Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 chuyên hóa trường THPT Hà Nội - Amsterdam năm học 1988 – 1989

Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 chuyên hóa trường THPT Hà Nội - Amsterdam năm học 1988 – 1989

Câu 1. Hiđroxit là gì? Có thể nói tất cả các axit và bazơ đều là hiđroxit được không? Tại sao?

Nêu thí dụ cho mỗi trường hợp.

Câu 2.

 So sánh sự khác nhau giữa đơn chất và hợp chất.

Câu 3.

 Khí oxi mới điều chế trong phòng thí nghiệm bị lẫn một ít hơi nước và khí cacbonic. Để làm

sạch oxi người ta cho khí này đi qua một hệ thống bình chứa những hóa chất khác nhau.

 Theo em nên bố trí hệ thống bình làm sạch này như thế nào, vẽ sơ đồ đơn giản và nêu cách

sử dụng và cho biết các hóa chất cần dùng là gì?

pdf 11 trang Người đăng hanzo10 Lượt xem 2936Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 chuyên hóa trường THPT Hà Nội - Amsterdam năm học 1988 – 1989", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 chuyên
hóa
Trường THPT Hà nội - Amsterdam
Năm học 1988 – 1989
Thời gian: 150 phút (không kể giao đề)
Câu 1. Hiđroxit là gì? Có thể nói tất cả các axit và bazơ đều là hiđroxit được không? Tại sao?
Nêu thí dụ cho mỗi trường hợp.
Câu 2.
 So sánh sự khác nhau giữa đơn chất và hợp chất.
Câu 3.
 Khí oxi mới điều chế trong phòng thí nghiệm bị lẫn một ít hơi nước và khí cacbonic. Để làm
sạch oxi người ta cho khí này đi qua một hệ thống bình chứa những hóa chất khác nhau.
 Theo em nên bố trí hệ thống bình làm sạch này như thế nào, vẽ sơ đồ đơn giản và nêu cách
sử dụng và cho biết các hóa chất cần dùng là gì?
Câu 4.
 1. Bột tha và bột đồng (II) oxit đều có màu đen. Hãy nêu phương pháp hóa học đơn giản để
phân biệt các bột này.
 2. Nung nóng hỗn hợp A gồm bột than và bột đồng (II) oxit (không có không khí) người ta
thu được khí B và 2,2 g chất rắn C. Dẫn khí B đi qua dd hiđroxit bari (dư) thấy tạo thành 1,97 g
kết tủa trắng.
 Đem chia chất rắn C thành 2 phần bằng nhau.
 3. Phần thứ nhất được lắc kỹ với dd axit clohiđric (dư). Sau khi phản ứng hoàn toàn, lọc lấy
dd vào thùng rồi đổ vào dd này một lượng dd hiđroxit kali đặc dư. Phản ứng xong tiếp tục lọc
lấy kết tủa đem nung đến khối lượng không đổi được m g chất rắn.
 4. Đối với phần hai trong oxi dư được chất rắn nặng 4,2 g.
 a. Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
 b. Tính m.
 c. Xác định thành phần và khối lượng các chất có trong hỗn hợp A.
Cho H = 1; C = 12; O = 16; Cu = 64; Ba = 137
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 chuyên hóa
Trường THPT Hà nội - Amsterdam
Đề Chính Thức
Đề Chính Thức
Năm học 1989 – 1990
Thời gian: 150 phút (không kể giao đề)
Câu 1.
 1. Sự cháy là gì? Thí dụ.
 2. So sánh sự cháy của một chất trong không khí và trong oxi. Giải thích sự khác nhau giữa
hai hiện tượng này.
 3. Trong công nghiệp và các lĩnh vực khác, sự cháy trong oxi đã được ứng dụng như thế nào,
hãy nêu 4 thí dụ để minh họa.
Câu 2.
 1. Một học sinh cho rằng: “Hỗn hợp được tạo ra từ hai loại nguyên tử trở lên”. Theo em, ý
kiến này đúng hay sai, tại sao. Nêu thí dụ minh họa.
 2. Hãy kể ra 4 thí dụ về các phương pháp vật lí khác nhau đực áp dụng trong thực tế đời sống
và sản xuất nhằm tách riêng từng chất trong hỗn hợp.
Câu 3.
 Trong thiết bị tổng hợp nước có chứa 11,2 lít hỗn hợp khí A gồm H2 và O2. Sau một thời gian
đốt hỗn hợp bằng tia lửa điện người ta làm nguội về nhiệt độ ban đầu thì được 3,6 g nước và V
lít hỗn hợp khí B.
 1. Xác định thành phần % theo thể tích và theo khối lượng của các khí hỗn hợp A, biết rằng
2,8 lít hỗn hợp này cân nặng 1,375 g.
 2. Tính V.
 3. Hỗn hợp khí C có chứa 50% nitơ, 50% CO2 (theo khối lượng). Hỏi trong bao nhiêu g hỗn
hợp C có một số phần tử khí bằng 2,25 lần số phân tử khí có trong V lit hỗn hợp B. Các khí đo ở
đktc.
Cho H = 1; C = 12; N = 14; O = 16
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 chuyên hóa
Trường THPT Hà nội - Amsterdam
Đề Chính Thức
Năm học 1991 – 1992
Thời gian: 150 phút (không kể giao đề)
Câu 1. (3 đ) Cho các từ: A: nguyên tố; B: nguyên tử; C: phân tử; D: chất; E: đơn chất; F: Hợp
chất; G: hỗn hợp; H: Tạp chất. Hãy chọn trong số này từ thích hợp điền vào mỗi chỗ trống để
hoàn thành những câu sau:
 1. Không khí được coi là một . gồm nhiều . mà thành phần chính là oxi và
nitơ, ngoài ra có một lượng nhỏ các khí khác như cacbonic, hơi nước, khí hiếm, ..
 2. Công thức hóa học cho biết số  của mỗi .. có trong .. của.
 3. Trong .. của mỗi . có thể chỉ gồm những . của cùng một  nhưng cũng có thể
gồm . của hai hay nhiều 
 4. Các .. cấu tạo nên protit gồm C, H, O, N ngoài ra còn có thể có cả S, P, Fe, .
 5. Những khác nhau do cùng một ... hóa học, vì vậy trong kẽm .. chính là ..
Câu 2. (2đ) Viết các phương trình phản ứng điều chế đồng (II) sunfat bằng 4 cách khác nhau
mà chỉ cần sử dụng không quá 5 loại hóa chất ( ghi rõ điều kiện phản ứng kèm theo, nếu có).
Câu 3. (2,5đ) Hỗn hợp A gồm muối nitrat của kim loai X (hóa trị I) và kim loại Y (hóa trị II).
Trong thành phần của hỗn hợp A, nitơ chiếm 10,891% khối lượng.
 1. Có thể điều chế được tối đa bao nhiêu kim loại từ 145,4 g hỗn hợp A.
 2. Cho biết 2 muối trong hỗn hợp A có tỷ lệ về số mol tương ứng là 5:3, hãy xác định X, Y
là kim loại nào trong số những kim loại dưới đây.
 Na = 23; Mg = 24; K = 39; Ca = 40; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Ag = 108; Ba = 137; Hg =
200
 3. Nêu phương pháp tách riêng muối Y(NO3)2 ra khỏi hỗn hợp A.
Câu 4 (1,5đ) Để đốt cháy hoàn toàn 2,24 lít HCHC A thể khí cần sử dụng vừa hết 13,44 lít khí
oxi. Phản ứng làm tạo thành hỗn hợp khí B gồm CO2 và hơi nước. Dẫn B lần lượt đi qua bình I
