1. MỤC TIÊU
2. Về kiến thứC
Hệ thống hóa những nội dung kiến thức cơ bản đã học trong chủ đề.
Tranh biện về mối quan hệ giữa Sử học với các ngành khoa học xã hội và nhân văn, với các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ.
2. Năng lực
Năng lực chung:
Giải quyết vấn đề: thông qua vận dụng được kiến thức cơ bản được học trong chủ đề Vai trò của Sử học để tham gia cuộc thi tranh biện.
Tự chủ, tự học, giao tiếp và hợp tác: thông qua việc quan tâm, yêu thích và tham gia các hoạt động tìm hiểu lịch sử.
Năng lực lịch sử:
Nhận thức và tư duy lịch sử: Thông qua khai thác thông tin tư liệu, quan sát hình ảnh để hệ thống được những nội dung kiến thức cơ bản đã học trong chủ đề 2.
Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng kiến thức lịch sử để lí giải những vấn đề của thực tiễn cuộc sống; Có khả năng tự tìm hiểu những vấn đề lịch sử, phát triển năng lực sáng tạo, có khả năng tiếp cận và xử lí thông tin từ những nguồn khác nhau, có ý thức và năng lực tự học lịch sử suốt đời.
3. Phẩm chất
Giáo dục phẩm chất chăm chỉ; tự giác, tích cực tham gia các hoạt động học tập để giải quyết vấn đề.
Ngày soạn : Tiết 7 THỰC HÀNH VAI TRÒ CỦA SỬ HỌC (1 tiết) MỤC TIÊU Về kiến thứC Hệ thống hóa những nội dung kiến thức cơ bản đã học trong chủ đề. Tranh biện về mối quan hệ giữa Sử học với các ngành khoa học xã hội và nhân văn, với các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ. Năng lực Năng lực chung: Giải quyết vấn đề: thông qua vận dụng được kiến thức cơ bản được học trong chủ đề Vai trò của Sử học để tham gia cuộc thi tranh biện. Tự chủ, tự học, giao tiếp và hợp tác: thông qua việc quan tâm, yêu thích và tham gia các hoạt động tìm hiểu lịch sử. Năng lực lịch sử: Nhận thức và tư duy lịch sử: Thông qua khai thác thông tin tư liệu, quan sát hình ảnh để hệ thống được những nội dung kiến thức cơ bản đã học trong chủ đề 2. Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng kiến thức lịch sử để lí giải những vấn đề của thực tiễn cuộc sống; Có khả năng tự tìm hiểu những vấn đề lịch sử, phát triển năng lực sáng tạo, có khả năng tiếp cận và xử lí thông tin từ những nguồn khác nhau, có ý thức và năng lực tự học lịch sử suốt đời. Phẩm chất Giáo dục phẩm chất chăm chỉ; tự giác, tích cực tham gia các hoạt động học tập để giải quyết vấn đề. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU Đối với giáo viên SGK, SGV, SBT Lịch sử 10, Giáo án. Giấy A0 để tổ chức hoạt động nhóm. Máy tính, máy chiếu (nếu có). Đối với học sinh SGK, SBT Lịch sử 10. Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học Nội dung thực hành chủ đề 2: Vai trò của Sử học. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Kiểm diện Lớp Ngày dạy SS Lớp Ngày dạy SS 10A5 10A9 10A6 10a10 10A7 10a11 10A8 10a12 1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG Mục tiêu: Khơi dậy hứng thú cho HS học tập, tạo không khí vui vẻ khám phá bài mới và chuyển giao nhiệm vụ học tập. Nội dung: GV nêu yêu cầu cho HS thảo luận theo cặp đôi; HS vận dụng kiến thức đã học ở bài học trước (Sử học với một số lĩnh vực ngành nghề hiện đại), hiểu biết thực tế của bản thân để trả lời câu hỏi). Sản phẩm học tập: HS trình bày hiểu biết về những việc ngành du lịch cần làm để góp phần bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, di sản thiên nhiên. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV nêu yêu cầu cho HS làm việc cá nhân: Theo em, ngành du lịch cần phải làm gì để góp phần bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa và di sản thiên nhiên? Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ - HS vận dụng kiến thức đã học, hiểu biết thực tế của bản thân, thảo luận để trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện HS trả lời: + Di sản văn hoá, thiên nhiên là yếu tố quan trọng để các địa phương khai thác phát triển kinh tế du lịch, định vị hình ảnh, xây dựng thương hiệu du lịch Việt Nam, đưa các giá trị văn hoá, hình ảnh đất nước đến với bạn bè quốc tế. + Khai thác mà bất chấp việc giữ gìn di sản sẽ tự đánh mất tài nguyên. Để phát triển du lịch bền vững, ngành du lịch cần lựa chọn sản phẩm du lịch trên cơ sở giá trị di sản văn hoá; phát triển du lịch có trách nhiệm gắn với văn hoá cộng đồng. Sản phẩm du lịch cần tôn trọng đa dạng văn hoá, để cao vai trò văn hoá bản địa, góp phần nâng cao nhận thức, bảo vệ lợi ích và phát huy vai trò của cộng đồng dân cư địa phương trong phát triển du lịch văn hoá. Một phần doanh thu từ du lịch di sản văn hoá phải được dùng cho việc bảo tồn, tôn tạo, phục dựng và quản lí di sản. Như vậy, du lịch di sản văn hoá đã đóng góp to lớn cho bảo tồn và phát huy bền vững giá trị di sản. - GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. - GV dẫn dắt HS vào bài: Trong chủ đề 2 - Vai trò của Sử học, chúng ta đã được tìm hiểu về vấn đề Sử học với các lĩnh vực khoa học khác và Sử học với một số lĩnh vực, ngành nghề hiện đại. Trong tiết học ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau đi hệ thống hóa nội dung kiến thức cơ bản của chủ đề Vai trò của Sử học. Chúng ta cùng vào bài Nội dung thực hành chủ đề 2: Vai trò của Sử học. 2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động1 : Hệ thống hóa những nội dung kiến thức cơ bản đã học trong chủ đề Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hệ thống hóa được những nội dung kiến thức cơ bản đã học trong chủ đề 2. Nội dung: GV cho HS hệ thống hóa nội dung kiến thức cơ bản của chủ đề Vai trò của Sử học trên giấy A0 bằng sơ đồ tư duy. Sản phẩm học tập: HS làm việc và báo cáo theo nhóm trên sơ đồ tư duy về hệ thống hóa nội dung kiến thức cơ bản của chủ đề Vai trò của Sử học. Tổ chức hoạt động: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia HS cả lớp thành 4 nhóm, phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy A0, yêu cầu HS các nhóm thảo luận và thực hiện nhiệm vụ: Hệ thống hóa nội dung kiến thức cơ bản đã học trong chủ đề 2. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận theo các nhóm đã được phân công, trao đổi về nội dung các kiến thức đã được học trong chủ đề 2 và lập sơ đồ tư duy. - GV quan sát các nhóm thảo luận, hướng dẫn, hỗ trợ (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện các nhóm cử HS báo cáo. - GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe để trao đổi, góp ý. Bước 4: Đánh giá kết qủa thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. 3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức vừa học vào làm một số bài học cụ thể để củng cố, khắc sâu kiến thức vừa học. b. Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c. Sản phẩm: HS lắng nghe ghi nhớ d. Tổ chức hoạt động: Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho HS Ở mỗi câu hỏi, các em sẽ có thời gian 20 giây để đưa ra đáp án. Mỗi một câu trả lời đúng sẽ được một điểm cộng. Câu 1. Sử học có mối quan hệ như thế nào với di sản văn hóa? A. Bảo tồn và phát huy giá trị các di sản B. Bảo tồn và khôi phục các di sản C. Bảo vệ và lưu giữ các di sản D. Bảo vệ, khôi phục các di sản Câu 2. Di tích Chùa Thiên Mụ là di sản văn hóa nào dưới đây: A. Di sản văn hóa phi vật thể B. Di sản thiên nhiên C. Di sản văn hóa vật thể D. Di sản ẩm thực Câu 3. Hát Xoan là di sản văn hóa nào dưới đây: A. Di sản văn hóa vật thể B. Di sản thiên nhiên C. Di sản văn hóa phi vật thể D. Di sản ẩm thực 4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức vừa học vào làm một số bài học cụ thể để củng cố, khắc sâu kiến thức vừa học. b. Tổ chức hoạt động: Bước 1: GV giao nhiêm vụ cho HS: Em hãy viết 1 đoạn văn từ 7-10 dòng giới thiệu các giá trị văn hóa, hình ảnh của huyện Lập Thạch đến bạn bè trong nước và quốc tế. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ: Bước 3: HS trình bày trên giấy, sử dụng hình ảnh thuyết trình Bước 4: GV nhận xét Duyệt của TCM
Tài liệu đính kèm: