Giáo án Hướng nghiệp Lớp 10 - Chủ đề: Tìm hiểu một số nghề truyền thống địa phương

Giáo án Hướng nghiệp Lớp 10 - Chủ đề: Tìm hiểu một số nghề truyền thống địa phương

I. Mục đích, yêu cầu

- Học sinh nắm được tầm quan trọng của việc phát triển nghề truyền thống ở địa phương.

- Học sinh biết được những đặc trưng của một số nghề, triển vọng phát triển và nhu cầu lao động của nghề truyền thống.

II. Phương pháp dạy học.

-Học sinh làm trung tâm, giáo viên hướng dẫn.

III. Chuẩn bị:

1. Giáo viên:

- Giáo viên nghiên cứu tài liệu, sách tham khảo để có kiến thức, thông tin cần thiết về các nghề truyền thống ở một số địa phương gần trường.

- Chuẩn bị cho học sinh mẫu tìm hiểu thông tin về một số nghề truyền thống.

- Chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu của một nghề truyền thống tại địa phương để học sinh có thể quan sát trực tiếp.

- Chuẩn bị powerpoint, máy chiếu và các video về một số nghề truyền thống.

2. Học sinh:

- Chuẩn bị một số thông tin về các nghề truyền thống đã tìm hiểu theo mẫu do giáo viên giao.

- Chuẩn bị các tài liệu đã tìm hiểu liên quan đến tiết học, vở ghi, dụng cụ học tập.

IV. Tiến trình

1. Ổn định tổ chức

 

docx 4 trang Người đăng phuochung261 Lượt xem 2795Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hướng nghiệp Lớp 10 - Chủ đề: Tìm hiểu một số nghề truyền thống địa phương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :. Thời gian triển khai:....................
CHỦ ĐỀ: TÌM HIỂU MỘT SỐ NGHỀ TRUYỀN THỐNG Ở ĐỊA PHƯƠNG
I. Mục đích, yêu cầu
- Học sinh nắm được tầm quan trọng của việc phát triển nghề truyền thống ở địa phương.
- Học sinh biết được những đặc trưng của một số nghề, triển vọng phát triển và nhu cầu lao động của nghề truyền thống.
II. Phương pháp dạy học.
-Học sinh làm trung tâm, giáo viên hướng dẫn.
III. Chuẩn bị: 
1. Giáo viên: 
- Giáo viên nghiên cứu tài liệu, sách tham khảo để có kiến thức, thông tin cần thiết về các nghề truyền thống ở một số địa phương gần trường.
- Chuẩn bị cho học sinh mẫu tìm hiểu thông tin về một số nghề truyền thống. 
- Chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu của một nghề truyền thống tại địa phương để học sinh có thể quan sát trực tiếp.
- Chuẩn bị powerpoint, máy chiếu và các video về một số nghề truyền thống.
2. Học sinh:
- Chuẩn bị một số thông tin về các nghề truyền thống đã tìm hiểu theo mẫu do giáo viên giao. 
- Chuẩn bị các tài liệu đã tìm hiểu liên quan đến tiết học, vở ghi, dụng cụ học tập...
IV. Tiến trình
1. Ổn định tổ chức
Ngày giảng
Lớp
Sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ (5 phút): Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh 
3. Bài mới (35 phút)
Nội dung
Hoạt động của GV và HS
1. Tầm quan trọng của việc phát triển nghề truyền thống ở địa phương (7 phút)
Việc phát triển làng nghề truyền thống không chỉ đem lại lợi nhuận kinh tế, giúp người dân nâng cao thu nhập, giải quyết nguồn lao động địa phương mà còn là một cách thức để gìn giữ và bảo tồn những giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc; đồng thời cũng là một phương thức giới thiệu sinh động về mỗi vùng, miền, địa phương trên đất nước trong việc xây dựng nông thôn mới và hội nhập quốc tế.
2.Đặc trưng cơ bản của một số nghề truyền thống tại địa phương (15 phút)
 Tìm hiểu về các nghề truyền thống
Nghề gốm
Nghề tráng bánh đa nem
Nghề nấu rượu
3. Triển vọng phát triển và nhu cầu lao động của nghề (8 phút)
a, Triển vọng phát triển của các nghề truyền thống ở địa phương
Khi nước ta đang bước vào thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, năng suất lao động tăng nhiều, đời sống của người dân nâng cao. Biên cạnh sự phát triển của các sản phẩm công nghiệp thì các mặt hàng thủ công vẫn được ưa chuộng, khan hiếm. 
Việc đầu tư duy trì và phát triển các làng nghề truyền thống sẽ là bước phát triển mới thúc đẩy phát triển du lịch làng nghề truyền thống. Đối với các địa phương có bề dày văn hóa, lịch sử lâu đời và nhiều ngành nghề truyền thống là điều kiện thuận lợi để thu hút khách du lịch thăm quan, trải nghiệm. Vì vậy mà đầu ra sản phẩm của làng nghề được mở rộng, đời sống của người dân được nâng cao.
b, Nhu cầu lao động của nghề
Để các ngành nghề truyền thống ở địa phương được duy trì và phát triển thì vấn đề nhân công đang gặp nhiều khó khăn.
Bởi vậy mỗi địa phương cần thành lập các tổ, nhóm nghề, tuyên truyền và tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các nguồn nhân lực tham gia làm nghề.
4. Định hướng nghề nghiệp trong tương lai (5 phút)
Giáo viên chia lớp thành các nhóm, các nhóm thảo luận.
Câu hỏi thảo luận:
Nêu tầm quan trọng của việc phát triển các làng nghề truyền thống ở địa phương?
Học sinh thảo luận theo nhóm, đưa ra ý kiến. 
Giáo viên tập hợp các ý kiến. Nhận xét.
Giáo viên yêu cầu học sinh tìm hiểu về một số đặc trưng của từng nghề truyền thống ở làng Thổ Hà, làng Vân... (Tiên Sơn, Việt Yên, Bắc Giang).
Giáo viên giao nhiệm vụ cho các nhóm, yêu cầu các nhóm tìm hiểu thông tin và điền đầy đủ bảo bản mẫu mà giáo viên phát cho từng nhóm.
STT
TÊN NGHỀ
Nguyên liệu chính
Cách làm
Sản phẩm
Thị trường tiêu thụ
1
2
3
4
Các nhóm hoạt động thảo luận trong 5 phút, sau trình bày kết quả trước lớp.
Giáo viên nhận xét, đánh giá cho điểm các nhóm.
Giáo viên cho học sinh xem các video đã chuẩn bị sẵn về từng nghề truyền thống ở địa phương xung quanh mình.
Giáo viên: Em hãy sưu tầm những câu thơ, ca dao nói về các nghề truyền thống ở đại phương?
-Học sinh trả lời.
Giáo viên đưa câu hỏi:
-Từ những đặc trưng về từng nghề mà các em vừa tìm hiểu, hãy cho biết triển vọng phát triển của từng nghề trong tương lai?
Học sinh thảo luận theo nhóm, đưa ra ý kiến cá nhân.
 Giáo viên tập hợp các ý kiến. Nhận xét và đánh giá cho điểm học sinh.
Giáo viên tiếp tục đặt câu hỏi: 
-Trên cơ sở định hướng triển vọng phát triển của nghề, vậy thì nhu cầu lao động để duy trì và phát triển nghề như thế nào?
Giáo viên giao nhiệm vụ:
Từ những thông tin tìm hiểu về một số nghề truyền thống ở địa phương, bản thân em có những định hướng gì về nghề nghiệp trong tương lai?
Học sinh suy nghĩ và viết vào giấy đã chuẩn bị sẵn, nộp cho giáo viên.
4. Củng cố (3 phút)
- Giáo viên củng cố những ý chính của bài.
5. Bài tập về nhà. (2 phút)
- Học sinh ôn tập những nội dung đã tìm hiểu về một số nghề truyền thống ở địa phương.
-Các nhóm học sinh vẽ sơ đồ quy trình làm ra một sản phẩm của một nghề truyền thống mà các em đã tìm hiểu
Ban giám hiệu
Kí duyệt
Giáo viên soạn
Kí tên

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_huong_nghiep_lop_10_chu_de_tim_hieu_mot_so_nghe_truy.docx