Chương 5 . THỐNG KÊ
§1. BẢNG PHÂN BỐ TẦN SỐ VÀ TẦN SUẤT
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Ôn tập số liệu thống kê, tần số, tần suất.
- Khái niệm bảng phân bố tần số và tần suất; bảng phân bố tần số và tần suất ghép lớp, bảng phân bố tần số ghép lớp, bảng phân bố tần suất ghép lớp .
2. kỹ năng:
- Có kỹ năng lập bảng phân bố tần số và tần suất ghép lớp, bảng phân bố tần số ghép l ớp, bảng phân bố tần suất ghép lớp .
- Có kỹ năng phân tích, tổng hợp.
3.Tư duy và thái độ: Giáo dục học sinh thấy được ý nghĩa của việc lập bảng phân bố tần số và tần suất ghép lớp trong các bài toán thực tế .
Ngày soạn: 13/02/2007 Tiết: 45 Chương 5 . THỐNG KÊ ---------------------------------------------------------------------------------------- §1. BẢNG PHÂN BỐ TẦN SỐ VÀ TẦN SUẤT I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Ôn tập số liệu thống kê, tần số, tần suất. - Khái niệm bảng phân bố tần số và tần suất; bảng phân bố tần số và tần suất ghép lớp, bảng phân bố tần số ghép lớp, bảng phân bố tần suất ghép lớp . 2. kỹ năng: - Có kỹ năng lập bảng phân bố tần số và tần suất ghép lớp, bảng phân bố tần số ghép l ớp, bảng phân bố tần suất ghép lớp . - Có kỹ năng phân tích, tổng hợp. 3.Tư duy và thái độ: Giáo dục học sinh thấy được ý nghĩa của việc lập bảng phân bố tần số và tần suất ghép lớp trong các bài toán thực tế . II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ: 1. Chuẩn bị của thầy : Sách giáo khoa, thước thẳng, bảng phụ, phiếu học tập. 2. Chuẩn bị của trò: Xem trước bài học ở nhà. III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY: 1. Ổn định tổ chức. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số. (1’) 2. Bài mới: TL Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng 10’ Hoạt động 1: GV đưa nội dung ví dụ 1 SGK lên bảng bằng bảng phụ . H: Dấu hiệu điều tra ở trên là gì ? H: Bảng trên có bao nhiêu giá trị của dấu hiệu ? H: Trong 31 giá trị trên có bao nhiêu giá trị khác nhau ? H: Hãy cho biết tần số của mỗi giá trị khác nhau đó ? H: Vậy tần số của giá trị là gì ? HS xem nội dung ví dụ 1 . HS: Dựa vào kiến thức đã học ở lớp 7 trả lời . HS: Có 31 giá trị của dấu hiệu . HS: Có 5 giá trị khác nhau HS: Dựa vào số lần xuất hiện của mỗi giá trị giống nhau mà tính tần số của chúng . HS: Tần số của giá trị là số lần xuất hiện giá trị đó trong dãy giá trị của dấu hiệu . I. Ôn tập : 1. Số liệu thống kê : Ví dụ 1 : (SGK) . 2. Tần số : Số lần xuất hiện giá trị trong dãy giá trị của dấu hiệu gọi là tần số . 