Giáo án Công nghệ Lớp 10 - Bài 7: Một số tính chất của đất trồng - Năm học 2018-2019

Giáo án Công nghệ Lớp 10 - Bài 7: Một số tính chất của đất trồng - Năm học 2018-2019

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Mục tiêu kiến thức, kĩ năng và thái độ

- Biết được một số tính chất của đất trồng: keo đất, khả năng hấp thụ của đất, phản ứng dung dịch đất, độ phì nhiêu của đất.

- Phân tích,quan sát, khái quát hoá

- Có ý thức tích bảo vệ, cải tạo đất trồng. Vận dụng hiểu biết về đất trồng để tham gia và vận động mọi người sử dụng đất hợp lí, bảo vệ đất và áp dụng các biện pháp cải tạo đất, làm cho đất ngày càng phì nhiêu.

2. Định hướng phát triển năng lực

2.1. Các năng lực chung

2.1.1. Năng lực tự học : Nêu được khái niệm keo đất, khả năng hấp thụ của đất, phản ứng dung dịch đất, độ phì nhiêu của đất.

2.1.2. Năng lực giải quyết vấn đề : Giải thích được sự khác nhau giữa keo âm và keo dương.

Khi nào độ chua tiềm tàng trở thành độ chua hoạt tính. Giải thích các hoạt động sản xuất con người ảnh hưởng đến độ phì nhiêu.

2.1.3. Năng lực sử dụng ngôn ngữ : Phát triển ngôn ngữ nói thông qua thuyết trình cấu tạo hạt keo, so sánh hạt keo dương và hạt keo âm,phản ứng dung dịch đất, độ phì nhiêu của đất.

2.1.4. Năng lực hợp tác : Làm việc cùng nhau, trao đổi và rút ra nội dung

2.1.5. Năng lực tư duy sáng tạo : Vẽ sơ đồ cấu tạo hạt keo âm và hạt keo dương, so sánh hạt keo âm và keo dương

2.2 . Năng lực chuyên biệt

- Quan sát tranh về một số loại đất trồng và đưa ra biện pháp cải tạo.

- Làm thí nghiệm về hạt keo đất.

 

doc 5 trang Người đăng phuochung261 Lượt xem 1347Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ Lớp 10 - Bài 7: Một số tính chất của đất trồng - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 25/8/2018
Tiết 3 
BÀI 7. MỘT SỐ TÍNH CHẤT CỦA ĐẤT TRỒNG
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Mục tiêu kiến thức, kĩ năng và thái độ
- Biết được một số tính chất của đất trồng: keo đất, khả năng hấp thụ của đất, phản ứng dung dịch đất, độ phì nhiêu của đất.
- Phân tích,quan sát, khái quát hoá 	
- Có ý thức tích bảo vệ, cải tạo đất trồng. Vận dụng hiểu biết về đất trồng để tham gia và vận động mọi người sử dụng đất hợp lí, bảo vệ đất và áp dụng các biện pháp cải tạo đất, làm cho đất ngày càng phì nhiêu.
2. Định hướng phát triển năng lực 
2.1. Các năng lực chung
2.1.1. Năng lực tự học : Nêu được khái niệm keo đất, khả năng hấp thụ của đất, phản ứng dung dịch đất, độ phì nhiêu của đất.
2.1.2. Năng lực giải quyết vấn đề : Giải thích được sự khác nhau giữa keo âm và keo dương.
Khi nào độ chua tiềm tàng trở thành độ chua hoạt tính. Giải thích các hoạt động sản xuất con người ảnh hưởng đến độ phì nhiêu.
2.1.3. Năng lực sử dụng ngôn ngữ : Phát triển ngôn ngữ nói thông qua thuyết trình cấu tạo hạt keo, so sánh hạt keo dương và hạt keo âm,phản ứng dung dịch đất, độ phì nhiêu của đất.
2.1.4. Năng lực hợp tác : Làm việc cùng nhau, trao đổi và rút ra nội dung 
2.1.5. Năng lực tư duy sáng tạo : Vẽ sơ đồ cấu tạo hạt keo âm và hạt keo dương, so sánh hạt keo âm và keo dương
2.2 . Năng lực chuyên biệt
- Quan sát tranh về một số loại đất trồng và đưa ra biện pháp cải tạo.
- Làm thí nghiệm về hạt keo đất.
. II.. MÔ TẢ MỨC ĐỘ NHẬN THỨC: 
1. Bảng mô tả 4 mức độ nhận thức:
Nội dung
Nhận biết 
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Một số tính chất của đất trồng. 
- Khái niệm keo đất. 
- Phản ứng dung dịch đất
- Độ phì nhiêu của đất
- Cấu tạo hạt keo âm và keo dương
- Độ chua hoạt tính và độ chua tiềm tàng do nguyên nhân nào? Biện pháp khắc phục đất chua
- So sánh hạt keo âm và keo dương
- Sự hình thành độ phì nhiêu tự nhiên và độ phì nhiêu nhân tạo khác nhau ở điểm nào?
- Trong sản xuất nông, lâm nghiệp để thu năng suất cây trồng cao ngoài độ phì nhiêu của đất cần điều kiện gì?
- Những hoạt động sản xuất nào của con người làm tăng độ phì nhiêu và làm giảm độ phì nhiêu.
2. Biên soạn câu hỏi/bài tập kiểm tra đánh giá
Câu 1: Thế nào là keo đất, phản ứng dung dịch đất? 
Câu 2: Keo đất có cấu tạo như thế nào? 
Câu 3:: So sánh keo âm và keo dương. Khả năng trao đổi ion của dung dịch đất do ion nào quyết định? 
Câu 4: Độ chua hoạt tính và độ chua tiềm tàng do nguyên nhân nào? Biện pháp khắc phục đất chua. 
Câu 5: Thế nào là độ phì nhiêu? Độ phì nhiêu nhân tạo khác với độ phì nhiêu tự nhiên như thế nào? 
Câu 6: Lấy ví dụ các hoạt động sản xuất nào của con người làm tăng độ phì nhiêu và làm giảm độ phì nhiêu.
III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên
	 - Tranh vẽ hình 7: Sơ đồ cấu tạo của keo đất.
	 - Bài soạn.
2. Chuẩn bị của học sinh
 - Nghiên cứu trước nội dung bài học 7.
 - Tìm hiểu một số tính chất của đất trồng ở địa phương.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
* Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, tác phong.
* Kiểm tra bài cũ : Trình bày qui trình công nghệ nhân giống cây trồng bằng nuôi cấy mô tế bào ?
Hoạt động 1. Khởi động 
1) Mục đích
Học sinh nêu khái niệm về đất và độ phì nhiêu của đất ; đề xuất một số biện pháp kĩ thuật làm tăng độ phì nhiêu của đất dựa trên những điều quan sát được từ thực tế và kiến thức, kinh nghiệm đã có về đất trồng.
