Giáo án Hóa học 10 Tiết 56 Bài 33: Axit sunfuric – muối sunfat

Giáo án Hóa học 10 Tiết 56 Bài 33: Axit sunfuric – muối sunfat

I. MỤC TIÊU

 1. Về kiến thức

 a) Học sinh biết :

• Nhận biết gốc sunfat

• Vai trò của H2SO4 đối với nền kinh tế quốc dân.

• Phương pháp sản xuất H2SO4 trong công nghiệp.

 b) Học sinh hiểu :

• Dung dich H2SO4 loãng có tính axit thể hiện ở ion H+ trong phân tử H2SO4 .

• H2SO4 đặc, nóng có tính chất oxi hoá mạnh gây ra bởi gốc SO42 -trong đó S có số oxi hóa cao nhất (+6).

 2. Về kĩ năng

 Học sinh vận dụng :

• Viết PTHH của các phản ứng trong đó H2SO4 đặc, nóng oxi hoá được cả kim loại hoạt động yếu (đứng sau H trong Dãy hoạt động hoá học của kim loại) .

• Viết PTHH của phản ứng trong đó H2SO4 đặc, nóng oxi hoá một số phi kim.

 

doc 7 trang Người đăng phamhung97 Lượt xem 1740Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học 10 Tiết 56 Bài 33: Axit sunfuric – muối sunfat", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THPT NÔNG CỐNG 2
ĐOÀN TTSP: ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
 GIÁO ÁN GIẢNG DẠY
(Hóa học 10 cơ bản)
Baøi: 33. AXIT SUNFURIC – MUOÁI SUNFAT.	Tiết: 56
Ngày soạn: 07 tháng 02 năm 2017
Ngày dạy: 09 tháng 02 năm 2017
Giáo sinh: Trần Thị Hoa 	 Lớp dạy: 10A6
Giáo viên dạy: Thầy Phạm Dũng	Trường THPT Nông Cống 2
I. MỤC TIÊU
	1. Về kiến thức
	a) Học sinh biết :
 Nhận biết gốc sunfat
Vai trò của H2SO4 đối với nền kinh tế quốc dân.
Phương pháp sản xuất H2SO4 trong công nghiệp.
	b) Học sinh hiểu :
Dung dich H2SO4 loãng có tính axit thể hiện ở ion H+ trong phân tử H2SO4 .
H2SO4 đặc, nóng có tính chất oxi hoá mạnh gây ra bởi gốc SO42 -trong đó S có số oxi hóa cao nhất (+6).
	2. Về kĩ năng
	Học sinh vận dụng : 
Viết PTHH của các phản ứng trong đó H2SO4 đặc, nóng oxi hoá được cả kim loại hoạt động yếu (đứng sau H trong Dãy hoạt động hoá học của kim loại) .
Viết PTHH của phản ứng trong đó H2SO4 đặc, nóng oxi hoá một số phi kim.
 3.Về thái độ
	Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường
II. PHƯƠNG PHÁP:
Thuyết trình
Đàm thoại, gợi mở
Trực quan
III. CHUẨN BỊ
- Giáo viên:
Giáo án
Bảng tính tan
Video biểu diễn thí nghiệm
- Học sinh: học, làm bài tập của tiết trước và đọc trước bài 32
IV. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY
Ổn định lớp 
Kiểm tra bài cũ :
GV yêu cầu HS lên bảng trình bày các câu hỏi sau
Câu 1: Chứng minh SO2 vừa có tính oxi hoá vừa có tính khử?
Câu 2: Hoàn thành chuỗi phản ứng sau?
S SO2SO3H2SO4 SO2
3 . Nội dung bài giảng:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG
Hoạt động 1 : Tìm hiểu ứng dụng và phương pháp sản xuất H2SO4 trong CN
GV yêu cầu HS: 
- Nghiên cứu SGK nêu ứng dụng của H2SO4?
GV: Cho quan sát sơ đồ ứng dụng của H2SO4 trong các ngành sản xuất.
- GV: Giới thiệu cho HS nguyên liệu và phương pháp sản xuất H2SO4 trong CN.
 Gọi HS viết PTHH của các phản ứng ở 3 công đoạn sản xuất
HS trả lời
- nêu ứng dụng theo SGK
HS viết các PTHH xãy ra ở các giai đoạn sản xuất
3. Ứng dụng của H2SO4 :
- Là chất quan trọng trong nhiều ngành sản xuất.
4. Sản xuất H2SO4 trong CN :
Nguyên liệu : S hay pirit sắt FeS2 
Phương pháp tiếp xúc
Có 3 giai đoạn
a) Sản xuất lưu huỳnh đi oxit : SO2 
4FeS2 + 11O2 2Fe2O3 + 8SO2 
 S + O2 SO2 
b) Sản xuất lưu huỳnh tri oxit : SO3 
2SO2 + O2 2SO3 
c) Hấp thụ SO3 bằng H2SO4 98% 
nSO3 + H2SO4 H2SO4 .nSO3 
H2SO4 .nSO3 + nH2O (n+1) H2SO4
Hoạt động 2 : Tìm hiểu về muối sunfat . Nhận biết ion sunfat
- GV: Thế nào là muối trung hòa và muối axit ? Cho VD
- GV: Gọi HS lên bảng viết phản ứng khi cho H2SO4 tác dụng dd KOH tạo muối trung hòa và muối axit.
- GV: nhận xét các ptpứ
- GV: Làm thí nghiệm:
1. Cho dd BaCl2 vào ống nghiệm (1) chứa sẵn dd H2SO4
2. Cho dd Ba(NO3)2 vào ống (2) chứa sẵn dd Na2SO4 
- Hãy nêu hiện tượng và viết ptpứ
Gv: Để nhận biết ion SO42- ta dùng thuốc thử nào ?
HS : - Muối trung hòa là muối có gốc axit không còn nguyên tử hiđro. (Na2CO3 , K2SO4  )
- Muối axit là muối có gốc axit còn nguyên tử hiđro. (NaHSO4, KHCO3 )
HS : Viết ptpứ
HS quan sát hiện tượng và viết ptpứ
Có kết tủa trắng
PTHH:
H2SO4 + BaCl2 BaSO4 trắng + 2HCl
Na2SO4 + Ba(NO3)2 BaSO4+ 2NaNO3
HS: 
Dùng dd muối bari
B. Muối sunfat. Nhận biết ion sunfat
1. Muối sunfat
 a) Muối trung hòa (muối sunfat) 
 chứa ion SO42-
 H2SO4 + 2NaOH Na2SO4 + 2H2O
 Phần lớn muối sunfat đều tan trừ BaSO4 , PbSO4 và SrSO4 không tan, Ag2SO4 , CaSO4 ít tan
 b) Muối axit (muối hiđrosunfat)
 chứa ion HSO4-- .
 H2SO4 + NaOH NaHSO4 + H2O
2. Nhận biết ion sunfat SO42-
Thuốc thử là ion Ba2+ : dd BaCl2 , Ba(OH)2  . Sản phẩm là muối bari sunfat BaSO4 kết tủa trắng không tan trong axit.
H2SO4 + BaCl2 BaSO4 trắng + 2HCl
Na2SO4 + Ba(OH)2 BaSO4+ 2NaOH
Chú ý: Khi nhận biết thì nhận biết gốc SO42— trước gốc Cl-- .
Bài tập vận dụng :
Chỉ dùng thêm giấy quì tím hãy nhận biết các lọ chứa các dung dịch mất nhãn sau: H2SO4 ,Na2SO4 , BaCl2 ,NaCl
Viết phương trình hoá học xảy ra .
4. Củng cố:
GV dùng phương pháp đàm thoại để hướng dẫn HS giải các bài tập 3, 5 SGK trang 143
	HƯỚNG DẪN GIẢI
	Bài 3:
Thuốc thử
 Quì tím
 BaCl2 
 Na2SO4 
 NaCl
 HCl
hóa đỏ
 Na2SO4
 trắng
 Ba(NO3)2
 trắng
Bài 5: Dẫn khí SO2 vào dd KMnO4 màu tím, nhận thấy dung dịch bị mất màu vì xảy ra phản ứng hoá học sau :
	SO2 + KMnO4 + H2O K2SO4 + MnSO4 + H2SO4
Hãy cân bằng PTHH trên bằng phương pháp thăng bằng electron.
Hãy cho biết vai trò của SO2 và KMnO4 trong phản ứng trên.
5. Bài tập về nhà.
Về nhà làm hết các bài tập còn lại trong SGK
Chuẩn bị bài tiết sau luyện tập
6. Rút kinh nghiệm
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Ý kiến của giáo viên hướng dẫn 
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................
TRƯỜNG THPT NÔNG CỐNG 2
ĐOÀN TTSP: ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
GIÁO ÁN DỰ GIỜ
(Hóa học 10 cơ bản)
Baøi: 33. AXIT SUNFURIC – MUOÁI SUNFAT.	Tiết: 55
Ngày soạn: 07 tháng 02 năm 2017
Ngày dạy: 11 tháng 02 năm 2017
Giáo sinh: Trần Thị Hoa 	 Lớp dạy: 10A7
Giáo viên dạy: Thầy Phạm Dũng	Trường THPT Nông Cống 2
I. MỤC TIÊU
 1. Về kiến thức
H2SO4 loãng có tính axit gây bởi ion H+.
Tính chất vật lí của axit H2SO4, cách pha loãng axit H2SO4 đặc.
Axit sunfuric loãng là axit mạnh có đầy đủ tính chất chung của axit. Nhưng axit sunfuric đặc nóng lại có tính chất đặc biệt là tính oxi hóa mạnh và tính háo nước.
 2. Về kĩ năng
Kĩ năng pha loãng axit sunfuric và làm các thí nghiệm phản ứng của axit sunfuric.
Viết PTHH của các phản ứng trong đó H2SO4 đặc, nóng oxi hoá được cả kim loại hoạt động yếu (đứng sau H trong Dãy hoạt động hoá học của kim loại) .
Viết PTHH của phản ứng trong đó H2SO4 đặc, nóng oxi hoá một số phi kim.
 3. Về thái độ
Nghiêm túc,chú ý an toàn trong khi làm thí nghiệm.
II. PHƯƠNG PHÁP
Thuyết trình
Đàm thoại, gợi mở
Trực quan
III. CHUẨN BỊ
GV: Một số video thí nghiệm về axit sunfuric và bài tập liên quan đến axit sunfuric.
HS: Xem bài trước ở nhà và ôn lại kiến thức về axit sunfuric ở lớp 9.
IV. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY
1. Ổn định lớp 
2. Kiểm tra bài cũ :
GV yêu cầu HS lên bảng trình bày các câu hỏi sau:
Câu 1: Em hãy trình bày tính chất hóa học của SO2 
Câu 2: Nêu phương pháp điều chế SO2 trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp.
3. Nội dung bài giảng:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG
Hoạt động 1 : Tìm hiểu về tính chất vật lí của axit sunfuric.
- GV: Cho học sinh quan sát bình đựng dung dịch H2SO4, yêu cầu HS cho nhận xét về tính chất vật lí của H2SO4.
- GV: Chiếu video làm thí nghiệm và mô tả bằng lời cách pha loãng H2SO4 đặc, yêu cầu HS giải thích tại sao phải cho từ từ axit H2SO4 đặc vào nước mà không được làm ngược lại?
- GV: Bổ sung cho HS chú ý H2SO4 gây bỏng nặng.
- HS trả lời:
Nêu tính chất vật lí theo SGK.
- HS quan sát thí nghiệm trên video và nghe hướng dẫn mô tả cách pha loãng H2SO4 đặc và dựa vào SGK trả lời câu hỏi.
I. Axit sunfuric:
1. Tính chất vật lí
- Axit sunfuric là chất lỏng, sánh, không màu, không bay hơi.
- Tan vô hạn trong nước, tỏa nhiệt nhiều, để pha loãng H2SO4 đặc, phải cho từ từ H2SO4 đặc vào nước, tuyệt đối không được làm ngược lại.
Dung dịch H2SO4 98% có D = 1.84g/cm2.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu về tính chất hóa học của axit sunfuric.
- GV: Cho HS nhắc lại tính chất hóa học của một axit và H2SO4 loãng cũng mang đầy đủ tính chất hóa học của một axit.
- GV: Yêu cầu một HS viết các phương trình phản ứng H2SO4 loãng tác dụng với quỳ tím, Fe, Na, NaOH, CaO Na2CO3. 
- GV: Thông báo ngoài tính axit, H2SO4 đặc còn có tính oxi hóa mạnh, yêu cầu HS xác định số oxi hóa của S trong H2SO4, cho nhận xét và giải thích tại sao H2SO4 đặc lại có tính oxi hóa mạnh?
- GV: Mô tả thí nghiệm Cu, C tác dụng với H2SO4 đặc, yêu cầu HS viết phương trình phản ứng và xác định sự thay đổi số oxi hóa.
- GV: Hướng dẫn HS hoàn thành phương trình phản ứng của H2SO4 đặc nóng tác dụng với Fe, S, KBr..
- GV: Lưu ý một số kim loại như Fe, Al, Cr thụ động trong axit H2SO4 đặc nguội.
-GV: Chiếu video mô tả thí nghiệm nhỏ H2SO4 đặc vào cốc đường saccarozơ. Yêu cầu HS giải thích hiện tượng.
GV: lưu ý HS cần hết sức thận trọng khi sử dụng H2SO4 (dễ gây bỏng).
- HS: Nhắc lại đầy đủ 5 tính chất hóa học của 1 axit.
- HS : Lên bảng viết các phương trình phản ứng H2SO4 loãng.
HS: Dựa vào số oxi hóa của S trong H2SO4 để giải thích tính oxi hóa mạnh của H2SO4 đặc.
HS: Nghe mô tả thí nghiệm, viết PTPƯ và xác định sự thay đổi số oxi hóa của các chất trong phản ứng.
HS: Hoàn thành các phương trình phản ứng theo hướng dẫn của GV.
HS: Xem video quan sát và giải thích hiên tượng.
2. Tính chất hóa học: 
a. Tính chất cả H2SO4 loãng: 
 H2SO4 loãng có đầy đủ tính chất chung của một axit:
Làm đổi màu quỳ tím thành đỏ.
Tác dụng với kim loại hoạt động, giải phóng H2:
H2SO4 + Fe FeSO4 + H2
 2Na + H2SO4 Na2SO4 + H2
Tác dụng với oxit bazơ, bazơ:
H2SO4 + 2NaOH Na2SO4 + 2H2O 
 H2SO4 + CaO CaSO4 + H2O.
Tác dụng với muối:
H2SO4+ Na2CO3 Na2SO4+ CO2+ H2O.
=> Axit H2SO4 loãng là một axit mạnh.
b. Tính chất của H2SO4 đặc
Tính oxi hóa mạnh 
 - Tác dụng với hầu hết các kim loại (trừ Au, Pt).
n: là hóa trị cao nhất của kim loại M.
VD: 
2H2SO4đ + CuCuSO4+ SO2 + 2H2O. 2Fe + 6H2SO4đ Fe2(SO4)3+3SO2+6H2O.
 - Tác dụng với phi kim:
C, S, P tác dụng với H2SO4đ tạo ra hợp chất trong đó chúng có số oxi hóa cao nhất:
C + 2H2SO4đ CO2 + 2SO2 + 2H2O.
S + 2H2SO4đ 3SO2+ 2H2O
- Tác dụng với hợp chất có tính khử:
VD: 2KBr + 2H2SO4đ Br2 + SO2 + K2 SO4 + 2H2O.
H2S + H2SO4đ S + SO2 + 2H2O. 
Một số kim loại thụ động trong H2SO4 đặc nguội: Fe, Al, Cr.
=> H2SO4 đặc nóng có tính oxi hóa mạnh.
+ Tính háo nước:
- H2SO4 đặc hấp thụ nước mạnh. Nó cũng hấp thụ nước từ các gluxit:
VD: nhỏ H2SO4 đặc vào saccarozơ:
C12H22O11 12C +11H2O
Một phần C sinh ra bị oxi hóa thành CO2:
C + 2H2SO4CO2 + 2SO2+ 2H2O
=> Cần thận trọng khi sử dụng H2SO4 vì dễ gây bỏng da.
4. Củng cố:
GV dùng phương pháp đàm thoại để hướng dẫn HS giải các bài tập 1, 2, 3 SGK trang 143.
Hoàn thành các phản ứng hóa học khi cho H2SO4 đặc tác dụng với P, FeO.
	HƯỚNG DẪN GIẢI
	Bài 4: 
Axit H2SO4 đặc được dùng làm khô những khí ẩm như: CO2, SO2
Có những khí ẩm không được làm khô bằng H2SO4 đặc như khí H2 (vì H2 có tính khử nên có thể khử H2SO4 đến SO2 ).
	 +6	 0	 +4	 +1
H2SO4 + H2 SO2 + 2H2O
5. Bài tập về nhà.
Về nhà làm hết các bài tập còn lại trong SGK
Chuẩn bị bài tiết sau luyện tập
6. Rút kinh nghiệm
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Ý kiến của giáo viên hướng dẫn 
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_33_Axit_sunfuric_Muoi_sunfat.doc