Giáo án Địa lí Lớp 10 - Học kì II

Giáo án Địa lí Lớp 10 - Học kì II

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

 - Trình bày được vai trò và đặc điểm của sản xuất công nghiệp

 - Phân tích được ảnh hưởng của các nhân tố tự nhiên và KT - XH tới phát triển và phân bố công nghiệp.

2. Năng lực:

 - Năng lực chung: Năng lực giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề, tự học, sử dụng công nghệ thông tin.

 - Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ; sử dụng bản đồ; sử dụng tranh ảnh.

3. Phẩm chất:

 - Phẩm chất: trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm.

 

doc 75 trang Người đăng Văn Đô Ngày đăng 23/06/2023 Lượt xem 173Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Địa lí Lớp 10 - Học kì II", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: . /. /. 
TIẾT 36. BÀI 31. VAI TRÒ VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA CÔNG NGHIỆP. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CÔNG NGHIỆP
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: 
 - Trình bày được vai trò và đặc điểm của sản xuất công nghiệp
 - Phân tích được ảnh hưởng của các nhân tố tự nhiên và KT - XH tới phát triển và phân bố công nghiệp.
2. Năng lực: 
 - Năng lực chung: Năng lực giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề, tự học, sử dụng công nghệ thông tin. 
 - Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ; sử dụng bản đồ; sử dụng tranh ảnh. 
3. Phẩm chất: 
 - Phẩm chất: trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm. 
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Thiết bị: Máy tính, máy chiếu.
2. Học liệu: SGK, Atlat, bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh, video.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
3.1. Ổn định: 
Ngày dạy
Lớp
Sĩ số
Ghi chú
3.2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra.
3.3. Hoạt động học tập: 
HOẠT ĐỘNG 1: HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU (KHỞI ĐỘNG)
a) Mục đích: HS nhận biết được các ngành công nghiệp, vai trò của ngành công nghiệp.
b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK.
c) Sản phẩm: HS nhớ lại kiến thức đã được học và vận dụng kiến thức của bản thân trả lời câu hỏi GV đưa ra.
d) Tổ chức thực hiện: 
 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chiếu một số hình ảnh về các ngành công nghiệp: Đây là ngành công nghiệp gì? Nhận xét vai trò của ngành công nghiệp nói chung?
 - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 2 phút.
 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 2.1: Tìm hiểu về vai trò và đặc điểm của công nghiệp
a) Mục đích: HS hiểu về vai trò, đặc điểm của công nghiệp, so sánh với đặc điểm của nông nghiệp. Khai thác và sử dụng kiến thức trong SGK.
b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:
I. Vai trò và đặc điểm của công nghiệp 
1. Vai trò
 - Công nghiệp giữ vai trò chủ đao trong nền kinh tế quốc dân 
 - Tạo ra tư liệu sản xuất và xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật cho các ngành kinh tế từ đó thúc đẩy các ngành kinh tế phát triển.
 - Giải phóng sức lao động, tạo ra nhiều sản phẩm tiêu dùng, nâng cao trình độ văn minh của toàn xã hội.
 - Củng cố an ninh quốc phòng.
 - Khai thác hiệu quả tài nguyên thiên nhiên.
2. Đặc điểm
a. Sản xuất công nghiệp gồm 2 giai đoạn 
 - Giai đoạn 1: Tác động vào đối tượng lao động để tạo ra nguồn nguyên liệu
 - Giai đoạn 2: Chế biến nguyên liệu để tạo ra tư liệu sản xuất và vật phẩm tiêu dùng
b. Sản xuất công nghiệp có tính tập trung cao độ: Thể hiện ở sự tập trung tư liệu sản xuất, nhân công và sản phẩm trên 1 diện tích nhất định.
c. Sản xuất công nghiệp gồm nhiều ngành phức tạp, được phân công tỉ mỉ và có sự phối hợp chặt chẽ để tạo ra sản phẩm cuối cùng.