9’ Hoạt động 2: Tần suất . H: Trong 31 số liệu thống kê trên, giá trị x1 có tần số là 4 chiếm tỉ lệ bao nhiêu phần trăm ? GV giới thiệu tỉ số 12,9% gọi là tần suất của giá trị x1 . H: Hãy tính tần suất của các giá trị x2 = 30; x3 = 35; x4 = 40; x5 = 45 ? -GV kiểm tra và nhận xét . -GV hướng dẫn HS lập bảng phân bố tần số và tần suất. GV: Nếu bảng trên bỏ cột tần số ta được bảng phân bố tần suất; bỏ cột tần suất ta được bảng phân bố tần số . * GV yêu cầu HS hoạt động nhóm làm BT1 trang 113 SGK. -GV kiểm tra và nhận xét . HS: Gía trị x1 chiếm tỉ lệ 12,9% . -HS nghe GV giới thiệu . HS cả lớp thực hiện, 2 HS lên bảng tính . HS lập bảng phân bố tần số và tần suất theo hướng dẫn của GV. HS hoạt động nhóm giải BT1 SGK. -Đại diện nhóm trình bày . -Các nhóm khác nhận xét II. Tần suất : * Tần suất bằng tỉ số của tần số của 1 giá trị với số các số liệu thống kê . 20’ Hoạt động 3: Bảng phân bố tần số, tần suất ghép lớp . GV đưa nội dung ví dụ 2 lên bảng . GV hướng dẫn HS phân lớp các số liệu như SGK. H: Lớp 1 có bao nhiêu số liệu ? GV: Ta gọi n1=6 là tần số của lớp 1 . H: Tìm tần số của các lớp 2, 3, 4 ? GV: Ta gọi tỉ số 16,7% gọi là tần suất của lớp 1. H: Tìm tần suất của các lớp còn lại ? H: Vậy muốn tìm tần suất của 1 lớp ta làm như thế nào ? -GV hướng dẫn HS lập bảng 4 (bảng phân bố tần số và tần suất ghép lớp) H: Nếu trong bảng 4 bỏ cột tần số thì ta có bảng gì ? GV: Tương tự khi bỏ cột tần suất H: Qua ví dụ trên em nào nêu các bước cần thực hiện để lập bảng phân bố ghép lớp ? -GV nêu ý nghĩa thực tiễn của việc lập bảng . BT: GV yêu cầu HS làm HĐ1 SGK: Cho các số liệu thống kê ghi trong bảng sau Tiền lãi (nghìn đồng) của mỗi ngày trong 30 ngày được khảo sát ở một quầy bán báo. HS xem nội dung ví dụ 2 . HS thực hiện phân lớp các số liệu thành 4 lớp . HS: Lớp 1 có 6 số liệu . HS: n2 = 12 là tần số của lớp 2; n3=13; n4=5 là tần số của lớp 3 và 4 tương ứng . HS tìm tần suất của lớp 2, lớp 3, lớp 4 . HS : Tần suất bằng : Số các số liệu thống kê của 1 lớp chia cho số các số liệu HS tiến hành lập bảng . HS: Ta có bảng phân bố tần suất ghép lớp . HS: Trả lời đủ 3 bước . HS làm HĐ1 SGK. -HS xem nội dung đề bài . III. Bảng phân bố tầng số và tần suất ghép lớp : a) Ví dụ 2 : (SGK) . Bảng phân bố tần số và tần suất ghép lớp: Lớp số đo chiều cao (cm) Tần số Tần suất (%) [150;156) 6 16,7 [156;162) 12 33,3 [162;168) 13 36,1 [168;174) 5 13,9 cộng 36 100(%) -Nếu trong bảng trên bỏ cột tần số thì sẽ có bảng phân bố tần suất ghép lớp, bỏ cột tần suất thì sẽ có bảng phân bố tần số ghép lớp . b) Muốn tìm tần suất của lớp thứ I ta làm như sau: Tính tỉ số I = trong đó: ni : Tần số của lớp thứ i. n: Số các số liệu thống kê . * Các bước cần thực hiện để lập bảng phân bố ghép lớp : Bước 1: Phân lớp. Bước 2: Xác định tần số và tần suất của các lớp . Bước 3: Thành lập bảng . 37 74 65 31 63 58 82 67 77 63 46 30 53 73 51 44 52 92 53 85 77 47 42 57 57 85 85 55 64 Hãy lập bảng phân bố tần suất ghép lớp với các lớp như sau: [29,5 ; 40,5), [40,5 ; 51,5), [51,5; 62,5), [62,5; 73,5), [73,5; 84,5), [84,5; 95,5) -GV kiểm tra , nhận xét . -HS lập bảng phân bố tần suất ghép lớp . Lớp tiền lãi(nghìa đồng) Tần suất (%) [29,5; 40,5) 10 [40,5 ; 51,5) 17 [51,5 ; 62,5) 23 [62,5 ; 73,5) 20 73,5 ; 84,5) 17 [84,5 ; 95,5) 13 cộng 100(%) 4. Củng cố : (4’) -Phân biệt tần số, tần suất, bảng phân bố tần số và tần suất , bảng phân bố tần số và tần suất ghép lớp . -Cách tìm tần số và tần suất ghép lớp . 