chứa 72,8 g dd H2SO4 98% và bình II chứa 800 ml dd NaOH 0,625M. Toàn bộ hơi nước bị hấp
thụ ở bình I làm tạo thành dd H2SO4 89,18%. Khi qua bình II, khí CO2 bị hấp thụ hết làm tạo
thành một dd chỉ chá 35,8 g muối. Cho biết các thể tích khí đo ở ktc. Hãy xác định CTPT của A.
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 chuyên hóa
Trường THPT Hà nội - Amsterdam
Năm học 1993 – 1994
Thời gian: 150 phút (không kể giao đề)
Đề Chính Thức
Câu 1. (4đ)
 1. Cho biết A là hỗn hợp gồm Mg và Cu, hãy viết các phương trình phản ứng theo sơ đồ sau:
 Khí D
 + O2 (dư) + ddHCl + Na
 A B C dd E
 nung + D
 Kết tủa F G M
 2. So sánh những điểm khác nhauvề cấu tạo phân tử và tính chất hóa học giữa metan, etylen
và benzen. Nêu thí dụ minh họa.
Câu 2 (3đ).
 Dung dịch X chứa hỗn hợp KOH và Ba(OH)2 có CM lần lượt là 0,2M và 0,1M. Dung dịch Y
chứa hỗn hợp H2SO4 và HCl có CM lần lượt là 1,25M và 0,75M.
 1. Tính thể tích dd X vừa đủ để trung hòa 40 ml dd Y và khối lượng chất kết tủa tạo thành
sau phản ứng.
 2. Dùng V ml dd Y để hòa tan m g CuO, làm tạo thành dd Z. Cho 12 g bột Mg vào Z, sau
khi phản ứng kết thúc lọc tách được 12,8 g chất rắn. Tính m.
Câu 3 (3 đ).
 HCHC X có thành phần gồm các nguyên tố C, H, O. Đểđốt cháy hoàn toàn 2,688 lit hơi X,
cần dung 5,376 lít O2 kết quả thu được 10,56 g CO2 và 4,32 g H2O.
 1. Xác định CTPT của X, biết rằng các thể tích khí đều đo ở đktc.
 2. Viết các phương trình phản ứng theo sơ đồ sau biết X có khả năng làm đỏ quỳ tím và các
chất A, B, C, D, E, f trong sơ đồ đều là HCHC:
A B C X D E I
Cho H = 1; C = 12; O = 16; Na = 23;Mg = 24; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Cu = 64; Ba = 137
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 chuyên hóa
Trường THPT Hà nội - Amsterdam
Năm học 1991 – 1992, (Vòng 1)
Thời gian: 150 phút (không kể giao đề)
Đề Chính Thức
Câu 1(2,5đ).
 1. Chỉ dùng dd HCl và Ba(OH)2 hãy nêu cách phân biệt 4 lọ bột riêng biệt bị mất nhãn: Fe;
Fe2O3; FeCO3; BaCO3.
 2. Xác định các chất: A, B, C, D, E. Hãy viết các phương trình phản ứng (ghi rõ điều kiện)
để hoàn thành dãy biến hóa sau:
 + A + C + E + A
 Fe B D Fe(OH)3 D
 (1) (2) (3) (4)
 + C
 (5)
Câu 2(2,5đ).
 1. Trong bình chứa hỗn hợp khí: CO; CO2; C2H4; C2H2. Nêu phương pháp hóa học để nhận
biết từng khí có trong bình.
 2. Một hỗn hợp A gồm C2H6 và C2H4. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp A thì thu được A mol hơi
nước và b mol CO2. Hỏi tỷ lệ T = a/b có giá trị trong khoảng nào?Câu 3(2,5đ).
 Giải thích các hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm sau và tính CM ban đầu của hai dd H2SO4
và NaOH.
 Thí nghiệm 1: Trộn 3 lit dd NaOH với 2 lít dd H2SO4 thu được 5 lít ddA. Lấy 0,2 lít ddA,
thêm một mẩu quỳ thấy có màu xanh. Sau đó thêm từ từ dd HCl 0,05M tới khi quỳ đổi thành
màu tím thì hết 0,4 lít axit.
 Thí nghiệm 2: Trộn 2 lít dd NaOH với 3 lít dd H2SO4 thu được 5 lít ddB. Lấy 0,2 lít ddB,
thêm một mẩu quỳ thấy có màu đỏ. Sau đó thêm từ từ dd NaOH 0,1M tới khi quỳ đổi thành màu
tím thì hết 0,8 lít xút.
Câu 4(2,5đ).
 Đốt cháy hoàn toàn m g một HCHC A chứa C; H; O cần 0,448 lít khí oxi (đktc) thu được
0,88 g CO2 và 0,36g hơi nước. Tỷ khối hơi của A so với metan là 3,75. Cho 50 ml ddA tác dụng
hoàn toàn với Na2CO3 thu được V lít CO2 (đktc). Cô cạn dd thu được 8,2 g muối khan.
 1. Tính m, xác định CTPT, CTCT của a.
 2. Tính V, xác định Cm của dd A.
Cho Na = 23; C = 12; H = 1; O = 16.
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 chuyên hóa
Trường THPT Hà nội - Amsterdam
Năm học 1999 – 2000
Thời gian: 150 phút (không kể giao đề)
Câu 1(1,5đ):
 1.Hãy cho biết điều kiện có thể xảy ra phản ứng giữa muối và axit; giữa muối và kiềm. Viết
các phương trình phản ứng minh họa.
Đề Chính Thức
 2. Nêu thí dụ 2 muối (tạo bởi 2 kim loại khác nhau và 2 gốc axit khác nhau) vừa có khả năng
phản ứng với axit, vừa có khả năng phản ứng vời kiềm. Viết các phương trình phản ứng để minh
họa.
Câu 2(1,75đ).
 Hòa tan hoàn toàn MCO3 bằng một lượng vừa đủ dd H2SO4 12,25% thu được dd MSO4
17,431%
 1. Xác định kim loại M.
 2. Đun nhẹ 104,64 g dd muối tạo thành ở trên để làm bay hơi nước, thu được 33,36 g tinh thể
hiđrat. Xác định tinh thể muối hiđrat này.
Câu 3 (1,5đ). Viết 6 phương trình phản ứng tạo thành đồng (II) clorua từ những chất ban đầu
khác nhau.
Câu 4(2đ).
 Cho 80 g bột Cu vào 200 ml đ AgNO3, sau một thời gian phản ứng lọc được dd A và 95,2 g
chất rắn. Cho tiếp 80g bột Pb vào dd A; phản ứng xong lọc tách được ddB chỉ chứa một muối
duy nhất và 67,05 g chất rắn.
 1. Tính CM của dd AgNO3 đã dùng.
 2. Cho 40 g bột kim loại R hóa trị II vào 1/10 ddB, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn lọc
tách được 44,575 g chất rắn không tan. Hãy xác định kim loại R.
Câu 5(1,5đ) Cho X1; X2; X3; X4; X5 là các chất hữu cơ, còn A, B, C, D, E là những chất vô cơ.
Hãy xác định các hất thích hợp để hoàn thành những phương trình phản ứng theo sơ đồ sau:
 1. X1 + A  X2 + X5
 2. X3 + X5  X1 + C
 3. A + X4  X2 + B
4. X5 + O2  X3 + C
5. D + X2  X3 + E
6. X3 + Mg  X4 + H2Câu 6 (1,75đ). Hỗn hợp khí X được tạo thành khi trộn lẫn 4V lít khí CH4 với V lít khí
hiđrocacbon A (đo ở cùng đk, to, p). Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X; thu được hơi nước và khí
CO2 có tỷ lệ tương ứng là 6,75:11.
 Trộn m g CH4 với 1,75 g hiđrocacbon A được hỗn hợp Y. Đốt cháy hoàn toàn hh Y thu được
khí CO2 và hơi nước có tỷ lệ tương ứng.
 1. Xác định CTPT A
 2. Viết các CTCT có thể có của A.
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 chuyên hóa
Trường THPT Hà nội - Amsterdam
Năm học 1991 – 1992, (vòng 2)
Thời gian: 150 phút (không kể giao đề)
Câu 1.
 1. Oxit là gì? Nêu tính chất hoá học khác nhau giữa các loại oxit mà em đã học. Viết các
phương trình phản ứng minh hoạ néu có.
Đề Chính Thức
 2. Từ sắt (III) oxit bằng các loại hoá chất khác nhau có thể điều chế được sắt (III) clorua
theo hai cách. Hãy trình bày cách làm, nếu với mỗi chất được chọn chỉ dùng không quá một lần.
Câu 2.
 1. Trình bày những phương pháp sử dụng những kim loại thích hợp để phân biệt các chất
lỏng sau: benzen, rượu etylic, axit axetic.
 2. Cho A, B, C, D là các hợp chất hữu
cơ khác nhau, hãy xác định các chất này và
viết các phương trình phản ứng thực hiện
biến hoá sau:
 A C
 Axit axetic
 B D
Câu 3.
 R là một kim loại có hoá trị II. Đem hoà tan hoàn toàn a g oxit của kim loại này vào 48 g dd
H2SO4 6,125% tạo thành dd A có chứa 0,98% H2SO4.
Khi dùng 2,8 lít cacbon (II) oxit để khử hoàn toàn a g oxit trên thành kim loại, thu được khí B.
Nếu lấy 0,7 lít khí B cho qua dd nước vôi trong (dư) làm tạo ra 0,625g kết tủa.
 1. Tính a và khối lượng của R, biết rằng các phản ứng xảy ra hoàn toàn, các thể tích khí đều
đo ở đktc.
 2. Cho 0,54g bột nhôm vào 20 g dd A, sau khi phản ứng kết thúc lọc tách được m g chất rắn.
Tính m.
 H = 1; C = 12; O = 16; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Ca = 40; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 chuyên hóa
Trường THPT Hà nội - Amsterdam
Năm học 1992 – 1993
Thời gian: 150 phút (không kể giao đề)
Câu 1. 1. Hoàn thành các phương trình phản ứng sau:
 (1). CO2 + ?  Ba(HCO3)2
 (2). MnO2 + HCl  ? + ?
Đề Chính Thức
 (3). FeS2 + ?  SO2 +
 (4). Cu + ?  CuSO4 + ?
 2. a. Trình bày các tính chất hoá học chủ yếu của phi kim và những căn cứ để so sánh mức độ
mạnh yếu của phi kim. Nêu ví dụ.
 b. Hãy chọn một phản ứng để chứng tỏ Clo có tính phi kim mạnh hơn oxi. Viết các phương
trình phản ứng minh hoạ.
Câu 2.
 1. Viết công thức cấu tạo của các hợp chất có công thức C4H8.
 2. Nêu PPHH để phân biệt các chất lỏng sau: axit axetic, rượu etylic, benzen, dd glucozơ
trong nước và ẽtăng có lẫn một ít nước.
Viết các phương trình phản ứng (nếu có).
Câu 3. Dung dịch A chứa axit axetic có khối lượng riêng là 1,02g/ml. Cho V ml dd A vào 80ml
dd Na2CO3 0,25M, tạo thành 0,336 lít khí và ddB.
 Cho B vào cốc chứa 400 ml dd Ca(OH)2 0,05M thu được 0,5 g kết tủa và ddC.
 Nếu cho V ml dd A tác dụng với lượng dư Na. Làm tạo thành 8,736 lít khí.
 1. Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
 2. Xác định V và nồng độ phân tử g của ddA.
 3. Dung dịch C có thể hấp thụ tối đa bao nhiêu lít khí CO2. Biết rằng các phản ứng xảy ra
hoàn toàn, các thể tích khí đều đo ở đktc, các muối của axit axetic đều tan trong nước.
Cho H = 1; C = 12; O = 16; Na = 23; Ca = 40
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 chuyên hóa
Trường Đại học quốc gia Hà nội
Năm học 1992 – 1993
Thời gian: 150 phút (không kể giao đề)
Câu 1. Cho sơ đồ biến hóa sau:
 + B + D + F
 A C E CaCO3
 (1) (2) (3) (4)
 CaCO3
Đề Chính Thức
 +X +Y +Z
 P Q R CaCO3
 (5) (6) (7)
 Hãy tìm các chất ứng với các chữ cái A, B, C, D, E, F, P, Q, R, X, Y, Z biết rằng chúng là
những chất khác nhau. Viết các phương trình phản ứng.
Câu 2.
 1. Từ nguyên liệu ban đầu là quặng pirit, muối ăn, không khí, nước, các thiết bị và các xúc
tác cần thiết, viết các phương trình phản ứng điều chế FeSO4; Fe(OH)3; NaHSO4.
 2. Một hỗn hợp khí gồm CO, CO2, SO2, SO3. Cần dùng các phản ứng hóa học nào để nhận ra
từng khí có mặt trong hỗn hợp.
Câu 3.
 1. Viết CTCT dạng mạch hở và mạch vòngcủa các hợp chất có công thức C5H10.
 2. Cho hỗn hợp khí gồm Cl2, etylen, metan vào một ống nghiệm, sao đó đem úp ngược ống
nghiệm vào một chậu nước muối (trong chậu nước muối có để một mẩu giấy quỳ tím) rồi đưa ra
ánh sáng khuếch tán. Viết các phương trình phản ứng và giải thích tất cả các hiện tượng xảy ra.
Câu 4.
Cho 13,14 g bột đồng kim loại vào một cốc đựng 500 ml dd AgNO3 0,3M khuấy đều dd một
thời gian sau đó đem lọc ta thu được 22,56 g chất rắn A và ddE
(Chú ý: Mất 1 đoạn của đề này)
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 chuyên hóa
Trường Đại học quốc gia Hà nội
Năm học 1993 – 1994
Thời gian: 150 phút (không kể giao đề)
Câu 1: 1. Cân bằng phương trình phản ứng.
 a. FeS2 + O2 Fe2O3 + SO2
 b. Fe2O3 + CO FexOy + CO2
 2. Cho hh M gồm 5 chất Fe, Cu, Al, CuO, FeO. Hãy trình bày phương pháp hòa tan để
chưng minh sự có mặt của từng chất trong hh M.
 3. a. Viết các phương trình phản ứng theo sơ đồ sau:
 + H2O + O2 + NaOH + NaOH rắn +Cl2
 A B D E F O H
Đề Chính Thức
 Axit men
 Biết A được tạo thành nhờ phản ứng quang hợp và H là metyl clorua.
 b. Cho hợp chất có CTCT:
 O
 CH3 – CH2 – C
 O – CH3
 Chất này thuộc hợp chất nào? Viết phương
trình phản ứng điều chế chất đó từ hai chất
trong sơ đồ cho trên.
Câu 2. Cho 6,45 g hh hai kim loại A (hóa trị II) và B (hóa trị II) tác dụng với dd H2SO4 loãng
dư, sau kghi phản ứng xong thu được 1,12 lít khí (đktc) và 3,2 g chất rắn. Lượng chất rắn này
tác dụng vừa đủ với 200 ml dd AgNO3 0,5M thu được dd D và kim loại E. Lọc lấy E rồi cô cạn
dd D thu được muối khan F.
 1. Xác định kim loại A; B biết rằng A đứng trước B trong dãy HĐHH của kim loại.
 Tính CM của chất tan trong dd B. Giả thiết thể tích của dd không thay đổi.
 2. Nhúng một thanh kim loại R nặng 15 g vào dd B, khuấy đều để phản ứng xảy ra hoàn
toàn. Sau đó lấy thanh kim loại ra khỏi dd cân nặng 7,205 g giả sử tất cả kim loại thoáy ra đều
bám vào thanh R.
 Hỏi R là kim loại gì trong số các kim loại cho dưới đây?
Câu 3. Chất béo B có công thức (CnH2n + 1COO)3C3H5. Đun nóng 16,12 g chất B với 250 ml dd
NaOH 0,4M tới khi phản ứng xà phòng hóa xảy ra hoàn toàn thu được ddX. Để trung hòa NaOH