3. Phân loại
 - Dựa vào tính chất tác động đến đối tượng lao động ngành công nghiệp được chia thành hai nhóm:
 + Công nghiệp khai thác.
 + Công nghiệp chế biến.
 - Dựa vào công dụng kinh tế của sản phẩm ngành công nghiệp được chia làm hai nhóm: 
 + Công nghiệp nặng (nhóm A).
 + Công nghiệp nhẹ (nhóm B).
d) Tổ chức thực hiện: 
 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS đọc SGK, kết hợp vốn hiểu biết của bản thân và trao đổi với bạn bên cạnh để trả lời câu hỏi:
 + Câu hỏi 1: kể tên các sản phẩm của ngành công nghiệp, kết hợp với nội dung mục 1 (SGK), cho biết vai trò của ngành công nghiệp?
 + Câu hỏi 2: Nêu đặc điểm của nông nghiệp, so sánh với đặc điểm công nghiệp? Phân tích sơ đồ SGK, nêu rõ hai giai đoạn của SX công nghiệp? Đặc điểm chung của hai giai đoạn?
 + Câu hỏi 3: Các ngành công nghiệp được phân loại như thế nào? Ví dụ?
 - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
 + Các cặp nghiên cứu nội dung SGK, tài liệu hoàn thành câu hỏi trong 05 phút. 
 + GV: quan sát và trợ giúp các cặp. 
 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
 + Các cặp trao đổi chéo kết quả và bổ sung cho nhau
 + Đại diện một số cặp trình bày, các cặp khác bổ sung. 
 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.
Hoạt động 2.2: Tìm hiểu về các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển 
và phân bố công nghiệp
a) Mục đích: HS biết các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển và phân bố công nghiệp.
b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:
II. Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển và phân bố công nghiệp 
1. Vị trí địa lí
 - Lựa chọn địa điểm, cơ cấu ngành công nghiệp, hình thức tổ chức lãnh thổ.
2. Điều kiện tự nhiên
 - Khoáng sản: Chi phối tới quy mô, cơ cấu và tổ chức các xí nghiệp công nghiệp.
 - Khí hậu và nước:vừa tác động trực tiếp vừa tác động gián tiếp
 - Đất, rừng, biển: Đất - tạo mặt bằng để xây dựng xí nghiệp, rừng, biển - cung cấp nguyên liệu
3. Kinh tế - xã hội 
 - Dân cư - lao động: trình độ lao động cho phép phát triển và phân các ngành công nghiệp phù hợp.
 - Tiến bộ khoa học - kĩ thuật: Cho phép khai thác, sử dụng tài nguyên, phân bố các ngành công nghiệp hợp lí. Nâng cao năng suất, chất lượng
 - Thị trường: tác động tới hướng chuyên môn hóa sản phẩm
 - Cơ cở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật: tạo cơ sở cho sự phát triển công nghiệp
 - Đường lối chính sách
d) Tổ chức thực hiện: 
 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu HS tìm hiểu SGK kết hợp với kiến thức của bản thân và hoạt động theo nhóm để hoàn thành nhiệm vụ:
 + Nhóm 1: Phân tích ảnh hưởng của nhân tố vị trí địa lí tới sự phát triển và phân bố CN.
 + Nhóm 2: Phân tích ảnh hưởng của nhân tố tự nhiên tới sự phát triển và phân bố CN.
 + Nhóm 3: Phân tích ảnh hưởng của nhân tố kinh tế - xã hội (dân cư - lao động, tiến bộ KH - KT, thị trường) tới sự phát triển và phân bố CN.
 + Nhóm 4: Phân tích ảnh hưởng của nhân tố kinh tế - xã hội (đường lối chính sách, xu thế phát triển) tới sự phát triển và phân bố công nghiệp.
 - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
 + Các nhóm tự phân công nhiệm vụ cho các thành viên. 
 + HS làm việc theo nhóm trong khoảng thời gian: 5 phút. 
 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
 + GV yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả. 
 + Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau. 
 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
a) Mục đích: Củng cố lại kiến thức đã học, rèn luyện kĩ năng bài học góp phần hình thành các kĩ năng mới cho HS
b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành câu hỏi:
Câu 1. Vai trò chủ đạo của ngành sản xuất công nghiệp được thể hiện 
A. cung cấp hầu hết tư liệu sản xuất. 	
B. thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. 
C. sản xuất ra nhiều sản phẩm mới. 	
D. khai thác hiệu quả tài nguyên thiên nhiên. 
Câu 2. Điểm giống nhau cơ bản của hai giai đoạn sản xuất công nghiệp là
A. đều sản xuất bằng thủ công. 
B. đều sản xuất bằng máy móc. 
C. cùng chế biến nguyên liệu để tạo ra sản phẩm tiêu dùng. 
D. cùng tác động vào đối tượng lao động để tạo ra nguyên liệu. 
Câu 3. Nhân tố nào sau đây không phải là nhân tố kinh tế - xã hội có ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố ngành công nghiệp?
A. Vị trí địa lí. 	
B. Tiến bộ khoa học kĩ thuật. 
C. Thị trường. 	
D. Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật. 
Câu 4. Nhân tố có tính chất quyết định đến sự phát triển và phân bố công nghiệp là
A. Dân cư, nguồn lao động. 	B. Thị trường. 
C. Cơ sỏ hạ tầng, vất chất kĩ thuật. 	D. Đường lối chính sách. 
Câu 5. Vai trò quan trọng của công nghiệp ở nông thôn và miền núi được xác định là
A. Nâng cao đời sống dân cư. 	B. Cải thiện quản lí sản xuất. 
C. Xoá đói giảm nghèo. 	D. Công nghiệp hoá nông thôn. 
d) Tổ chức thực hiện: 
 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời.
 - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và tìm đáp án.
 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, chốt đáp án và kiến thức có liên quan.
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
a) Mục đích: HS vận dụng hoặc liên hệ kiến thức để phân biệt được sự khác nhau trong sản xuất công nghiệp và sản xuất nông nghiệp.
b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành câu hỏi:
 * Câu hỏi: Em hãy cho biết sự khác biệt của sản xuất công nghiệp so với đặc điểm của sản xuất nông nghiệp?
 * Trả lời câu hỏi:
Đặc điểm
Sản xuất công nghiệp
Sản xuất nông nghiệp
Giai đoạn sản xuất
 - Gồm hai giai đoạn, hai giai đoạn này diễn ra đồng thời hoặc cách xa nhau về măt không gian.
 - Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là cây con, có sự sinh trưởng và phát triển qua nhiều giai đoạn kế tiếp, theo quy luật sinh học. Þ Cần tôn trọng quy luật sinh học.
Mức độ tập trung
 - Sản xuất công nghiệp có tính chất tập trung cao độ (trên một diện tích đất nhất định có thể xây dựng nhiều xí nghiệp, thu hút nhiều lao động và tạo ra khối lượng hàng hóa lớn.
 - Sản xuất nông nghiệp phân tán trên một không gian rộng lớn.
 - Mang tính mùa vụ.
Sản phẩm
 - Sản phẩm là những vật vô tri vô giác (tư liệu sản xuất, vật phẩm tiêu dùng).
 - Sản phẩm là những cá thể sống (cây, con).
Mức độ phụ thuộc tự nhiên
 - Ít phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên
 - Phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên.
Tính chuyên môn hóa
 - Tính chuyên môn hóa cao, hợp tác hóa cao.
 - Sản xuất công nghiệp bao gồm nhiều ngành phức tạp, được phân công tỉ mỉ và có sự phối hợp giữa nhiều ngành để tạo ra sản phẩm cuối cùng.
 - Hình thành các vùng chuyên môn hóa nông nghiệp.
d) Tổ chức thực hiện: 
 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời.
 - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và tìm đáp án.
 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, chốt đáp án và kiến thức có liên quan.
3.4. Củng cố, dặn dò: 
GV củng cố bài học bằng sơ đồ hóa kiến thức được chuẩn bị sẵn và trình chiếu, nhấn mạnh các nội dung trọng tâm của bài.
