Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp 10 - Tháng 2: Thanh niên với lí tưởng cách mạng

Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp 10 - Tháng 2: Thanh niên với lí tưởng cách mạng

Chủ đề hoạt động tháng 2

THANH NIÊN VỚI LÍ TƯỞNG CÁCH MẠNG

Hoạt động 1

Nghe thông báo về tình hình phát triển kinh tế- xã hội của địa phương đất nước

( 1 tiết )

 I- MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG

 - Học sinh hiểu: các em có quyền được biết và cần phải biết những bước phát triển kinh tế- xã hội mạnh mẽ của địa phương, đất nước. Hiểu được vai trò to lớn của Đảng Cộng sản Việt Nam trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc.

 - Có thái độ tin tưởng vào sự thắng lợi của các chủ trương , chính sách của Đảng và Nhà nước đem lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho mỗi người.

 - Có hành động thiết thực thể hiện sự tin tưởng, phấn khởi tự hào trong học tập và rèn luyện.

 

doc 6 trang Người đăng trường đạt Lượt xem 10973Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp 10 - Tháng 2: Thanh niên với lí tưởng cách mạng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ đề hoạt động tháng 2
THANH NIÊN VỚI LÍ TƯỞNG CÁCH MẠNG
Hoạt động 1
Nghe thông báo về tình hình phát triển kinh tế- xã hội của địa phương đất nước
( 1 tiết )
 I- MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG
	- Học sinh hiểu: các em có quyền được biết và cần phải biết những bước phát triển kinh tế- xã hội mạnh mẽ của địa phương, đất nước. Hiểu được vai trò to lớn của Đảng Cộng sản Việt Nam trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc.
	- Có thái độ tin tưởng vào sự thắng lợi của các chủ trương , chính sách của Đảng và Nhà nước đem lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho mỗi người.
	- Có hành động thiết thực thể hiện sự tin tưởng, phấn khởi tự hào trong học tập và rèn luyện.
 II- NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
	- Tìm hiểu tình hình phát triển kinh tế địa phương, đất nước: sản lượng công nghiệp, nông nghiệp và các ngành kinh tế khác. Tình hình phát triển xã hội: các điều kiện phúc tiện xã hội, thành tựu văn hóa giáo dục. Của dất nước, tỉnh , thành phố, quận huyện.Đặc biệt có sự so sánh trước và sau đỏi mới ( từ năm 1986 đến nay) để học sinh tháy rõhơn sự đứng đắn, sáng suốt trong lãnh đạo kinh tế của Đảng ta, tin tưởng vào tương lai tốt đẹp của quê hương đất nước.
	- Cho học sinh viết thu hoạch ngắn về những điều đã được nghe để ghi nhớ những hiểu biết về sự phát triển kinh tế – xã hội của địa phương. Xác định trách nhiệm của mình với sự phát triển kinh tế- xã hội của địa phương.
 III- CÔNG TÁC CHUẨN BỊ
	1.Giáo viên
	- Mời hội đồng chí lãnh đạo Đảng hoặc chính quyền địa phương nói chuyện với học sinh về tình hinh phát triển kinh tế- xã hội của địa phương, đất nước.Hoặc đề nghị Huyện ủy( Quận ủy) cung cấp cho trường các tài liệu về những thông tin đó để giúp giáo viên chủ nhiệm thực hiện tốt hoạt động này. Có thể đề nghị giáo viên dạy môn Địa lí cung cấp số liệu về sự phát triển kinh tế- xã hội của địa phương , đất nước.
	- Tổ chức nói chuyện với học sinh dưới hai hình thức: theo lớp hoặc theo khối lớp: Nếu giáo viên của trường báo cáo thì có thể tổ chức theo lớp. Nếu mời được các đồng chí lãnh đạo địa phương thì nên tổ chức theo khối lớp.
