Giáo án Hóa học lớp 10 - Tiết 5: Luyện tập về sự biến đổi tính chất các nguyên tố

Giáo án Hóa học lớp 10 - Tiết 5: Luyện tập về sự biến đổi tính chất các nguyên tố

I. Mục tiêu;

1. Kiến thức

- Củng cố ôn tập kiến thức về bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá hoc và hệ thống tuần hoàn

- Vị trí của một nguyên tố trong bảng tuần hoàn

- Cách tìm công thức của hợp chất vô cơ khi chưa biết hoá trị

2. Kĩ năng

- Rèn luyện kĩ năng bảng tuần hoàn và xác định vị trí của nguyên tố trong bảng tuần hoàn

- Rèn luyện kĩ năng tính toán

3. Thái độ

- Yêu thích học tập môn hoá học

II. Chuẩn bị:

GV: Câu hỏi và bài tập, kiến thức bài ôn tập

HS: Ôn tập kiến thức

III. Các hoạt động dạy học:

1. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong bài

2. Bài mới:

 

doc 3 trang Người đăng hanzo10 Lượt xem 1583Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học lớp 10 - Tiết 5: Luyện tập về sự biến đổi tính chất các nguyên tố", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn
Ngày giảng
Lớp
Sĩ số
 Tiết 5. LUYỆN TẬP VỀ SỰ BIẾN ĐỔI TÍNH CHẤT CÁC NGUYÊN TỐ
I. Mục tiêu;
1. Kiến thức
- Củng cố ôn tập kiến thức về bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá hoc và hệ thống tuần hoàn
- Vị trí của một nguyên tố trong bảng tuần hoàn
- Cách tìm công thức của hợp chất vô cơ khi chưa biết hoá trị
2. Kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng bảng tuần hoàn và xác định vị trí của nguyên tố trong bảng tuần hoàn
- Rèn luyện kĩ năng tính toán
3. Thái độ
- Yêu thích học tập môn hoá học
II. Chuẩn bị:
GV: Câu hỏi và bài tập, kiến thức bài ôn tập
HS: Ôn tập kiến thức
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong bài
2. Bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài học
Hoạt động 1: 10 phút
GV: Yêu cầu HS lên bảng chữa bài tập về nhà
Cho 5,4g kim loại M tan hoàn toàn trong dung dịch HCl dư ta thu được 6,72 lit H2 ĐKTC. Hãy xác định tên kim loại.
HS: Lên bảng giải bài tập 
GV: Nhận xét sửa sai
Chú ý về phương pháp làm bài
- Bài tập xác định công thức hợp chất vô cơ
+ Ta đặt hoá trị của kim loại chưa biết là n rồi dựa vào PT và dữ kiện của bài ra đưa về phương trình dạng M = an rồi biên luận
trong đó: M là nguyên tử khối của kim loại
 n là hoá trị của kim loại
 a là hệ số bất kì đã biết
sau đó lập bảng
n
1
2
3
M
?
?
?
Hoạt động 2: 10 phút
GV cho HS làm Bài tập áp dụng
Bài 1: Cho 3,48 g muối cacbonat của kim loại M tác dụng hoàn toàn với dung dịch H2SO4 dư sau khi phản ứng kết thúc thu được 0,03 mol khí ở ĐKTC. Hãy xác định kim loại M.
HS: Làm bài tập 
Hoạt động 3: 10 phút
GV cho HS làm bài tập 2
Cho 4,4 gam hỗn hợp 2 kim loại thuộc phân nhóm chính nhóm II ở 2 chu kỳ liên tiếp trong bảng tuần hoàn tác dụng hết với axit HCl dư thì thu được 3,36 lít H2 (đktc). Hai kim loại đó là
A. Be và Mg. 	 B. Mg và Ca
C. Ca và Sr.	 D. Sr và Ba.
HS: Làm bài tập 
A. Kiến thức
BTVN:
G/s hoá trị của kim loại M là n 
Ta có phương trình phản ứng
2M + 2nHCl " 2MCln + nH2#
 0,3
Theo bài ta có: 
n
1
2
3
M
9(L)
18(L)
27(Al)
Vậy kim loại M là Al (nhôm)
Bài 1: Gọi hoá trị của kim loại M là n
ta có phương trình phản ứng
M2(CO3)n + nH2SO4 " M2(SO4)n +n H2O + nCO2
 0,03
Theo bài ta có phương trình
(2M + 60n)=3,48 " M = 28n
n = 2; M = 56 thoả mãn
Kim loại là Fe
Bài tập
: Gọi M là chung cho cả 2 kim loại
M + 2HCl MCl2 + H2
0,15 0,15
Theo PT 
12 < 29,3 < 40
 2 kim loại là Mg và Ca
Đáp án B
3. Củng cố, luyện tập: 7 phút
GV giải đáp những thắc mắc của HS, nhắc lại những chú ý của bài tập đã chữa và phương pháp làm bài
4. Hướng dẫn HS tự học ở nhà: Bài tập về nhà
1.Cho 7,8 gam hỗn hợp Al, Mg tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 8,96 lít H2 (đktc). Thành phần % khối lượng Al và Mg lần lượt là
A. 69,23% ; 30,77%.B. 34,60% ; 65,40%.C. 38,46% ; 61,54%.D. 51,92% ; 40,08%.
2. Hoà tan 1,4 gam kim loại kiềm trong 100gam nước thu được 101,2 gam dung dịch bazơ. Kim loại đó là
	A. Li.	B. Na.	C. K. 	D. Rb.

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 10.doc