Đề ôn thi vào lớp 10 môn Toán

Đề ôn thi vào lớp 10 môn Toán

Câu II

 Cho hàm số y = (m – 1)x + m + 3.

1) Tìm giá trị của m để đồ thị của hàm số song song với đồ thị hàm số y = -2x + 1.

2) Tìm giá trị của m để đồ thị của hàm số đi qua điểm (1; -4).

3) Tìm điểm cố định mà đồ thị của hàm số luôn đi qua với mọi m.

4) Tìm giá trị của m để đồ thị của hàm số tạo với trục tung và trục hoành một tam giác có diện

 tích bằng 1 (đvdt).

 

doc 3 trang Người đăng trường đạt Lượt xem 1555Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn thi vào lớp 10 môn Toán", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề số 5
(Đề thi năm học 2000 – 2001)
Câu I
Cho phương trình: 
x2 – 2(m + 1)x + 2m – 15 = 0.
1) Giải phương trình với m = 0.
2) Gọi hai nghiệm của phương trình là x1 và x2. Tìm các giá trị của m thoả mãn 5x1 + x2 = 4.
Câu II
 Cho hàm số y = (m – 1)x + m + 3.
1) Tìm giá trị của m để đồ thị của hàm số song song với đồ thị hàm số y = -2x + 1.
2) Tìm giá trị của m để đồ thị của hàm số đi qua điểm (1 ; -4).
3) Tìm điểm cố định mà đồ thị của hàm số luôn đi qua với mọi m.
4) Tìm giá trị của m để đồ thị của hàm số tạo với trục tung và trục hoành một tam giác có diện
 tích bằng 1 (đvdt).
Câu III
Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn tâm O, đường phân giác trong của góc A cắt cạnh BC tại D và cắt đường tròn ngoại tiếp tại I.
1) Chứng minh OI vuông góc với BC.
2) Chứng minh BI2 = AI.DI.
3) Gọi H là hình chiếu vuông góc của A trên cạnh BC. Chứng minh rằng : .
4) Chứng minh : .
Đề số 6
(Đề thi năm học 2001 – 2002)
Câu I (3,5đ)
 Giải các phương trình sau:
1) x2 – 9 = 0
2) x2 + x – 20 = 0
3) x2 – 2x – 6 = 0.
Câu II (2,5đ)
 Cho hai điểm A(1 ; 1), B(2 ; -1).
1) Viết phương trình đường thẳng AB.
2) Tìm các giá trị của m để đường thẳng y = (m2 – 3m)x + m2 – 2m + 2 song song với đường
 thẳng AB đồng thời đi qua điểm C(0 ; 2).
Câu III (3đ)
 Cho tam giác ABC nhọn, đường cao kẻ từ đỉnh B và đỉnh C cắt nhau tại H và cắt đường tròn ngoại 
 tiếp tam giác ABC lần lượt tại E và F.
1) Chứng minh AE = AF.
2) Chứng minh A là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác EFH.
3) Kẻ đường kính BD, chứng minh tứ giác ADCH là hình bình hành.
Câu IV (1đ)
Tìm các cặp số nguyên (x, y) thoả mãn phương trình: .
Đề số 7
(Đề thi năm học 2001 – 2002)
Câu I (3,5đ)
 Giải các phương trình sau :
1) 2(x – 1) – 3 = 5x + 4
2) 3x – x2 = 0
3) .
Câu II (2,5đ)
 Cho hàm số y = -2x2 có đồ thị là (P).
1) Các điểm A(2 ; -8), B(-3 ; 18), C( ; -4) có thuộc (P) không ?
2) Xác định các giá trị của m để điểm D có toạ độ (m; m – 3) thuộc đồ thị (P).
Câu III (3đ)
 Cho tam giác ABC vuông tại A, đường cao AH. Đường tròn đường kính AH cắt cạnh AB tại M và 
 cắt cạnh AC tại N.
1) Chứng minh rằng MN là đường kính của đường tròn đường kính AH.
2) Chứng minh tứ giác BMNC nội tiếp.
3) Từ A kẻ đường thẳng vuông góc với MN cắt cạnh BC tại I. Chứng minh: BI = IC.
Câu IV (1đ)
 Chứng minh rằng là nghiệm của phương trình: x2 + 6x + 7 = , từ đó phân tích đa thức x3 + 6x2 + 7x – 2 thành nhân tử.
Đề số 8
(Đề thi năm học 2002 – 2003)
Câu I (3đ)
 Giải các phương trình:
1) 4x2 – 1 = 0
2) 
3) .
Câu II (2,5đ)
 Cho hàm số y = .
1) Vẽ đồ thị của hàm số.
2) Gọi A và B là hai điểm trên đồ thị của hàm số có hoành độ lần lượt là 1 và -2. Viết phương 
 trình đường thẳng AB.
3) Đường thẳng y = x + m – 2 cắt đồ thị trên tại hai điểm phân biệt, gọi x1 và x2 là hoành độ hai
 giao điểm ấy. Tìm m để x12 + x22 + 20 = x12x22.
Câu III (3,5đ)
 Cho tam giác ABC vuông tại C, O là trung điểm của AB và D là điểm bất kỳ trên cạnh AB (D không
 trùng với A, O, B). Gọi I và J thứ tự là tâm đường tròn ngoại tiếp các tam giác ACD và BCD. 
1) Chứng minh OI song song với BC.
2) Chứng minh 4 điểm I, J, O, D nằm trên một đường tròn.
3) Chứng minh rằng CD là tia phân giác của góc BAC khi và chỉ khi OI = OJ.
Câu IV (1đ) 
Tìm số nguyên lớn nhất không vượt quá .

Tài liệu đính kèm:

  • docDE TUYEN VAO 10 Toan.doc