Đề thi học kỳ II - Năm học 2009 - 2010 môn Hoá khối 10 - Mã đề: 246

Đề thi học kỳ II - Năm học 2009 - 2010 môn Hoá khối 10 - Mã đề: 246

Câu 1: Tốc độ phản ứng phụ thuộc các yếu tố nào sau đây?

A. Áp suất, nhiệt độ, chất xúc tác

B. Nhiệt độ, áp suất, diện tích bề mặt

C. Nồng độ, nhiệt độ, áp suất, diện tích bề mặt, chất xúc tác

D. Diện tích bề mặt, nồng độ, nhiệt độ, áp suất

Câu 2: Axit HClO có tên gọi là

A. Axit hipoclorơ B. Axit clohiđric C. Axit flohiđric D. Axit clorit

Câu 3: Cho phản ứng sau đang ở trạng thái cân bằng: N2(k) + 3H2(k)  2NH3(k) H<0>

Yếu tố làm cho cân bằng chuyển dịch về phía bên trái (phản ứng nghịch) là

A. giảm nồng độ NH3 B. tăng nhiệt độ

 

doc 2 trang Người đăng hanzo10 Lượt xem 1378Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kỳ II - Năm học 2009 - 2010 môn Hoá khối 10 - Mã đề: 246", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	ĐỀ THI HỌC KỲ II NĂM HỌC 2009-2010
	MÔN HOÁ KHỐI 10 BAN KHTN
	Thời gian làm bài: 45 phút.
	(Không kể thời gian phát đề)
	------------------------Y°Y-----------------------
Mã đề: 246
Họ và tên:..........................................................Lớp:...................	
SBD:............................................................................................
	---------------------------------------------------------------------------------------------------
Câu 1: Tốc độ phản ứng phụ thuộc các yếu tố nào sau đây?
A. Áp suất, nhiệt độ, chất xúc tác
B. Nhiệt độ, áp suất, diện tích bề mặt
C. Nồng độ, nhiệt độ, áp suất, diện tích bề mặt, chất xúc tác
D. Diện tích bề mặt, nồng độ, nhiệt độ, áp suất
Câu 2: Axit HClO có tên gọi là
A. Axit hipoclorơ	B. Axit clohiđric	C. Axit flohiđric	D. Axit clorit
Câu 3: Cho phản ứng sau đang ở trạng thái cân bằng: N2(k) + 3H2(k) D 2NH3(k) rH<0 
Yếu tố làm cho cân bằng chuyển dịch về phía bên trái (phản ứng nghịch) là
A. giảm nồng độ NH3	B. tăng nhiệt độ
C. tăng áp suất	D. tăng nồng độ N2
Câu 4: Cho V lit SO2 (đktc) tác dụng hết với dung dịch Br2 dư. Thêm tiếp vào dung dịch sau phản ứng BaCl2 dư thu được 46,6 gam kết tủa. Giá trị V là (Ba=137, Cl=35,5, S=32, O=16)
A. 2,24 lit	B. 3,36 lit	C. 1,12 lit	D. 4,48 lit
Câu 5: Sục từ từ 4,48 lit SO2 (đktc) vào 100 ml dd NaOH 3M. Muối tạo thành sau phản ứng là (S=32, O=16, Na=23, O=16, H=1)
A. NaHSO3	B. Na2SO3
C. Na2SO4	D. hỗn hợp Na2SO3 và NaHSO3
Câu 6: Chất nào sau đây vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử?
A. H2SO4	B. H2S	C. K2SO4	D. SO2
Câu 7: Clo có các số oxi hóa là
A. -1; 0; +1; +3; +5; +7	B. -1; 0; +2; +6; +5; +7
C. -1; 0; +1; +2; +3, +5	D. -1; 0; +1; +2, +5, +7
Câu 8: Cho 100ml dung dịch chứa đồng thời HCl 1M và H2SO4 0,5M. Thể tích dung dịch NaOH 20% (d=1,25g/ml) cần để trung hoà dung dịch trên là (Na=23, O=16, H=1, S=32, Cl=35,5)
A. 40ml	B. 12ml	C. 32ml	D. 23ml
Câu 9: Tính oxi hóa của các halogen biến đổi theo chiều giảm dần là
A. Cl>Br>F>I	B. I>Br>Cl>F	C. Br>Cl>I>F	D. F>Cl>Br>I
Câu 10: Cacbon tác dụng với H2SO4 đặc, nóng theo PTHH sau:
