Tiết PPCT: 02
Bài 3: SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TRONG HỌC TẬP VÀ ĐỜI SỐNG
Ngày lên lớp: .
Lớp dạy: .
I. Mục tiêu:
Kiến thức:
- Thấy được sự cần thiết của bản đồ trong học tập và đời sống.
- Hiểu rõ một số nguyên tắc cơ bản khi sử dụng bản đồ, Átlat trong học tập.
Kĩ năng:
Củng cố và rèn luyện kỹ năng sử dụng bản đồ và Átlat trong học tập.
Thái độ:
Hình thành thói quen sử dụng bản đồ và Atlat trong quá trình học tập cũng như trong thực tế.
II. Chuẩn bị:
Bản đồ tự nhiên Thế giới, Bản đồ Tự nhiên Việt Nam, Bản đồ Kinh tế Việt Nam, Atlat Địa lí Việt Nam,
Tiết PPCT: 02 Bài 3: SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TRONG HỌC TẬP VÀ ĐỜI SỐNG Ngày lên lớp:.. Lớp dạy:.. I. Mục tiêu: Kiến thức: - Thấy được sự cần thiết của bản đồ trong học tập và đời sống. - Hiểu rõ một số nguyên tắc cơ bản khi sử dụng bản đồ, Átlat trong học tập. Kĩ năng: Củng cố và rèn luyện kỹ năng sử dụng bản đồ và Átlat trong học tập. Thái độ: Hình thành thói quen sử dụng bản đồ và Atlat trong quá trình học tập cũng như trong thực tế. II. Chuẩn bị: Bản đồ tự nhiên Thế giới, Bản đồ Tự nhiên Việt Nam, Bản đồ Kinh tế Việt Nam, Atlat Địa lí Việt Nam, III. Tiến trình lên lớp: Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp (2 phút) Kiểm tra bài cũ ( 8 phút) Câu 1: Hãy kể tên một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ? Câu 2: Trình bày một phương pháp cụ thể về: đối tượng biểu hiện và khả năng thể hiện của phương pháp đó? Giảng bài mới: Hoạt động 1: Cặp (2 người – thời gian: 15 phút) Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh Nội dung Đưa ra câu hỏi chung cho cả lớp trả lời: Nêu vai trò của bản đồ trong học tập và đời sống? Lấy ví dụ cụ thể? Chỉnh sửa ý kiến của HS và chuẩn kiến thức. HS dựa vào Sgk và kiến thức đã học về bản đồ ở các lớp dưới hai bạn ngồi cạnh nhau thảo luận và đưa ra câu trả lời. Liên hệ thực tế để lấy ví dụ. I. Vai trò của bản đồ trong học tập và đời sống. 1. Trong học tập Là phương tiện để HS học tập và rèn luyện các kĩ năng địa lí ở lớp, ở nhà và khi làm bài kiểm tra. 2. Trong đời sống Là phương tiện được sử dụng rộng rãi trong đời sống hằng ngày: Tìm đường đi; xác định vị trí, đường di chuyển của một cơn bão; Phục vụ việc xây dựng phương án tác chiến; phục vụ cho các ngành sản xuất. Hoạt động 2: Cá nhân (15 phút) Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh Nội dung Bước 1: GV đưa câu hỏi: Cho biết trong đời sống, sản xuất, những ngành nào cần đến bản đồ địa lí? Lấy ví dụ? GV chuẩn kiến thức Bước 2: GV hỏi: Tại sao phải hiểu mối quan hệ giữa các yếu tố địa lí trong bản đồ, trong Atlat? HS làm việc cá nhân, dựa vào SGK và kiến thức đã học để trả lời câu hỏi của GV trong 5p. HS lấy ví dụ: Tỉ lệ bản đồ:Khoảng cách 3cm trên bản đồ 1/6.000.000 ứng với bao nhiêu cm ngoài thực tế? 3×6.000.000=18.000.000cm=180km. HS nghiên cứu SGK và hiểu biết của bản thân, đưa ra lời giải đáp. II. Sử dụng bản đồ, át lát trong học tập . 1. Một số vấn đề cần lưu ý trong quá trình học tập địa lý trên cơ sở bản đồ: - Chọn bản đồ phù hợp - Tìm hiểu tỉ lệ bản đồ, kí hiệu trên bản đồ - Xác định phương hướng trên bản đồ: dựa vào hệ thống kinh, vĩ tuyến hoặc mũi tên chỉ hướng Bắc 2. Hiểu mối quan hệ giữa các yếu tố địa lý trong bản đồ, trong Atlat: Tìm hiểu mối liên hệ giữa các yếu tố địa lí trên bản đồ. Hoạt động 3: Củng cố (5 phút) Dựa vào những kiến thức đã học, em hãy: - Nêu cách sử dụng bản đồ trong học tập? - Khi sử dụng cần lưu ý những vấn đề gì ?
Tài liệu đính kèm: