Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp 10 - Bài 8

Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp 10 - Bài 8

Tuần 2 HOẠT ĐỘNG 2   

I. Mục tiêu:

- Học sinh hiểu được công lao của Thầy – Cô giáo, hiểu được

lao động sư phạm của nghề giáo.

- Biết kính trọng và biết ơn Thầy – Cô giáo.

- Có hành vi biểu hiện lòng biết ơn Thầy – Cô giáo.

II. Nội dung và hình thức hoạt động:

1/ Nội dung:

 

doc 2 trang Người đăng trường đạt Lượt xem 1412Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp 10 - Bài 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 2 HOẠT ĐỘNG 2
  & œ	
I. Mục tiêu:
- Học sinh hiểu được công lao của Thầy – Cô giáo, hiểu được 
lao động sư phạm của nghề giáo.
- Biết kính trọng và biết ơn Thầy – Cô giáo.
- Có hành vi biểu hiện lòng biết ơn Thầy – Cô giáo.
II. Nội dung và hình thức hoạt động:
1/ Nội dung:
* Ca ngợi công lao của Thầy – Cô giáo:
- Thầy – Cô giáo là người đóng góp nhiều công sức vào việc đào tạo thế hệ trẻ, đào tạo nên những người công dân tương lai cho đất nước. Học sinh phải hiểu rõ công lao to lớn và lao động vất vả của
Thầy – Cô giáo .
- Khi viết những dòng cảm xúc về Thầy – Cô giáo, mỗi học sinh cần bày tỏ tình cảm của mình qua những bài thơ, bài văn, những kỹ niệm khó quên trong quan hệ Thầy – trò.
- Thầy – Cô giáo là người cung cấp cho học sinh những tri thức khoa học mà nhân loại đã đúc kết.
- Thầy – Cô giáo là người giáo dục học sinh bằng kiến thức và kinh nghiệm sống của mình. Công tác giảng dạy của Thầy – Cô giáo là lao động khó nhọc và vinh quang với mong muốn truyền cho học sinh những tri thức khoa học và kinh nghiệm sống quý báu . Học sinh phải hiểu rõ hoạt động sư phạm 
của Thầy – Cô giáo.
- Công lao của Thầy – Cô giáo thể hiện rất rõ ở việc chăm lo giáo dục, uốn nắn và chỉ bảo lời hay lẽ phải để học sinh trở thành con ngoan, trò giỏi. Mỗi học sinh phải biết kính trọng và biết ơn Thầy – Cô giáo.
- Thầy – Cô giáo có thể được coi như là người bạn tốt và chân tình trong quan hệ với học sinh . Những kỹ niệm khó quên về tình Thầy – trò sẽ để lại dấu ấn không bao giờ phai mờ trong tâm trí học sinh . 
* Ý nghĩa xã hội của Nghề Nhà giáo :
- Nghề nhà giáo thể hiện tính mô phạm của người GV.
- Nghề nhà giáo là nghề cao quý.
- Tìm một số tấm gương nhà giáo và học sinh tiêu biểu của dân tộc, của địa phương.
2/ Hình thức:
- Trao đổi - thảo luận.
- Các tiết mục văn nghệ xen kẻ.
III. Công tác chuẩn bị:
* GV: 
- Nghiên cứu kỹ nội dung hoạt động, tự điều chỉnh để xây dựng nội dung sao cho phù hợp với đặc điểm tình hình lớp mình.
- Định hướng những nội dung hoạt động đã xây dựng để học sinh chuẩn bị viết những dòng cảm xúc của bản thân về Thầy – Cô giáo .
- Giao cho đội ngũ cán bộ lớp chủ động thiết kế chương trình buổi sinh hoạt.
- GVCN duyệt thiết kế của học sinh , góp ý và chỉnh sửa.
* HS:
- Cán bộ lớp thảo luận cách thực hiện hoạt động, các công việc cần phải chuẩn bị, dự kiến phân công tiến hành các việc trên, cụ thể là:
 + Phát động toàn lớp ai cũng có bài viết hoặc bài sưu tầm theo nội dung trên.
 + Lớp trưởng tập trung các bài viết, phân loại theo từng dạng, kết hợp với cán sự bộ môn Văn 
 chỉnh sửa câu cú
 + Xây dựng thành tập san của lớp.
 + Hình thành hai đội dự thi giới thiệu và trình bày “ những dòng cảm xúc” của mình.
- Thống nhất về hình thức và chương trình hoạt động : Tọa đàm – trao đổi.
- Cử Lớp trưởng điều khiển chương trình .
IV. Tổ chức hoạt động:
- Người điều khiển chương trình nêu ý nghĩa của buổi sinh hoạt, giới thiệu các đại biểu, nêu chương trình hoạt động và bắt nhịp bài ca “ Bụi phấn”. 
- Người điều khiển chương trình báo cáo tóm tắt kết quả của các bài viết, tuyên dương tinh thần cá nhân viết hay.
- Người điều khiển chương trình giới thiệu các thành viên trong lớp đã được phân công, thực hiện các nhiệm vụ của mình:
 + Phát biểu cảm tưởng thông qua bài viết.
 + Đọc diễn cảm một bài thơ.
 + Nêu ý kiến cá nhân về công lao của Thầy – Cô giáo .
 + Kể lại một kỹ niệm sâu sắc về tình Thầy – trò.
 + Tranh luận về các câu hỏi mà các thành viên trong lớp nêu ra.
- Tổ chức văn nghệ .
V. Kết thúc hoạt động:
- Người điều khiển chương trình xin ý kiến của GVCN để ngày càng hoàn thiện mình hơn.
- GVCN nhận xét , rút kinh nghiệm cho lớp. Phân công giao việc cho tiết sinh hoạt tuần sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docBAI 8.doc