Giáo án Công nghệ Lớp 10 - Tiết 15: Ôn tập - Năm học 2018-2019

Giáo án Công nghệ Lớp 10 - Tiết 15: Ôn tập - Năm học 2018-2019

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức: Giúp HS nắm lại kiến thức đã học gồm:

- Khảo nghiệm giống cấy trồng

- Sản xuất giống cây trồng

- Một số tính chất của đất trồng

2. Kỹ năng:

- Phân tích, quan sát, khái quát hoá.

 - Biết vận dụng lí thuyết để giải thích và giải quyết các vấn đề trong thực tiễn đời sống và sản xuất.

II. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề.

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực hợp tác.

- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông

- Năng lực chuyên biệt: tư duy, quan sát, xác định mối liên hệ.

III. BẢNG MÔ TẢ MỨC ĐỘ NHẬN THỨC:

 

doc 4 trang Người đăng phuochung261 Lượt xem 700Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ Lớp 10 - Tiết 15: Ôn tập - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 10/10/2018
Tiết: 15 	ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức: Giúp HS nắm lại kiến thức đã học gồm:
- Khảo nghiệm giống cấy trồng
- Sản xuất giống cây trồng
- Một số tính chất của đất trồng
2. Kỹ năng: 
- Phân tích, quan sát, khái quát hoá.
 - Biết vận dụng lí thuyết để giải thích và giải quyết các vấn đề trong thực tiễn đời sống và sản xuất.
II. Định hướng phát triển năng lực 
- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực hợp tác.
- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông
- Năng lực chuyên biệt: tư duy, quan sát, xác định mối liên hệ.
III. BẢNG MÔ TẢ MỨC ĐỘ NHẬN THỨC: 
 Cấp độ
Tên chủ đề 
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
 Cấp độ thấp
Cấp độ cao
Khảo nghiệm giống cây trồng
 Nêu được:
- Mục đích của công tác khảo nghiệm giống cây trồng.
- Mục đích và nội dung của các lọai thí nghiệm khảo nghiệm giống cây trồng.
- Biết được loại giống được phép phổ biến trong sản xuất đại trà.
Phân biệt : Thí nghiệm kiểm tra kĩ thuật với thí nghiệm so sánh giống.
Sản xuất giống cây trồng
 Nêu được:
- Mục đích của công tác sản xuất giống cây trồng 
- Các giai đoạn của hệ thống sản xuất giống cây trồng.
Biết được:
- Quy trình sản xuất giống ở cây tự thụ phấn.
- Quy trình sản xuất giống cây rừng.
Phân biệt: 
- Quy trình sản xuất giống theo sơ đồ duy trì và theo sơ đồ phục tráng.
- Quy trình sản xuất giống ở cây tự thụ phấn với cây trồng thụ phấn chéo.
Giải thích vì sao sản xuất giống cây trồng thụ phấn chéo phải chọn ruộng cách li.
Một số tính chất của đất trồng
Nêu được:
- Khái niệm keo đất, cấu tạo keo đất, khả năng hấp phụ của đất.
- Khái niệm độ phì nhiêu của đất.
Biết được: 
- Phản ứng của dung dịch đất
- Nguyên nhân gây phản ứng chua, phản ứng kiềm của đất.
- Nguyên nhân gây độ chua hoạt tính, độ chua tiềm tàng.
- Yếu tố quyết định độ phì nhiêu của đất
 - Phân biệt: Keo âm và keo dương.
- Phân biệt: Độ phì nhiêu tự nhiên và độ phì nhiêu nhân tạo.
- Vai trò của keo đất trong thực tiễn.
Giải thích vì sao keo đất có khả năng hấp phụ.
- Biểu hiện của đất có độ phì nhiêu.
IV. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1.Chuẩn bị của giáo viên :
- Giáo án.
- Ma trận ôn tập
2. Chuẩn bị của học sinh
- SGK công nghệ 10
- Nghiên cứu tài liệu.
- Thực hiện theo phân công giáo viên và nhóm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
* Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, tác phong.
 * Kiểm tra bài cũ : Không
Hoạt động 1. Khởi động 
1) Mục đích
- Tạo tâm thế vui vẻ, thoải mái cho HS.
- Giúp học sinh nhớ lại những kiến thức đã học trong những bài ở tiết học trước 
2) Nội dung: Gv đặt câu hỏi cho cả lớp :
Câu 1: Tại sao phải khảo nghiệm giống cây trồng trước khi đưa vào sản xuất đại trà?
Câu 2: Tại sao hạt giống siêu nguyên chủng, nguyên chủng cần được sản xuất tại các cơ sở sản xuất giống chuyên nghiệp?
3) Kĩ thuật tổ chức hoạt động
- Học sinh thảo luận theo cặp đôi, giáo viên gọi đại diện 1 nhóm trả lời.
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV phân tích và hoàn thiện kiến thức.
 4) Sản phẩm học tập ( dự kiến)
Câu 1: Khảo nghiệm giống cây trồng để biết cây trồng có phù hợp với điều kiện ngoại cảnh cụ thể của từng vùng hay không. Đồng thời cung cấp những thông tin về yêu cầu kĩ thuật canh tác và hướng sử dụng những giống mới.
- Vì thế khảo nghiệm giống cây trồng để cây trồng cho năng suất cao, phẩm chất tốt và sử dụng khai thác tối đa hiệu quả của giống.
Câu 2: Chỉ những cơ sở sản xuất giống chuyên nghiệp mới đảm bảo được về cơ sở vật chất, chuyên môn và nhân lực để đảm bảo hạt giống có chất lượng cao và độc thuần khiết rất cao (hạt giống siêu nguyên chỉnh) hay hạt giống nguyên chủng. Nếu không hạt giống rất dễ bị lai tạp và mất giá trị hạt giống.
Hoạt động 2. Hình thành kiến thức 
Mục đích: - Giúp HS nắm lại kiến thức đã học .
- Khảo nghiệm giống cấy trồng
- Sản xuất giống cây trồng
- Một số tính chất của đất trồng
 2) Nội dung
2.1. Khảo nghiệm giống cây trồng
PHIẾU HỌC TẬP 1
 Cấp độ
Tên chủ đề 
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
 Cấp độ thấp
Cấp độ cao
Khảo nghiệm giống cây trồng
 Nêu:
- Mục đích của công tác khảo nghiệm giống cây trồng.
- Mục đích và nội dung của các lọai thí nghiệm khảo nghiệm giống cây trồng.
- Loại giống được phép phổ biến trong sản xuất đại trà.
Phân biệt : Thí nghiệm kiểm tra kĩ thuật với thí nghiệm so sánh giống.
2.2. Sản xuất giống cây trồng 
PHIẾU HỌC TẬP 2
 Cấp độ
Tên chủ đề 
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
 Cấp độ thấp
Cấp độ cao
Sản xuất giống cây trồng
 Nêu :
- Mục đích của công tác sản xuất giống cây trồng 
- Các giai đoạn của hệ thống sản xuất giống cây trồng.
Trình bày:
- Quy trình sản xuất giống ở cây tự thụ phấn.
- Quy trình sản xuất giống cây rừng.
Phân biệt: 
- Quy trình sản xuất giống theo sơ đồ duy trì và theo sơ đồ phục tráng.
- Quy trình sản xuất giống ở cây tự thụ phấn với cây trồng thụ phấn chéo.
Giải thích vì sao sản xuất giống cây trồng thụ phấn chéo phải chọn ruộng cách li.
2.3. Một số tính chất của đất trồng
PHIẾU HỌC TẬP 3
 Cấp độ
Tên chủ đề 
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
 Cấp độ thấp
Cấp độ cao
Một số tính chất của đất trồng
Nêu :
- Khái niệm keo đất, cấu tạo keo đất, khả năng hấp phụ của đất.
- Khái niệm độ phì nhiêu của đất.
Trình bàt: 
- Phản ứng của dung dịch đất
- Nguyên nhân gây phản ứng chua, phản ứng kiềm của đất.
- Nguyên nhân gây độ chua hoạt tính, độ chua tiềm tàng.
- Yếu tố quyết định độ phì nhiêu của đất
 - Phân biệt: Keo âm và keo dương.
- Phân biệt: Độ phì nhiêu tự nhiên và độ phì nhiêu nhân tạo.
- Vai trò của keo đất trong thực tiễn.
Giải thích vì sao keo đất có khả năng hấp phụ.
- Biểu hiện của đất có độ phì nhiêu.
3) Kĩ thuật tổ chức hoạt động
Các bước
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV chia lớp thành 3 nhóm và yêu cấu HS đọc SGK thảo luận nhóm trả lời:
Nhóm 1: Yêu cầu Học sinh thảo luận và trả lời PHT 1
Nhóm 2: Yêu cầu Học sinh thảo luận và trả lời PHT 2
Nhóm 3: Yêu cầu Học sinh thảo luận và trả lời PHT 3
HS tiếp nhận nhiệm vụ
Thực hiện nhiệm vụ học tập
GV quan sát, theo dõi các nhóm hoạt động, chủ động phát hiện những học sinh khó khăn để giúp đỡ; khuyến khích học sinh hợp tác, hỗ trợ nhau để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
HS quan sát, thảo luận nhóm để trả lời
Báo cáo kết quả
GV chỉ định đại diện các nhóm trình bày câu trả lới
Đại diện các nhóm trình bày trước lớp.
Đánh giá kết quả
GV tổng hợp nhận xét đánh giá và đưa ra kiến thức chuẩn.
- Nghe, ghi chép, hoàn thiện nội dung .
. 
 Hoạt động 3. Luyện tập
1) Mục đích 
- Giúp HS củng cố, hoàn thiện kiến thức. 
- Rèn luyện khả năng làm bài tập trắc nghiệm 
2) Nội dung
- GV đưa ra hệ thống câu hỏi trắc nghiệm 
3) Kĩ thuật tổ chức hoạt động
 * Chuyển giao nhiệm vụ
 GV yêu cầu học sinh làm bài tập trắc nghiệm sau:
Câu 1: Quy trình thí nghiệm khảo nghiệm giống cây trồng: 
A. TN k.tra kĩ thuật →TN so sánh giống → TN sx quảng cáo. 
B. TN so sánh giống → TN k.tra kĩ thuật → TN sx quảng cáo. 
C. TN sx q.cáo →TN ktra kĩ thuật → TN so sánh giống 
D. TN so sánh giống → TN sx quảng cáo → TN kiểm tra kĩ thuật. 
Câu 2: Thí nghiệm so sánh giống nhằm mục đích gì? 
A. Để mọi người biết về giống mới. 
B. So sánh toàn diện giống mới nhập nội với giống đại trà. 
C. Kiểm tra những kỹ thuật của cơ quan chọn tạo giống về quy trình kỹ thuật. 
D. Duy trì những đặc tính tốt của giống.
Câu 3: Thí nghiệm kiểm tra kĩ thuật nhằm xác định: 
A. Mật độ, thời vụ gieo trồng, chế độ phân bón. 	B. Khả năng chống chịu. 
C. Khả năng thích nghi. 	D. Năng suất,chất lượng.
Câu 4: Trong hệ thống sản xuất giống cây trồng, mục đích tạo ra hạt giống xác nhận là: 
A. Do hạt nguyên chủng tạo ra 	B. Do hạt siêu nguyên chủng tạo ra 
C. Để nhân ra một số lượng hạt giống 	D. Để cung cấp cho nông dân sản xuất đại trà
Câu 5: Quy trình sản xuất giống cây trồng thụ phấn chéo khác với tự thụ phấn là: 
A. Sx ra hạt giống xác nhận 	B. Lựa chọn ruộng sx giống ở khu cách li. 
C. Chọn lọc ra các cây ưu tú 	D. bắt đầu sx từ giống SNC
Câu 6: Những phần tử có kích thước nhỏ hơn 1micromet, không hòa tan trong nước mà ở trạng thái huyền phù là: 
A. Limon. 	B. Sét. 	C. Keo đất. 	D. Keo dương.
*Thực hiện nhiệm vụ
 - Làm việc cá nhân: Học sinh vận dụng kiến thức mới tiếp nhận được để giải quyết bài tập được giao. Ghi vào vở kết quả thực hiện nhiệm vụ.
 * Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ
 Làm việc cả lớp
 - GV chỉ định một vài HS trình bày câu trả lời. 
 - Học sinh các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, phản biện và bổ sung ý kiến.
*Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động 3
 Học sinh đối chiếu kết quả làm bài tập của cá nhân với đáp án chung để tự đánh giá. 
 Ghi kết quả đánh giá vào vở.
 4) Sản phẩm học tập ( dự kiến)
 1B, 2B, 3A, 4D, 5B, 6C
Hoạt động 4. Vận dụng, mở rộng
1) Mục đích 
 - Giúp HS vận dụng được các kiến thức, kĩ năng vừa học để giải quyết các tình huống/vấn đề mới trong thực tiễn sản xuất nông nghiệp và bảo vệ đất trồng tại địa phương 
2) Nội dung
 GV đưa câu hỏi:
Câu 1: Từ khái niệm độ phì nhiêu của đất em hãy cho biết những yếu tố nào quyết định độ phì nhiêu của đất? Muốn làm tăng độ phì nhiêu của đất phải áp dụng các biện pháp kĩ thuật nào?
Câu 2: Em hãy nêu một số ví dụ về ảnh hưởng tích cực của hoạt động sản xuất đến sự hình thành độ phì nhiêu của đất
3) Kĩ thuật tổ chức hoạt động
- GV đưa câu hỏi.
- HS làm việc cá nhân ở nhà và trình bày vào vở.
- GV sẽ kiễm tra vở bài tập và bài làm của học sinh vào tiết sau.
 4) Sản phẩm học tập ( dự kiến)
Câu 1: Những yếu tố ảnh hưởng đến độ phì nhiêu của đất là:
Nước.
    + Chất dinh dưỡng.
    + Không chứa những chất độc hại cho cây.
- Để tăng độ phì nhiêu cho đất ta thường áp dụng những biện pháp kĩ thuật sau:
    + Bón phân (Phân xanh hoặc phân chuồng).
    + Giữ nước trong đất bằng cách trồng cây che.
Câu 2: Ví dụ trước khi vào vụ mùa ta sẽ cày, làm đất cho đất tơi, tưới nước để đảm bảo độ ẩm, sau đó bừa lại 1 lần nữa, hoặc có thể bón lót bằng phân lân cũng làm tăng độ phì nhiêu của đất.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_10_tiet_15_on_tap_nam_hoc_2018_2019.doc