Giáo án Giáo dục quốc phòng an ninh Lớp 10 - Học kì II

Giáo án Giáo dục quốc phòng an ninh Lớp 10 - Học kì II

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Giúp H/S nắm và thưc hiện được các bước tập hợp đội ngũ tiểu đội. làm cơ sở học tập tại trường và vận dụng trong huấn luyện sau này.

2. Năng lực

Năng lực chung: Năng lực tự học; Năng lực hợp tác; Năng lực thẩm mỹ; Năng lực giao tiếp

Năng lực chuyên biệt:

- Thực hiện được đúng thứ tự các bước tập hợp, tác phong chính quy.

- Biết hô khẩu lệnh to, rõ ràng.

3. Phẩm chất

- Yêu thích môn học, có thái độ học tập và rèn luyện tốt. Luôn yêu quê hương, yêu đất nước, có ý thức trách nhiệm, tổ chức kỉ luận, sẵn sàng nhận và hoàn thành nhiệm vụ được giao.

 

docx 93 trang Người đăng Văn Đô Ngày đăng 23/06/2023 Lượt xem 229Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Giáo dục quốc phòng an ninh Lớp 10 - Học kì II", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: /./
Ngày dạy: //.
BÀI 4: ĐỘI NGŨ ĐƠN VỊ
TIẾT 19: ÔN LUYỆN
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Giúp H/S nắm và thưc hiện được các bước tập hợp đội ngũ tiểu đội. làm cơ sở học tập tại trường và vận dụng trong huấn luyện sau này.
2. Năng lực
Năng lực chung: Năng lực tự học; Năng lực hợp tác; Năng lực thẩm mỹ; Năng lực giao tiếp
Năng lực chuyên biệt:
- Thực hiện được đúng thứ tự các bước tập hợp, tác phong chính quy.
- Biết hô khẩu lệnh to, rõ ràng.
3. Phẩm chất
- Yêu thích môn học, có thái độ học tập và rèn luyện tốt. Luôn yêu quê hương, yêu đất nước, có ý thức trách nhiệm, tổ chức kỉ luận, sẵn sàng nhận và hoàn thành nhiệm vụ được giao.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án, SGK và tài liệụ tham khảo.
- Tranh ảnh về đội ngũ đơn vị, còi
- Sơ đồ, sân tập
2. Chuẩn bị của học sinh
- Chuẩn bị trang phục theo quy định
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS trước khi vào bài học
b. Nội dung: GV cho lớp làm các thủ tục thao trường
c. Sản phẩm: Thực hiện động tác khởi động
d. Tổ chức thực hiện:
- Lớp trưởng tập hợp 4 hàng ngang, kiểm tra quân số, trang phục, chỉnh đốn hàng ngũ và báo cáo.
- GV phổ biến nội dung của bài ôn tập.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Củng cố lại các động tác đã học
b. Nội dung: HS tổ chức thực hiện động tác
c. Sản phẩm: HS thực hiện thành thạo các động tác
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
+ GV nhắc lại các động tác đã được học.
+ GV thực hiện các động tác lại một lần nữa.
+ GV phân công chia 4 tiểu đội ra thực hiện 11 nội dung đã tập.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
+ Tiểu đội trưởng trực tiếp quản lý các thành viên trong tổ, điều khiển cho tổ tập luyện giới sự giám sát của GV.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
+ Thứ tự các thành viên trong tổ lên thực hiện các động tác do giáo viên đề ra.
Bướ 4: Kết luận, nhận định
+ GV nhận xét, đánh giá ý thức học tập của HS.
1) Đội hình tiểu đội 1 hàng ngang :
Khẩu lệnh “Tiểu đội x thành 1 hàng ngang tập hợp “ có dự lệnh và động lệnh. Thực hiện tuần tự qua 4 bước.
2) Đội hình tiểu đội 2 hàng ngang :
Khẩu lệnh “Tiểu đội x thành 2 hàng ngang tập hợp “ có dự lệnh và động lệnh. Thực hiện tuần tự qua 3 bước.
3) Đội hình tiểu đội 1 hàng dọc :
Khẩu lệnh “Tiểu đội x thành 1 hàng dọc tập hợp “ có dự lệnh và động lệnh. Thực hiện tuần tự qua 4 bước.
4) Đội hình tiểu đội 2 hàng dọc :
Khẩu lệnh “Tiểu đội x thành 2 hàng dọc tập hợp “ có dự lệnh và động lệnh. Thực hiện tuần tự qua 3 bước.
5) Động tác tiến, lùi : 
Khẩu lệnh: “ Tiến (lùi) x bước – bước ” có dự lệnh và động lệnh.
6) Động tác qua phải, qua trái : 
Khẩu lệnh : “qua phải (qua trái) x bước – bước” co lệnh và động lệnh.
7) Giãn đội hình hàng ngang : 
Khẩu lệnh : “Giãn cách x bước nhìn bên phải (trái) - thẳng” co lệnh và động lệnh.
8) Thu đội hình hàng ngang : 
Khẩu lệnh : “Về vị trí nhìn bên phải (trái) – thẳng” co lệnh và động lệnh.
9) Giãn đội hình hàng dọc : 
Khẩu lệnh : “Giãn đội hình x bước nhìn trước – thẳng” co lệnh và động lệnh.
10) Thu đội hình hàng dọc:
- Khẩu lệnh : “Về vị trí nhìn trước – thẳng” co lệnh và động lệnh.
11) Động tác ra khỏi hàng, về vị trí: 
- Khẩu lệnh “Đồng chí (số) ra khỏi hàng”, “Về vị trí”.
* Hướng dẫn về nhà
- Dặn dò HS học bài cũ và đọc trước bài mới
Ngày soạn: /./
Ngày dạy: //.
BÀI 4: ĐỘI NGŨ ĐƠN VỊ
TIẾT 20: TẬP HỢP TRUNG ĐỘI 1 HÀNG NGANG – TẬP HỢP TRUNG ĐỘI HAI HÀNG NGANG- TẬP HỢP TRUNG ĐỘI 3 HÀNG NGANG
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Giúp H/S nắm và thưc hiện được các bước tập hợp đội ngũ trung đội1, 2,3 hàng ngang, làm cơ sở học tập tại trường và vận dụng trong huấn luyện sau này
2. Năng lực
Năng lực chung: Năng lực tự học; Năng lực hợp tác; Năng lực thẩm mỹ; Năng lực giao tiếp
Năng lực chuyên biệt:
- Thực hiện được đúng thứ tự các bước tập hợp, tác phong chính quy.
- Biết hô khẩu lệnh to, rõ ràng.
3. Phẩm chất
- Yêu thích môn học, có thái độ học tập và rèn luyện tốt. Luôn yêu quê hương, yêu đất nước, có ý thức trách nhiệm, tổ chức kỉ luận, sẵn sàng nhận và hoàn thành nhiệm vụ được giao.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án, SGK và tài liệụ tham khảo.
- Tranh ảnh về đội ngũ đơn vị, còi
- Sơ đồ, sân tập
2. Chuẩn bị của học sinh
- Chuẩn bị trang phục theo quy định
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS trước khi vào bài học
b. Nội dung: GV cho lớp làm các thủ tục thao trường
c. Sản phẩm: Thực hiện động tác khởi động
d. Tổ chức thực hiện:
- Lớp trưởng tập hợp 4 hàng ngang, kiểm tra quân số, trang phục, chỉnh đốn hàng ngũ và báo cáo
- GV phổ biến nội dung bài học.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Đội hình trung đội 1 hàng ngang.
a. Mục tiêu: Nắm được kĩ thuật khi thực hiện tập hợp đội hình trung đội 1 hàng ngang
b. Nội dung: HS quan sát GV thực hiện, thực hiện theo
c. Sản phẩm: HS thực hiện được động tác
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV nêu ý nghĩa động tác.
- GV lấy 2 tiểu đội lên để thực hiện
- GV thực hiện trên 2 cương vị . vừa làm trung đội trưởng vùa làm nhiệm vụ giảng dạy
- Phân tích khẩu lệnh
- Thực hiện theo 3 bước 
+ Bước 1 (làm nhanh không phân tích)
+ Bước 2 (làm chậm có phân tích)
+ Bước 3 (làm tổng hợp )
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- H/S Lắng nghe, quan sát GV thực hiện động tác
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- Tập luyện: Theo đơn vị trung đội, trung đội trưởng điều khiển, sau đó lần tiểu đội trưởng các tiểu đội và chiến sỹ trong trung đội lên thực hiện. 
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV nhận xét, điều chỉnh chỗ sai cho một số HS. Chuyển nội dung luyện tập.
I. Đội hình trung đội 1 hàng ngang.
- Ý nghĩa: Đội hình trung đội 1 hàng ngang thường dùng trong học tập sinh hoạt, hạ mệnh lệnh, kiểm tra quân số, khám súng, giá súng .
- Đội hình trung đội 1 hàng ngang được thực hiên qua 4 bước.
+ B1 : Tập hợp. Khẩu lệnh : “Trung đội x thành 1 hàng ngang tập hợp”, có DL và ĐL
+ B2 : Điểm số : Khẩu lệnh : “Điểm số ” không có DL.
+ B3 : Chỉnh đốn hàng ngũ : Khẩu lệnh: “Nhìn bên phải thẳngthôi” có DL và ĐL 
+ B4 : Giải tán: KL “Giải tán” không có DL.
Hoạt động 2: Đội hình trung đội 2 hàng ngang.
a. Mục tiêu: Nắm được kĩ thuật khi thực hiện tập hợp đội hình trung đội 2 hàng ngang
b. Nội dung: HS quan sát GV thực hiện, thực hiện theo
c. Sản phẩm: HS thực hiện được động tác
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV nêu ý nghĩa động tác.
- GV lấy 2 tiểu đội lên để thực hiện
- GV thực hiện trên 2 cương vị . vừa làm trung đội trưởng vùa làm nhiệm vụ giảng dạy
- Phân tích khẩu lệnh
- Thực hiện theo 3 bước 
+ Bước 1 (làm nhanh không phân tích)
+ Bước 2 (làm chậm có phân tích)
+ Bước 3 (làm tổng hợp )
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- H/S Lắng nghe, quan sát GV thực hiện động tác
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- Tập luyện: Theo đơn vị trung đội, trung đội trưởng điều khiển, sau đó lần tiểu đội trưởng các tiểu đội và chiến sỹ trong trung đội lên thực hiện. 
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV nhận xét, điều chỉnh chỗ sai cho một số HS. Chuyển nội dung luyện tập.
II. Đội hình trung đội 2 hàng ngang
- Ý nghĩa : Thứ tự các bước tập hợp đội hình của trung đội và các chiến sỹ cơ bản như tập hợp tiểu đội 2 hàng ngang.
- Đội hình trung đội 2 hàng ngang được thực hiên qua 3 bước.
+ B1: Tập hợp : Khẩu lệnh: “Trung đội x thành 2 hàng ngang - tập hợp” có có DL và ĐL 
+ B2: Chỉnh đốn hàng ngũ : Khẩu lệnh : “Nhìn bên phải thẳngthôi” có DL và ĐL 
+ B3: Giải tán: KL “Giải tán” không có DL
Hoạt động 3: Đội hình trung đội 3 hàng ngang.
a. Mục tiêu: Nắm được kĩ thuật khi thực hiện tập hợp đội hình trung đội 3 hàng ngang
b. Nội dung: HS quan sát GV thực hiện, thực hiện theo
c. Sản phẩm: HS thực hiện được động tác
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV nêu ý nghĩa động tác.
- GV lấy 2 tiểu đội lên để thực hiện
- GV thực hiện trên 2 cương vị . vừa làm trung đội trưởng vùa làm nhiệm vụ giảng dạy
- Phân tích khẩu lệnh
- Thực hiện theo 3 bước 
+ Bước 1 (làm nhanh không phân tích)
+ Bước 2 (làm chậm có phân tích)
+ Bước 3 (làm tổng hợp )
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- H/S Lắng nghe, quan sát GV thực hiện động tác
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- Tập luyện: Theo đơn vị trung đội, trung đội trưởng điều khiển, sau đó lần tiểu đội trưởng các tiểu đội và chiến sỹ trong trung đội lên thực hiện. 
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV nhận xét, điều chỉnh chỗ sai cho một số HS. Chuyển nội dung luyện tập.
III. Đội hình trung đội 3 hàng ngang
- Ý nghĩa : Thứ tự các bước tập hợp đội hình của trung đội trưởng và cán bộ, chiến sỹ trong trung đội cơ bản như tập hợp đội hình trung dội 2 hàng ngang, chỉ thêm bước điểm số . 
- Đội hình trung đội 3 hàng ngang được thực hiên qua 4 bước:
+ B1: Tập hợp. Khẩu lệnh: “Trung đội x thành 3 hàng ngang - tập hợp”, có DL và ĐL 
+ B2: Điểm số : Khẩu lệnh: “Điểm số ” không có DL
+ B3: Chỉnh đốn hàng ngũ : Khẩu lệnh: “Nhìn bên phải thẳngthôi” có DL và ĐL 
+ B4 : Giải tán: KL “Giải tán” không có DL 
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP 
a. Mục tiêu: Củng cố lại các động tác đã học
b. Nội dung: HS tổ chức thực hiện động tác
c. Sản phẩm: HS thực hiện thành thạo các động tác
d. Tổ chức thực hiện:
Gv chia tổ để học sinh luyện tâp 
Chia lớp thành 2 tổ (mỗi tổ có 3 tiểu đội)
Gv quan sát và sửa tập cho học sinh.
Gọi học sinh lên tập và nhận xét.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Học sinh vận dụng những kiến thức đã học vào giải quyết các nhiệm vụ thực tiễn
b. Nội dung: HS vận dụng kiến thức đã hướng dẫn để trả lời câu hỏi
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện: 
GV yêu cầu HS hoàn thành các câu hỏi trắc nghiệm :
1. Tập hợp đội hình trung đội 3 hàng ngang gồm những bước nào?
a. Điểm số; chỉnh đốn hàng ngũ; tập hợp đội hình; giải tán
b. Điểm số; tập hợp đội hình; giải tán
c. Tập hợp đội hình; chỉnh đốn hàng ngũ
d. Tập hợp đội hình; điểm số; chỉnh đốn hàng ngũ; giải tán
2. Tập hợp đội hình trung đội 1 hàng dọc có mấy bước?
a. 4 bước b. 2 bước c. 3 bước d. 1 bước
3. Tập hợp đội hình trung đội 1 hàng dọc gồm những bước nào?
a. Điểm số; chỉnh đốn hàng ngũ; tập hợp đội hình; giải tán
b. Điểm số; tập hợp đội hình; giải tán
c. Tập hợp đội hình; điểm số; chỉnh đốn hàng ngũ; giải tán
d. Tập hợp đội hình; chỉnh đốn hàng ngũ
4. Tập hợp đội hình trung đội 2 hàng dọc có mấy bước?
a. 4 bước b. 2 bước c. 3 bước d. 1 bước
5. Tập hợp đội hình trung đội 2 hàng dọc gồm những bước nào?
a. Tập hợp đội hình; chỉnh đốn hàng ngũ; giải tán
b. Điểm số; tập hợp đội hình; giải tán
c. Tập hợp đội hình; điểm số; chỉnh đốn hàng ngũ; giải tán
d. Tập hợp đội hình; chỉnh đốn hàng ngũ; giải tán
6. Tập hợp đội hình trung đội 3 hàng dọc có mấy bước?
a. 4 bước b. 2 bước c. 3 bước d. 1 bước
7. Tập hợp đội hình trung đội  ... iệu để nhận biết học sinh nghiện ma túy?
a. Hay toát mồ hôi, ngáp vặt, ngủ gật, lực học giảm sút
b. Thích ăn mặc, trang điểm lòe loẹt khác người
c. Thường xin ra ngoài đi vệ sinh trong khi học tập
d. Tính tình cáu gắt, da xanh tái, trầm cảm
3. Nội dung nào sau đây không phải là dấu hiệu để nhận biết học sinh nghiện ma túy?
a. Thường xin tiền bố mẹ
b. Thường tụ tập nơi hẻo lánh ít người qua lại
c. Có buổi đi học, vào lớp học muộn giờ
d. Túi quần áo, cặp sách thường cõ bật lửa, kẹo cao su, giấy bạc
4. Nội dung nào sau đây không phải là trách nhiệm của học sinh trong phòng chống ma túy?
a. Nắm vững và nghiêm chỉnh chấp hành những quy định của pháp luật đối với công tác phòng chống ma túy
b. Không tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc những việc liên quan đến ma túy
c. Không sử dụng ma túy với bất kỳ hình thức nào
d. Nói không với ma túy nên khi trong lớp có bạn nghiện ma túy, phải đưa bạn đến trại cai nghiện
5. Khi phát hiện bạn có biểu hiện sử dung ma túy, học sinh phải làm gì?
a. Báo cáo kịp thời cho thầy cô giáo
b. Phải báo ngay cho bố mẹ mình
c. Phải báo ngay cho đội phòng chống ma túy
d. Phải kịp thời nhắc nhở và theo dõi bạn
6. Trách nhiệm của học sinh trong phòng, chống ma túy cần lưu ý điều gì tuyệt đối không được làm?
a. Nâng cao cảnh giác tránh bị kẻ xấu lợi dụng, lôi kéo
b. Khi trong lớp có bạn nghiện ma túy, phải xin phép nghỉ học
c. Tích cực tham gia phong trào phòng chống ma túy do nhà trường phát động
d. Cam kết không vi phạm pháp luật, không tham gia vào các tệ nạn xã hội, ma túy
- Hs tiếp nhận câu hỏi, trả lời: 1d, 2b, 3c, 4d, 5a, 6b, 
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
Ngày soạn: /./
Ngày dạy: //.
TIẾT 35: KIỂM TRA HỌC KÌ II
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nhằm đánh giá lại kết quả học tập của học sinh từ đó có biện pháp điều chỉnh trong giảng dạy và học tập 
2. Năng lực
Năng lực chung: Năng lực tự học; Năng lực hợp tác; Năng lực thẩm mỹ; Năng lực giao tiếp
Năng lực chuyên biệt:
- Khả năng phân tích câu hỏi
- Hoàn thành câu hỏi trắc nghiệm bài kiểm tra
3. Phẩm chất
- Yêu thích môn học, có thái độ học tập và rèn luyện tốt. Luôn yêu quê hương, yêu đất nước, có ý thức trách nhiệm, tổ chức kỉ luận, sẵn sàng nhận và hoàn thành nhiệm vụ được giao.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Phiếu câu hỏi kiểm tra
2. Chuẩn bị của học sinh
- Tập trước ở nhà để chuẩn bị kiểm tra..
III. TIẾN TRÌNH KIỂM TRA
ĐỀ THI
Câu 1: Cấp cứu ban đầu các tai nạn, thương tích là:
A. Điều kiện tiên quyết cho việc điều trị tốt ở các cơ sở y tế
B. Không cần thiết mà phải chuyến ngay nạn nhân đến các cơ sở y tế
C. Rất quan trọng mà không phải chuyển nạn nhân đến các cơ sở y tế
D. Không quan trọng chỉ làm chậm thời gian dến các cơ sở y tế
Câu 2: Bong gân là:
A. Tổn thương dây chằng xung quanh khớp do chấn thương
B. Tổn thương đầu xương ở các khớp do chấn thương 
C. Tổn thương các sụn khớp do chấn thương
D. Di lệch các đầu xương ở khớp do chấn thương 
Câu 3: Nội dung nào sau đây không phải triệu chứng của bong gân?
A. Đau nhức nơi tổn thương
B. Sưng nề, có thể có bầm tím dưới da do chảy máu
C. Vận động khó khăn, đau nhức
D. Chi ở tư thế không bình thường, dài ra hoặc ngắn lại
Câu 4: Các khớp nào thường bị bong gân?
A. Khớp vai, khớp khuỷu, khớp háng
B. Khớp cổ chân, khớp ngón chân cái, khớp gối, khớp cổ tay
C. Khớp háng, khớp ngón chân, khớp ngón tay
D. Khớp khuỷu, khớp bàn tay, khớp bàn chân, khớp ngón tay cái
Câu 5: Nội dung nào sau đây không đúng với nội dung cấp cứu ban đầu bong gân?
A. Băng nhẹ chống sưng nề, giảm chảy máu và góp phần cố định khớp
B. Chườm lạnh bằng túi chườm hoặc bọc nước đá áp vào vùng khớp
C. Xoa bóp vùng khớp bong gân bằng các loại dầu xoa bóp
D. Bất động chi bong gân, cố định tạm thời bằng các phương tiện
Câu 6: Sai khớp là:
A. Sự di lệch các đầu xương ở khớp một phần hay hoàn toàn do chấn thương 
B. Tổn thương dây chằng xung quanh khớp do chấn thương
C. Tổn thương đầu xương ở các khớp do chấn thương 
D. Tổn thương các sụn khớp do chấn thương 
Câu 7: Nội dung nào sau đây không phải triệu chứng của sai khớp?
A. Đau dữ dội, liên tục, nhất là khi đụng vào khớp hoặc lúc nạn nhân cử động
B. Mất vận động hoàn toàn, không gấp duỗi được
C. Chi ở tư thế không bình thường, dài ra hoặc ngắn lại
D. Tại khớp tổn thương rất lỏng lẻo mà bình thường không có tình trạng đó
Câu 8: Nội dung nào sau đây không đúng nội dung cấp cứu ban đầu sai khớp?
A. Bất động khớp bị sai
B. Giữ nguyên tư thế sai khớp
C. Nhanh chóng nắn chỉnh khớp về tư thế bình thường 
D. Chuyến ngay nạn nhân đến cơ sở y tế
Câu 9: Hôn mê khác ngất ở điểm nào?
A. Nạn nhân mất tri giác, cảm giác
B. Nạn nhân mất khả năng vận động
C. Tim, phổi và hệ bài tiết ngừng hoạt động
D. Tim, phổi và hệ bài tiết vẫn còn hoạt động
Câu 10: Nội dung nào sau đây không phải triệu chứng của ngất?
A. Bồn chồn, khó chịu, mặt tái, mắt tối dần
B. Chóng mặt, ù tai, ngã khuỵu xuống, bất tỉnh
C. Thường ngừng tim trước rồi ngừng thở sau
D. Toàn thân toát mồ hôi, chân tay lạnh, da tái xanh
Câu 11: Cấp cứu ban đầu nạn nhân bị ngất, động tác xử trí nào sau đây sai? 
A. Đặt nạn nhân nằm ngay ngắn tại nơi thoáng mái, kê gối dưới vai
B. Lau chùi đất cát, đờm dãi ở mũi miệng để khai thông đường thở 
C. Cởi cúc áo, quần, nới dây lưng để máu dễ lưu thông
D. Không cần cấp cứu ban đầu mà nhanh chóng chuyến nạn nhân đến cơ sở y tế
Câu 12: Khi có 2 người, kỹ thuật thổi ngạt và ép tim ngoài lồng ngực cho nạn nhân bị ngất như thế nào? 
A. Thổi ngạt 1 lần, ép tim 5 lần
B. Thổi ngạt 2 lần, ép tim 5 lần
C. Thổi ngạt 1 lần, ép tim 10 lần
D. Thổi ngạt 2 lần, ép tim 15 lần
Câu 13: Cấp cứu ban đầu người bị điện giật, cách xử trí nào sau đây sai?
A. Nhanh chóng cắt cầu dao, bỏ cầu chì
B. Dùng sào tre, gỗ khô đẩy dây điện ra khỏi người bị nạn 
C. Bằng tay không, nhanh chóng cầm tay, chân nạn nhân kéo ra ngoài .
D. Cầm tay, chân nạn nhân kéo ra, người cấp cứu phải đi dày dép khô và dùng vật cách điện lót tay.
Câu 14: Nội dung nào sau đây không phải triệu chứng của điện giật?
A. Có thể tim ngừng đập, ngừng thở và gây tử vong nếu không cấp cứu kịp thời
B. Gây bỏng, có thể bỏng rất sâu, đặc biệt do điện cao thế
C. Gãy xương, sai khớp và tổn thương các phủ tạng do ngã
D. Toàn thân toát mồ hôi, chân tay lạnh, da xanh tái
Câu 15: Ngộ độc thực phẩm không phải do nguyên nhân nào? 
A. Ăn phải nguồn thực phẩm đã bị nhiễm khuẩn
B. Ăn phải nguồn thực phẩm có chứa sẵn chất độc
C. Ăn thực phẩm đông lạnh, thực phẩm chế biến sẵn
D. Ăn một số thực phẩm dễ gây dị ứng, tùy thuộc cơ địa từng người
Câu 16: Ngộ độc thức ăn không có hội chứng nào sau đây?
A. Hội chứng nhiễm khuẩn nhiễm độc
B. Hội chứng não, màng não
C. Hội chứng viêm cấp đường tiêu hóa
D. Hội chứng mất nước điện giải
Câu 17: Cấp cứu ban đầu ngộ độc thức ăn không dùng biện pháp xử trí nào?
A. Cho uống nhiều nước để chống mất nước
B. Cho uống kháng sinh để chống nhiễm khuẩn
C. Dùng thuốc chống nôn, chống tiêu chảy
D. Dùng thuốc trợ tim, trợ sức
Câu 18: Ngộ độc sắn nên cho bệnh nhân uống loại nước nào là tốt nhất?
A. Nước gạo rang với vài lát gừng
B. Nước đường có thêm một chút muối
C. Nước đường, sữa, nước mía, mật ong
D. Nước đun sôi để nguội, nước lọc
Câu 19: Ngộ độc nấm nên cho bệnh nhân uống loại nước nào là tốt nhất?
A. Nước gạo rang với vài lát gừng
B. Nước đường có thêm một chút muối
C. Nước đường, sữa, nước mía, mật ong
D. Nước đun sôi để nguội, nước lọc
Câu 20: Trường hợp ngộ độc thức ăn, sau đó nên ăn uống như thế nào?
A. Nhịn ăn hoặc ăn lỏng 1 - 2 bữa/ngày
B. Nhịn ăn, uống hoàn toàn trong 2 ngày
C. Ăn uống bình thường
D. Ăn uống nhiều hơn bình thường
Câu 21: Người không biết bơi khi ngã xuống nước, bị nước nhấn chìm sẽ ngạt thở sau bao nhiêu phút?
A. 1 - 2 phút
B. 2 - 3 phút
C. 4 - 5 phút
D. 5 - 10 phút
Câu 22: Nếu cấp cứu tốt, hầu như cứu sống được các nạn nhân bị ngạt nước trong tình trạng nào?
A. Giãy giụa; sặc, trào nước; tim còn đập 
B. Mê man, tím tái, gọi hỏi không biết
C. Da đã trắng bệch hoặc tái xanh
D. Đồng tử đã giãn
Câu 23: Cấp cứu ban đầu nạn nhân bị ngạt nước, động tác nào không nên làm?
A. Nhanh chóng dốc nước ra khỏi dạ dày bắng các biện pháp
B. Móc đất, bùn, đờm rãi lấy răng giả (nếu có) ra khỏi miệng
C. Hô hấp nhân tạo (nếu nạn nhân đã ngừng thở, tim ngừng đập)
D. Đặt nạn nhân nằm ngay ngắn, không để đầu nạn nhân nghiêng về một bên 
Câu 24: Trường hợp say nóng, say nắng triệu chứng nào xảy ra sớm nhất?
A. Chuột rút, trước hết ở tay, chân
B. Nhức đầu, chóng mặt
C. Mệt mỏi, chân tay rã rời, khó thở
D. Sốt cao 40 - 420c, mạch nhanh
Câu 25: Nội dung nào sau đây không là triệu chứng điển hình của say nóng, say nắng?
A. Sốt cao, mạch nhanh
B. Thở nhanh nông trên 30 lần/phút
C. Chóng váng, bồn nôn, sợ ánh sáng
D. Ho sặc sụa, nôn nhiều lần
Câu 26: Cấp cứu ban đầu say nóng, say nắng, động tác xử trí nào không nên làm?
A. Đưa nạn nhân vào nơi thoáng mái, cởi bỏ quần áo
B. Quạt mát, chờm lạnh bằng khăn ướt hoặc xoa cồn 450
C. Cho uống nước đường và muối, hoặc nước orezol
D. Không cần cấp cứu tại chỗ mà nhanh chóng chuyển nạn nhân tới bệnh viện
Câu 27: Khi bị ngộ độc Lân hữu cơ cấp tính điển hình, đồng tử của nạn nhân ra sao?
A. Bình thường
B. Co hẹp
C. Giãn rộng
D. Giãn rất rộng
Câu 28: Mục đích của băng vết thương không gồm nội dung nào?
A. Bảo vệ cho vết thương khỏi bị ô nhiễm
B. Làm liền vết thương
C. Cầm máu tại vết thương
D. Giảm đau đớn cho nạn nhân
Câu 29: Nội dung nào sau đây không đúng với nguyên tắc của băng vết thương?
A. Băng kín, băng hết các vết thương
B. Băng đủ độ chặt
C. Băng bằng băng thun
D. Băng sớm, băng nhanh
Câu 30: Thường dùng kiểu băng vòng xoắn khi băng vết thương ở các vị trí nào?
A. Các đoạn chi hình trụ, có các vòng tương đối đều nhau
B. Các đoạn chi hình trụ, có các vòng không đều nhau
C. Băng đầu, băng mắt
D. Các vị trí có nếp gấp
Câu 31: Trong tất cả các kiểu băng, vòng băng sau đè lên vòng băng trước như thế nào?
A. 3/4 vòng băng trước
B. 2/3 vòng băng trước
C. 1/2 vòng băng trước
D. 1/3 vòng băng trước
Câu 32: Băng cuộn thường có kích thước bao nhiêu?
A. Rộng 3 - 4 cm, dài 3 - 4 m
B. Rộng 5 - 6 cm, dài 4 - 6 m
C. Rộng 6 - 8 cm, dài 4 - 5 m
D. Rộng 8 - 10 cm, dài 4 - 10 m
Câu 33: Thường dùng kiểu băng số 8 khi băng vết thương ở các vị trí nào?
A. Các đoạn chi hình trụ, có các vòng tương đối đều nhau
B. Băng bụng, băng ngực
C. Băng đầu, băng trán
D. Các vị trí có nếp gấp
Câu 34: Khi băng vết thương ở bàn tay, bàn chân thường dùng kiểu băng nào?
A. Băng vòng xoắn
B. Băng số 8
C. Băng chữ nhân
D. Băng vành khăn
Câu 35: Khi băng vết thương ở đầu, thường dùng kiểu băng nào?
A. Băng vòng xoắn
B. Băng số 8
C. Băng chữ nhân
D. Băng kiểu quai mũ
Đáp án:
1A
2A
3D
4B
5C
6A
7D
8C
9D
10C
11D
12A
13C
14D
15C
16B
17C
18C
19B
20A
21B
22A
23D
24A
25D
26D
27B
28B
29C
30A
31B
32C
33D
34B
35D
_________________________HẾT______________________

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_giao_duc_quoc_phong_an_ninh_hoc_ki_ii.docx