 2) Nội dung
 GV đặt câu hỏi: 
- Tại sao đất sét giữ nước tốt còn đất cát thì ngược lại?
- Tại sao bón quá nhiều phân hóa học gây chua đất?
 3) Kĩ thuật tổ chức hoạt động
 * Chuyển giao nhiệm vụ	
 - Giáo viên định hướng quan sát, tìm hiểu một số tính chất của đất trồng cho học sinh bằng cách giao nhiệm vụ và yêu cầu học sinh ghi vào vở các câu hỏi sau: 
	+ Nêu khái niệm keo đất và khả năng hấp phụ của đất. 
	 + Nêu các phản ứng của dung dịch đất.
 	 + Phân biệt độ phì nhiêu của đất.
* Thực hiện nhiệm vụ
 - Học sinh dựa vào sách giáo khoa và qua tìm hiểu thực tế về đất trồng ở địa phương, học sinh làm việc cá nhân để hoàn thành báo cáo nhiệm vụ được chuyển giao.
 - Trao đổi trong nhóm kết quả thực hiện nhiệm vụ. Đề xuất ý kiến thắc mắc
* Báo cáo, trình bày kết quả thực hiện nhiệm vụ
 - Giáo viên gọi 1-2 đại diện học sinh trình bày kết quả thực hiện nhiệm vụ
 - Nhận xét và chỉ ra những kiến thức học sinh cần tiếp tục tìm hiểu để hiểu rõ hơn về một số tính chất của đất trồng và đề xuất một số biện pháp kĩ thuật làm tăng độ phì nhiêu của đất.
 4) Sản phẩm học tập
 - Báo cáo của cá nhân về kết quả quan sát, tìm hiểu về hiểu một số tính chất của đất trồng
Hoạt động 2. Tiếp nhận kiến thức mới về một số tính chất của đất trồng
Mục đích
 Tiếp thu kiến thức mới về trong một số tính chất của đất trồng SGK Công nghệ 10, để:
 - Xác định những nội dung kiến thức cơ bản về một số tính chất của đất trồng
 - Vận dụng kiến thức về một số tính chất của đất trồng trong SGK để giải quyết vấn đề được đặt ra khi kết thúc hoạt động trải nghiệm và chỉnh sửa, hoàn thiện báo cáo đã viết ở hoạt động 1.
 2) Nội dung
 - Khái niệm keo đất, khả năng hấp phụ của đất, phản ứng dung dịch đất, độ phì nhiêu của đất
 - Cấu tạo keo đất, các phản ứng dung dich đất, phân loại độ phì nhiêu.
3) Kĩ thuật tổ chức hoạt động
* Chuyển giao nhiệm vụ
 Giáo viên yêu cầu và hướng dẫn học sinh thực hiện các nhiệm vụ sau:
Nhiệm vụ 1: Tự nghiên cứu lí thuyết của bài học để trả lời 2 câu hỏi dưới đây: 
 	+ Keo đất là gì? Cấu tạo keo đất gồm những thành phần nào? Tại sao khi chúng ta bón phân và tưới nước thì cây có thể sử dụng và sử dụng từ từ mà không bị mất đi hay bị rửa trôi. 
 + Cơ sở của quá trình trao đổi dinh dưỡng của đất với cây trồng
 + Thế nào là độ phì nhiêu của đất? Làm sao để tăng cường độ phì nhiêu cho đất.
Nhiệm vụ 2: Vận dụng các kiến thức lí thuyết đã nghiên cứu được để chỉnh sửa báo cáo đã viết ở hoạt động 1.
*Thực hiện nhiệm vụ
 - Làm việc cá nhân: Học sinh tự nghiên cứu nội dung mục I, mục II, mục III trong SGK (từ trang 22 đến trang 24). Vận dụng kiến thức mới đã tiếp thu được để viết vào vở kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao. 
 - Làm việc nhóm: Từng thành viên trong nhóm trình bày, sau đó trao đổi và thống nhất trong nhóm kết quả thực hiện nhiệm vụ.
* Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ
 Làm việc cả lớp
 - Đại diện 1-2 nhóm trình bày kết quả thực hiện nhiệm vụ. 
 - Học sinh các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, phản biện và bổ sung ý kiến.
 - “Chốt” kiến thức mới:
I. Keo đất và khả năng hấp thụ của đất
1. Keo đất .
a. Khái niệm keo đất 
Phân tử có kích thước nhỏ khoảng dưới 1 micromet, không hòa tan trong nước mà ở trạng thái huyền phù.
b. Cấu tạo keo đất
- Mỗi hạt keo có một nhân. Lớp phân tử nằm phía ngoài của nhân phân li thành các ion và tạo ra lớp ion quyết định diện. Phía ngoài lớp ion quyết định điện là lớp ion bù ( gồm 2 lớp : lớp ion bất động và ion khuếch tán) mang điện tích trái dấu với lớp ion quyết định.
- Có 2 loại keo âm và keo dương.
- Keo đất có khả năng trao đổi ion của mình ở lớp ion khuếch tán với các ion của dung dịch đất. Đây chính là cơ sở của sự trao đổi dinh dưỡng giữa đất và cây trồng
2.Khả năng hấp phụ của đất.
- Khả năng của đất giữ lại các chất dinh dưỡng ,các phân tử nhỏ như hạt limon, hạt sét, hạn chế sự rửa trôi của chúng dưới tác động nước mưa, nước tưới. 
- Keo đất còn có tính hấp phụ trao đổi. Đó là khả năng trao đổi ion ở tầng khuếch tán với ion trong dung dịch đất.
II. Phản ứng của dung dịch đất
1. Phản ứng chua của đất.
a. Độ chua hoạt tính: là độ chua do H+ trong dung dịch đất gây nên.
b. Độ chua tiềm tàng: là độ chua do H+ và Al3+ trên bề mặt keo đất gây nên.
2. Phản ứng kiềm của đất 
Đất chứa các muối kiếm Na2CO3, CaCO3,.. các muối này thủy phân tạo thành NaOH,Ca(OH)2 làm cho đất hóa kiềm.
3. Ý nghĩa:
Có ý nghĩa quan trọng trong sản xuất nông, lâm nghiệp giúp ta xác định được các giống cây trồng phù hợp với từng loại đất và đề ra biện pháp cải tạo đất.
III.Độ phì của dung dịch đất
1. Khái niệm 
Là khả năng của đất cung cấp đồng thời và không ngừng nước, chất dinh dưỡng, không chứa các chất độc hại cho cây, bảo đảm cho cây đạt năng suất. 
2 Phân loại
- Độ phì nhiêu tự nhiên: Hình thành dưới thảm thực vật tự nhiên, không tác động con người. 
- Độ phì nhiêu nhân tạo: hình thành do kết quả hoạt động sản xuất của con người.
Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động 2
 Học sinh đối chiếu kết quả thực hiện nhiệm vụ hoạt động 2 của cá nhân với nhận xét, góp ý của giáo viên, các bạn và nội dung chốt để tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng.
 Ghi kết quả đánh giá vào vở.
 4) Sản phẩm học tập
 - Kết quả trả lời 2 câu hỏi trong nhiệm vụ 1 được ghi vào vở, có ghi ý kiến bổ sung sau khi thảo luận nhóm và làm việc cả lớp. 
 - Báo cáo của hoạt động 1 đã được bổ sung, hoàn thiện. 
 Hoạt động 3. Luyện tập
1) Mục đích 
 Học sinh vận dụng tổng hợp các kiến thức mới được hình thành vào hoạt động luyện tập. Qua đó, củng cố, kiểm nghiệm các kiến thức mới lĩnh hội được.
2) Nội dung
 Làm bài tập tình huống về cải tạo đất trồng tăng độ phì nhiêu.
3) Kĩ thuật tổ chức hoạt động
 * Chuyển giao nhiệm vụ
 GV yêu cầu học sinh làm các bài tập tình huống sau:
Bài tập 1. Bác B có mảnh vườn để hoang hóa lâu nay không trồng trọt gì nên đất bị cằn cỗi. Bác B đã thuê máy cày , cày xới đất , tất cả rác sinh hoạt, chai nhựa, bao bì đều bị vùi hết vào trong đất sau đó trồng cây ăn quả, trước khi trồng cây ăn quả Bác B mua phân hóa học về bón để cung cấp dinh dưỡng cho đất tức thời để cây hấp thụ.
1) Việc làm của bác B đã đúng hay chưa ? 
2) Việc làm như vậy có ảnh hưởng gì đến đất vườn nhà bác?
3) Em sẽ giải thích với bác B như thế nào để bác thay đổi cách nâng cao độ phì nhiêu cho đất? 
Bài tập 2. Em hãy đánh dấu X vào ô thích hợp trong bảng dưới đây:
Để nâng cao độ phì nhiêu cho đất cần
Được/
Nên
Không được/ Không nên
1. Thường xuyên sử dụng triệt để phân hóa học 
2. Bón vôi
3. Sử dụng thuốc hóa học bảo vệ thực vật phân hủy nhanh trong môi trường
4. Luân canh cây trồng
5. Cày bừa, xới đất, phơi đất
6. Trồng cây họ đậu
7. Tất cả những sản phẩm phế thải vùi hết vào đất.
8. Tăng cường bón phân chuồng, phân xanh
9. Sau khi sử dụng cần thu gom bao gói, chai lọ đựng thuốc trừ sâu, đựng phân bón không vứt bừa bãi ra đồng ruộng, kênh mương 
*Thực hiện nhiệm vụ
 - Làm việc cá nhân: Học sinh vận dụng kiến thức mới tiếp nhận được để giải quyết các bài tập tình huống được giao. Ghi vào vở kết quả thực hiện nhiệm vụ.
 - Làm việc nhóm: Từng thành viên trong nhóm trình bày, sau đó trao đổi và thống nhất trong nhóm kết quả hoàn thành bài tập tính huống.
* Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ
 Làm việc cả lớp
 - Đại diện 1-2 nhóm trình bày kết quả thực hiện nhiệm vụ. 
 - Học sinh các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, phản biện và bổ sung ý kiến.
*Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động 3
 Học sinh đối chiếu kết quả làm bài tập của cá nhân với đáp án chung để tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng.
 Ghi kết quả đánh giá vào vở.
 4) Sản phẩm học tập
 Ghi chép kết quả làm 2 bài tập tình huống, có bổ sung, chỉnh sửa sau khi thảo luận nhóm và làm việc cả lớp. 
Đáp án 2: bài tập tình huống
Bài tập 1 
 - Việc làm của Bác B có đúng , có sai . Đúng là việc Bác thuê máy cày để cày xới đất thoáng khí. Sai ở điểm là trước khi cày Bác B không nhặt bao bì, chai lọ vì đây là những chất không phân hủy được, thứ hai là đất đang hoang hóa thì không thể dùng phân hóa học ngay từ đầu.
	- Việc làm như vậy không có tác dụng tăng độ phì nhiêu cho đất.
	- Vậy để tăng độ phì nhiêu cho đất thì trước khi cày nên nhặt hết tất cả bao bì, rác thải và bón lót bằng phân hữu cơ hoặc là phân xanh. 
Bài tập 2. Em hãy đánh dấu X vào ô thích hợp trong bảng dưới đây:
Để nâng cao độ phì nhiêu cho đất cần
Được/
Nên
Không được/ Không nên
1. Thường xuyên sử dụng triệt để phân hóa học 
X
2. Bón vôi
X
3. Sử dụng thuốc hóa học bảo vệ thực vật phân hủy nhanh trong môi trường
X
4. Luân canh cây trồng
X
5. Cày bừa, xới đất, phơi đất
X
6. Trồng cây họ đậu
X
7. Tất cả những sản phẩm phế thải vùi hết vào đất.
X
8. Tăng cường bón phân chuồng, phân xanh
X
9. Sau khi sử dụng cần thu gom bao gói, chai lọ đựng thuốc trừ sâu, đựng phân bón không vứt bừa bãi ra đồng ruộng, kênh mương 
X
Hoạt động 4. Vận dụng
 Hoạt động này được thực hiện ngoài giờ học trên lớp
1) Mục đích 
 Học sinh vận dụng các kiến thức mới đã học về keo đất, phản ứng cả dung dịch đất, độ phì nhiêu của đất và các biện pháp nâng cao độ phì nhiêu cho đất. Qua đó, củng cố, kiểm nghiệm các kiến thức đã lĩnh hội được.
2) Nội dung
 	- Tìm hiểu, phân tích, đánh giá việc nâng cao độ phì nhiêu ở gia đình, địa phương.
 - Đề xuất biện pháp nâng cao độ phì nhiêu cho đất.
3) Kĩ thuật tổ chức hoạt động
 Giáo viên hướng dẫn HS về nhà tìm hiểu việc sử dụng thuốc hóa học bảo vệ thực vật ở gia đình, địa phương theo các câu hỏi gợi ý sau:
 (1) Nêu và nhận xét việc sử dụng các biện pháp nâng cao độ phì nhiêu của gia đình em hoặc những người mà em quen biết. 
 (2) Đề xuất biện pháp nâng cao độ phì nhiêu cho đất.
 4) Sản phẩm học tập
 Ghi chép kết quả thực hiện hoạt động vận dụng. 
Hoạt động 5. Tìm tòi, mở rộng
 Không bắt buộc tất cả học sinh thực hiện và cũng không bắt buộc tất cả học sinh thực hiện giống nhau.
1) Mục đích
 Học sinh mở rộng hiểu biết về đất trồng
2) Nội dung và kĩ thuật thực hiện
 Học sinh tra cứu trên mạng internet, tìm đọc sách liên quan đến nội dung bài học để tìm hiểu thêm về hiểu một số tính chất của đất trồng và biện pháp kĩ thuật làm tăng độ phì nhiêu của đất.
3) Sản phẩm học tập
 Ghi chép và lưu lại hình ảnh thu thập được về một số tính chất của đất trồng.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_10_bai_7_mot_so_tinh_chat_cua_dat_tron.doc