1. Kiến thức
- Học sinh hiểu được những nét cơ bản về ba nước Cổ đại trên đất nước Việt Nam (Sự hình thành, cơ cấu tổ chức nhà nước, đời sống văn hóa, xã hội).
- Chỉ ra được những điểm chung và riêng biệt về kinh tế văn hóa của các quốc gia cổ đại trên đất nước ta.
- Lý giải được cội nguồn quốc gia, dân tộc, văn hóa truyền thống.
2. Năng lực
- Năng lực đặc thù: Tìm hiểu lịch sử, nhận thức và tư duy lịch sử, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào thực tiễn.
- Năng lực chung: Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo
3. Phẩm chất
- Phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, có ý thức trách nhiệm với gia đình, cộng đồng và đất nước.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên
- SGK, SGV và các tư liệu có liên quan.
- Lược đồ Giao Châu và Chămpa thể kỷ XI- XV.
- Sưu tầm một số tranh ảnh công cụ lao động, đồ trang sức, nhạc cụ, đền tháp.
2. Học sinh
- Học bài cũ.
- Tìm hiểu về các quốc gia cổ đại trên lãnh thổ Việt Nam.
Ngày soạn: Ngày dạy: .. Tiết số: 19 Bài 14. CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI TRÊN ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức - Học sinh hiểu được những nét cơ bản về ba nước Cổ đại trên đất nước Việt Nam (Sự hình thành, cơ cấu tổ chức nhà nước, đời sống văn hóa, xã hội). - Chỉ ra được những điểm chung và riêng biệt về kinh tế văn hóa của các quốc gia cổ đại trên đất nước ta. - Lý giải được cội nguồn quốc gia, dân tộc, văn hóa truyền thống. 2. Năng lực - Năng lực đặc thù: Tìm hiểu lịch sử, nhận thức và tư duy lịch sử, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào thực tiễn. - Năng lực chung: Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo 3. Phẩm chất - Phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, có ý thức trách nhiệm với gia đình, cộng đồng và đất nước. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Giáo viên - SGK, SGV và các tư liệu có liên quan. - Lược đồ Giao Châu và Chămpa thể kỷ XI- XV. - Sưu tầm một số tranh ảnh công cụ lao động, đồ trang sức, nhạc cụ, đền tháp... 2. Học sinh - Học bài cũ. - Tìm hiểu về các quốc gia cổ đại trên lãnh thổ Việt Nam. III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC A. HOẠT ĐỘNG TẠO TÌNH HUỐNG HỌC TẬP a. Mục tiêu: Tạo hứng thú, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học thông qua quan sát tranh, ảnh và các câu hỏi. b. Nội dung: GV cho Hs quan sát hình ảnh và trả lời một số câu hỏi. c. Sản phẩm cần đạt: HS nói ra được những hiểu biết của mình và những vấn đề, còn chưa biết về các quốc gia cổ đại ở Việt Nam. d. Cách thức thực hiện: - Chuyển giao nhiệm vụ: + GV cho hs xem 3 hình ảnh: Đền Hùng, Cổ Loa, Tháp Chàm. + GVđặt câu hỏi: Những hình ảnh này gợi nhớ cho các em vấn đề gì? Em biết gì về bối cảnh ra đời của các công trình đó? Biết gì về quốc gia Văn Lang-ÂuLạc? Chăm Pa, Phù Nam? - Thực hiện nhiệm vụ + Học sinh hoạt động cá nhân quan sát tranh suy nghĩ rồi trả lời câu hỏi. Đền Hùng Thành Cổ Loa Tháp Chàm - Báo cáo sản phẩm. + Sau khi học sinh hoàn thành xong nhiệm vụ của mình, giáo viên gọi một học sinh lên trả lời, học sinh khác lắng nghe phần trình bày của bạn. + Sau đó, giáo viên gọi 2 – 3 học sinh khác, nhận xét, bổ sung kiến thức cho bạn. - Đánh giá, nhận xét: + GV nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của