	- Chuẩn bị các biểu đồ, hoặc các phương tiện khác để báo cáo cho hiệu quả.
	2. Học sinh
	- Chuẩn bị trang trí lớp: khăn bàn, lọ hoa nếu mời lãnh đạo địa phương đến nói chuyện.
	- Chuẩn bị vài tiết mục văn nghệ.
	- Vở để ghi chép.
 IV- TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
	- Tập hợp học sinh nghe nói chuyện về tình hình phát triển kinh tế- xã hội của đất nước và của địa phương.
	- Nên có các số liệu thực tế như: tốc độ tăng trưởng kinh tế, thu nhập bình quân đầu người, mức độ đầu tư cho giáo dục, cho các công trình phúc lợi. Phải có những số liệu và dẫn chứng cụ thể, thật thuyết phục để học sinh thấy được sự phát triển đi lên của địa phương , đất nước.
	- Giáo viên tổng kết lại một số liệu cơ bản như GDP, sản lượng nông nghiệp, công nghiệp, doanh thu của địa phương, xu thế phát triển đi lên của kinh tế – xã hội địa phương và nhắc nhở học sinh phải có trách nhiệm trước những êu cầu của quê hương , đất nước.
 V-KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG
	- Cho học sinh viết thu hoạch và cảm nghĩ về sự tfhay đổi ngày một tốt đẹp của quê hương đất nươc.
	- Đánh giá kết quả tham gia của học sinh thông qua quá trình thu thập tài liệu và viết bản thu hoạch cá nhân.
Hoạt động 2
Tọa đàm “Thanh niên với lí tưởng cách mạng”
( 2 tiết )
 I- MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG
	- Học sinh có quyền được hiểu và cần phải hiểu rõ ý tưởng cách mạng mà Đảng ta đã chỉ ra: Dân giàu, nước mạnh, xã hội ncông bằng dân chủ văn minh. Từ đó tự xác định: lí tưởng cách mạng của Đangvr chính là lí tươngvr cáhc mạng của thanh niên.Hiểu rõ trách nhiệm của thanh niên học sinh trong việc phấn đấu thực hiện lí tưởng đó.
	- Có thái độ tin tưởng tuyệt đối vào lí tưởng cách mạng mà Đảng đã chỉ ra, tích cực tham gia các hoạt động nhằm thực hiện lí tưởng đó.
	- Quyết tâm học tậ và rèn luyện vì lí tưởng cách mạng , trước hết là tích cực trong học tập và các hoạt động của Đoàn thanh niên.
 II- NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
	- Giáo viên chủ nhiêm nên cho học sinh biết rằng: Các em có quyền bày tỏ quan điểm của mình về những điều được đề cập trong buổi tọa đàm này.Để bày tỏ được quan điểm của mình thì các em phải biết thu thập thông tin. Trr em có quyền được thu thập, thông báo thông tin. Vì thế , các em cầnđòi hỏi để được thực hiện quyền này. Sau đó nêu một số vấn đề sau:
	- Nhắc lại cho học sinh một số nét cơ bản về quá trình ra đời va phát triển của Đảng Cộng sản Việt Nam.Nhấn mạnh tính tất yếu và ý nghĩa của sự kiện đó.
	- Nêu rõ mục tiêu xây dựng đất nước: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh chính là sự cụ thể hóa lí tưởng cách mạg của Đảng.
	- Gợi ý cho học sinh thảo luận: Thế nào là dân giàu? Tại sao dân có giàu thì nước mới mạnh? Nhà nước ta đã làm gì để cho dân giàu, nước mạnh? Tại sai nước phải mạnh? Thế nào là xã hội công bằng, dân chủ, văn minh? Cacs em có quyền được thểhiện quan điểm cá nhân. Nếu chưa phù hợp hoặc hiểu chưa đúng thì các thầy, cô uốn nắn cho các em/
	Từ đó các em xác định: để đạt được mục tiêu mà Đảng đã vạch ra, mỗi công dân phải làm gì? Học sinh phải làm gì để đạt được mục tiêu đó?....
	- Có thể mời một vị lão thành cách mạng nói chuyện với học sinh về quá trình giác ngộ của mình và các đồng chí của mình, quá trìh tham gia hoạt đông jcách mạng, những khó khăn phải vượt qua; cần khẳng định: Oâng cha ta đã tham gia cách mạng là để đấu tranh giành lấy cuộc sống ấm no, hạnh phúc, xóa bỏ cuộc sống nghèo nàn, lạc hậu. Đó cũng chính là mục tiêu cao đẹp mà Đảng đã vạch ra.
	- Học sinh xác định quyết tâm học tập, phấn đấu theo lí tưởng của Đảng. Trước mắt là phấn đấu để học giỏi, phấn đấu trở thành đoàn viên thanh niên cộng sản. Nếu đã là đoàn viên thì phấn đấu trở thành đoàn viên ưu tú.
 III- CÔNG TÁC CHUẨN BỊ
	1. Giáo viên
	- Giao cho cán bộ lớp phối hợp với cán bộ chi đoàn phát động toàn thể đoàn viên, thanh niên tìm hiểu về lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam. Cần cung cấp cho các em đầy đủ các tài liệu cần thiết về Đảng Cộng sản Việt Nam để các em hiểu đúng về vai trò của Đảng trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc.
	- Chuản bị các tài liệu về mục tiêu của đất nước qua các giai đoạn lịch sử từ khi Đảng ra đời:
	+ Giai đoạn 1930- 1945: Giành độc lập dân tộc
	+ Giai đoạn 1946- 1954: Giữ gìn độc lập dân tộc
	+ Giai đoạn 1945- 1975: Miền Bắc xây dựng và phát triển kinh tế, chi viện cho miền Nam đấu tranh thống nhất đất nước. Miền Nam đấu tranh giải phóng dân tộc để tiến tới thống nhất đất nước.
	+ Giai đoạn sau năm 1975 đến nay:Xây dựng và phát triển đất nước với mục tiêu:dân giàu, nứơc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
	- Liên hệ để mời một vị lão thành cách mạng đến nói chuyên với học sinh. Đặt trước yêu cầu về nội dung và thời gian để vị khách chuẩn bị trước.
	- Chuẩn bị một số câu hỏi về các nội dung đã nêu ở mục nội dung hoạt động để đưa ra cho học sinh thảo luận.
	- Gợi ý để các em bày tỏ quan điểm của mình,hiểu rõ và tự xác định cho mình lí tưởng phấn đấu thực sự chứ không phải là chấp nhận một cách miễn cưỡng.
	2. Học sinh
	- Phân công người viết báo cáo về từng nội dung đẫ nêu. Chuẩn bị các câu hỏi , thắc mắc nếu có.
	- Xây dựng chương trình buổi tọa đàm, dự kiến chủ tọa và thư kí.
	- Chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ ca ngợi Đảng , Bác Hồ, quê hương.
	- Trang trí lớp, có cờ, ảnh Bác..
 IV- TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
	a)Phương án có người nói chuyện: Tiết 1 nghe nói chuyện, tiết 2 tọa đàm các nội dung trong tài liệu và những nội dung đã được nghe nói chuyện
	Tiết 1: Giáo viên chủ nhiệm tuyên bố lí do, mục đích yêu cầu của buổi nói chuyện.
	- Giới thiệu và mời vị lão thành cách mạng lên nói chuyện.
	- Có thể xen kẽ 1 đến 2 tiết mục văn nghệ để thay đổi không khí.
	- Sau khi vị lão thành cách mạng nói chuyện, giáo viên nói thêm để học sinh biết: các em có thể đối thoại trực tiếp với người nói chuyện, nêu thắc măc và trình bày ý kiến của các nhân mình về những điều người nói chuyện đã nêu ra. Ví dụ:
	+ Chúng cháu muốn có cuộc sống đầy đủ, hạnh phúc cho cá nhân mình thì có gì trái với lí tưởng của Đảng không?
	+ Liệu có khi nào dân giàu mà nước không mạnh không?
	+ Sau này, cháu làm một nghề kiếm được ít tiền hơn những bạn khó thì có sự công bằng giữa các cháu và các bạn ấy không?
	+ Xã hội văn minh là thế nào? Hằng năm quê cháu có lễ cúng Thành hoàng làng, xã hội văn minh có bỏ tục lệ đó đi không?
	+Chỉ cần dân giàu, không cần nước mạnh có được không?
	Lưu ý:Đây chỉ là gợi ý về những thắc mắc mà các em có thể nêu ra. Ngoài ra, các em có thể đưa ra nhiều câu hỏi khác.
	- Mời người nói chuyện giải đáp thắc mắc của cácem. Cho các em đối thoại với người nói chuyện về các ý kiến giải đáp.
	- Sau khi đối thọai, giáo viên tóm tắt lại những vấn đề mà các em chưa rõ, đồng thời gợi ý thêm một số ý để các em tiếp tục suy nghĩ.
	- Các tổ chức học sinh phân công người chuẩn bị các vấn đề còn chưa hiểu rõ và tổng kết những vấn đề đã tiếp thu được khi nghe nói chuyện và đối thoại.
	Tiết 2:Giáo viên giao cho cán bộ lớp phối hợp với ban chấp hành chi đoàn chủ trì buổi tọa đàm.
	- Ngươì chủ trì nhắc lại những nội dung mà giáo viên chủ nhiệm đã nêu ra từ tiết trước. Công bố thứ tự các học sinh sẽ trình bày phần chuẩn bị của mình.
	- Những học sinh đã được phân công chuẩn bị lần lượt trình bày vấn đề của mình. Những học sinh khác nghe và nêu câu hỏi, hoặc bổ sung thêm. Vấn đề nào khó hoặc cần thống nhất ý kiến thì giáo viên chủ nhiêm giúp học sinh làm rõ thêm.
	b) Phương án không có người nối chuyện
	Tiết 1: Cho học sinh lần lượt trình bày ý kiến của mình trên cơ sở bcác tài liệu đã sưu tầm về các câu hỏi đã đặt ra ở bphần trên. Giáo viên chủ nhiệm nhấn mạnh thêm tính tất yếu phải xây dựng đất nước theo mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ ,văn minh. Đây là qui luật tất yếu của sự phát triển đất nước Việt Nam trong thời đại ngày nay.
	- Tóm tắt lại một số vấn đề cho học sinh chuẩn bị để thảo luận ở tiết sau.
	- Tiết 1 có thể cho học sinh thảo luận theo tổ về nhyững nội dung nêu trên, có ghi biên bản. Trong biên bản có ghi các thắc mắc của học sinh để giáo viên chủ nhiệm giải đáp.
	Tiếtg 2: Cho thảo luận như tiết 2 ở phương án (a)
	Đại diện các tổ trình bày phần chuẩn bị của mình và nêu câu hỏi. Chủ tọa đề nghị tất cả cùng suy nghĩ, ai trả lời được thì xung phong. Nếu không ai trả lời được ,giáo viên chủ nhiêm nên gợi ý cho học sinh. Chỉ khi các em vẫn không trả lời được, giáo viên chủ nhiệm mới giải đáp.
 V- KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG
	- Nhận xét chung những ý kiến thảo luận của học sinh, chỉ rõ những ý học sinh hiểu đúng, những chỗ học sinh hiểu chưa chính xác.
	- Kết thúc hoạt dộng, giáo viên chủ nhiệm cần khẳng định: Phấn đấu vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân mà học sinh lớp 10- những công dân tương lai, cũng phải biết xác định rõ trách nhiệm của mình trong sự nghiệp đó, quyết tâm học tập rèn luyện để có đủ khả năng thực hiện lí tưởng mà Đảng đã vạch ra.
	- Giáo viên đánh giá kết quả hoạt động của học sinh bằng số lần tham gia ý kiến và chất lượng ý kiến. Chú ý nhắc nhở những học sinh ít tham gia phát biểu.
Hoạt động 3
Hát những bài hát về Đảng, về Đoàn
( Từ 1 đến 2 tiết )
 I- MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG
	- Học sinh biết thêm một số bài hát và biết há các bài hát ca ngợi Đảng , ca ngợi Đoàn.
	- Phấn đấu, tự hào và tghêm tgin yêu Đảng, tin yêu Đoàn, yêu cuộc sống, say mê học tập và rèn luyện.
	- Tích cực học tập lấy thành tích chào mừng ngày thành lập Đảng 3- 2 và hướng tới kỉ niệm ngbày thành lập Đoàn 26- 3 .
 II- NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
	- Phát động phong trào sưu tầm và tập hát cac bài hát ca ngợi Đảng, ca ngợ Bác Hồ, ca ngợ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh như: Lá cờ Đảng, Đảng đã cho ta sáng mắt sáng lòng, Mùa xuân dâng Đảng, Ca ngợi Đảng Cộng sản Việt Nam,Bên lăng Bác Hồ, Thanh niên làm theo lời Bác
	- Tổ chức cho học sinh thi hát hoặc .hội diẽn văn nghệ qui mô nhỏ trong vòng 1 đến 2 tiêt. ( Nếu hoạt động 2 chỉ tiến hành trong 1 tiết thì hoạt động này tổ chức thi hát hiặc hội diễn trong 2 tiết. Có thể đổi giờ hoặc tổ chức ngoài giờ đểcó 2 tiết cho hội diẽn, nêdú thi hát thì có thể thi làm hai vòng, mỗi tgiết một vòng)
	- Mở rộng chủ đề các bài hát nếu các em không sưu tầm đủ các bài hát cho cuộc thi hoặc một buổi hội diễn nhỏ. Có thể cho các em trình bày các bài hát về những tấm gương chiến đấu dũng cảm hoặc lòng yêu nghề, hăng hái lao đông sản xuất, đạt nhiều thành tích cao.
	- Viết thu hoạch trả lời các hỏi:
	+ Nội dung các bài hát ( các em trin hf bày ) có ý nghĩa gì?
	+ Tác dụng của lời ca, ,tiếng hát đối với cuộc sống của nhân dân.
	+ Cảm tưởng của các em về bài hát mà các em trình diễn.
 III- CÔNG TÁC CHUẨN BỊ
	1. Giáo viên
	- Phát động học sinh sưu tầm các bài hát theo chủ đề cac ngợi Đảng, ca ngợi Đoàn, ca ngợi những tấm gương đảng viên cụ thể.
	- Chuẩn bị các bài hát quen thuộc mà mình có thể sưu tầm được, ít nhất laf phần lời bài hát để các em tập.
	- Nếu học sinh không thuộc, phải tran thủ tổ chức cho học sinh tập các bài hát đó vào những khoản thời gian trống.
	- Căn cứ vào thời gian cho phép , có thể quy định số lượng bài hát mà học sinh được trình bày. Nếu thi hát trong hai tiết thì thi làm hai vòng: vòng sơ khảo và vòng chung khảo. Nếu chỉ thi trong một tiết thì chỉ chọn một nửa số bài hát dự kiến ban đầu. Nếu tổ chức hội diễn nhỏ thì nên quy định theo một số hình thức trình diễn khác ngoìa đơn ca, song ca, tránh đơn điệu.
	- Cho học sinh đăng kí các bài hát sẽ trình bày đề sắp xếp các thứ tự các tiết mục trình diễn của vcác thí sinh dự thi.
	- Tổ chức soạn thể lệ thi hát với các tgiêu chuẩn đánh giá như sau: Tiêu chuẩn về chủ đề bài hát, tiêu hcuẩn vè kĩ thuật trình diễn: hát đúng lời, đúng nhạc, tiêu chuẩn về phong cách diễn xuất Có thể cho điểm theo thang điểm 10.
	2. Học sinh
	- Phân cong người sưu tầm và tập luyện các bài hát theo chủ đề qui định .
	- Nắm vững thể lệ thi để tham gia thi có kết quả.
	- Chuẩn bị cơ sở vật chất cho cuộc thi hoặc hội diễn: Trang tí lớp, chuẩn bị những món quà nhỏ để tặng cho các thí sinh dự thi, chuẩn bị trang phục ( nếu có ).
 IV- TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
	Nếu cuộc thi diễn ra trong hai tiết thì tiến hành như sau:
	Tiết 1: Căn cứ vào danh sách các thí sinh dự thi, sắp xếp thứ tự và thông báo cho học sinh biết để các em chủ động chuẩn bị.
	- Người dẫn chưpơng trình nói rõ mục đích, yêu cầu của cuộc thi và thể lệ thi.
	- Giới thiệu ban giám khảo gồm: giáo viên chủ nhiệm, cán bộ Đoàn trường hoặc ban chấp hành chi đoàn. Thống nhất cách đánh giá diểm trong ban giám kkhảo.
	- Giới thiệu người dẫn chương trình và thư kí.
	- Giao cho người dẫn chương trình điều khiển cuộc thi.
	- Khi giới thiệu, người dẫn chương trình phải giới thiệu tên bài hát, tên tác giả vvà tên ngừoi trình diễn.
	- Các thí sinh lần lượt trình bày các bài hát của mình, có thể phát biểu thêm cảm tưởng đối với bài hát nhưng chỉ nói ngắn gọn. Các bài hát trùng nhau vẫn được trình diễn. Đồng thời ,có thể hát các bài hát dân ca nhưng có nội dung ca ngợi Đảng, vca ngợi Đoàn. Giám khảo chấm điểm bằng cách giơ bảng điểm. Ngừoi dẫn chương trình đọc điểm, thư kí ghi điểm cho từng người. Có thể cho điểm lẻ đến 0,5.
	- Cuối tiết 1, người dẫn chương trình công bố điểm của từng thí sinh. Chọn 50% số học sinh tham gia vòng 1 vào vòng 2 theo thứ tự từ trên xuống dưới.
	Tiết 2: Mỗi thí sinh hát hai bài, một bài trong qui định và một bài tự chọn để nội dung phong phú và phù hợp với thời gian cho phép.
	- Cách thức tổ chức như vòng 1. Mỗi thí sinh được chấm điểm một lần.
	- Sau khi ccs thí sinh trình bày xong, thư kí thông qua điểm với ban giám khảo. Thư kí giao bảng điểm cho người dẫn chương trình công bố . Lấy 1 giải nhất ,1 giải nhì, 1 giải ba. Các thành viên tham gia thi vòng hai đều được giải khuyến khích.
	Nếu cuộc thi diễn ra trong một tiết thì tiến hành như sau:
	- Chọn số lượng tiết mục đủ cho 45 phút. Cong bố thể lệ thi và tổ chức cho thi như ở tiết 1 của cách thi trong 2 tiết.
	- Ban giám khảo cũng chấm điểm từng thí sinh, người dẫn chương trình công bố điểm, thư kí ghi và tổng hợp lại, ban giám khảo kiểm tra lại và công bố kết quả thi: chọn từ cao xuống thấp: 1 giải nhất, 1 giải nhì và 1 giải ba. Có thể cho từ 3 đến 5 giải khuyến khích tùy theo điểm đạt được của các em.
	Nếu tổ chức hội diễn nhỏ:
	Tổ chức hội diễn nhỏ sẽ tốn nhiều thời gian và công sức hơn. Trước đó, giáo viên chủ nhiệm phải quyết định theo hình thức nào để học sinh phân công chuẩn bị. Giáo viên cùng Ban chấp hành chi đoàn sắp xếp kế hoạch hội diễn:
	- Chọn thời gian, địa điểm phù hợp ( vì các lớp kkhác vẫn còn đang học)
	- Sắp xếp chương trình hội diễn, xen kẽ các thể loại ca hát để hội diễn được hấp dẫn. Nếu ở địa phương nào có nhiều bài dân ca hay, ca ngợ Đảng, ca ngợi Đoàn thì càng nên khuyến khích trình diễn.
	Chuẩn bị các điều kiện để tổ chức hội diễn. Các tiết mục vẫn được chấm điểm để hội diễn thêm sôi nổi.
	+ Người dẫn chương trình giới thiệu mục đích, ý nghĩa của hội diễn và giới thiệu các đại biểu tham dự, giới thiệu giám khảo và thư kí, sau đó công bố chương trình hội diễn và mời các bạn có các tiết mục lần lượt trình diễn.
	+Ban giám khảo chấm điểm các tiết mục nhưng không công bố, mà chỉ chấm vào phiếu và giao cho thư kí để tổng hợp. Cuối buổi hội diễn, ban giám khảo giao bảng điểm cho người dẫn chương trình công bố. Trong đó có: 1 giải nhất, 1 giải nhì, 1giải ba và một số giải khuyến khích tùy theo só lượng họ sinh tham gia và chất lượng các tiết mục tham gia.
	Lưu ý: Chỉ tổ chức hội diễn khi ghép được hai tiết học liền chau ở buổi sinh hoạt lớp, còn nếu chỉ có 1 tiết thì nên tổ chức thi.
 V- KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG
	- Giáo viên chủ nhiệm tổng kết, nhận xét về tinh thần thái độ tham gia của các em, tuyên dương những em tích cực và phổ biến những nội dung cơ bản của chủ đề tháng sau.
	- Đánh giá bằng kết quả thi và quá trình chuẩn bị thi hoặc chuẩn bị hội diễnn của học sinh.

Tài liệu đính kèm:

  • docThang 2.doc