Trong phản ứng này, tỉ lệ số nguyên tử cacbon bị oxi hóa: số nguyên tử lưu huỳnh bị khử là
A. 2:1	B. 3:1	C. 1:3	D. 1:2
Câu 11: Kim loại nào sau đây tác dụng với dung dịch HCl loãng và tác dụng với khí Cl2 cho cùng một loại muối clorua kim loại?
A. Cu	B. Mg	C. Fe	D. Ag
Câu 12: Để điều chế oxi trong công nghiệp người ta dùng phương pháp:
A. điện phân nước.	B. điện phân dung dịch NaOH.
C. nhiệt phân dung dịch KMnO4	D. nhiệt phân KClO3 với xúc tác MnO2.
Câu 13: Trong các khí sau, khí có màu vàng lục, mùi xốc, rất độc là
A. CO2	B. SO2	C. Cl2	D. O2
Câu 14: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp A gồm Zn, ZnO phải dùng hết 448 ml dung dịch HCl 3,65 % (d = 1,12g/ml) thu được dung dịch B và 2,24 lít khí thoát ra ở đktc. Thành phần phần trăm về khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp A là (Zn=65, O=16, H=1, Cl=35,5)
A. 26,7% và 73,3%	B. 34,9% và 65,1%	C. 38,2% và 61,8%	D. 45,1% và 54,9%
Câu 15: Cho 9,75 gam kim lọai X (hóa trị II) tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 3,36 lít khí H2 (đktc). Kim loại X là (Zn=65, Mg=24, Al=27, Ca=40)
A. Ca	B. Al	C. Mg	D. Zn
Câu 16: Cấu hình electron lớp ngoài cùng của các nguyên tố nhóm halogen là
A. ns2np4	B. ns2np1	C. ns2np5	D. ns2np3
Câu 17: Cho m (g) Al phản ứng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng vừa đủ kết thúc phản ứng thu được 6,72 lít khí sunfurơ (đktc). Giá trị m là (Al=27, H=1, S=32, O=16)
A. 2,7g	B. 5,4g	C. 6.7g	D. 4,5g
Câu 18: Để nhận biết I2 người ta dùng thuốc thử là
A. Dung dịch BaCl2	B. Hồ tinh bột
C. Dung dịch AgNO3	D. Quỳ tím
Câu 19: Cho phương trình phản ứng: 
Ý kiến nào sau đây là đúng?
A. H2S chất oxi hóa, Cl2 chất khử	B. H2S chất khử, Cl2 chất oxi hóa
C. H2S vừa chất oxi hóa, vừa chất khử	D. Cl2 vừa chất oxi hóa, vừa chất khử
Câu 20: Cho 200ml dung dịch HCl tác dụng vừa đủ với 300ml dung dịch NaOH 2M. Nồng độ mol của dung dịch sau phản ứng là (H=1, Cl=35,5; Na=23, O=16)
A. 1,2 M	B. 2,1 M	C. 3,4 M	D. 4,2 M
Câu 21: Cho phản ứng sau: Cl2 + 2H2O + SO2 à 2HCl + H2SO4
Vai trò của Cl2 trong phản ứng trên là
A. Chất oxi hóa	B. Môi trường
C. Vừa chất oxi hóa, vừa chất khử	D. Chất khử
Câu 22: Để pha loãng axit sunfuric đậm đặc thành axit sunfuric loãng người ta tiến hành cách nào trong các cách sau?
A. Cho nhanh nước vào axit.	B. Cho nhanh axit vào nước
C. Cho từ từ nướcvào axit	D. Cho từ từ axit vào nước
Câu 23: Thuốc thử để phân biệt O2 và O3 là
A. BaCl2	B. Quỳ tím	C. Ag	D. AgNO3
Câu 24: Người ta điều chế oxi trong phòng thí nghiệm bằng phản ứng nhiệt phân chất nào sau đây?
A. KMnO4	B. (NH4)2SO4	C. CaCO3	D. NaHCO3
Câu 25: Cho biết cân bằng sau được thực hiện trong bình kín:
 PCl5(k) D PCl3(k) + Cl2(k) rH>0
Yếu tố tạo nên sự tăng lượng PCl5 trong cân bằng là
A. tăng nhiệt độ	B. thêm Cl2 vào	C. thêm chất xúc tác	D. giảm áp suất
-----------------------------------------------
----------- HẾT ----------

Tài liệu đính kèm:

  • docDe tham khao Hoa10 HKII so 9.doc