3.5. Hướng dẫn về nhà: 
 - Học bài cũ, trả lời câu hỏi SGK. 
 - Hoàn thành câu hỏi phần vận dụng. 
 - Chuẩn bị bài mới: Bài 32. Địa lí các ngành công nghiệp: I. Công nghiệp năng lượng.
Ngày soạn: . /. /. 
TIẾT 37. BÀI 32. ĐỊA LÍ CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP 
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: 
 - Trình bày và giài thích được vai trò, đặc điểm, sự phân bố ngành CN năng lượng.
2. Năng lực: 
 - Năng lực chung: Năng lực giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề, tự học, sử dụng công nghệ thông tin. 
 - Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ; sử dụng bản đồ; sử dụng tranh ảnh. 
3. Phẩm chất: 
 - Phẩm chất: trung thực, chăm chỉ, trách n ... ng.
ĐỀ SỐ 02
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (7,0 ĐIỂM)
Câu 1. Các hoạt động tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, dịch vụ nghề nghiệp thuộc về nhóm ngành
A. dịch vụ công. 	B. dịch vụ tiêu dùng. 	
C. dịch vụ kinh doanh. 	D. dịch vụ cá nhân.
Câu 2. Truyền thống văn hóa, phong tục tập quán ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của ngành dịch vụ là. 
A. Sức mua, nhu cầu dịch vụ. 	
B. hình thức tổ chức mạng lưới ngành dịch vụ. 
C. phân bố mạng lưới ngành dịch vụ. 	
D. nhịp độ phát triển và cơ cấu ngành dịch vụ. 
Câu 3. Ngành dịch vụ phát triển mạnh có tác dụng
A. thu hút dân cư từ thành thị về nông thôn. 	
B. phân bố lại dân cư giữa các vùng lãnh thổ. 
C. sử dụng tốt hơn nguồn lao động ngoài nước. 	
D. thúc đẩy các ngành sản xuất vật chất phát triển. 
Câu 4. Cơ cấu dân số có trẻ em đông thì đặt ra yêu cầu phát triển ngành dịch vụ nào? 
A. Các khu an dưỡng. 	B. Các khu văn hóa. 	
C. Trường học, nhà trẻ. 	D. Hoạt động đoàn thể. 
Câu 5. Nguyên nhân chủ yếu nhất làm cho tỉ lệ lao động trong ngành dịch vụ ở các nước đang phát triển còn thấp là do
A. cơ cấu ngành đơn giản. 	B. thiếu lao động có kĩ thuật. 
C. phân bố các không đồng đều. 	D. trình độ phát triển kinh tế thấp. 
Câu 6. Sản phẩm của ngành giao thông vận tải là
A. sự chuyên chở người và hàng hóa. 	
B. phương tiện giao thông và tuyến đường. 
C. sự tiện nghi và sự an toàn của hành khách. 	
D. các loại xe vận chuyển và hàng hóa. 
Câu 7. Đặc điểm nào sau đây không đúng với ngành giao thông vận tải?
A. cự li vận chuyển trung bình tính bằng km. 
B. sản phẩm là sự chuyên chở người và hàng hóa. 
C. Chất lượng sản được đo bằng tốc độ chuyên chở. 
D. khối lượng luân chuyển được đo bằng đơn vị: tấn. km. 
Câu 8. Ưu điểm lớn nhất của ngành hàng không là 
A. ít gây ra những vấn đề về môi trường. 	
B. vận chuyển được khối lượng hàng hóa lớn. 
C. tốc độ vận chuyển nhanh nhất. 	
D. an toàn và tiện nghi. 
Câu 9. Để phát triển kinh tế, văn hóa ở miền núi thì ngành nào phải đi trước một bước?
A. Nông nghiệp. 	B. Công nghiệp. 	
C. Thông tin liên lạc. 	D. Giao thông vận tải. 
Câu 10. Mạng lưới sông ngòi dày đặt ở Việt Nam có ảnh hưởng như thế nào đến ngành giao thông tải?
