàng hóa, dịch vụ trong một quốc gia, có vai trò tao ra thị trường thống nhất trong nước, thúc đẩy phân công lao động theo lãnh thổ.
Ngoại thương: trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa các quốc gia, có vai trò làm tăng nguồn thu ngoại tệ, gắn thị trường trong nước với thị trường thế giới, tăng cường quan hệ kinh tế thế giới, phát huy lợi thế trong nước
Câu 4: Trình bày khái niệm và công thức tính cán cân xuất nhập khẩu và cơ cấu hàng xuất- nhập khẩu.
Khái niệm:
Quan hệ so sánh giá trị giữa hàng xuất khẩu và nhập khẩu
Công thức tính: Cán cân xuất –nhập khẩu = giá trị xuất khẩu- giá trị nhập khẩu.
Xuất siêu:Khi giá trị xuất khẩu > giá trị nhập khẩu.( cán cân dương)
Nhập siêu: Khi giá trị xuất khẩu < giá trị nhập khẩu ( cán cân âm)
Cơ cấu hàng xuất – nhập khẩu:
Xuất khẩu: nguyên liệu chưa qua chế biến, sản phẩm đã qua chế biến.
Nhập khẩu: tư liệu sản xuất,sản phẩm tiêu dùng.
Ngoài xuất khẩu hàng hóa, các nước còn xuất và nhập khẩu các dịch vụ thương mại. 
 Câu 5: Nhận xét về cán cân xuất nhập khẩu và cơ cấu các mặt hàng xuất- nhập khẩu của nhóm nước phát triển và đang phát triển
Nước phát triển
Nước đang phát triển
Cơ cấu hàng xuất- nhập khẩu
Xuất khẩu
Máy công cụ, thiết bị toàn bộ
Sản phâm cây công nghiệp, khoáng sản, lâm sản
Nhập khẩu
Khoáng sản, nguyên, nhiên liệu
Máy công cụ, lương thực, thực phẩm
Cán cân xuất- nhập khẩu
Chủ yếu xuất siêu
Chủ yếu nhập siêu
Câu 6: Trình bày đặc điểm thị trường thế giới:
Thị trường thế giới là một hệ thống toàn cầu
Thị trường thế giới luôn luôn biến động
Các nước tư bản phát triển kiểm soát thị trường thế giới: Chiếm tỉ trọng lớn về giá trị xuất nhập khẩu nhưng chủ yếu là trao đổi thương mại giữa các nước phát triển với nhau.

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_mon_dia_ly_lop_10_nam_hoc_2019_2020.docx