5. Hướng dẫn về nhà: (2’) -Nắm vững các khái niệm đã học - BTVN : 2, 3, 4 SGK trang 114. V. RÚT KINH NGHIỆM: Ngày soạn: 20/02/2007 Tiết: 46 §2. BIỂU ĐỒ I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: -Học sinh nắm được cách vẽ và vẽ được biểu đồ tần suất hình cột . - Vẽ được đường gấp khúc tần suất . 2. kỹ năng: - Có kỹ năng vẽ biểu đồ tần suất hình cột và vẽ đường gấp khúc tần suất. 3.Tư duy và thái độ: Giáo dục học sinh có ý thức vẽ biểu đồ và thấy được sự phân bố tần suất thể hiện trên biểu đồ . II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ: 1. Chuẩn bị của thầy : Sách giáo khoa, thước thẳng, bảng phụ. 2. Chuẩn bị của trò: Xem trước bài học ở nhà. III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY: 1. Ổn định tổ chức. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số. (1’) 2. Kiểm tra bài cũ : (5’) Thế nào là tần số và tần suất ghép lớp ? Bảng phân bố tần số và tần suất ghép lớp có ý nghĩa gì trong thực tế cuộc sống ? 3. Bài mới : TL Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng 13’ Hoạt động 1: Biểu đồ tần suất hình cột . GV đưa nội dung ví dụ 1 lên bảng bằng bảng phụ . GV hướng dẫn HS vẽ biểu đồ tần suất . -Cột nằm ngang biểu diễn cho chiều cao của HS. -Cột đứng biểu diễn tần suất . GV lưu ý HS cách chia các khoảng ở từng cột bằng nhau và lấy các giá trị tương đối không yêu cầu chính xác tuyệt đối. HS xem nội dung ví dụ 1 HS thực hiện theo hướng dẫn của GV. -HS vẽ biểu đồ vào vở. I. Biểu đồ tần suất hình cột và đường gấp khúc tần suất: 1. Biểu đồ tần suất hình cột : Ví dụ 1: Cho bảng phân bố tần suất ghép lớp sau Chiều cao của 36 học sinh Lớp số đo chiều cao (cm) Tần suất (%) [150;156) 16,7 [156;162) 33,3 [162;168) 36,1 [168;174) 13,9 cộng 100(%) Vẽ biểu đồ tần suất hình cột. 10’ 12’ Hoạt động 2: Đường gấp khúc tần suất. Dựa vào ví dụ 1 GV hướng dẫn HS vẽ đường gấp khúc tần suất . H: Trung bình cộng hai mút của lớp 1 là bao nhiêu ? H: Tương tự tính TBC hai mút của các lớp còn lại ? GV giới thiệu các giá trị trung bình ci gọi là giá trị đại diện của các lớp tương ứng . H: Vẽ đoạn thẳng nối các điểm (ci; ) ? -GV kiểm tra hình vẽ của HS và vẽ đường gấp khúc tần suất trên bảng, sau đó GV hướng dẫn tổng quát . * Củng cố : GV yêu cầu HS hoạt động nhóm làm HĐ1 SGK . -HS vẽ đường gấp khúc tần suất theo hướng dẫn của GV . HS: TBC là 153. HS tính TBC 2 mút củacác lớp còn lại . -HS vẽ các đoạn thẳng . -HS ghi tổng quát vào vở HS hoạt động nhóm làm HĐ1 SGK. -Vẽ biểu đồ tần suất hình cột và vẽ đường gấp khúc tần suất . 