A. phát triển giao thông đường thủy. 	
B. phát triển giao thông đường sắt. 
C. phát triển giao thông đường hàng không. 	
D. phát triển giao thông đường biển. 
Câu 11. Phần lớn các cảng biển đều nằm ở hai bờ đối diện Đại Tây Dương vì
A. có bờ biển khúc khuỷu dễ dàng xây dựng các cảng biển. 
B. nối liền hai trung tâm kinh tế lớn Tây Âu và Nhật Bản. 
C. nối liền hai trung tâm kinh tế lớn Bắc Mỹ và Tây Âu. 
D. nối liền hai trung tâm kinh tế lớn Hoa Kì và Nhật Bản. 
Câu 12. Ở nước ta vào mùa lũ, các ngành vận tải gặp nhiều trở ngại nhất là
A. đường ô tô, đường ống. 	B. đường ô tô, đường sông. 
C. đường sắt và đường sông. 	D. đường ô tô và đường sắt. 
Câu 13. Vì sao ngành hàng không có khối lượng vận chuyển hàng hóa nhỏ nhất?
A. Tốc độ còn chậm, thiếu an toàn. 	
B. Cước phí vận tải đắt, trọng tải thấp. 
C. Không cơ động, chi phí đầu tư lớn. 	
D. Vận chuyển trên tuyến đường xa. 
Câu 14. Điều kiện tự nhiên của vùng đồng bằng sông Cửu Long thuận lợi cho loại hình giao thông vận tải nào sau đây phát triển?
A. Đường sắt. 	C. Đường ôtô. 	
B. Đường biển. 	D. Đường sông. 
Câu 15. Nhân tố nào sau đây có ảnh hưởng đến sức mua và nhu cầu dịch vụ?
A. Tài nguyên thiên nhiên. 	B. Di sản văn hóa, lịch sử. 
C. Phân bố điểm dân cư. 	D. Mức sống và nhu cầu thực tế. 
Câu 16. Theo quy luật cung - cầu, khi cung lớn hơn cầu thì giá cả
A. tăng. 	B. giảm. 	
C. ổn định. 	D. biến động. 
Câu 17. Nhận định nào sau đây không đúng khi trong một quốc gia có sự phát triển của ngành ngoại thương?
A. Góp phần làm tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước. 
B. Gắn liền thị trường trong nước với thị trường thế giới rộng lớn. 
C. Làm cho nền kinh tế đất nước trở thành một bộ phận của nền kinh tế thế giới. 
D. Đẩy mạnh chuyên môn hóa sản xuất và phân công lao động theo vùng và lãnh thổ. 
Câu 18. Hiện nay nhiều liên kết kinh tế trên thế giới xuất hiện, điều đó góp phần đẩy nhanh xu hướng toàn cầu hóa nền kinh tế - xã hội thế giới là do nguyên nhân nào sau đây?
A. Nhu cầu xuất khẩu lương thực, thực phẩm. 
B. Nhu cầu về xuất khẩu hàng điện tử và tin học. 
C. Nhu cầu nhập khẩu các mặt hàng có công nghệ cao. 
D. Nhu cầu mở rộng các mối liên hệ kinh tế trên thế giới. 
Câu 19. Nhập siêu là kết quả về cán cân thương mại của một nước ở vào tình trạng
A. thặng dư về mậu dịch.	B. thâm hụt về mậu dịch.
C. cân bằng về mậu dịch.	D. có ưu thế về thương mại. 
Câu 20. Cho bảng số liệu sau
GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU VÀ DÂN SỐ CỦA
HOA KÌ, TRUNG QUỐC VÀ NHẬT BẢN NĂM 2014
STT
Quốc gia
Giá trị xuất khẩu (tỉ USD)
Dân số
(triệu người)
Giá trị xuất khẩu bình quân theo đầu người
(tỉ USD)
1
Hoa Kì
1 610
323, 9
4 970, 6
2
Trung Quốc
(kể cả đặc khu Hồng Công)
2 252
1 373, 5
1 639, 6
3
Nhật Bản
710, 5
126, 7
5 607, 7
(Số liệu chính thức được lấy từ nguồn CIA the world factbook)
 Theo số liệu ở bảng trên, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về giá trị xuất khẩu, dân số và giá trị xuất khẩu bình quân theo đầu người của Hoa Kì, Trung Quốc và nhật Bản năm 2014. 
