I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
- Hiểu và trình bày được vai trò, đặc điểm của nông nghiệp.
- Phân tích được ảnh hưởng của các nhân tố tự nhiên, kinh tế – xã hội tới sự phát triển và phân bố nông nghiệp.
- Phân biệt được một số hình thức chủ yếu của tổ chức lãnh thổ nông nghiệp.
2. Kĩ năng:
- Biết phân tích v nhận xt những đặc điểm phát triển, những thuận lợi và khó khăn của các điều kiện tự nhiên, kinh tế -xã hội ở một địa phương đối với sự phát triển và phân bố nông nghiệp
- Nhận diện được những đặc điểm chính của các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp.
3. Thái độ:
Tham gia, ủng hộ tích cực vào việc thực hiện các chính sách phát triển nông nghiệp cụ thể ở địa phương.
4. Định hướng phát triển năng lực:
Giải quyết vấn đề, sử dụng bản đồ, tư duy tổng hợp theo lãnh thổ
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Sơ đồ các nhân tố ảnh hưởng tới phân bố nông nghiệp.
- Một số hình ảnh về các vùng nông nghiệp điển hình, về sử dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật trong nông nghiệp.
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, nội dung thảo luận và trả lời các câu hỏi
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC
A. Hoạt động khởi động
1. Mục tiêu:
- Huy động một số kiến thức, kĩ năng đã học về vai trò và đặc điểm của sản xuất nông nghiệp, các nhân
tố tự nhiên và các nhân tố kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp.
- Tạo hứng thú học tập giúp học sinh nắm được nội dung bài học thông qua một số hình ảnh, liên hệ thực tế đến nông nghiệp ở địa phương và ở Việt Nam.
- Nhằm tạo tình huống có vấn đề để kết nối bài mới.
2. Phương thức: Phát vấn, hoạt động theo cá nhân/ cả lớp.
3. Phương tiện: Một số hình ảnh về hoạt động nông nghiệp
4. Tiến trình hoạt động
- GV : Chiếu một số hình ảnh về hoạt động nông nghiệp và yêu cầu học sinh quan sát hình ảnh, trả lời câu hỏi.
CH: Vai trò của nông nghiệp đối với đời sống và sản xuất?
- HS: quan sát trả lời
- GV chốt kiến thức và đi vào bài mới
Hằng ngày chúng ta vẫn sống dựa vào các sản phẩm nông nghiệp, các sản phẩm nông nghiệp cũng rất quen thuộc với chúng ta. Vậy sản xuất nông nghiệp có đặc điểm gì? sự phân bố của nông nghiệp chịu ảnh hưởng của nhân tố nào? Đó là những câu hỏii mà chúng ta phải trả lời được trong bài học ngày hôm nay.
B. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động 1: TÌM HIỂU VAI TRÒ VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA NÔNG NGHIỆP
1. Mục tiêu
+ Trình bày được vai trò cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người, nguyên liệu cho các ngành công nghiệp.
+ Trình bày được đặc điểm đất là tư liệu sản xuất ; đối tượng lao động là cây trồng, vật nuôi ; tính mùa vụ, phụ thuộc vào tự nhiên.
- Kĩ năng: Biết so sánh sự khác nhau về vai trò, đặc điểm của sản xuất nông nghiệp đối với các ngành kinh tế khác
- Thái độ: Nhận thức được vai trò ý nghĩa của sản xuất nông nghiêp để có ý thức đối với sự phát triển nền kinh tế của đất nước
2. Phương thức :
- Phương pháp đàm thoại gợi mở, nêu vấn đề.
- Kỹ thuật phỏng vấn nhanh, kỹ thuật khai thác kiến thức qua các phương tiện trực quan.
- Hoạt động cá nhân/cặp.
Ngày soạn: 16 /11/2019 Tuần: Tiết: Chương VII. ĐỊA LÍ NÔNG NGHIỆP Bài 27. VAI TRÒ, ĐẶC ĐIỂM, CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ NÔNG NGHIỆP MỘT SỐ HÌNH THỨC TỔ CHỨC LÃNH THỔ NÔNG NGHIỆP I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Hiểu và trình bày được vai trò, đặc điểm của nông nghiệp. - Phân tích được ảnh hưởng của các nhân tố tự nhiên, kinh tế – xã hội tới sự phát triển và phân bố nông nghiệp. - Phân biệt được một số hình thức chủ yếu của tổ chức lãnh thổ nông nghiệp. 2. Kĩ năng: - Biết phân tích v nhận xt những đặc điểm phát triển, những thuận lợi và khó khăn của các điều kiện tự nhiên, kinh tế -xã hội ở một địa phương đối với sự phát triển và phân bố nông nghiệp - Nhận diện được những đặc điểm chính của các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp. 3. Thái độ: Tham gia, ủng hộ tích cực vào việc thực hiện các chính sách phát triển nông nghiệp cụ thể ở địa phương. 4. Định hướng phát triển năng lực: Giải quyết vấn đề, sử dụng bản đồ, tư duy tổng hợp theo lãnh thổ II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Sơ đồ các nhân tố ảnh hưởng tới phân bố nông nghiệp. - Một số hình ảnh về các vùng nông nghiệp điển hình, về sử dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật trong nông nghiệp. 2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, nội dung thảo luận và trả lời các câu hỏi III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC A. Hoạt động khởi động 1. Mục tiêu: - Huy động một số kiến thức, kĩ năng đã học về vai trò và đặc điểm của sản xuất nông nghiệp, các nhân tố tự nhiên và các nhân tố kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp. - Tạo hứng thú học tập giúp học sinh nắm được nội dung bài học thông qua một số hình ảnh, liên hệ thực tế đến nông nghiệp ở địa phương và ở Việt Nam. - Nhằm tạo tình huống có vấn đề để kết nối bài mới. 2. Phương thức: Phát vấn, hoạt động theo cá nhân/ cả lớp. 3. Phương tiện: Một số hình ảnh về hoạt động nông nghiệp 4. Tiến trình hoạt động - GV : Chiếu một số hình ảnh về hoạt động nông nghiệp và yêu cầu học sinh quan sát hình ảnh, trả lời câu hỏi. CH: Vai trò của nông nghiệp đối với đời sống và sản xuất? - HS: quan sát trả lời - GV chốt kiến thức và đi vào bài mới Hằng ngày chúng ta vẫn sống dựa vào các sản phẩm nông nghiệp, các sản phẩm nông nghiệp cũng rất quen thuộc với chúng ta. Vậy sản xuất nông nghiệp có đặc điểm gì? sự phân bố của nông nghiệp chịu ảnh hưởng của nhân tố nào? Đó là những câu hỏii mà chúng ta phải trả lời được trong bài học ngày hôm nay. B. Hoạt động hình thành kiến thức Hoạt động 1: TÌM HIỂU VAI TRÒ VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA NÔNG NGHIỆP 1. Mục tiêu + Trình bày được vai trò cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người, nguyên liệu cho các ngành công nghiệp.. + Trình bày được đặc điểm đất là tư liệu sản xuất ; đối tượng lao động là cây trồng, vật nuôi ; tính mùa vụ, phụ thuộc vào tự nhiên. - Kĩ năng: Biết so sánh sự khác nhau về vai trò, đặc điểm của sản xuất nông nghiệp đối với các ngành kinh tế khác - Thái độ: Nhận thức được vai trò ý nghĩa của sản xuất nông nghiêp để có ý thức đối với sự phát triển nền kinh tế của đất nước 2. Phương thức : - Phương pháp đàm thoại gợi mở, nêu vấn đề. - Kỹ thuật phỏng vấn nhanh, kỹ thuật khai thác kiến thức qua các phương tiện trực quan.... - Hoạt động cá nhân/cặp. 3.Tổ chức hoạt động: Hoạt động của GV và HS Nội dung chính Bước 1: GV: yêu cầu HS nghiên cứu SGK và sử dung kỹ thuật phỏng vấn nhanh, yêu cầu học sinh hoàn thành kiến thức: - Nông nghiệp theo nghĩa rộng gồm những ngành nào? - Nông nghiệp xuất hiện từ khi nào? - Nông nghiệp có vai trò gì đối với đời sống và sản xuất? Yêu cầu HS nghiên cứu SGK, trình bày đặc điểm của SXNN, lấy ví dụ chứng minh cho từng đặc điểm. Bước 2: HS nhận nhiệm vụ. Bước 3: GV gợi ý sản phẩm. Vai trò: Vai trò quan trọng, không thay thế được. - Cung cấp lương thực thực phẩm. - Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp. - Nguồn hàng xuất khẩu, thu ngoại tệ. Đặc điểm: a. Đất trồng là tư liệu sản xuất chủ yếu và không thay thế được . b. Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là cây trồng, vật nuôi. c. Sản xuất nông nghiệp có tính mùa vụ. d. Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc chặt chẽ vào điều kiện tự nhiên. =>GV nhận xét, chuẩn kiến thức và giới thiệu thêm: tất cả các nền văn minh cổ đại đều là nền văn minh nông nghiệp (Ấn - Hằng, Lưỡng Hà, Ai Cập, Sông Hồng) Bước 4: HS trình bày, trả lời câu hỏi. - GV: Đặt câu hỏi: tại sao đối với các nước đang phát triển, đông dân thì đẩy mạnh SXNN là nhiệm vụ chiến lược hàng đầu? liên hệ Việt Nam? Bước 5=>GV: chuẩn kiến thức: Ở các nước đang phát triển, hoạt động NN liên quan đến việc làm, thu nhập, đời sống của đa số dân cư, gắn với phần lớn lãnh thổ quốc gia. - Việt Nam: 58% lao động trong ngành NN và chiếm 22% trong GDP( 2004) + Đặc điểm 1:GV giới thiệu: Đây là đặc điểm quan trọng để phân biệt SXNN với CN. Quy mô, phương hướng sản xuất, mức độ thâm canh, TCLTNN phụ thuộc nhiều vào đất đai. -GV đặt câu hỏi: để sử dụng đất đai tốt hơn cần làm gì? =>GV: Bổ sung thêm: trong lịch sử phát triển NN có hai hình thức sử dụng đất là quảng canh và thâm canh. + Đặc điểm 2: GV giới thiệu thêm: Quá trình phát triển của sinh vật tuân theo các quy luật sinh học, quy luật tự nhiên do đó phải hiểu biết và tôn trọng quy luật sinh học, quy luật tự nhiên + Đặc điểm 3: Đây là đặc điểm điển hình, nhất là đối với trồng trọt. Thời gian sinh trưởng và phát triển của cây trồng, vật nuôi tương đối dài, không giống nhau và thông qua hàng loạt giai đoạn kế tiếp nhau. Trong quá trình sán xuất cần phải nghiên cứu và xác định đúng cơ cấu mùa vụ. + Đặc điểm 4: GV giới thiệu: vì đối tượng của SXNN là cây trồng, vật nuôi (cơ thể sống) vì vậy phải đảm bảo 5 yếu tố: nhiệt độ, nước, ánh sáng, không khí, dinh dưỡng + Đặc điểm 5: GV đặt câu hỏi: Biểu hiện của xu thế này là gì? Liên hệ Việt Nam? =>GV giới thịêu thêm: hình thành và phát triển các vùng chuyên môn hoá NN và đẩy mạnh chế biến nông sản. + Ở VN có các vùng NN với hướng chuyên môn hoá khác nhau I. Vai trò và đặc điểm của nông nghiệp: 1. Vai trò: Vai trò quan trọng, không thay thế được. - Cung cấp lương thực thực phẩm. - Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp. - Nguồn hàng xuất khẩu, thu ngoại tệ. 2. Đặc điểm: a. Đất trồng là tư liệu sản xuất chủ yếu và không thay thế được . b. Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là cây trồng, vật nuôi. c. Sản xuất nông nghiệp có tính mùa vụ. d. Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc chặt chẽ vào điều kiện tự nhiên. e. Trong nền kinh tế hiện đại, nông nghiệp trở thành ngành sản xuất hàng hóa Hoạt động 2 : Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phân bố nông nghiệp 1. Mục tiêu : - Phân tích được các nhân tố tự nhiên và các nhân tố kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp như: + Tự nhiên : đất, nước, khí hậu, sinh vật + Kinh tế - xã hội : dân cư và nguồn lao động, quan hệ sở hữu ruộng đất, tiến bộ khoa học, kĩ thuật, thị trường - Kĩ năng: Biết phân tích và nhận xét những thuận lợi và khó khăn của các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ở một địa phương đối với sự phát triển và phân bố nông nghiệp - Thái độ: Tham gia tích cực và ủng hộ những chính sách phát triển nông nghiệp ở địa phương 2. Phương thức: - Phương pháp đàm thoại gợi mở, nêu vấn đề. - Thảo luận nhóm. - Kỹ thuật chia nhóm, kỹ thuật giao nhiệm vụ 3. Tổ chức hoạt động: Hoạt động của GV và HS Nội dung chính Bước 1: HS dựa vào kênh chữ trong SGK, vốn hiểu biết để trả lời: Có những nhóm nhân tố nào ảnh hưởng tới phân bố nông nghiệp? Mỗi nhóm có những nhân tố nào? Phân tích ảnh hưởng của từng nhân tố tới phân bố nông nghiệp, lấy ví dụ cụ thể để chứng minh Bước 2 nhóm 1 phân tích yếu tố tự nhiên, nhóm 1 phân tích yếu tố KT – XH. Bước 3:GV gợi ý sản phẩm. - Đất đai: GV hỏi: Địa phương em có những loại đất nào? Trên đó trồng những cây gì và chăn nuôi con gì?Quỹ đất nhiều hay ít ảnh hưởng như thế nào đến sản xuất nông nghiệp. - Khí hậu và nguồn nước GV hỏi: Cơ cấu cây trồng của nền nông nghiệp nước ta như thế nào? gồm những loại cây trồng chủ yếu nào?Tại sao ? - Sinh vật GV hỏi: Nước ta có các loại cây trồng và vật nuôi nào có giá trị - Dân cư - nguồn lao động Bước 4: HS trình bày Bước 5: GV chuẩn kiến thức. GV: hỏi: em hãy nêu một vài đặc điểm về dân cư- nguồn lao động của Việt Nam?Ảnh hưởng của dân cư và nguồn lao động đối với ngành nông nghiệp. Năm 2005, dân số Việt Nam là hơn 83 triệu người, trong đó LLLĐ là 42,7 triệu người (có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất NN, cần cù chịu khó, tiếp thu nhanh tiến bộ KH-KT) rõ ràng đây là LLSX trực tiếp và là nguồn tiêu thụ nông sản lớn. +Tập quán ăn uống cũng ảnh hưởng không nhỏ =>GV mở rộng thêm: các nước Nam Á và Trung Đông, chăn nuôi lợn không phát triển do các quốc gia Hồi giáo kiêng ăn thịt lợn. - Tiến bộ Khoa học- Kĩ thuật GV: đặt câu hỏi: em có thể lấy vài ví dụ về tiến bộ KH-KT trong NN ở nước ta? Ý nghĩa? GV: Tạo ra các giống mới có năng suất cao, thời gian sinh trưởng ngắn.. VD: giống ngô lai F1 đưa năng suất bình quân từ 2,2 tấn/ha lên 8 tấn/ha, có nơi từ 14-22 tấn/ha. GV nhấn mạnh: Thị trường có tác dụng điều tiết đối với sự hình thành và phát triển các vùng CMHNN, xung quanh các TTCN, các thành phố lớn đều hình thành các vành đai sản xuất rau, quả phục vụ nhu cầu tiêu dùng hằng ngày của người dân. II. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phân bố nông nghiệp 1. Nhân tố tự nhiên - Đất: Ảnh hưởng đến quy mô sản xuất, cơ cấu và phân bố cây trồng, vật nuôi, năng suất. - Khí hậu – nước: Ảnh hưởng đến thời vụ, cơ cấu cây trồng vật nuôi, khả năng xen canh tăng vụ, tính ổn định hay bấp bênh của sản xuất nông nghiệp. - Sinh vật: Cơ sở tạo nên các giống cây trồng vật nuôi; cơ sở thức ăn cho gia súc, cơ cấu vật nuôi và sự phát triển chăn nuôi. 2. Nhân tố kinh tế – xã hội - Dân cư – lao động: Ảnh hưởng đến cơ cấu và sự phân bố cây trồng, vật nuôi. - Sở hữu ruộng đất: Ảnh hưởng đến con đường phát triển nông nghiệp, các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp. - Tiến bộ khoa học – kỹ thuật: Giúp chủ động trong sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng và sản lượng. - Thị trường tiêu thụ: Ảnh hưởng đến giá cả nông sản; điều tiết sản xuất và hướng chuyên môn hóa. Hoạt động 3 : Một số hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp 1. Mục tiêu - Kiến thức: Biết được một số hình thức chủ yếu của tổ chức lãnh thổ nông nghiệp: trang trại, vùng nông nghiệp - Kĩ năng: Phân biệt được những đặc điểm chính của các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp. - Thái độ: Tham gia tích cực và ủng hộ những chính sách phát triển nông nghiệp và những hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp ở địa phương 2. Phương thức: - Đàm thoại gợi mở, nêu vấn đề. - Hướng dẫn HS khai thác kiến thức từ SGK. - Phương pháp thảo luận nhóm. - Các kỹ thuật dạy học : Kỹ thuật chia nhóm nhỏ, kỹ thuật giao nhiệm vụ, kỹ thuật động não 3. Tổ chức hoạt động: Hoạt động của GV và HS Nội dung chính Bước 1: HS dựa vào kênh chữ SGK, vốn hiểu biết để trả lời: - Vai trò của các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp? - Có mấy hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp? Vai trò và đặc điểm của các hình thức trên? - Câu hỏi ở mục III SGK trang 106? Bước 2: HS thảo luận Bước 3: GV gợi ý sản phẩm. Trang trại : Hình thành trong thời kỳ công nghiệp hoá , Mục đích là sản xuất hàng hoá dựa trên thâm canh và chuyên môn hoá Vùng nông nghiệp : là lãnh thổ nông nghiệp đồng nhất về điều kiện sản xuất để phân bố cây trồng vật nuôi và hình thành vùng chuyên môn hoá nông nghiệp. Bước 4: HS trình bày Bước 5: GV chuẩn kiến thức. Gợi ý: GV kẻ bảng vị trí, vai trò, đặc điểm cho HS ghi. Ở Việt Nam: + Hình thức trang trại phát triển đầu thập kỷ 90 có 120.000 trang trại các loại hình thức khác nhau. + Có các xí nghiệp nông nghiệp ở ngoại thành phục vụ trồng rau quả, cây thực phẩm cung cấp cho dân cư thành phố. + Vùng nông nghiệp đồng bằng sông Hồng có đất phù sa, khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, dân đông đúc, cơ sở chế biến hướng chuyên môn hóa: lúa, cây thực phẩm, chăn nuôi lợn III .Một số hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp - Tạo ra những tiền đề cần thiết nhằm sử dụng hợp lý các điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của các nước, các vùng, mang hiệu quả kinh tế cao. - Có nhiều hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp, 3 hình thức chủ yếu là: trang trại nông nghiệp, thể tổng hợp nông nghiệp, vùng nông nghiệp. 3. Luyện tập: 3.1. Mục tiêu: - Hiểu và trình bày được vai trò, đặc điểm của nông nghiệp. - Phân tích được ảnh hưởng của các nhân tố tự nhiên, kinh tế – xã hội tới sự phát triển và phân bố nông nghiệp. - Phân biệt được một số hình thức chủ yếu của tổ chức lãnh thổ nông nghiệp. - Vai trò của các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp 3.2. phương thức: cá nhân. - Nông nghiệp có vai trò gì đối với đời sống và sản xuất. - Phân tích ảnh hưởng của từng nhân tố tới phân bố nông nghiệp, ví dụ cụ thể chứng minh 4. Vận dụng, mở rộng: Mục tiêu: giúp HS vận dụng hoặc liên hệ kiến thức đã học được vào một vấn đề cụ thể của thực tiễn về các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp ở Việt Nam. Nội dung: - Liên hệ về đất trồng địa phương . Phân tích ảnh hưởng của từng nhân tố tới phân bố nông nghiệp, nêu ví dụ cụ thể để chứng minh. Đánh giá: GV khuyến khích, động viên các HS làm bài và nhận xét sản phẩm của HS. Các nhân tố Điều kiện tự nhiên Kinh tế - xã hội Đất đai - Qui mô sản xuất. - Cơ cấu cây trồng, vật nuôi. -Năng suất. Khí hậu nước - Thời vụ - Cơ cấu cây trồng vật nuôi - Khả năng xen canh tăng vụ. - Thiên tai Sinh vật - Giống vật nuôi cây trồng. - Thức ăn cho gia súc. - Cơ cấu vật nuôi. Dân cư laođộng Nguồn lao động và tiêu thụ sản phẩm. Sở hữu ruộng đất Con đường hình thức tổ chức SX KHKT Chủ động sản xuất nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm Thị trường - Giá nông sản - Hình thành, phát triển vùng chuyên môn hoá. Sự phát triển và phân bố nông nghiệp Phiếu học tập Trà Cú, ngày..tháng..năm 2019 Duyệt của TP
Tài liệu đính kèm: