Giáo án Lịch sử Lớp 10 - Bài 27: Quá trình dựng nước và giữa nước - Dư Thị Thùy Dương

Giáo án Lịch sử Lớp 10 - Bài 27: Quá trình dựng nước và giữa nước - Dư Thị Thùy Dương

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

 Giúp học sinh hiểu:

- Nước Việt Nam có một lịch sử dựng nước và giữ nước lâu đời, trải qua rất nhiều biến động, thăng trầm.

- Trong quá trình tồn tại, nhân dân Việt Nam đã từng bước hợp nhất, đoàn kết lại, xây dựng cho mình một quốc gia thống nhất có tổ chức nhà nước hoàn chỉnh, có nền kinh tế đa dạng và phát triển, có nền văn hóa tươi đẹp với bản sắc riêng, đặt nền móng vững chắc cho sự vươn lên của thế hệ nối tiếp.

- Trong quá trình lao động sáng tạo, xây dựng đất nước, nhân dân Việt Nam còn phải liên tục cầm vũ khí, chung sức đồng lòng tiến hành hàng loạt cuộc kháng chiến chống xâm lược, bảo vệ vững chắc độc lập của tổ quốc.

2. Kỹ năng

- Rèn luyện kỹ năng phân tích, tổng hợp, so sánh

3. Thái độ

- Bồi dưỡng lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc.

- Bồi dưỡng ý thức vươn lên trong học tập, xây dựng và bảo vệ đất nước.

II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY HỌC

1. Giáo viên:

Bản đồ Việt Nam

Tranh ảnh minh họa

2. Học sinh:

- Đọc trước SGK, chú ý thử trả lời các câu hỏi, sưu tập tư liệu liên quan đến bài học.

 

docx 12 trang Người đăng phuochung261 Lượt xem 989Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 10 - Bài 27: Quá trình dựng nước và giữa nước - Dư Thị Thùy Dương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Dư Thị Thùy Dương
Bài 27: QUÁ TRÌNH DỰNG NƯỚC VÀ GIỮ NƯỚC
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
 Giúp học sinh hiểu:
- Nước Việt Nam có một lịch sử dựng nước và giữ nước lâu đời, trải qua rất nhiều biến động, thăng trầm.
- Trong quá trình tồn tại, nhân dân Việt Nam đã từng bước hợp nhất, đoàn kết lại, xây dựng cho mình một quốc gia thống nhất có tổ chức nhà nước hoàn chỉnh, có nền kinh tế đa dạng và phát triển, có nền văn hóa tươi đẹp với bản sắc riêng, đặt nền móng vững chắc cho sự vươn lên của thế hệ nối tiếp.
- Trong quá trình lao động sáng tạo, xây dựng đất nước, nhân dân Việt Nam còn phải liên tục cầm vũ khí, chung sức đồng lòng tiến hành hàng loạt cuộc kháng chiến chống xâm lược, bảo vệ vững chắc độc lập của tổ quốc.
2. Kỹ năng
- Rèn luyện kỹ năng phân tích, tổng hợp, so sánh
3. Thái độ
- Bồi dưỡng lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc.
- Bồi dưỡng ý thức vươn lên trong học tập, xây dựng và bảo vệ đất nước.
II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY HỌC 
1. Giáo viên:
Bản đồ Việt Nam
Tranh ảnh minh họa
2. Học sinh:
- Đọc trước SGK, chú ý thử trả lời các câu hỏi, sưu tập tư liệu liên quan đến bài học.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC
Hoạt động khởi động
Mục tiêu
Việc quan sát ảnh sẽ kích thích sự tò mò, lòng khát khao mong muốn tìm hiểu kiến thức ở nội dung mới của bài học. Từ đó lôi cuốn học sinh vào bài học mới.
Phương thức
GV đưa ra 2 đoạn thơ:
Đoạn thơ:
“Một xin rửa sạch nước thù
Hai xin dựng lại nghiệp xưa họ Hùng
Ba kẻo oan ức lòng chồng
Bốn xin vỏn vẹn sở công lênh này.”
Câu nói : 
“Đem đại nghĩa để thắng hung tàn
Lấy chí nhân để thay cường bạo.”
Câu 1: Đoạn thơ/câu nói trên là của ai?
Câu 2: Đoạn thơ và câu nói trên nói lên điều gì?
Gợi ý sản phẩm
Mỗi HS có thể trình bày sản phẩm với các mức độ khác nhau, GV lựa chọn 01 sản phẩm nào đó của HS để làm tình huống kết nối vào bài mới.
Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động 1: Các thời kì xây dựng và phát triển đất nước
Mục tiêu 
Giúp học sinh biết được từ thời kì dựng nước cho đến thế kỉ XIX được chia làm mấy giai đoạn? Các giai đoạn đó có những điểm gì nổi bật.
Phương thức (Hoạt động nhóm và cá nhân)
Lịch sử dân tộc từ thời dựng nước đến thế kỉ XIX chia làm mấy thời kì? Đó là những thời kì nào?
GV chia lớp thành 4 nhóm: tương ứng với mỗi nhóm là môt thời kì.
+ Nhóm 1: Thời kì dựng nước đầu tiên
+ Nhóm 2: Giai đoạn đầu của nước Đại Việt phong kiến độc lập
+ Nhóm 3: Thời kì đất nước bị chia cắt
+ Nhóm 4: Đất nước ở nửa đầu thế kỉ XIX
(Mỗi nhóm sẽ có một gói câu hỏi gồm 5 câu).
*Gói câu hỏi số 1: 
Câu 1. Quốc gia cổ đại đầu tiên trên đất nước ta là?
A. Văn Lang B. Âu Lạc
C. Champa D. Phù Nam
Câu 2. Người Việt cổ thời kì Văn Lang - Âu Lạc phát triển nền kinh tế?
A. Săn bắn, hái lượm
B. Trồng trọt và chăn nuôi
C. Nông nghiệp trồng lúa nước
D. Nông nghiệp đa dạng
Câu 3. Thành tựu nào không phải của nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc
A. Trống Đồng
B. Nông nghiệp trồng lúa nước
C. Thành Cổ Loa
D. Chữ Nôm
Câu 4. Với cuộc khởi nghĩa nào nhân dân ta cơ bản giành được độc lập từ phong kiến phương Bắc?
A. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng
B. Khởi nghĩa Lý Bí
C. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan
D. Khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ
Câu 5. Ý nào không phản ánh đúng vai trò của nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc trong lịch sử Việt Nam?
A. Là nền văn minh thứ hai của người Việt
B. Tạo ra những giá trị vật chất, văn hóa phong phú
C. Là nền văn minh bản địa, tạo tiền đề cho sự phát triển của nên văn minh Đại Việt
D. Tạo tiền đề vững chắc để dân tộc ta không bị đồng hóa trong thời Bắc thuộc, tiến lên đấu tranh giành độc lập, tự chủ
 * Gói câu hỏi số 2
Câu 1. Dấu mốc chấm dứt hoàn toàn thời Bắc thuộc, mở đầu thời đại độc lập tự chủ của nước ta là
A. Năm 905 B. Năm 907
C. Năm 938 D. Năm 968
Câu 2. Bộ máy nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền ở nước ta được hoàn chỉnh vào thế kỉ nào?
A. Thế kỉ XIII
B. Thế kỉ XV
C. Thế kỉ XVI
D. Thế kỉ XVIII
Câu 3. Ý nào không đúng khi nói về kinh tế Đại Việt trong các thế kỉ X – XV?
A. Các triều đại phong kiến quan tâm nhiều đến sản xuất nông nghiệp
B. Các triều đại phong kiến đều thành lập các quan xưởng chuyên lo việc đúng tiền, rèn vũ khí,
C. Thời Lê, Thăng Long có 36 phố phường
D. Thời Lê, nhà nước khuyến khích ngoại thương phát triển
Câu 4. Nhà văn hóa tiêu biểu nhất của nền văn minh Đại Việt là
A. Chu Văn An
B. Nguyễn Trãi
C. Trương Hán Siêu
D. Cao Bá Quát
Câu 5. Sự ra đời của nền giáo dục dân tộc được đánh dấu bằng sự kiện
A. Hoàn chỉnh các kì thi năm 1396
B. Việc dựng bia tiến sĩ năm 1484
C. Tổ chức khoa thi đầu tiên năm 1075
D. Lập Văn miếu năm 1070
* Gói câu hỏi số 3:
Câu 1. Đất nước ta bị chia cắt trong những thế kỉ XVI – XVIII là do
A. Nhu cầu phát triển đất nước trong tình hình mới
B. Quyền lợi của các tập đoàn phong kiến trong nước
C. Sự phát triển của các vùng miền đất nước theo các chiều hướng khác
D. Những biến động của tình hình thế giới tác động đến nước ta
Câu 2. Cuộc chiến tranh giữa hai tập đoàn phong kiến ở nước ta, kéo dài trong gần 50 năm của thế kỉ XVII là
A. Chiến tranh Nam – Bắc triều
B. Chiến tranh Trịnh – Nguyễn
C. Chiến tranh 50 năm
D. Chiến tranh Lê – Trịnh – Nguyễn
Câu 3. Câu ca sau chứng tỏ điều gì
Đình Bảng bán ấm, bán khay
Phù Lưu họp chợ mỗi ngày một đông.
A. Sự phát triển của thủ công nghiệp
B. Sự xuất hiện nhiều nghề thủ công mới
C. Sự giao lưu buôn bán trong nước ngày càng phát triển
D. Người dân họp chợ buôn bán hàng hóa
Câu 4. Trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa lớn nhất của nước ta trong các thế kỉ XVI – XVIII là
A. Phố Hiến (Hưng Yên)
B. Hội An (Quảng Nam)
C. Thanh Hà (Phú Xuân – Huế)
D. Kinh Kì (Kẻ Chợ)
Câu 5. Trong những năm 1786 – 1788, với việc đánh đổ hai tập đoàn phong kiến Trịnh – Lê, đóng góp của phong trào Tây Sơn là gì?
A. Hoàn thành việc thống nhất đất nước
B. Xóa bỏ sự chia cắt Đàng Trong – Đàng Ngoài, bước đầu hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước
C. Thiết lập vương triều Tây Sơn
D. Mở ra một giai đoạn mới trong lịch sử dân tộc
* Gói câu hỏi số 4: 
Câu 1. Hệ tư tưởng độc tôn dưới triều Nguyễn là
A.	Phật giáo B.	Kitô giáo
C.	Nho giáo D.	Đạo giáo
Câu2 . Kết nối nhân vật lịch sử ở cột bên phải với địa danh ở cột bên trái cho phù hợp về các cuộc khởi nghĩa chống triều Nguyễn
1.	Phan Bá Vành 
2.	Cao Bá Quát
3.	Lê Văn Khôi
a)	Phiên An (Gia Định)
b)	Sơn Nam hạ (Nam Định, Thái Bình,)
c)	Hn, Hưng Yên
A. 1 – b, 2 – c, 3 – a.
B. 1 – b, 2 – a, 3 – c.
C. 1 – c, 2 – a, 3 – b.
D. 1 – a, 2 – b, 3 – c.
Câu 3. Hai Câu ca dao từ thời Nguyễn: “Con ơi mẹ bảo con này/ Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan” cho chúng ta biết điều gì?
 Tình yêu thương con của bà mẹ
B. Tệ tham quan ô lại dưới triều Nguyễn 
C. Ví quan lại như bọn giặc cướp
D. Tình trạng nhân dân bị bóc lột tàn bạo
Câu 4. Thành tựu kiến trúc nổi tiếng dưới triều Nguyễn hiện nay được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới là
A. Thành Hà Nội
B. Quân thể cung điện, lăng tẩm ở Huế
C. Hệ thống lăng tâm các vua triều Nguyễn ở Huế
D. Phố cổ Hội An (Quảng Nam)
Câu 5. Ý nào không phản ánh đúng đặc điểm nổi bật của các cuộc đấu tranh chống ngoại xâm từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX?
A. Chủ yếu là chống lại sự xâm lược của các triều địa phong kiến phương Bắc
B. Đều kết thúc bằng một trận quyết chiến chiến lược, đạp tan ý đồ xâm lược của kẻ thù
C. Đều là các cuộc kháng chiến bảo vệ nền độc lập dân tộc
D. Nhân đạo, hòa hiếu đối với kẻ xâm lược bại trận là một trong những nét nổi bật
1.3 Gợi ý sản phẩm
- Gói số 1: A-C-D-D-A
- Gói số 2: C-B-D-B-D
- Gói số 3: B-B-C-D-B
- Gói số 4: C-A-B-B-C
 2. Hoạt động 2: Các cuộc kháng chiến bảo vệ tổ quốc
2.1 Mục tiêu
- Giúp học sinh biết được các cuộc kháng chiến bảo vệ tổ quốc, hiểu được nguyên nhân, diễn biến và ý nghĩa của các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc đó.
2.2 Phương thức
- GV chia lớp thành 4 nhóm, giao nhiệm vụ cụ thể:
Nhóm 1: Nêu một số nét chính về cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý
Nhóm 2: Nêu một số nét chính về 3 lần kháng chiến chống quân Mông Nguyên thời Trần.
Nhóm 3: Nêu một số nét chính về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
Nhóm 4: Nêu một số nét chính về cuộc kháng chiến chống quân Thanh
(Chú ý: Làm nổi bật nghệ thuật quân sự của các cuộc kháng chiến). - Em có nhận xét gì về công cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta?
2.3 Gợi ý sản phẩm
Hoạt động luyện tập
Mục tiêu
Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức.
Phương thức
Giáo viên tổ chức cho học sinh trò chơi “Đuổi hình bắt chữ”
	 Hình 1: Lam Sơn
Hình 2: Âu Lạc
Hình 3: Nguyễn Huệ
 Hình ảnh 4: Tây Sơn
Hình 5: Đại Việt
Gợi ý sản phẩm
Lam Sơn
Âu Lạc
Nguyễn Huệ
Tây Sơn
Đại Việt
 Hoạt động vân dụng và mở rộng kiến thức
Mục tiêu 
Nhằm vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn.
Phương thức
Vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước thời Nguyễn
Tìm các câu nói nổi tiếng của các bậc anh hùng Việt Nam từ khi dựng nước đến giữa thế kỉ XIX.
Gợi ý sản phẩm
Học sinh học bài cũ chuẩn bị bài mới
Vẽ sơ đồ và tìm các câu nói nổi tiếng của các bậc anh hùng vào vở bài tập.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lich_su_lop_10_bai_27_qua_trinh_dung_nuoc_va_giua_nu.docx