2. Đường gấp khúc tần suất: Ví dụ: Vẽ đường gấp khúc tần suất ở ví dụ 1: Giải: -Trên mặt phẳng tọa độ xác định các điểm (ci; ), trong đó ci là trung bình cộng hai mút của lớp i. Ci gọi là giá trị đại diện của lớp thứ i . -Vẽ các đoạn thẳng nối điểm (ci; ) với điểm (ci+1; ) ta thu được một đường gấp khúc gọi là đường gấp khúc tần suất . -GV kiểm tra bài làm của các nhóm , chốt lại lời giải . -GV yêu cầu HS xem chú ý SGK. HS xem chú ý SGK . 4. Củng cố : (3’) -Gía trị đại diện của 1 lớp là gì ? Đường gấp khúc tần xuất là đường như thế nào ? -Cách vẽ biểu đồ tần số và biểu đồ tần suất hình cột , vẽ đường gấp khúc tần suất . 5. Hướng dẫn về nhà: (2’) - Nắm vững các khái niệm đã học - BTVN : 1, 2, 3 SGK trang 114. V. RÚT KINH NGHIỆM: Ngày soạn: 27/02/2007 Tiết: 47 §2. BIỂU ĐỒ (tt) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: -Học sinh nắm được cách vẽ và vẽ được biểu đồ hình quạt . - Đọc được biểu đồ hình quạt . 2. kỹ năng: - Có kỹ năng vẽ biểu đồ hình quạt và đọc biểu đồ hình quạt . 3.Tư duy và thái độ: Giáo dục học sinh có ý thức vẽ biểu đồ đọc được biểu đồ tùe 1 số bài toán thực tế . II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ: 1. Chuẩn bị của thầy : Sách giáo khoa, thước thẳng, bảng phụ. 2. Chuẩn bị của trò: Xem trước bài học ở nhà. III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY: 1. Ổn định tổ chức. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số. (1’) 2. Kiểm tra bài cũ : (5’) -Nêu cách vẽ biểu đồ tần suất hình cột ? Cách vẽ đường gấp khúc tần suất . 3. Bài mới : TL Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng 15’ Hoạt động 1: Biểu đồ hình quạt . GV: Người ta còn dùng biểu đồ hình quạt để mô tả bảng cơ cấu. GV đưa nội dung cí dụ 2 lên bảng . GV hướng dẫn HS vẽ b ... chiều dương . - Tương tự nếu cuốn tia At’ theo đường tròn thì mỗi số thực t At’ nhận giá trị dương hay âm? H: Khi t giảm dần thì điểm M di chuyển như thế nào ? GV giới thiệu chiều cùng chiều quay kim đồng hồ là chiều âm . -Qua sự mô tả mô hình trên GV giới thiệu khái niệm đường tròn định hướng . -HS xem và làm theo hướng dẫn của GV . HS: Mỗi điểm trên trục số đặt tương ứng với 1 điểm xác định trên đường tròn . HS: Có thể đặt tương ứng với cùng một điểm trên đường tròn . - Dựa vào việc quấn dây trên đường tròn HS chỉ rõ điều này . HS: Chỉ rõ sự di chuyển của điểm M . HS: Mỗi số thực t At’ nhận giá trị âm . HS: Chỉ vị trí điểm M . -HS nghe GV giới thiệu và ghi nhớ . I. Khái niệm cung và góc lượng giác : 1. Đường tròn định hướng và cung lượng giác : a) Định nghĩa: Đường tròn định hướng là đường tròn trên đó đã chọn một chiều chuyển động gọi là chiều dương, chiều ngược lại gọi là chiều dương . - Quy ước chiều ngược chiều quay của kim đồng hồ là chiều dương . 12’ Hoạt động 2: Cung lượng giác GV vẽ đường tròn định hướng và lấy hai điểm A. B trên đường tròn. Lấy điểm M trên ường tròn và cho M di động từ A đến B và giới thiệu khái niệm cung lượng giác - GV mô tả các cung lượng giác khác nhau khi điểm M quay từ A đến B 1 vòng, 2 vòng theo chiều dương , theo chiều âm . -GV giới thiệu điểm đầu, điểm cuối của cung lượng giác . H: Vậy với hai điểm A, B trên đường tròn định hướng có bao nhiêu cung lượng giác ? -GV giới thiệu kí hiệu cung lượng giác điểm đầu A, điểm cuối B . -GV dựa vào hình vẽ yêu cầu HS xác định cung hình học GV lưu ý HS phân biệt cung hình học và cung lượng giác . - HS vẽ hình vào vở . -HS theo dõi sự di chuyển của điểm M từ A đến B theo cùng chiều quay của kim đồng hồ hay ngược chiều kim đồng hồ . -HS nghe GV giới thiệu . HS: Có vô số cung lượng giác có điểm đầu A, điểm cuối B . HS lên bảng chỉ 2 cung hình học -HS xem chú ý SGK . b) Cung lượng giác : - Trên đường tròn định hướng cho 2 điểm A, B. Một điểm M di động trên đường tròn luôn theo một chiều (âm hoặc dương) từ A đến B tạo nên một cung lượng giác có điểm đầu A điểm cuối B . - Với hai điểm A, B trên đường tròn định hướng ta có vô số cung lượng giác điểm đầu A, điểm cuối B. - Mỗi cung như vậy kí hiệu là * Chú ý : (SGK) . 12’ Hoạt động 3: Góc lượng giác, đường tròn lượng giác . GV vẽ đường tròn định hướng, lấy 2 điểm C, D trên đường tròn và xác định 1 cung lượng giác . Lấy 1 điểm M nằm giữa C và D . -GV giới thiệu khái niệm góc lượng giác có tia đầu OC và tia cuối OD . H: Với hai điểm C, D trên đường tròn định hướng có bao nhiêu góc lượng giác ? - GV vẽ đường tròn định hướng có bán kính bằng 1, có tâm tại gốc O của hệ trục tọa độ Oxy . H: Xác định tọa độ các điểm A. A’, B, B’ ? -GV giới thiệu đường tròn như trên gọi là đường tròn lượng giác . H: Vậy đường tròn lượng giác là đường tròn như thế nào ? -GV chốt lại, ghi bảng . -HS vẽ hình vào vở và thực hiện theo GV . -HS nghe GV giới thiệu . HS: Có vô số góc lượng giác cung kí hiệu là (OC , OD) . HS vẽ hình vào vở . HS xác định tọa độ các điểm trên . HS nêu khái niệm đường tròn lượng giác . 2. Góc lượng giác, đường tròn lượng giác : a) góc lượng giác : Trên đường tròn định hướng cho cung lượng giác . Một điểm M chuyển động trên đường tròn từ C đến D. Khi tia OM quay xung quanh gốc O từ OC đến OD ta nói tia OM tạo ra một góc lượng giác, có tia đầu là OC, tia cuối là OD . - Kí hiệu là : (OC , OD) . b) Đường tròn lượng giác - Đường tròn lượng giác là đường tròn định hướng có bán kính bằng 1 . 4. Củng cố : (4’) - Khái niệm đường tròn định hướng, cung lượng giác và góc lượng giác ? - Khái niệm đường tròn lượng giác ? - Với 2 điểm A, B trên đường tròn định hướng có bao nhiêu cung lượng giác, bao nhiêu góc lượng giác ? 