Giáo án Hóa học Lớp 10 - Bài 28: Bài thực hành số 3: Tính chất hóa học của brom và iot - Huỳnh Minh Trung

Giáo án Hóa học Lớp 10 - Bài 28: Bài thực hành số 3: Tính chất hóa học của brom và iot - Huỳnh Minh Trung

I. MỤC TIÊU:

 1.iến thức:

Cũng cố những kiến thức về tính chất hóa học của Brom, iot ; so sánh tính oxi hóa của clo, brom, iot

 2. Kỹ năng:

Tiếp tục rèn luyện các kĩ năng thực hành và quan sát hiện tượng xảy ra khi thực hành, kĩ năng vận dụng kiến thức để giải thích hiện tượng và viết PTHH

 3.Thái độ:

Yêu thích môn học

Xử lý chất thải sau buổi THTN, biết cách bảo vệ mt.

II. CHUẨN BỊ:

 + Thầy:

1. Dụng cụ

 - Ống nghiệm - Giá để ống nghiệm

 - Ống nhỏ giọt - Đèn cồn

 - Cặp gỗ - Nước

 2. Hóa chất

 - Dung dịch NaBr - Hồ tinh bọt

 - Dung dịch NaI - Nước iot (hoặc cồn iot)

 - Cặp gỗ - Nước Brom

 Dụng cụ, hóa chất đủ cho HS thực hiện theo nhóm

 + Trò:

-HS ôn tập về tính chất hóa học của clo, brom, iot ; so sánh tính oxi hóa của clo, brom, iot.

-Nghiên cứu trước để nắm được dụng cụ, hóa chất, cách tiến hành thí nghiệm.

III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC:

 1. Ổn định lớp: .

 2. Kiểm tra bài cũ: Không.

 

doc 3 trang Người đăng phuochung261 Lượt xem 876Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học Lớp 10 - Bài 28: Bài thực hành số 3: Tính chất hóa học của brom và iot - Huỳnh Minh Trung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 
Người soạn: Huỳnh Minh Trung
Bài 28: BÀI THỰC HÀNH SỐ 3: TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA BROM VÀ IOT 
I. MỤC TIÊU:
 1.iến thức:
Cũng cố những kiến thức về tính chất hóa học của Brom, iot ; so sánh tính oxi hóa của clo, brom, iot
 2. Kỹ năng:
Tiếp tục rèn luyện các kĩ năng thực hành và quan sát hiện tượng xảy ra khi thực hành, kĩ năng vận dụng kiến thức để giải thích hiện tượng và viết PTHH 
 3.Thái độ:
Yêu thích môn học
Xử lý chất thải sau buổi THTN, biết cách bảo vệ mt.
II. CHUẨN BỊ:
 + Thầy: 
1. Dụng cụ 
	- Ống nghiệm 	- Giá để ống nghiệm
	- Ống nhỏ giọt 	- Đèn cồn 
	- Cặp gỗ 	- Nước 
 2. Hóa chất 
	- Dung dịch NaBr	- Hồ tinh bọt 
	- Dung dịch NaI	- Nước iot (hoặc cồn iot)
	- Cặp gỗ 	- Nước Brom 
	Dụng cụ, hóa chất đủ cho HS thực hiện theo nhóm
 + Trò: 
-HS ôn tập về tính chất hóa học của clo, brom, iot ; so sánh tính oxi hóa của clo, brom, iot.
-Nghiên cứu trước để nắm được dụng cụ, hóa chất, cách tiến hành thí nghiệm.
III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC:
 1. Ổn định lớp: .
 2. Kiểm tra bài cũ: Không.
TL
TRỢ GIÚP CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
KIẾN THỨC
10’
HĐ1: Nội dung 
- GV nêu nội dung của tiết thực hành 
- GV có thể biểu diễn cách làm thí nghiệm chứng minh tính oxi hóa của Cl2, Br2, I2 bằng hõm sứ.
GV nêu những yêu cầu thực hiện trong buổi thực hành; lưu ý HS cẩn thận khi tiếp xúc với các hóa chất độc Br2, Cl2
Hs ghi nhớ 
ống nghiệm 1ml dung dịch NaBr. Nhỏ tiếp một vài giọt nước clo vào. Quan sát hiện tượng và giải thích.
So sánh tính oxy hóa của brom và iot
Rót vào ống nghiệm khoảng 1 ml dung dịch NaI. Nhỏ tiếp một vài giọt nước Brom, lắc nhẹ. Quan sát hiện tượng xảy ra. Giải thích và viết phương trình hóa học của phản ứng.
Tác dụng của iot với hồ tinh bột
Rót vào ống nghiệm khoảng 1ml dung dịch hồ tinh bột. Nhỏ tiếp 1 giọt nước iot vào ống nghiệm. Quan sát hiện tượng xảy ra.
10’
HĐ2: so sánh tính oxi hóa của brom và clo
Gv hướng dẫn hs làm thí nghiệm
Hs quan sát và làm thí nghiệm
Thí nghiệm 1: so sánh tính oxi hóa của brom và clo
GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm như trong SGK.
GV hướng dẫn HS quan sát sự chuyển màu của dung dịch NaBr.
Giải thích hiện tượng xảy ra, viết PTHH của phản ứng:
 Cl2 +2NaBr ®2NaCl +Br2
Kết luận: Cl2 có tính oxi hóa mạnh hơn Br2
Lưu ý: Để quan sát, khi thực hiện phản ứng này có thể cho thêm vào ống nghiệm chứa 1 - 2 ml NaBr vài giọt benzen. Benzen nhẹ hơn và không tan nổi trên dung dịch. Khi Br2 được giải phóng, tan vào benzen nhiều hơn trong nước, sẽ quan sát rõ hơn.
10’
HĐ3: So sánh tính oxi hóa của brom và iot
Gv hướng dẫn hs làm thí nghiệm
Hs quan sát và làm thí nghiệm
Thí nghiệm 2: So sánh tính oxi hóa của brom và iot 
GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm như trong SGK.
GV hướng dẫn HS quan sát sự chuyển biến màu của dung dịch.
Giải thích hiện tượng xảy ra, viết PTHH của phản ứng:
 Br2 +2 NaI ® 2 NaBr +I2
Kết luận: tính oxi hóa của Br2 mạnh hơn I2
Lưu ý: 
 Có thể thực hiện hai thí nghiệm này một cách đơn giản như sau:
- Lấy một ít bông ve tròn bằng hạt ngô, tẩm ướt bằng dung dịch NaBr, đặt vào hõm của đế giá thí nghiệm bằng sứ.
- Lấy một ít bông khác ve tròn, tẩm ướt bằng nước clo, để vào hõm sứ, sát bông tẩm NaBr.
Quan sát hiện tượng xảy ra.
Cũng làm tương tự như vậy nhưng thay bằng dung dịch Br2 và NaI
10’
HĐ4: Tác dụng của iot với hồ tinh bột.
Gv hướng dẫn hs làm thí nghiệm
Hs quan sát và làm thí nghiệm
Thí nghiệm 3
Tác dụng của iot với hồ tinh bột.
GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm như trong SGK 
Lưu ý:
Có thể làm cách khác, dùng mấy lát khoai lang ( hoặc khoai tây, chuối xanh)
Dùng ống nhỏ giọt nhỏ 1-2 giọt dung dịch nước I2 lên lát khoai lang, quan sát hiện tượng xảy ra. 
Dùng thí nghiệm này nhận ra trong khoai lang (khoai tây, chuối xanh ) có tinh bột.
 3. Bài mới:
HĐ5: Củng cố vận dụng: 5’
+ Nhận xét, đánh giá kết quả giờ thực hành
+ Yêu cầu HS viết tường trình
+ Hs vệ sinh phòng thực hành.
1- Họ và tên học sinh	Lớp
2- Tên bài thực hành
Tên TN
Cách tiến hành TN
Hiện tượng quan sát được và giải thích
Phương trình phản ứng
 4. Căn dặn: 
KIỂM TRA 1 TIẾT 
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hoa_hoc_lop_10_bai_28_bai_thuc_hanh_so_3_tinh_chat_h.doc