A. Nhật Bản có giá trị xuất khẩu thấp nhất, nhưng giá trị xuất khẩu bình quân theo đầu người là cao nhất. 
B. Hoa Kì có giá trị xuất khẩu đứng thứ hai, nhưng giá trị xuất khẩu bình quân theo đầu người là cao nhất. 
C. Trung Quốc có giá trị xuất khẩu cao nhất, nhưng giá trị xuất khẩu bình quân theo đầu người là thấp nhất. 
D. Giá trị xuất khẩu bình quân theo đầu người cao nhất là Nhật Bản, tiếp theo là Hoa Kì và thấp nhất là Trung Quốc. 
Câu 21. Cho bảng số liệu sau
GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU VÀ DÂN SỐ CỦA
HOA KÌ, TRUNG QUỐC VÀ NHẬT BẢN NĂM 2014
STT
Quốc gia
Giá trị xuất khẩu
(tỉ USD)
Dân số
(triệu người)
1
Hoa Kì
1 610
323, 9
2
Trung Quốc
(kể cả đặc khu Hồng Công)
2 252
1 373, 5
3
Nhật Bản
710, 5
126, 7
(số liệu chính thức được lấy từ nguồn CIA the world factbook)
Theo bảng số liệu, để thể hiện rõ nhất giá trị xuất khẩu và dân số vủa Hoa Kì, Trung Quốc và Nhật Bản, biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?
A. Cột. 	B. Đường. 	
C. Miền. 	D. Kết hợp.
Câu 22. Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu để thu ngoại tệ ở các nước Châu Phi, Tây Á, Mĩ La - tinh là
A. khoáng sản thô hoặc mới sơ chế. 	
B. các sản phẩm của ngành chăn nuôi. 
C. gỗ và các sản phẩm chế biến từ gỗ. 	
D. sản phẩm từ các cây công nghiệp
Câu 23. Cho bảng số liệu:
GIÁ TRỊ XUẤT, NHẬP KHẨU HÀNG HÓA VÀ DỊCH VỤ CỦA PHI - LIP - PIN
GIAI ĐOẠN 2010 - 2015 (Đơn vị: Tỷ đô la Mỹ)
Năm
2010
2012
2014
2015
Xuất khẩu
69, 5
77, 1
82, 2
82, 4
Nhập khẩu
73, 1
85, 2
92, 3
101, 9
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, 2017)
Theo bảng số liệu, nhận xét nào sau đây đúng về cán cân xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của Phi - lip - pin, giai đoạn 2010 - 2015?
A. Từ năm 2010 đến năm 2015 đều xuất siêu. 	
B. Giá trị nhập siêu năm 2015 nhỏ hơn năm 2014. 
C. Từ năm 2010 đến năm 2015 đều nhập siêu. 	
D. Giá trị nhập siêu năm 2010 lớn hơn năm 2012. 
Câu 24. Chức năng của môi trường là
A. không gian sống và cung cấp tài nguyên thiên nhiên.
B. không gian sống và chứa đựng phế thải của con người.
C. cung cấp tài nguyên thiên nhiên và chứa đựng phế thải.
D. không gian sống, cung cấp tài nguyên và chứa đựng phế thải.
Câu 25. Tài nguyên không bị hao kiệt là
A. khoáng sản.	B. rừng.	
C. không khí.	D. động vật.
Câu 26. Môi trường không có chức năng nào sau đây?
A. Là không gian sống của con người. 	
B. Cung cấp nguồn tài nguyên thiên nhiên. 
C. Chứa đựng các chất thải do con người tạo ra. 	
D. Quyết định sự phát triển của xã hội loài người. 
Câu 27. Mục tiêu cho sự phát triển bền vững mà loài người đang hướng tới là phải đảm bảo cho con người có
A. được làm việc, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. 
B. đời sống vật chất, tinh thần cao, môi trường sống lành mạnh. 
B. sống trong môi trường trong sạch, không bị ô nhiễm, suy thoái. 
D. cuộc sống ấm no, đồng thời đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế. 
Câu 28. Biện pháp nâng cao chất lượng môi trường sống của xã hội loài người?
A. Cần phải chung tay của từng nước và thế giới.
B. Tăng trưởng kinh tế và góp phần bảo vệ môi trường.
C. Từng nước đề ra các biện pháp để cải thiện môi trường.
D. Hạn chế khai thác tài nguyên và phát triển công nghiệp.
B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 ĐIỂM)
Câu 1 (1,5 điểm): Trình bày ưu điểm và nhược điểm của giao thông vận tải đường ô tô.
Câu 2 (1,5 điểm): Đề xuất các giải pháp sử dụng hợp lí tài nguyên và bảo vệ môi trường.
C. ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ SỐ 01
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
C
B
A
A
A
A
D
B
D
B
C
D
C
D
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
A
A
D
D
D
A
A
D
D
A
B
D
B
B
B. PHẦN TỰ LUẬN
Câu
Đáp án
Điểm
1
Trình bày ưu điểm và nhược điểm của giao thông vận tải đường sắt.
 * Ưu điểm:
 - Vận chuyển được hàng nặng, cồng kềnh.
 - Tốc độ nhanh.
 - Ổn định.
 - Giá rẻ.
 * Nhược điểm:
 - Chỉ hoạt động được trên đường ray nên tính cơ động không cao.
 - Chi phí xây dựng và mua sắm phương tiện lớn
1,5
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
2
Đề xuất các giải pháp sử dụng hợp lí tài nguyên và bảo vệ môi trường.
 - Chấm dứt chạy đua vũ trang, chấm dứt chiến tranh.
 - Giúp các nước phát triển thoát khỏi cảnh nghèo đói.
 - Ứng dụng các tiến bộ KHKT để kiểm soát môi trường.
 - Sử dụng hợp lí tài nguyên.
 - Thực hiện các công ước quốc tế về môi trường, luật môi trường.
 - Các giải pháp khác (học sinh liên hệ bản thân)
1,5
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
ĐỀ SỐ 02
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
C
B
D
C
D
A
C
C
D
A
C
D
B
D
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
D
B
D
D
B
B
A
A
C
D
C
D
B
A
B. PHẦN TỰ LUẬN
Câu
Đáp án
Điểm
1
Trình bày ưu điểm và nhược điểm của giao thông vận tải đường ô tô.
 * Ưu điểm:
 - Tiện lợi, cơ động cao. Thích nghi với mọi dạng địa hình.
 - Hiệu quả cao với cự li vận chuyển ngắn và trung bình.
 - Có thể kết hợp tốt với các loại hình giao thông vận tải khác.
 - Giá rẻ.
 * Nhược điểm:
 - Ô nhiễm môi trường.
 - Thường xảy ra tai nạn, ách tắc giao thông...
1,5
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
2
Đề xuất các giải pháp sử dụng hợp lí tài nguyên và bảo vệ môi trường.
 - Chấm dứt chạy đua vũ trang, chấm dứt chiến tranh.
 - Giúp các nước phát triển thoát khỏi cảnh nghèo đói.
 - Ứng dụng các tiến bộ KHKT để kiểm soát môi trường.
 - Sử dụng hợp lí tài nguyên.
 - Thực hiện các công ước quốc tế về môi trường, luật môi trường.
 - Các giải pháp khác (học sinh liên hệ bản thân)
1,5
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
3.4. Nhận xét, đánh giá: 
 - GV: Nhận xét, đánh giá tiết kiểm tra.
 - Rút kinh nghiệm
3.5. Hướng dẫn về nhà: 
 - Hướng dẫn ôn tập trong hè.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dia_li_lop_10_hoc_ki_ii.doc