tự có trong 1/10 ddX cần 200 ml dd HCl 0,02M
 1. Hỏi khi xà phòng hóa 1kg chất béo B tiêu tốn bao nhiêu g NaOH ta thu được bao nhiêu g
glixerin.
 2. Xác định CTPT của axit tạo thành chất béo B
 Cho H = 1; C = 12; ) = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; Fe = 56; Ni = 59; Cu = 64; Zn = 65;
Ag = 108; Pb = 207.
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 chuyên hóa
Trường Đại học quốc gia Hà nội
Năm học 1997 – 1998
Thời gian: 150 phút (không kể giao đề)
Câu 1. Cân bằng các phương trình phản ứng sau:
 to
 1. Cu + H2SO4đ CuSO4 + H2O + SO2
 to
 2. FeS2 + O2 Fe2O3 + SO2
 to
 3. FexOy + CO FeO + CO2
Đề Chính Thức
Câu 2. Có 5 lọ mất nhãn, mỗi lọ chứa một trong các chất bột màu đen hoặc màu xám sẫm sau: FeS; Ag2O;
CuO; MnO2; FeO. Hãy trình bày phương pháp hóa học đơn giản nhất nhận biết từng chất trên, chỉ dùng ống
nghiệm, đèn cồn và một dd thuốc thử để nhận biết.
Câu 3. Viết CTCT của tất cả các đồng phân có CTPT C4H10O.
Câu 4. Cho sơ đồ biến hóa sau:
 1. A + H2 B
 2. B + O2 CO2 + H2O
 3. B +  C + H2O
 4. C + B D + H2O
 5. D + NaOH B + .
 ở đây A, B, C, D là kí hiệu các chất hữu cơ.
 Hãy xác định công thức, tên gọi của các chất đó và hoàn thành các phương trình phản ứng theo sơ đồ trên.
Câu 5. Cho 27,4 g Ba vào 400 g dd CuSO4 3,2% thu được khí A kết tủa B và dd C.
 1. Tính thể tích khí A (đktc).
 2. Nung kết tủa B ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi thì thu được bao nhiêu g chất rắn?
 3. Tính C% của chất ta trong ddC.
Câu 6. Thêm từ từ dd HCl vào 10 g muối cacbonat một kim loại hóa trị II thì sau một thời gian lượng khí thoát
ra vượt quá 1,904 lít (đktc) và lượng muối clorua tạo thành vượt quá 8,585 g. Hỏi đó là muối cacbonat của kim
loại nào trong số các kim loại sau: Mg; Ca; Ba; Cu; Zn.
Câu 7. X là rượu etylic 92o (cồn 92o)
 1. Cho 10 ml X tác dụng hết với Natri kim loại thì thu được bao nhiêu lít khí (đktc), biết khối lượng riêng
của rượu etylic là 0,8g/ml và của nước là 1g/ml.
 2. Trộn 10 ml X với 15 g axit axetic rồi đun nóng với H2SO4 đ. Tính khối lượng este thu được, biết hiệu suất
của phản ứng este hóa là 80%.
Câu 8. Đốt cháy hoàn toàn 4,4 g HCHC Y (chứa C; H; O) cần vừa đủ 5,6 lít oxi (đktc), thu được khí CO2 và hơi
nước với thể tích bằng nhau.
 1. Xác định CTPT Y, biết rằng PTK của Y là 88 đvC.
 2. Cho 4,4 g Y tác dụng hoàn toàn với một lượng vừa đủ dd NaOH sau đó làm bauy hơi hỗn hợp thu được
m1 g hơi của một rượu đơn chức và m2 g muối của một axit hữu cơ đơn chức. Số nguyên tử cacbon trong rượu
và trong axit thu được là bằng nhau. Hãy xác định CTCT và tên gọi củaY. Tính m1, m2.
 Cho H = ; O = 16; C = 12; na = 23; Mg = 24; Cl = 35,5; Ca = 40; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Ba = 137.

Tài liệu đính kèm:

  • pdfO thi tuyOn sinh vo lip 10 chuyn.pdf