Đề kiểm tra chất lượng giữa học kì I môn Địa lí Lớp 10 (Có đáp án) - Năm học 2020-2021

Đề kiểm tra chất lượng giữa học kì I môn Địa lí Lớp 10 (Có đáp án) - Năm học 2020-2021

Câu 1 (2,0 điểm)

a) Phân biệt quá trình phong hoá với quá trình bóc mòn.

b) Trình bày sự khác nhau giữa phong hóa lí học và phong hóa hóa học.

Câu 2 (2,0 điểm)

a) Thế nào là chuyển động biểu kiến hằng năm của Mặt Trời? Mùa là gì? Nguyên nhân nào sinh ra mùa trên Trái Đất?

b) Nêu nguyên nhân gây nên hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ.

 

doc 3 trang Người đăng Thực Ngày đăng 28/05/2024 Lượt xem 75Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra chất lượng giữa học kì I môn Địa lí Lớp 10 (Có đáp án) - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD & ĐT .................
TRƯỜNG THPT ........................
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KÌ I 
NĂM HỌC 2020 – 2021
 Môn thi : Địa lí - LỚP 10
Thời gian làm bài: 50 phút (không kể thời gian phát đề)
Câu 1 (2,0 điểm)
a) Phân biệt quá trình phong hoá với quá trình bóc mòn. 
b) Trình bày sự khác nhau giữa phong hóa lí học và phong hóa hóa học. 
Câu 2 (2,0 điểm)
a) Thế nào là chuyển động biểu kiến hằng năm của Mặt Trời? Mùa là gì? Nguyên nhân nào sinh ra mùa trên Trái Đất?
b) Nêu nguyên nhân gây nên hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ.
Câu 3 (3,0 điểm)
a) Trái Đất tự quay quanh trục sinh ra các hệ quả nào?
b) Trình bày sự phân bố nhiệt độ của không khí trên Trái Đất.
Câu 4 (3,0 điểm)
a) Hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh xảy ra lần lượt trong năm như thế nào? 
b) Hãy cho biết những nơi nào trên Trái Đất có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh trong năm hai lần, những nơi nào một lần, nơi không có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh?./.
--------HẾT--------
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1
NĂM HỌC 2020 – 2021
Môn thi: Địa lí – lớp 10
Câu
Ý
Nội dung
Điểm
1
a
Phân biệt quá trình phong hoá với quá trình bóc mòn?
-Quá trình phong hoá là quá trình phá huỷ và làm biến đổi các loại đá và khoáng vật do tác động của sự thay đổi nhiệt độ, của nước, ôxi, khí CO2, các loại axít có trong thiên nhiên và sinh vật.
- Quá trình bóc mòn là quá trình các tác nhân ngoại lực (nước chảy, sóng biển, gió...) làm các sản phẩm phong hoá dời khỏi vị trí ban đầu của nó.

0,5
0,5
b
 Sự khác nhau giữa phong hóa lí học và phong hóa hóa học
 - Phong hóa lí học không làm thay đổi màu sắc, thành phần khoáng vật và hóa học của đá và khoáng vật 
 - Phong hóa hóa học thì làm thay đổi thành phần, tính chất hóa học của đá và khoáng vật 

0,5
0,5
2
a
- Hiện tựơng mùa.
+ Chuyển động biểu kiến là chuyển động không có thực của Mặt Trời giữa hai chí tuyến.
 + Mùa là một phần thời gian của năm, nhưng có những đặc điểm riêng về thời tiết và khí hậu. Một năm chia làm 4 mùa (Xuân, Hạ, Thu, Đông); mùa ở hai bán cầu trái ngược nhau. 
- Nguyên nhân: Trục TĐ nghiêng không đổi phương khi chuyển động trên quỹ đạo quanh MT. 

0,5
0,5
0,5

b
Nguyên nhân hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ: do trục Trái Đất nghiêng và không đổi phương 
nên tùy vị trí Trái Đất trên quỹ đạo mà ngày đêm dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ.
1,0
3

- Hệ quả tự quay quanh trục của Trái Đất. (0,5điểm) 
 + Sự luân phiên ngày, đếm
 + Giờ trên Trái Đất và đường chuyển ngày quốc tế. 
 + Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể 

0,25
0,25
0,25

. - Trình bày các nhân tố ảnh hưởng tới nhiệt độ không khí 
 a vĩ độ địa lý: càng lên vĩ độ cao thì nhiệt độ trung bình năm càng giảm, biên độ nhiệt càng lớn.
 b. Lục địa và đại dương: Nhiệt độ trung bình năm cao nhất và thấp nhất ở lục địa. Đại dương có biện độ nhiệt nhỏ lục địa có biên độ nhiệt năm lớn. 
 c. Phân bố theo địa hình. Nhiệt độ không khí thay đổi theo độ cao, càng lên cao nhiệt độ càng giảm; nhiệt độ không khí thay đổi theo độ dốc và huớng phơi của sườn núi

0,25
0,25
0,25

a
- Ngày 31/3 Mặt Trời lên thiên đỉnh tại xích đạo.
- Ngày 22/6 Mặt Trời lên thiên đỉnh tại chí tuyến Bắc.
- Ngày 23/9 Mặt Trời lên thiên đỉnh tại xích đạo.
- Ngày 22/12 Mặt Trời lên thiên đỉnh tại chí tuyến Nam.
0,25
0,25
0,25
0,25
b
Hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh trong năm
- Nơi có hai lần là vùng nội chí tuyến.
- Nơi có một lần tại chí tuyến Bắc và Nam.
- Nơi không có là vùng ngoại chí tuyến 

0,5
0,5
0,5
-------HẾT--------
(Đáp án gồm 02 trang)

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_chat_luong_giua_hoc_ki_i_mon_dia_li_lop_10_co_da.doc