học sinh, đánh giá tinh thần và ý thức làm việc của học sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ - Dự kiến sản phẩm: + Hs sẽ nói được đôi nét về đền Hùng, thành Cổ Loa, tháp Chàm nhưng sẽ không biết về bối cảnh ra đời của những công trình trên cũng như không biết chi tiết về các quốc gia cổ đại ở Việt nam. + Trên cơ sở nội dung trình bày của học sinh, giáo viên nhận xét và dẫn dắt vào bài học. + Thời cổ đại, trên đất ta có 3 quốc gia rải rác ở ba miền Bắc - Trung - Nam. Ba quốc gia này ra đời như thế nào? Có sự phát triển gì về kinh tế, văn hóa? Chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài hôm nay. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu quốc gia Văn Lang - Âu Lạc a. Mục tiêu: Học sinh hiểu được cơ sở hình thành, đời sống vật chất và tinh thần của cư dân văn Lang - Âu Lạc. b. Nội dung: Học sinh khai thác tư liệu, thảo luận cập đôi để trình bày được cơ sở hình thành của quốc gia Văn Lang – Âu Lạc và đời sống vật chất, tinh thần của người Việt cổ. c. Sản phẩm cần đạt: Hs trả lời được 3 câu hỏi của giáo viên. d. Cách thức tổ chức hoạt động. * Chuyển giao nhiệm vụ: - GV nêu 1 số truyền thuyết: Con rồng cháu tiên, Bánh trưng bánh dày gợi cho hs nhớ lại kết hợp quan sát một số hình ảnh sau: - Giáo viên yêu cầu học sinh đọc nội dung mục 1 trong SGK – trang 74-75 và trả lời các câu hỏi sau: (1).Cơ sở hình thành, tổ chức bộ máy nhà nước Văn Lang - Âu Lạc? (2). Đời sốngđời sống vật chất của cư dân văn Lang - Âu Lạc? (3). Kể tên các các phong tục tập quán của cư dân Văn Lang - Âu Lạc? - Học sinh nghe và tiếp nhận nhiệm vụ, có thể hỏi giáo viên những nội dung chưa rõ. - Phương thức hoạt động: Cá nhân, Cặp đôi. - Thời gian thực hiện: 5 phút - Yêu cầu sản phẩm hoàn thành: Học sinh ghi kết quả tìm hiểu vào vở ghi. * Thực hiện nhiệm vụ - Mỗi học sinh đọc sách giáo khoa thực hiện nhiệm vụ và ghi kết quả vào vở. - Học sinh có thể hỏi giáo viên những nội dung còn vướng mắc. - Sauk hi hoàn thành sản phẩm cá nhân, học sinh trao đổi với bạn cùng cặp đôi để thống nhất nội dung học tập. - Giáo viên quan sát học sinh cả lớp thực hiện nhiệm vụ. Trong quá trình quan sát, giáo viên nhận định khả năng hoàn thành nhiệm vụ của từng học sinh, nhận định khả năng làm việc của các em. * Báo cáo sản phẩm - Sau khi học sinh có sản phẩm của mình, giáo viên gọi đại diện một cặp đôi học sinh trả lời, học sinh khác lắng nghe phần trình bày của bạn. - Sau đó, giáo viên gọi 1-2 cặp đôi học sinh khác nhận xét, chỉnh sửa, bổ sung kiến thức cho bạn. - Để học sinh hiểu rõ hơn các nội dung cần tìm hiểu, giáo viên sử dụng hình 30-SGK/74. Và một số hình ảnh khác minh họa cho sự phát triển kinh tế của các cư dân Việt cổ. - Phần bộ máy nhà nước, học sinh lên bảng vẽ sơ đồ. - Học sinh lắng nghe phần trình bày sản phẩm của bạn và phần nhận xét của giáo viên để chỉnh sửa, hoàn thiện sản phẩm của mình. * Dự kiến sản phẩm cần đạt 1. Quốc gia Văn Lang – Âu Lạc. a/ Cơ sở hình thành. - Kinh tế: + Đầu thiên niên kỷ I TCN cư dân văn hóa đã biết sử dụng công cụ đồng phổ biến và bắt đầu biết sử dụng công cụ sắt. + Nông nghiệp dùng cày khá phát triển, kết hợp với săn bắn, chăn nuôi và đánh cá. + Có sự phân chia lao động giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp. - Xã hội: + Sự phân hóa giàu nghèo càng rõ rệt. + Công xã thị tộc tan vỡ, thay vào đó là công xã nông thôn và gia đình phụ hệ. + Sự chuyển biến kinh tế, xã hội đặt ra những yêu cầu mới: Trị thủy, quản lý xã hội, chống giặc ngoại xâm → Nhà nước ra đời đáp ứng những nhu cầu đó. b/ Sự ra đời nhà nước Văn Lang – Âu Lạc - Quốc gia Văn Lang (VII - III TCN) + Kinh đô: Bạch Hạc (Việt Trì - Phú Thọ). + Tổ chức nhà nước: + Đứng đầu nhà nước là vua Hùng. + Giúp việc có các Lạc hầu, Lạc tướng. Cả nước chia làm 15 bộ do Lạc tướng đứng đầu. + Ở các làng xã đứng đầu là Bồ chính. →Tổ chức bộ máy Nhà nước còn đơn giản, sơ khai. - Quốc gia Âu Lạc: (III - II TCN) + Kinh đô: Cổ Loa (Đông Anh - Hà Nội). + Lãnh thổ mở rộng hơn, tổ chức bộ máy Nhà nước chặt chẽ hơn. + Có quân đội mạnh, vũ khí tốt, thành Cổ Loa kiên cố, vững chắc. → Nhà nước Âu Lạc có bước phát triển cao hơn nhà nước Văn Lang. c/ Đời sống vật chất - tinh thần của người Việt Cổ - Đời sống vật chất: + Ăn: gạo tẻ, gạo nếp, thịt cá, rau củ. + Mặc: Nữ mặc áo, váy, nam đóng khố. + Ở: Nhà sàn. - Đời sống tinh thần: + Sùng bái thần linh, thờ cúng tổ tiên. + Tổ chức cưới xin, ma chay, lễ hội. + Có tập quán nhuộm răng đen, ăn trầu, xăm mình, dùng đồ trang sức. → Đời sống vật chất tinh thần của Người Việt cổ khá phong phú, hòa nhập với tự nhiên. * Đánh giá, nhận xét - Qua quá trình quan sát học sinh trong khi thực hiện nhiệm vụ học tập, giáo viên đánh giá khả năng sẵn sàng tiếp nhận nhiệm vụ, ý thức làm việc của học sinh. - Đánh giá kết quả cuối cùng của học sinh thông qua sản phẩm báo cáo của học sinh. Hoạt động 2: Tìm hiểu quốc gia Chăm - pa, Phù Nam. a. Mục tiêu: Học sinh trình bày được cơ sở hình thành, đời sống vật chất và tinh thần của cư dân nhà nước Chăm - pa, Phù Nam. b. Nội dung: Học sinh khai thác tư liệu sau đó thảo luận và điền kết quả vào phiếu học tập. c. Dự kiến sản phẩm: phiếu học tập của học sinh với các nội dung mà giáo viên yêu cầu. d. Cách thức tổ chức hoạt động. * Chuyển giao nhiệm vụ: - Giáo viên yêu cầu học sinh đọc nội dung mục 2 và 3 trong SGK – trang 76-79 và hoàn thành bảng kiến thức theo mẫu cho sẵn. Nộ dung Quốc gia Chăm - pa Quốc gia Phù Nam Cơ sở hình thành Thời gian Kinh đô Thời kì phát triển Kinh tế Chính trị Văn hóa Xã hội Quá trình suy yếu - Học sinh nghe và tiếp nhận nhiệm vụ, có thể hỏi giáo viên những nội dung chưa rõ. - Phương thức hoạt động: Hợp tác theo nhóm , Kĩ thuật mảnh ghép, kĩ thuật 321 - Thời gian thực hiện: 10 phút - Yêu cầu sản phẩm hoàn thành: Học sinh ghi kết quả tìm hiểu vào vở ghi. * Thực hiện nhiệm vụ: - Mỗi học sinh đọc sách giáo khoa thực hiện nhiệm vụ và ghi kết quả vào vở. - Học sinh có thể hỏi giáo viên những nội dung còn vướng mắc. - Sau khi hoàn thành sản phẩm cá nhân, học sinh trao đổi với bạn trong nhóm để thống nhất nội dung học tập. Ghi sản phẩm của nhóm. - Giáo viên quan sát học sinh cả lớp thực hiện nhiệm vụ. Trong quá trình quan sát, giáo viên nhận định khả năng hoàn thành nhiệm vụ của từng học sinh, nhận định khả năng làm việc của các nhóm. * Báo cáo sản phẩm: - Sau khi học sinh có sản phẩm của mình, giáo viên gọi đại diện một nhóm trả lời, học sinh khác lắng nghe phần trình bày của bạn. - Sau đó, giáo viên gọi 1-2 nhóm khác nhận xét, chỉnh sửa, bổ sung kiến thức cho bạn. - Học sinh lắng nghe phần trình bày sản phẩm của bạn và phần nhận xét của giáo viên để chỉnh sửa, hoàn thiện sản phẩm của mình. * Dự kiến sản phẩm cần đạt: Nộ dung Quốc gia Chăm –pa Quốc gia Phù Nam Cơ sở hình thành Hình thành trên cơ sở văn hóa Sa Huỳnh ở đồng bằng ven biển miền Trung và Nam Trung Bộ. Hình thành trên cơ sở văn hóa Óc eo (An Giang) Thời gian Cuối thế kỷ II Khu Liên hành lập quốc gia cổ Lâm Ấp, đến thế kỷ VI đổi thành Chămpa Thế kỉ thứ I Kinh đô Lúc đầu Trà Kiệu - Quảng Nam sau đó rời đến Đồng Dương - Quảng Nam, cuối cùng chuyển đến Trà Bàn - Bình Định. Thời kì phát triển Thế kỉ X- XII Thế kỉ III- V Kinh tế - Hoạt động chủ yếu là trồng lúa nước. - Sử dụng công cụ sắt và sức kéo trâu bò. - Thủ công: Dệt, làm đồ trang sức, vũ khí, đóng gạch và xây dựng, kĩ thuật xây tháp đạt trình độ cao. Sản xuất nông nghiệp trồng lúa nước, kết hợp với thủ công, đánh cá, buôn bán. Chính trị - Theo chế độ quân chủ vua nắm mọi quyền hành. - Chia nước làm 4 châu, dưới châu có huyện, làng. - Theo chế độ quân chủ vua nắm mọi quyền hành. Văn hóa - Thế kỷ IV có chữ viết từ chữ Phạn (Ấn Độ). - Theo Balamôn giáo và Phật giáo. - Ở nhà sàn, ăn trầu, hỏa táng người chết. Ở nhà sàn, theo Phật giáo và Hinđu giáo, nghệ thuật ca, múa nhạc phát triển. Giai cấp xã hội Gồm các tầng lớp: Quí tộc, nông dân tự do, nô lệ. Có sự phân hóa giàu nghèo gồm các giai cấp : Qúy tộc, bình dân, nô lệ. Quá trình suy yếu Thế kỉ XV, trở thành một bộ phận của Đại Việt. Thế kỉ VI, bị Chân Lạp thôn tính. * Đánh giá, nhận xét: - Giáo viên đánh giá ý thức và kết quả làm việc của học sinh. Đánh giá khả năng làm việc và khả năng hợp tác của các em ở các nhóm. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: củng cố, hệ thống kiến thức đã học trong bài. b. Nội dung: Học sinh làm việc cá nhân suy nghĩ và trả lời các câu hỏi. c. Sản phẩm cần đạt: HS trả lời đúng các câu hỏi giáo viên đưa ra. d. Cách thức tổ chức hoạt động: Cả lớp, cá nhân. - Tổ chức hoạt động: học sinh trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm. Câu 1. Nước Lâm Ấp được hình thành vào thời gian nào? A. Thế kỉ II TCN B. Thế kỉ I C. Thế ... n cuối thế kỉ XIX? 2. Những sự kiện nào chứng tỏ phong trào công nhân thế giới vẫn tiếp tục phát triển trong những thập niên cuối thế kỉ XIX? 3. Gợi ý sản phẩm 1. Điểm giống và khác nhau giữa các phong trào công nhân nửa đầu thế kỉ XIX với phong trào công nhân những thập niên cuối thế kỉ XIX. - Giống nhau: Đều đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản bằng các hình thức như bãi công, biểu tình và cùng chung mục tiêu là đòi các quyền lợi về kinh tế như tăng lương, giảm giờ làm. - Khác nhau: Phong trào công nhân nửa đầu thế kỉ XIX nhận thức còn hạn chế, thiếu lí luận cách mạng soi đường. - Phong trào công nhân những năm cuối thế kỉ XIX: ý thức giác ngộ giai cấp tăng nhanh, có giai cấp lãnh đạo, có sự phát triển nhất định. 2. Những sự kiện chứng tỏ phong trào công nhân thế giới vẫn tiếp tục phát triển trong những năm cuối thế kỷ XIX. - Bãi công của công nhân khuân vác Luân Đôn buộc chủ tăng lương năm 1899. - Công nhân Pháp thắng lợi trong cuộc bầu cử Quốc hội năm 1893 . - Ngày 1 – 5 – 1886, cuộc biểu tình của 40 vạn công nhân Si-ca-gô (Mĩ) đòi thực hiện chế độ ngày lao động 8 giờ, tuy bị đàn áp, nhưng đã buộc giới chủ phải nhượng bộ. Ngày đó đi vào lịch sử là ngày Quốc tế lao động và chế độ ngày làm việc 8 giờ dần được thực hiện trong nhiều nước. D. VẬN DỤNG VÀ MỞ RỘNG 1. Mục tiêu: - Nhằm vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn về: Ảnh hưởng của phong trào công nhân thế giới cuối thế kỉ XIX đối với phong trào cách mạng Việt Nam. 2. Phương thức: - GV giao nhiệm vụ cho HS (học sinh có thể làm bài tập ở nhà): 1. Sự phát triển của phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX có tác động như thế nào đối với sự ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam? 3. Gợi ý sản phẩm: - Vào giữa thế kỷ XIX, phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân phát triển mạnh đặt ra yêu cầu bức thiết phải có hệ thống lý luận khoa học với tư cách là vũ khí tư tưởng của giai cấp công nhân đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản. Trong hoàn cành đó, chủ nghĩa Mác ra đời, về sau được Lê-nin phát triển và trở thành chủ nghĩa Mác – Lê-nin - Kể từ khi chủ nghĩa Mác – Lê-nin được truyền bá vào Việt Nam, phong trào yêu nước và phong trào công nhân phát triển mạnh theo khuynh hướng cách mạng vô sản, dẫn tới sự ra đời của các tổ chức cộng sản ở Việt Nam. Nguyễn Ái Quốc đã vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lê-nin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam, sáng lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam. Chủ nghĩa Mác – Lên-nin là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng Cộng sản Việt Nam. Ngày soạn: Ngày dạy: .. Tiết số: 45 Bài 40. LÊ-NIN VÀ PHONG TRÀO CÔNG NHÂN NGA ĐẦU THẾ KỈ XX I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức - Phân tích được những hoạt động tích cực của V.I. Lê-nin, Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga đã ra đời. Khác với các đảng trong Quốc tế thứ hai, Đảng của V.I Lê-nin triệt để đấu tranh vì quyền lợi của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, tuân thủ và vận dụng sáng tạo những nguyên lý của chủ nghĩa Mác, đấu tranh không khoan nhượng với các khuynh hướng cơ hội chủ nghĩa. - So sánh để thấy được cách mạng 1905 – 1907 ở Nga là một cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới. 2. Năng lực - Năng lực đặc thù: Tìm hiểu lịch sử, nhận thức và tư duy lịch sử, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào thực tiễn. - Năng lực chung: Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo 3. Phẩm chất - Phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, có ý thức trách nhiệm với gia đình, cộng đồng và đất nước. II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY VÀ HỌC - Tư liệu về tiểu sử của V.I. Lê-nin. - Tranh ảnh về cuộc cách mạng 1905 – 1907 ở Nga. - Máy tính kết nối máy chiếu. III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP A. HOẠT ĐỘNG TẠO TÌNH HUỐNG HỌC TẬP 1. Mục tiêu: Với việc HS quan sát chân dung V.I. Lê-nin, các em có thể biết được đây là vị lãnh tụ vĩ đại của phong tào công nhân Nga và phong trào cách mạng thế giới. Tuy nhiên, các em có thể chưa biết đầy đủ và chi tiết về bước đầu hoạt động của V.I. Lê-nin cũng như vai trò của ông đối với cách mạng Nga đầu thế kỉ XX như thế nào? Từ đó kích thích sự tò mò, lòng khát khao mong muốn tìm hiểu những điều chưa biết ở hoạt động hình thành kiến thức mới của bài học. 2. Phương thức: - GV giao nhiệm vụ cho HS: Hãy quan sát chân dung V.I Lê-nin và thảo luận một số vấn đề dưới đây: V.I. Lê-nin (1870 – 1924) 1. Những hiểu biết của em về V.I. Lê-nin? 3. Gợi ý sản phẩm: - Mỗi học sinh có thể trình bày sản phẩm với các mức độ khác nhau, giáo viên lựa chọn sản phẩm của học sinh để làm tình huống kết nối vào bài mới. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC I. HOẠT ĐỘNG BƯỚC ĐẦU CỦA V.I. LÊ-NIN TRONG PHONG TRÀO CÔNG NHÂN NGA Hoạt động 1: Tìm hiểu hoạt động bước đầu của V.I. Lê-nin trong phong trào công nhân Nga. * Mục tiêu: - Trình bày được những hoạt động bước đầu và vai trò của V.I. Lê-nin trong phong trào công nhân Nga cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. * Phương thức: - GV giao nhiệm vụ cho học sinh: Hãy đọc thông tin mục I SGK trang 200, 201 và thảo luận về các vấn đề sau: + Những hoạt động bước đầu của V.I. Lê-nin trong phong trào công nhân Nga? + Vai trò của V.I. Lê-nin trong phong trào công nhân Nga? - Trong hoạt động này GV có thể tổ chức cho HS hoạt động cá nhân sau đó trao đổi đàm thoại ở các cặp đôi để tìm hiểu. - Học sinh suy nghĩ, trao đổi thực hiện theo yêu cầu. - Trong quá trình HS làm việc, GV chú ý đến các HS để có thể gợi ý hoặc trợ giúp HS khi các em gặp khó khăn. - GV gọi 1 – 2 HS bất kì báo cáo, các HS khác lắng nghe, sau đó phản biện, bổ sung, chỉnh sửa. * Gợi ý sản phẩm: Với các câu hỏi trên, gợi ý sản phẩm là - Những hoạt động bước đầu của V.I. Lê-nin trong phong trào công nhân Nga. + Mùa thu năm 1895, Lê-nin thống nhất các nhóm mácxít ở Xanh Pê-téc-bua thành một tổ chức chính trị, lấy tên là Liên hiệp đấu tranh giải phóng giai cấp công nhân. + Năm 1898, tại Min-xcơ, Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga tuyên bố thành lập. + Năm 1900, Lê-nin và các dồng chí của mình xuất bản báo Tia lửa. + Năm 1903, Lê-nin chủ trì Đại hội Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga ở Luân Đôn. - Vai trò của Lê-nin trong phong trào công nhân Nga. + Truyền bá chủ nghĩa Mác đến phong trào công nhân. + Thành lập Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga – Đảng vô sản kiểu mới đầu tiên trên thế giới (triệt để đấu tranh vì quyền lợi của giai cấp công nhân và nhân dân lao động...). + Đóng góp về mặt lí luận thông qua các tác phẩm của ông đã viết trong thời gian này. II. CÁCH MẠNG 1905 – 1907 Ở NGA Hoạt động 2: Tìm hiểu cuộc cách mạng 1905 – 1907 ở Nga. * Mục tiêu: HS nắm được tình hình nước Nga trước cách mạng, diễn biến chính, tính chất và ý nghĩa của lịch sử của Cách mạng 1905 – 1907 ở Nga. * Phương thức: GV chia lớp thành 3 nhóm và giao nhiệm vụ cho HS: Hãy đọc thông tin mục II SGK trang 201, 202, 203 kết hợp với quan sát các hình ảnh và thảo luận về các vấn đề sau: Lược đồ Chiến tranh Nga – Nhật 1904 – 1905 Cuộc biểu tình ngày 9 – 1 – 1905 ở Xanh Pê-téc-bua Thủy thủ trên chiến hạm Pô-tem-kin + Nhóm 1: Tìm hiểu tình hình nước Nga trước cách mạng. + Nhóm 2: Tìm hiểu diễn biến chính của cách mạng. + Nhóm 3: Tìm hiểu kết quả, tính chất và ý nghĩa của cách mạng. - Trong hoạt động này GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm. - Học sinh suy nghĩ, trao đổi thực hiện theo yêu cầu. - Trong quá trình HS làm việc, GV chú ý đến các HS để có thể gợi ý hoặc trợ giúp HS khi các em gặp khó khăn. - Hết thời gian chuẩn bị, từng nhóm sẽ lên báo cáo kết quả phần tìm hiểu của mình, các nhóm khác lắng nghe, sau đó phản biện, bổ sung, chỉnh sửa. * Gợi ý sản phẩm: - Tình hình nước Nga trước cách mạng. + Kinh tế công thương nghiệp phát triển, các công ti độc quyền ra đời. + Chính trị: Chế độ Nga hoàng kìm hãm sản xuất, bóp nghẹt mọi quyền tự do dân chủ. + Xã hội: Đời sống của công nhân và nhân dân lao động Nga hết sức cơ cực. Sự thất bại của Nga trong cuộc chiến tranh Nga – Nhật (1904 – 1905) => Mâu thuẫn sâu sắc dẫn đến bùng nổ cách mạng. - Diễn biến chính của cách mạng. + Ngày 9 – 1 – 1905 – “Ngày chủ nhật đẫm máu”. + Mùa thu năm 1905, phong trào cách mạng tiếp tục dâng cao. + Tháng 12 – 1905, cuộc tổng bãi công bắt đầu ở Mát-xcơ-va sau đó nhanh chóng biến thành khởi nghĩa vũ trang. - Kết quả, tính chất và ý nghĩa của cách mạng. + Kết quả: Cuối năm 1907, phong trào cách mạng xuống dần và chấm dứt. + Tính chất: Cách mạng 1905 – 1907 là một cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới lần thứ nhất ở Nga. + Ý nghĩa: Giáng một đòn mạnh mẽ vào chế độ Nga hoàng, có ảnh hưởng đến phong trào đấu tranh đòi dân chủ ở các nước đế quốc và góp phần thức tỉnh nhân dân các nước phương Đông đấu tranh chống ách áp bức phong kiến, thực dân đầu thế kỉ XX. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP 1. Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về: Hoạt động bước đầu của V.I. Lê-nin trong phong trào công nhân Nga, nguyên nhân, diễn biến, kết quả, tính chất và ý nghĩa của cách mạng 1905 – 1907 ở Nga. 2. Phương thức: - GV giao nhiệm vụ cho HS: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo: 1. Nguyên nhân thất bại của Cách mạng 1905 – 1907 ở Nga? 2. Tại sao nói Cách mạng 1905 – 1907 ở Nga là một cuộc Cách mạng tư sản kiểu mới? 3. Dự kiến sản phẩm 1. Nguyên nhân thất bại của Cách mạng 1905 – 1907 ở Nga. - Chưa có đường lối đúng đăn, chưa tổ chức và liên kết chặt chẽ giữa những người cách mạng - Tương quan lực lượng còn chênh lệch... 2. Cách mạng 1905 – 1907 ở Nga là một cuộc Cách mạng tư sản kiểu mới. - Cách mạng tư sản kiểu mới: Do giai cấp vô sản lãnh đạo với sự tham gia của đông đảo nhân dân lao động, giải quyết những nhiệm vụ của cách mạng dân chủ tư sản và đặt cơ sở cho việc chuyển sang làm cách mạng xã hội chủ nghĩa. D. VẬN DỤNG VÀ MỞ RỘNG 1. Mục tiêu: - Nhằm vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn về: + Tinh thần đấu tranh chống áp bức, bóc lột để giành quyền lợi cho nhân dân lao động. + Tinh thần kiên quyết đấu tranh, trung thành với sự nghiệp của cách mạng vô sản. + Liên hệ thực tiễn lịch sử Việt Nam. 2. Phương thức: - GV giao nhiệm vụ cho HS (học sinh có thể làm bài tập ở nhà): 1. Nêu cảm nghĩ của em về câu nói sau đây của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Chủ nghĩa Lê-nin đối với những người cách mạng và nhân dân Việt Nam không những là cẩm nang thần kỳ, là kim chỉ nam hành động, còn là mặt trời soi sáng con đường chúng ta đi tới thắng lợi cuối cùng, đi tới Chủ nghĩa Xã hội và Chủ nghĩa cộng sản”. 2. HS tự sưu tầm các hình ảnh tiêu biểu liên quan tới V.I. Lê-nin và cuộc Cách mạng 1905 – 1907 ở Nga. - HS có thể viết báo cáo (đoạn văn hay trình chiếu hay bộ sưu tập ảnh) - HS chia sẻ với bạn bằng việc thông qua trao đổi sản phẩm cho bạn, gửi thư điện tử - GV đánh giá sản phẩm của HS: nhận xét, tuyên dương, khen gợi
Tài liệu đính kèm: