Giáo án Hóa học 10 - Tiết 29, 30 Bài 17: Phản ứng oxi hoá – khử

Giáo án Hóa học 10 - Tiết 29, 30 Bài 17: Phản ứng oxi hoá – khử

Tiết: 29 Bài 17: PHẢN ỨNG OXI HOÁ – KHỬ

I-MỤC TIÊU:

1.Kiến thức: Học sinh hiểu:

-Sự oxi hoá, sự khử, chất oxi hoá, chất khử và phản ứng oxi hoá - khử là gì? Sự oxi hoá là sự nhường electron, sự khử là sự nhận electron; chất oxi hoá là chất nhận electron; chất khử là chất cho electron; phản ứng oxi hoá - khử là phản ứng trong đó có sự thay đổi số oxi hoá của các nguyên tố .

-Muốn lập phương trình hoá học của phản ứng oxi hoá - khử theo phương pháp thăng bằng electron phải tiến hành qua mấy bước?

2.Kỹ năng:

-Kỹ năng xác định số oxi hoá để tìm chất khử, chất oxi hoá.

-Cân bằêng nhanh chóng các phương trình hoá học của phản ứng oxi hoá - khử đơn giản theo phương pháp thăng bằng electron.

3.Thái độ:

-Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc nắm vững kiến thức về phản ứng oxi hoá - khử đối với sản xuất hoá học và bảo vệ môi trường

-Có thái độ học tập tích cực và yêu thích bộ môn hoá học

 

doc 5 trang Người đăng phamhung97 Lượt xem 1365Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học 10 - Tiết 29, 30 Bài 17: Phản ứng oxi hoá – khử", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:28/11/2011 Chương 4: PHẢN ỨNG OXI HOÁ - KHỬ
Tiết: 29 Bài 17: PHẢN ỨNG OXI HOÁ – KHỬ 
I-MỤC TIÊU:
1.Kiến thức: Học sinh hiểu:
-Sự oxi hoá, sự khử, chất oxi hoá, chất khử và phản ứng oxi hoá - khử là gì? Sự oxi hoá là sự nhường electron, sự khử là sự nhận electron; chất oxi hoá là chất nhận electron; chất khử là chất cho electron; phản ứng oxi hoá - khử là phản ứng trong đó có sự thay đổi số oxi hoá của các nguyên tố .
-Muốn lập phương trình hoá học của phản ứng oxi hoá - khử theo phương pháp thăng bằng electron phải tiến hành qua mấy bước?
2.Kỹ năng: 
-Kỹ năng xác định số oxi hoá để tìm chất khử, chất oxi hoá.
-Cân bằêng nhanh chóng các phương trình hoá học của phản ứng oxi hoá - khử đơn giản theo phương pháp thăng bằng electron.
3.Thái độ:
-Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc nắm vững kiến thức về phản ứng oxi hoá - khử đối với sản xuất hoá học và bảo vệ môi trường
-Có thái độ học tập tích cực và yêu thích bộ môn hoá học 
II-CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:
1.Chuẩn bị của giáo viên: 
Một số phản ứng oxiahóa-khử chuẩn bị sẵn trên giấy A0, phiếu học tập.
2.Chuẩn bị của học sinh: -Xem lại phần phản ứng Oxihóa-khử đã học ở cấp 2 .
 -Khái niệm số oxi hoá và quy tắc xác định số oxi hoá.
III-HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Oån định tình hình lớp: (1 phút) 	 
2.Kiểm tra bài cũ:	(4 phút)
3.Giảng bài mới: 
Giới thiệu bài mới:	
	GV: Trong một phản ứng hóa học có chất này nhường electron cho chất kia nhận, phản ứng đó gọi là phản ứng Oxihóa-khử. Hôm nay chúng ta nghiên cứu kĩ về phản ứng oxihóa-khử.
	Tiến trình tiết dạy:
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: Nhắc lại sự oxi hóa, sự khử.
5’
-Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại các định nghĩa về chất khử, chất oxihóa, sự khử, sự oxihóa?
-Giáo viên nhắc lại quá trình nhường, nhận electron tạo ion âm –phần tử mang điện.
-Học sinh nhắc lại kiến thức cũ.
Sự tác dụng của Oxi với một chất là sự Oxihóa.
I. ĐỊNH NGHĨA
Hoạt động 2: Quan niệm về chất khử, chất oxi hóa mới.
10’
-Lấy ví dụ phản ứng giữa kim loại Mg và khí Oxi. Yêu cầu học sinh viết phản ứng. Xác định số Oxihóa tất cả các nguyên tố trong các phân tử chất tham gia và chất tạo thành.
- Nhận xét sự thay đổi số oxi hoá của nguyên tố Magiê và Oxi trước và sau phản ứng ?
-Hướng dẫn học sinh trả lời: Sự Oxihóa là sự nhường Electron. 
-HS1: Phản ứng 
 2Mg + O2 2MgO
-HS2: Xác định số Oxihóa.
-Số Oxihóa của nguyên tố Mg trước phản ứng là 0, sau phản ứng là +2. Số Oxihóa của nguyên tố Magiê tăng lên .Ta nói Magiê là chất khử thực hiện sự oxihóa (quá trình Oxihóa).
Thí dụ 1: 
Ta thấy: Mg0 Mg+2 + 2e 
Mg nhường electron, ta nói Mg là chất khử, thực hiện sự Oxihóa.
Hoạt động 3: Các định nghĩa.
10’
-Lấy ví dụ phản ứng giữa kim loại CuO và khí Hiđro. Yêu cầu học sinh viết phản ứng. Xác định số Oxihóa tất cả các nguyên tố trong các phân tử chất tham gia và chất tạo thành.
- Nhận xét sự thay đổi số oxi hoá của nguyên tố Cu trong CuO và Oxi trước và sau phản ứng ?
-Hướng dẫn học sinh trả lời: Sự khử là sự nhận Electron.
-Vậy, hãy nêu các khái niệm mới về chất, khử, chất Oxihóa, sự khử, sự oxihóa?
-HS1: Phản ứng 
-HS2: Xác định số Oxihóa.
-Số Oxihóa của nguyên tố Cu trước phản ứng là+2, sau phản ứng là 0. Số Oxihóa của nguyên tố Cu trong hợp chất CuO giảm xuống (từ +2 - 0) .Ta nói CuO là chất Oxhóa thực hiện sự khử (quá trình khử).
-Ghi nhớ 
Thí dụ 2:
-Chất khử ( chất bị oxi hoá ) là chất nhường electron 
- Chất oxi hoá ( chất bị khử) là chất nhận electron
- Sự khử ( quá trình khử) là sự (quá trình) nhận electron
- Sự oxi hoá (quá trình oxi hoá) là sự ( quá trình Oxihoá) nhường electron.
Hoạt động 4: Phản ứng oxi hóa khử.
10’
- Lấy ví dụ phản ứng không có oxi:
2Na + Cl2 ® 2NaCl
H2 + Cl2 ® 2HCl
-Phản ứng trên có sự thay đổi số Oxihóa thế nào?
Vậy, phản ứng oxi hoá – khử có còn phải nhất thiết phải có mặt oxi hay không?
-Định nghĩa phản ứng oxi hoá – khử?
Lưu ý: Sự nhường electron chỉ có thể xảy ra khi có sự nhận electron. Vì vậy, sự oxi hoá và sự khử bao giờ cũng xảy ra đồng thời trong một phản ứng oxi hoá – khử
Và trong phản ứng oxi hoá – khử bao giờ cũng có chất oxi hoá và chất khử tham gia.
- HS: Là phản ứng Oxihóa- khử vì có sự thay đổi số oxi hoá ( do có sự chuyển electron ) của nguyên tố trước và sau phản ứng:
Hay: 
-HS2: Phản ứng oxi hoá – khử là phản ứng hoá học trong đó có sự chuyển electron giữa các chất trong phản ứng.
-HS1: Phản ứng oxi hoá – khử là phản ứng hoá học trong đó có sự thay đổi số oxi hoá của một số nguyên tố .
2 .1e
Thí dụ 3:
Ta có :
Na – 1e Na+ (Sự Oxihóa Na)
Cl + 1eCl-(Sự khử Cl)
Có sự thay đổi số Oxihóa các nguyên tố Có sự nhường, nhận electron.
Thí dụ 4: 
H – 1e H+ (Sự Oxihóa H)
Cl + 1eCl- (Sự khử Cl)
Có sự thay đổi số Oxihóa các nguyên tố Có sự nhường, nhận electron,
Thí dụ 5: 
Ta thấy: Nguyên tử N-3 nhường electron : N-3 -3e N+1
 Nguyên tử N+5 nhận electron
 N+5 + 4e N+1
Sự thay đổi số Oxihóa chỉ ở trên một nguyên tố.
Định nghĩa phản ứng oxi hoá – khử:
Phản ứng oxi hoá – khử là phản ứng hoá học trong đó có sự chuyển electron giữa các chất trong phản ứng hay phản ứng oxi hoá – khử là phản ứng hoá học trong đó có sự thay đổi số oxi hoá của một số nguyên tố.
Hoạt động 5: Củng cố.
4’
 -Nắm vững các định nghĩa Chất khử, chất Oxihóa, Sự khử, Sự Oxihóa, Phản ứng Oxihóa – khử.
	-Cho phản ứng: NH3 + O2 NO + H2O . Có phải là phản ứng Oxihóa-khử không? Nếu là phản ứng Oxihóa-khử thì hãy xác định chất khử, chất Oxihóa?	
4. Dặn dò: (1 phút)
Làm các bài tập 1,2,3 và 4 trang 82, 83sgk.
Xem nội dung “Lập phương trình hóa học cho phản ứng oxi hóa khử”.
IV-RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:
Ngày soạn28/11/2011	
Tiết 30 Bài 17: PHẢN ỨNG OXIHÓA –KHỬ	(tt)	
I- MỤC TIÊU:
	1/ Kiến thức: Học sinh nắm vững
	-Sự oxihóa, sự khử, chất oxihóa, chất khử và phản ứng oxihóa-khử là gì?
	-Muốn lập phương trình hóa học của phản ứng oxihóa-khử theo phương pháp thăng bằng electron phải tiến hành qua mấy bước?
	2/ Kỹ năng: Cân bằng nhanh chóng các phản ứng oxihóa – khử đơn giản theo phương pháp thăng bằng electron.
	3/ Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận chính xác . Giáo dục ý thức ham học hỏi , lòng yêu thích môn Hóa học.
	Nhận thứ rõ về tầm quan trọng của việc nắm vững kiến thức về phản ứng oxihóa-khử đối với sản xuất hóa học vả bảo vệ môi trường.
II- CHUẨN BỊ : 
	1/ Chuẩn bị của giáo viên: Một số phản ứng oxihóa-khử
	2/ Chuẩn bị của học sinh: Xem lại phần định nghĩa phản ứng oxihóa-khử, chất khử, chất oxihóa, sự khử, sự oxihóa, cách xác định số oxihóa các nguyên tố.
III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
	1/ Oån định tình hình lớp:	(1phút)
	2/ Kiểm tra bài cũ:	(5phút)
	Câu hỏi: Cho phản ứng : Fe2O3 + H2 " Fe + H2 O
	Xác định chất khử, chất oxihóa, viết các quá trình khử, quá trịnh oxihóa?
	3/ Giảng bài mới:
Giới thiệu bài mới: 	GV: Cách cân bằng một phản ứng Oxihóa-khử như thế nào.Chúng ta sẽ nghiên cứu tiếp.
Tiến trình tiết dạy:
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: Các bước lập phương trình hóa học của phản ứng oxi hóa khử.
20’
-Giới thiệu phương pháp cân bằng phản ứng oxihóa-khử theo phương pháp thăng bằng electron qua 4 bước.
-Giới thiệu phản ứng: Phốtpho cháy trong O2 tạo ra P2O5. 
 P + O2 P2O5 
-Yêu cầu học sinh xác định số oxihóa của các nguyên tố trong phản ứng.
-Xác định chất khử, chất oxihóa dựa vào yếu tố nào?
-Viết các quá trình khử và quá trình oxihóa và cân bằng mỗi quá trình.
-Tìm hệ số dựa trên nguyên tắc: Số electron do chất khử nhường bằng số electron do chất oxihóa nhận, bằng cách lấy bội số chung nhỏ nhất .Yêu cầu học sinh lấy hệ số .
-Đặt hệ số vào phương trình và kiểm tra lại.
-Học sinh lĩnh hội kiến thức và ghi chép vào vở.
- 
-Chất khử: P0 vì số oxihóa của P tăng từ trước và sau phản ứng (0-+5).
Chất oxihóa: O2 vì số oxihóa của O2 giảm từ 0 đến -2.
-Quá trình oxihóa: P0- 5e P+5
 Quá trình khử: O02 + 4e 2O-2
 P0- 5e P+5 X 4 
O02 + 4e 2O-2 X 5
4 P + 5O2 2 P2O5
III-LẬP PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC CỦA PHẢN ỨNG OXIHÓA-KHỬ.
Phương pháp thăng bằng electron, đựa trên nguyên tắc: Tổng số electron do chất khử nhường bằng tổng số electron do chất oxihóa nhận: Trải qua bốn bước 
-Bước 1: Xác định số oxihóa của các nguyên tố trong pảhn ứng để tìm chất khử, chất oxihóa.
-Bước 2: Viết các quá trình khử, quá trình oxihóa cân bằng mổi quá trình.
-Bước 3: t2m hệ số thích hợp cho chất khử, chất oxihóa sao cho tổng số electron do chất khử nhường bằng tổng số electron do chất oxihóa nhận
-Bước 4: Đặt các hệ số của chất khử và chất oxihóa vào sơ đồ phản ứng , từ đó tính ra hệ số của các chất kháccó mặt trong phương trình hóa học . Kiểm tra cân bằng số nguyên tử của các nguyên tố và cân bằng điện tích hai vếđể hòan tất việc lập phương trình hóa học của phản ứng.
Ví dụ: 
Chất oxihóa: O2 vì số oxihóa của O2 giảm từ 0 đến -2.
-Sự Oxihóa Chất oxihóa: O2 vì số oxihóa của O2 giảm từ 0 đến -2.
-Quá trình oxihóa:P0-5e P+5
 Quá trình khử: O02+ 4e2O-2
 P0- 5e P+5 X 4 
O02 + 4e 2O-2 X 5
4 P + 5O2 2 P2O5
dấu: P0- 5e P+5
 Quá trình khử:
 O02 + 4e 2O-2
 P0- 5e P+5 X 4 
O02 + 4e 2O-2 X 5
4 P + 5O2 2 P2O5
Hoạt động 2: Các ví dụ khác.
11’
Ví dụ 2: Lập phương trình hóa học của phản ứng oxihóa-khử khi cho khí Cacbon Monooxit khử Fe2O3.
Fe2O3 + H2 Fe + H2O 
Yêu cầu học sinh cân bằng theo phương pháp thăng bằng electron.
-Giới thiệu tiếp phản ứng Oxihóa-khử như sau:
2 Cu + 5 O2 2 Cu O 
Fe3O4 + CO Fe + CO2
NH4NO3 N2O + 2 H2O 
Cu+HNO3Cu(NO3)2+NO+ H2O
-Học sinh ghi chép đề.
Thực hiện từng bước:
Fe+3O3-2 + H02 Fe0 + H2O
-Đại điện các nhóm lên bảng trình bày kết quả cầu nhóm mình.
Các ví dụ khác: 
2 Cu + O2 2 Cu O 
Fe3O4 + CO Fe + CO2
NH4NO3 N2O + 2 H2O 
Cu+HNO3Cu(NO3)2+NO+ H2O
Hoạt động 3: Tìm hiểu ý nghĩa của phản ứng oxi hóa khử:
5’
Phản ứng oxihóa-khử làloại phản ứng hóa học khá phổ biến trong tự nhiên và có tầm quan trọng trong sản xuất và đời sống
-Học sinh nêu một số tác hại của phản ứng oxihóa-khử.Và kết thúc bài học.
III- Ý NGHĨA CỦA PHẢN ỨNGOXIHÓA-KHỬ TRONG THỰC TIỄN
Phản ứng oxihóa-khử làloại phản ứng hóa học khá phổ biến trong tự nhiên và có tầm quan trọng trong sản xuất và đời sống
Hoạt động 4: Củng cố.
2’
-Hai phản ứng, phản ứng nào phản ứng Oxhóa-khử :
 2NO + O2 2NO2 , CaCO3 CaO + CO2.
4. Dặn dò: (1 phút)
	Làm bài tập 5,6,7,8 sgk/83.
	Đọc trước bài 18 “Phân loại phản ứng trong hóa học vô cơ”.
IV- RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG: 

Tài liệu đính kèm:

  • doctiết 29 +30.doc