Giáo án Hóa học Lớp 10 - Bài 23: Hirdo clorua, axit clohidric và muối clorua - Năm học 2019-2020 - Huỳnh Minh Trung (Tiết 2)

Giáo án Hóa học Lớp 10 - Bài 23: Hirdo clorua, axit clohidric và muối clorua - Năm học 2019-2020 - Huỳnh Minh Trung (Tiết 2)

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức

Học sinh nêu được :

- Cấu tạo phân tử, tính chất của HCl

- Tính chất vật lí, điều chế HCl trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp

- Tính chất và ứng dụng của một số muối halogenua, phản ứng đặc trưng của ion X-

Học sinh giải thích được :

- Dung dịch HCl là dung dịch axit mạnh

- Nguyên tắc điều chế HCl trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp.

2. Kĩ năng:

- Dự đoán, kiểm tra dự đoán và kết luận về tính chất hóa học , điều chế axit.

- Đọc và thu thập thông tin sách giáo khoa.

- Quan sát bảng biểu, thí nghiệm rút ra nhận xét.

- Tiến hành thí nghiệm quan sát mô tả hiện tượng, giải thích rút ra nhận xét.

- Viết các phương trình phản ứng chứng minh tính axit của HX và tính khử của X-

- Giải các bài tập có liên quan, tính nồng độ hoặc thể tích , bài tập thực tiễn .

3. Thái độ :

- Giáo dục tính cẩn thận chính xác khi sử dụng hóa chất, tiến hành thí nghiệm.

- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường .

4. Phát triển năng lực

- Năng lực giải quyết vấn đề

- Năng lực tính toán hóa học

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học

- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn.

II. Phương pháp dạy học

- Phát hiện và giải quyết vấn đề

- Phương pháp đầm thoại tìm tòi

- Phương pháp sử dụng câu hỏi bài tập.

III. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

 

doc 4 trang Người đăng phuochung261 Lượt xem 746Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học Lớp 10 - Bài 23: Hirdo clorua, axit clohidric và muối clorua - Năm học 2019-2020 - Huỳnh Minh Trung (Tiết 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :4/1/2020
Người soạn: Huỳnh Minh Trung
CHƯƠNG 5 : NHÓM HALOGEN
Bài 23 : HIDRO CLORUA
AXIT CLOHIDRIC VÀ MUỐI CLORUA
(tiết 2)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức
Học sinh nêu được :
Cấu tạo phân tử, tính chất của HCl
Tính chất vật lí, điều chế HCl trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp
Tính chất và ứng dụng của một số muối halogenua, phản ứng đặc trưng của ion X-
Học sinh giải thích được :
Dung dịch HCl là dung dịch axit mạnh
Nguyên tắc điều chế HCl trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp.
2. Kĩ năng:
Dự đoán, kiểm tra dự đoán và kết luận về tính chất hóa học , điều chế axit.
Đọc và thu thập thông tin sách giáo khoa.
Quan sát bảng biểu, thí nghiệm rút ra nhận xét.
Tiến hành thí nghiệm quan sát mô tả hiện tượng, giải thích rút ra nhận xét.
Viết các phương trình phản ứng chứng minh tính axit của HX và tính khử của X- 
Giải các bài tập có liên quan, tính nồng độ hoặc thể tích , bài tập thực tiễn .
3. Thái độ :
Giáo dục tính cẩn thận chính xác khi sử dụng hóa chất, tiến hành thí nghiệm.
Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường .
4. Phát triển năng lực
Năng lực giải quyết vấn đề
Năng lực tính toán hóa học
Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học
Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn.
II. Phương pháp dạy học 
Phát hiện và giải quyết vấn đề
Phương pháp đầm thoại tìm tòi
Phương pháp sử dụng câu hỏi bài tập.
III. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
 a. Giáo viên
Sách giáo khoa, giáo án, phương tiện trực quan.
b. Học sinh 
Đọc trước nội dung học trong sách giáo khoa
Tìm kiếm những nội dung có liên quan đến kiến thức học.
IV. Hoạt động dạy học 
1. Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ: kết hợp trong quá trình dạy học.
 3. Vào bài mới: Tiết trước chúng ta đã tìm hiểu xong phần tính chất hóa học của HCl. Tiếp theo chúng ta tìm hiểu tiếp phần 3 đó là điều chế.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội Dung
Hoạt động 5 : Điều chế 
GV :Học sinh nghiên cứu sách giáo khoa, hãy cho biết các phương pháp điều chế ax HCl trong PTN và CN.
GV: PTN là pp Sunfat.
-GV: Hãy cho biết:
a) Nếu thay NaCl khan bằng dd NaCl, H2SO4 đặc thành H2SO4 loãng thì phản ứng xảy ra như thế nào?
b) Tại sao không dùng axit khác mà phải dùng axit H2SO4 đặc?
GV: để sản xuất HCl với lượng lớn, giá thành rẻ thì phải làm cách nào?
- GV giới thiệu cách thu hồi hoá chất trong quá trình sản xuất các hợp chất hữu cơ chứa clo, tránh thải khí HCl vào môi trường gây ô nhiễm môi trường sống, từ đó, giáo dục HS có ý thức bảo vệ môi trường.
Học sinh trả lời 
 Không phản ứng
3, Điều chế
1/ Trong PTN: (Phương pháp Sunfat)
- Đun nóng NaCl (tinh thể) với H2SO4 đặc.
 NaCl + H2SO4 đặc NaHSO4 + HCl­
(tỉ lệ mol NaCl : H2SO4 đ = 1 : 1)
 2NaCl + H2SO4 đặc Na2SO4 + 2HCl­
(tỉ lệ mol NaCl : H2SO4 đ = 2 : 1)
 2/ Trong CN: (Phương pháp tổng hợp).
- Đốt H2 trong Cl2 (hai khí này được lấy ra từ điện phân dd NaCl có màng ngăn).
H2 + Cl2 → 2HCl
- Lượng lớn HCl cũng thu được trong quá trình clo hóa các hợp chất hữu cơ.
 Hoạt động 6 : Muối clorua và nhận biết ion clorua
Gv: nhiên cứu SGK em hãy kể tên một số muối clorua và công dụng của chúng .
GV: muối clorua có chứa ion clorua, vậy chúng ta nhận biết bằng cách nào? 
- GV : Cung cấp kiến thức :
AgCl là chất kết tủa màu trắng, không bị tan trong axit mạnh, bị xám đen ngoài ánh sáng do : 
Trắng Bột đen
GV: Ngoài ra có thể dùng hoá chất nào làm thuốc thử để nhận ra ion clorua?
GV nhận xét và bổ sung
Ngoài ra, ion clorua có thể nhận biết bằng cách cho HCl tác dụng với các chất oxi hoá mạnh (MnO2) sinh ra khí Cl2 màu vàng thoát ra khỏi dung dịch.
Học sinh trả lời:
Đa số tan nhiều trong nước, trừ AgCl không tan và PbCl2, CuCl ít tan.
- NaCl: muối ăn, dùng điều chế Cl2, NaOH.
- KCl: làm phân bón., CaCl2: dùng để hút ẩm.
- ZnCl2: quét lên gỗ để chống mục.
- AlCl3: làm xúc tác trong tổng hợp hữu cơ.
- BaCl2: độc, dùng làm thuốc trừ sâu.
Học sinh trả lời :
 Dung dịch AgNO3
Học sinh trả lời
III, Muối clorua và ion clorua
1, Một số muối của Clorua
Đa số tan nhiều trong nước, trừ AgCl không tan và PbCl2, CuCl ít tan.
- NaCl: muối ăn, dùng điều chế Cl2, NaOH.
- KCl: làm phân bón., CaCl2: dùng để hút ẩm.
- ZnCl2: quét lên gỗ để chống mục.
- AlCl3: làm xúc tác trong tổng hợp hữu cơ.
- BaCl2: độc, dùng làm thuốc trừ sâu.
Nhận biết ion clorua:
Thuốc thử: dd AgNO3.
MUỐI CLORUA HOẶC AXIT HCL
+ dd AgNO3 ® AgCl¯ trắng
 	(k tan trong dd axit)
Vd: NaCl + AgNO3 " AgCl¯ trắng + NaNO3
 HCl + AgNO3 " AgCl¯ trắng + HNO3
V. Củng cố, dặn dò:
Củng cố:
- Cách điều chế axit HCl trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp
- Nhận biết ion Clorua
Trả lời câu hỏi : 
 Câu 1:
- Hoàn thành sơ đồ :
 MnO2à Cl2à HClà NaClà Cl2à H2SO4àHCl
Câu 2: Nhận biết các dung dịch sau bằng phương pháp hóa học: 
a. NaOH, HCl, NaCl, NaNO3	b. NaBr, Ca(OH)2, HCl, Mg(NO3)2
B. Dặn dò:
- Về nhà học bài.
- Làm bài tập 1,5,6,7 SGK/106.
- Chuẩn bị bài mới “Bài 24 Sơ lược về hợp chất có oxi của Clo”.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hoa_hoc_lop_10_bai_23_hirdo_clorua_axit_clohidric_va.doc