5. Hướng dẫn về nhà: (2’) -Nắm vững các khái niệm đã học - Xem trước mục II SGK trang 135 . V. RÚT KINH NGHIỆM: Ngày soạn: 21/03/2007 Tiết: 54 §1. CUNG VÀ GÓC LƯỢNG GIÁC (T2) I. MỤC TIÊU: * Kiến thức: - Học sinh nắm được mối quan hệ giữa độ và radian, biết chuyển từ độ sang radian và ngược lại . - Nắm khái niệm số đo của một cung lượng giác, số đo của một góc lượng giác. Biết biểu diễn cung lượng giác trên đường tròn lượng giác . * kỹ năng: - Có kỹ năng chuyển từ số đo độ sang radian và ngược lại . Kỹ năng biểu diễn cung lượng giác trên đường tròn lượng giác . * Tư duy và thái độ: Giáo dục học sinh nắm cách biểu diễn cung lượng giác trên đường tròn lượng giác . II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ: * Chuẩn bị của thầy : Sách giáo khoa, thước thẳng, bảng phụ, phiếu học tập. * Chuẩn bị của trò : Xem trước bài học ở nhà. III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY: 1. Ổn định tổ chức. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số. (1’) 2. Kiểm tra bài cũ : (6’) Nêu khái niệm đường tròn định hướng, khái niệm cung và góc lượng giác ? - Với 2 điểm A, B trên đường tròn định hướng ta có bao nhiêu cung lượng giác ? Kí hiệu cung lượng giác này . 3. Bài mới: TL Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng 14’ Hoạt động 1: Quan hệ giữa độ và radian. GV: Trong Toán học và vật lí ngoài độ, người ta còn dùng một đơn vị nữa để đo góc và cung, đó là radian . -GV vẽ đường tròn lượng giác và vẽ cung có độ dài bằng 1 đơn vị, sau đó giới thiệu cung ở trân có số đo bằng 1 radian. H: Vậy cung có độ dài như thế nào gọi là cung có số đo 1 radian ? H: Nửa đường tròn có độ dài bao nhiêu ? GV vẽ hình 43 lên bảng hỏi cung có số đo bao nhiêu rad ? GV: Cung có số đo độ là 1800 . Vậy ta viết 1800 = rad . H: Từ cách viết trên hãy suy ra 10 = ? rad ; 1 rad = ? độ . H: Nếu góc, hay cung có số đo bằng độ là a, số đo bằng rad là thì công thức liên hệ giữa độ và rad như thế nào ? -GV nhận xét và chốt lại công thức . GV yêu cầu HS xem chú ý SGK -GV hướng dẫn HS lập bảng chuyển đổi từ độ sang rad thông dụng . GV: Trên đường tròn bán kính R. Cung nửa đường tròn có số đo rad và có độ dài là R. H: Vậy cung có số đo rad có độ dài bao nhiêu ? - GV chốt lại công thức và ghi bảng . * Củng cố: GV yêu cầu HS làm HĐ1 SGK . -GV kiểm tra, sửa chữa . -HS nghe GV giới thiệu . HS trả lời . HS: Toàn bộ đường tròn có độ dài 2R Vậy nửa đường tròn có độ dài R . HS: Cung có độ dài bằng R có số đo 1 rad Vậy cung có độ dài R có số đo rad . HS: Dựa vào quy tắc tam xuất suy ra ; HS: 10 rad a0 rad = - Tương tự suy ra a -HS xem chú ý SGK . - HS thực hiện và ghi kết quả vào vở . HS: Tính và suy ra cung có số đo rad có độ dài R. HS làm HĐ1 SGK . -HS sử dụng máy tính bỏ túi để tính . II. Số đo của cung và góc lượng giác : 1. Độ và radian : a) Đơn vị radian : Trên đường tròn tùy ý, cung có độ dài bằng bán kính được gọi là cung có số đo 1 radian ( viết tắc 1 rad) b) Quan hệ giữa độ và radian Ta có ; Nếu góc, hay cung có số đo bằng độ là a, số đo bằng rad là thì : = (1) a= (2) Chú ý : (SGK) . Bảng chuyển đổi thông dụng: Độ 300 450 600 900 Rad Độ 1200 1350 1500 1800 Rad c) Độ dài của một cung tròn : Cung có số đo rad của đường tròn bán kính R có độ dài : l = R. 12’ Hoạt động 2: Số đo của một cung lượng giác - GV dùng hình vẽ mô tả sự di động của điểm M trên đường tròn lượng giác theo chiều dương để suy ra số đo các cung lượng giác , . GV yêu cầu HS làm HĐ2 SGK . -GV kiểm tra, nhận xét . H: Nếu có điểm M trên đường tròn lượng giác sao cho sđ= thì số đo tổng quát cung AM được viết như thế nào ? GV chốt lại công thức, ghi bảng -Lưu ý viết số đo cung theo độ , theo rad . Hoạt động 3: Số đo của 1 góc lượng giác . H: Nhắc lại khái niệm góc lượng giác ? GV giới thiệu số đo của góc lượng giác là số đo cung lượng giác tương ứng . GV yêu cầu HS hoạt động nhóm làm HĐ3 SGK . -GV kiểm tra bài làm của các nhóm . -GV yêu cầu HS xem chú ý SGK HS quan sát sự mô tả của GV . HS quan sát hình 45 và làm HĐ2 SGK . = 4950 . HS: Nêu công thức tổng quát. HS nhắc lại khái niệm góc lượng giác . - HS hoạt động nhóm làm HĐ3 SGK . -Đại diện nhóm trình bày . sđ(OA, OE) = 5850 () sđ(OA, OP) = 3150 () 2. Số đo của một cung lượng giác : Số đo của một cung lượng giác () là một số thực . - Kí hiệu số đo của cung là -Số đo của các cung lượng giác có cùng điểmđầu và điểm cuối sai khác nhau một bội của . Ta viết : Trong đó là số đo của một cung lượng giác tùy ý có điểm đầu A , điểm cuối M . 3. Số đo của một góc lượng giác Số đo của góc lượng giác (OA , OC) là số đo của cung lượng giác tương ứng . 12’ Hoạt động 3: Biểu diễn cung lượng giác trên đường tròn lượng giác . GV hướng dẫn HS cách biểu diễn cung lượng giác AM trên đường tròn lượng giác . GV đưa ví dụ lên bảng . GV vẽ đường tròn lượng giác lên bảng . a) H: Cung có số đo dương hay âm ? -Vậy chiều quay của cung là chiều nào ? -Phân tích -Cung có số đo ? -Cung ? b) Tương tự biểu dễn cung -7650 -HS xem hướng dẫn của GV . HS xem ví dụ . HS: Dương . HS: Theo chiều dương . HS: Xác định chiều quay đúng 3 vòng tròn theo chiều dương và về tại điểm đầu A . -HS tiếp tục quay thêm 400 . HS thực hiện. 4. Biểu diễn cung lượng giác trên đường tròn lượng giác : -Chọn điểm A(1; 0) làm điểm đầu . -Điểm cuối M của cung được xác định bởi hệ thức Ví dụ: Biểu diễn trên đường tròn lượng giác các cung lượng giác có số đo: a) ; b) -7650 c ) Giải: a) . Vậy điểm cuối của cung là điểm chính giữa M của cung nhỏ . b) -7650 = -450 + (-2).3600 . Vậy điểm cuối của cung là điểm chính giữa N của cung nhỏ 4. Củng cố : (4’) - Số đo của cung lượng giác theo độ và theo rad ? - Cách biểu diễn cung lượng giác trên đường tròn lượng giác . 5. Hướng dẫn về nhà: (2’) -Nắm vững các khái niệm đã học - BTVN : BT 2, 3, 4, 5, 6, 7 SGK . V. RÚT KINH NGHIỆM:
Tài liệu đính kèm: