Tiết 7 : Bài 4: CẤU TẠO VỎ NGUYÊN TỬ
I) MỤC TIÊU:
1/ Kiến thức:
- Mô hình nguyên tử của Bo, Rơzơfo, zommơphen.
- Mô hình hiện đại về sự chuyển động của electron trong nguyên tử.
2/ Kĩ năng:
-Rèn luyện kĩ năng quan sát thông qua các mô hình nguyên tử.
-Rèn luyện kĩ năng tưởng tượng từ các hình ảnh trực quan cụ thể của mô hình nguyên tử.
3/ Thái độ:
- Yêu mến các môn khoa học.
- Ham muốn tìm hiểu, say mê khoa học.
II) CHUẨN BỊ:
1/ Chuẩn bị của giáo viên:
- Tranh vẽ mẫu hành tinh nguyên tử của Bo, Rơzơfo và obitan nguyên tử hiđro.
- Giáo án giảng dạy, tài liệu, sách giáo khoa, dụng cụ lên lớp.
2/ Chuẩn bị của học sinh:
- Học thuộc bài cũ, làm bài tập và nghiên cứu bài trước ở nhà để thảo luận.
Ngày soạn :11/09/2011 Tiết 7 : Bài 4: CẤU TẠO VỎ NGUYÊN TỬ I) MỤC TIÊU: 1/ Kiến thức: - Mô hình nguyên tử của Bo, Rơzơfo, zommơphen. - Mô hình hiện đại về sự chuyển động của electron trong nguyên tử. 2/ Kĩ năng: -Rèn luyện kĩ năng quan sát thông qua các mô hình nguyên tử. -Rèn luyện kĩ năng tưởng tượng từ các hình ảnh trực quan cụ thể của mô hình nguyên tử. 3/ Thái độ: Yêu mến các môn khoa học. Ham muốn tìm hiểu, say mê khoa học. II) CHUẨN BỊ: 1/ Chuẩn bị của giáo viên: - Tranh vẽ mẫu hành tinh nguyên tử của Bo, Rơzơfo và obitan nguyên tử hiđro. - Giáo án giảng dạy, tài liệu, sách giáo khoa, dụng cụ lên lớp. 2/ Chuẩn bị của học sinh: - Học thuộc bài cũ, làm bài tập và nghiên cứu bài trước ở nhà để thảo luận. III) HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1/ Ổn định tình hình lớp: (1 phút) 2/ Kiểm tra bài cũ:(5 phút) GV: Nguyên tử khối trung bình của Cu là 63,54. Trong tự nhiên Cu có 2 đồng vị là Cu và Cu. Tính tỉ lệ % số nguyên tử của mỗi đồng vị trong tự nhiên. 3/ Giảng bài mới: GV giới thiệu bài mới:Thành phần của vỏ nguyên tử là các electron. Vậy các hạt electron này chuyển động và có đặc điểm gì nổi bậc, có ảnh hưởng gì đến hạt nhân nguyên tử hay không? Đi vào tìm hiểu nội dung bài để giải thích cho điều đó. Tiến trình bài dạy: Thời gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung Hoạt động 1: Sự chuyển động của electron trong nguyên tử: 10’ GV : Cho HS đọc sgk và quan sát sơ đồ mẫu hành tinh nguyên tử Bo, Rơzơfo (H1.6) để rút ra kết luận về sự chuyển động của electron. GV: Phân tích sự tồn tại của mô hình này là không giải thích được tính bền của nguyên tư.û GV Cho HS đọc sgk và quan sát đám mây electron của nguyên tử hiđro và yêu cầu HS cho biết về sự chuyển động của e theo mô hình hiện đại? GV đặt vấn đề : vì sao electron mang điện âm mà không bị hút dính vào hạt nhân nguyên tử mang điện dương? GV giải thích: ở tầng lớp siêu vi mô thì các định luật tác dụng của điện tích không còn đúng. HS: Nghiên cứu sgk và thảo luận theo nhóm nhỏ rồi đại diện nhóm trả lời. Electron chuyển động theo một quỹ đạo xác định. HS: Nghiên cứu sgk và thảo luận theo nhóm. Electron chuyển động xung quanh hạt nhân không theo quỹ đạo xác định nào. HS giải quyết mâu thuẫn được đặt ra. I- Sự chuyển động của các electron trong nguyên tử. 1. Mô hình hành tinh nguyên tử. Trong nguyên tử, các e chuyển động xung quanh hạt nhân theo một quỹ đạo xác định như tròn hay bầu dục giống như quỹ đạo của các hành tinh chuyển động xung quanh mặt trời. 2. Mô hình hiện đại về sự chuyển động của electron trong nguyên tử, obitan nguyên tử a) sự chuyển động của e trong nguyên tử. Trong nguyên tử các e chuyển động xung quanh hạt nhân không theo quỹ đạo xác định nào và tạo thành đám mấy nguyên tử. b) Các electron chuyển động trong một khoảng không gian quanh hạt nhân tạo thành vỏ nguyên tử. Trong quá trình chuyển động, các electron chịu tác động của lực hút tĩnh điện của hạt nhân. Hoạt động 2: Lớp electron. 9’ GV cho HS nghiên cứu SGK sau đó yêu cầu HS rút ra các kết luận sau đây: Sự sắp xếp các electron ở trạng thái cơ bản và ảnh hưởng của lực hút hạt nhân với các electron. GV cho HS nghiên cứu tiếp các nội dung và cho biết thêm: Lớp electron; cách ghi và tên gọi của các lớpc electron trong nguyên tử. HS nghiên cứu SGK và rút ra các kết luận theo yêu cầu. HS: các electron trên cùng một lớp có mức năng lượng gần bằng nhau. Lớp electron được ghi bằng các số nguyên 1,2,3,4... với tên gọi tương ứng. II) Lớp electron và phân lớp electron: Lớp electron: Trong nguyên tử các electron phân bố từ mức năng lượng thấp đến cao và sắp thành từng lớp. Các electron ở gần hạt nhân bị hút mạnh, các electron ở xa hạt nhân bị hút yếu nên dễ bị tách ra khỏi nguyên tử. Các electron trên cùng một lớp có mức năng lượng gần bằng nhau. Lớp electron được ghi bằng các số nguyên 1,2,3,4... với tên gọi tương ứng K, L, M, N... Hoạt động 3: Củng cố. 10’ GV yêu cầu HS cho biết trong nguyên tử những giá trị nào bằng nhau? GV nhấn mạnh: số electron ở lớp vỏ nguyên tử bằng số thứ tự của nguyên tố trong bảng tuần hoàn, các electron được xếp thành từng lớp. HS trả lời: số p = số e = số đơn vị điện tích hạt nhân = số hiệu nguyên tử. Số electron của vỏ nguyên tử bằng số thứ tự của nguyên tố trong bảng tuần hoàn. Các electron được xếp thành từng lớp trong vỏ nguyên tử. 4/ Dặn dò: (2 phút) -Về nhà học bài cũ và xem trước phần còn lại của bài. -Làm bài tập sau: 1, 2 sgk/22. IV) RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:
Tài liệu đính kèm: