Giáo án môn Địa lý Lớp 10 - Bài 33: Một số hình thức chủ yếu của tổ chức lãnh thổ công nghiệp

Giáo án môn Địa lý Lớp 10 - Bài 33: Một số hình thức chủ yếu của tổ chức lãnh thổ công nghiệp

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Phân biệt được một số hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp: điểm công nghiệp, khu công nghiệp, trung tâm công nghiệp, vùng công nghiệp.

2. Kỹ năng

Nhận diện các đặc điểm chính của mỗi hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp

3. Thái độ

Ủng hộ và có những đóng góp tích cực trong các hình thức tổ chức lãnh thổ cụ thể ở Việt Nam cũng như địa phương (điểm công nghiệp, khu công nghiệp)

4. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực chung: năng lực giao tiếp, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác

- Năng lực chuyên biệt: Sử dụng hình ảnh xác định được các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp.

II. Chuẩn bị

1. Giáo viên: Bài soạn, phiếu học tập

2. Học sinh: SGK, đọc trước bài và dự kiến nội dung cần thảo luận

III. Tổ chức hoạt động dạy học

1. Kiểm tra bài cũ – định hướng bài mới (5 phút)

Kiểm tra: Hãy nêu vai trò và đặc điểm của ngành CN sản xuất hang tiêu dung?

Đinh hướng bài: Ở lớp học dưới các e đã được biết về một số hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp. Các điều kiện tự nhiên, dân cư, kinh tế, trình độ khoa học kỹ thuật ở mỗi lãnh thổ khác nhau đã hình thành các hình thức TCLTCN khác nhau. Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu các hình thức TCLTCN chính, đó là Điểm CN, Khu CN tập trung, TTCN, Vùng CN.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới ( 35 phút)

 

docx 8 trang Người đăng phuochung261 Lượt xem 2351Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Địa lý Lớp 10 - Bài 33: Một số hình thức chủ yếu của tổ chức lãnh thổ công nghiệp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 39. Bài 33. MỘT SỐ HÌNH THỨC CHỦ YẾU CỦA TỔ CHỨC LÃNH THỔ CÔNG NGHIỆP
MỤC TIÊU
Kiến thức
Phân biệt được một số hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp: điểm công nghiệp, khu công nghiệp, trung tâm công nghiệp, vùng công nghiệp.
Kỹ năng
Nhận diện các đặc điểm chính của mỗi hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp
Thái độ
Ủng hộ và có những đóng góp tích cực trong các hình thức tổ chức lãnh thổ cụ thể ở Việt Nam cũng như địa phương (điểm công nghiệp, khu công nghiệp)
Định hướng phát triển năng lực
Năng lực chung: năng lực giao tiếp, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác
Năng lực chuyên biệt: Sử dụng hình ảnh xác định được các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp.
Chuẩn bị
Giáo viên: Bài soạn, phiếu học tập 
Học sinh: SGK, đọc trước bài và dự kiến nội dung cần thảo luận
Tổ chức hoạt động dạy học
Kiểm tra bài cũ – định hướng bài mới (5 phút)
Kiểm tra: Hãy nêu vai trò và đặc điểm của ngành CN sản xuất hang tiêu dung?
Đinh hướng bài: Ở lớp học dưới các e đã được biết về một số hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp. Các điều kiện tự nhiên, dân cư, kinh tế, trình độ khoa học kỹ thuật ở mỗi lãnh thổ khác nhau đã hình thành các hình thức TCLTCN khác nhau. Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu các hình thức TCLTCN chính, đó là Điểm CN, Khu CN tập trung, TTCN, Vùng CN.
Hoạt động hình thành kiến thức mới ( 35 phút)
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu vai trò của tổ chức lãnh thổ công nghiệp (7 phút)
Mục tiêu: Trình bày được vai trò của tổ chức lãnh thổ công nghiệp
Hình thức: cá nhân/ cả lớp
Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho HS: Dựa vào nội dung mục I SGK tr131 và hiểu biết của bản than, em hãy cho biết: Tổ chức lãnh thổ CN có vai trò như thế nào đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Liên hệ với nước ta?
Bước 2: Cá nhân tự theo dõi thực hiện nhiệm vụ, GV theo dõi quan sát quá trình thực hiện nhiệm vụ của HS, giúp đỡ những HS gặp khó khan.
Bước 3: GV gọi một số HS trình bàyd, HS nhận xét.
Bước 4: GV nhận xét, chuẩn kiến thức.
Hoạt động 2: Tìm hiểu một số hình thức của tổ chức lãnh thổ công nghiệp
Mục tiêu: Phân biệt được một số hình thức của tổ chức lãnh thổ công nghiệp: điểm CN, Khu CN, TTCN, vùng CN
Hình thức: Nhóm
Bước 1:  GV Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm:
Nhóm 1: Điểm công nghiệp
Nhóm 2: Khu công nghiệp tập trung
Nhóm 3: Trung tâm công nghiệp
Nhóm 4: Vùng công nghiệp
- Giáo viên yêu cầu các nhóm đọc thông tin trong bảng một số hình thức TCLTCN tr131 và sự hiểu biết của bản thân, hãy:
+ Hoàn thành nội dung theo phiếu học tâp.
+ Lấy ví dụ minh họa về các hình thức TCLTCN của nước ta.
+ Trả lời câu hỏi SGK tr132: Quan sát hình 33, em hãy điền tên các hình thức vào đúng vị trí và giải thích vì sao lại điền như vậy?
(Hình trên cùng góc trái – điểm công nghiệp
Hình trên cùng góc phải – khu công nghiệp
Hình dưới cùng góc trái – TTCN
Hình dưới cùng góc phải _ vùng công nghiệp)
+ Thời gian thực hiện 7 phút.
Bước 2: HS nghiên cứu, thảo luận để cùng thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3: GV yêu cầu đại diện HS trình bày. HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: GV nhận xét, chuẩn kiến thức, nhận xét quá trình làm việc nhóm.
Vai trò của tổ chức lãnh thổ công nghiệp
Sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên thiên nhiên, vật chất và lao động.
Thúc đẩy qúa trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Một số hình thức của tổ chức lãnh thổ công nghiệp
1. Điểm công nghiệp
2. Khu công nghiệp tập trung
3. Trung tâm công nghiệp
4. Vùng công nghiệp
(Phiếu phản hồi thông tin)
Hoạt động luyện tập – thực hành (4 phút)
Mục tiêu: HS thực hành sử dụng kiến thức đã lĩnh hội được về một số hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp 
Nội dung: Trả lời câu hỏi TNKQ
Câu 1: Một trong những đặc điểm chính của khu công nghiệp tập trung là?
A. Có các xí nghiệp hạt nhân.
B. Bao gồm 1 đến 2 xí nghiệp đơn lẻ.
C. Không có mối liên hệ giữa các xí nghiệp.
D. Có các xí nghiệp hỗ trợ sản xuất công nghiệp.
Câu 2: Ý nào sau đây là một trong những đặc điểm của vùng công nghiệp?
A. Đồng nhất với một điểm dân cư.
B. Có ranh giới rõ ràng, vị trí thuận lợi.
C. Có các ngành phục vụ và bổ trợ.
D. Có các xí nghiệp nòng cốt.
Câu 3: Ý nào sau đây không phải là đặc điểm của điểm công nghiệp ?
A. Đồng nhất với một điểm dân cư.
B. Không có mối liên hệ giữa các xí nghiệp.
C. Có một vài ngành tạo nên hướng chuyên môn hóa.
D. Gồm 1 đến 2 xí nghiệp gần nguồn nguyên – nhiên liệu.
Câu 4: Ý nào sau đây không phải là đặc điểm của khu công nghiệp tập trung ?
A. Có ranh giới rõ ràng, vị trí thuận lợi.
B. Đồng nhất với một điểm dân cư.
C. Tập trung tương đối nhiều xí nghiệp.
D. Sản xuất các sản phẩm để tiêu dùng, xuất khẩu.
4. Hoạt động vận dụng – mở rộng (1’)
- Mục tiêu: Giúp HS vận dụng hoặc liên hệ kiến thức đã học được vào một vấn đề cụ thể của thực tiễn của địa phương.
- Nội dung: GV hướng dẫn HS tự đặt vấn đề để liên hệ hoặc vận dụng.
- Tổ chức hoạt động
Chuyển giao nhiệm vụ: HS về nhà tìm hiểu tư liệu về một số khu công nghiệp, trung tâm công nghiệp của tỉnh Quảng Nam hoặc VN. ( Nội dung: Tên hình thức - Vai trò – Nhân tố ảnh hưởng đến phân bố và hoạt động của hình thức đó). Giờ học sau sẽ báo cáo kết quả.
HS nhận nhiệm vụ: Ghi chép nhiệm vụ về nhà tìm hiểu
Phiếu phản hồi thông tin
Đặc điểm
Điểm công nghiệp
Khu công nghiệp
Trung tâm công nghiệp
Vùng công nghiệp
Vị trí
Nằm gần nguồn nguyên, nhiên liệu.
Khu vực có ranh giới rõ ràng, gần các cảng biển, quốc lộ, sân bay...
- Gắn với các đô thị vừa và nhỏ có vị trí địa lí thuận lợi.
- Vùng lãnh thổ rộng lớn.
Quy mô
Quy mô nhỏ chỉ gồm 1 hoặc 2 xí nghiệp.
Quy mô khá lớn, gồm nhiều xí nghiệp công nghiệp và xí nghiệp dịch vụ hỗ trợ sản xuất.
- Gồm nhiều khu công nghiệp, điểm công    
nghiệp và nhiều xí nghiệp công nghiệp có mối liên hệ chặt chẽ về sản xuất kĩ thuật, công nghệ.
- Gồm nhiều xí nghiệp, cụm công nghiệp, khu công nghiệp, trung tâm công nghiệp có mối liên hệ chặt chẽ với nhau.
Mối  quan hệ giữa các xí nghiệp
Không có mối liên hệ về mặt kĩ thuật sản xuất, kinh tế với các xí nghiệp khác.
Các xí nghiệp có khả năng hợp tác sản xuất cao.
- Có các xí nghiệp nòng cốt
- Có các xí nghiệp bổ trợ và phục vụ
- Có một vài ngành công nghiệp chủ yếu tạo nên hướng chuyên môn hoá của vùng.
- Có các ngành phục vụ và bổ trợ.
Ví dụ
Nhà máy giấy Bãi Bằng, nhà máy xi măng Bỉm Sơn (Thanh Hóa), công ty Than Thống Nhất,
KCN Bắc Thăng Long, KCN Nội Bài, KCN Quế Võ, KCN Lạc Hồng,
TTCN TP. HCM, Hà Nội, hải Phòng,
Vùng Loren (Pháp), Vùng Rua (Đức), Việt nam có 6 vùng CN,
Phiếu học tập 
NHÓM: 
Hình thức TCLTCN
Đặc điểm	TCN
Điểm công nghiệp
Vị trí
Quy mô
Mối quan hệ giữa các xí nghiệp
Ví dụ
NHÓM :
Hình thức TCLTCN
Đặc điểm	
Khu công nghiệp
Vị trí
Quy mô
Mối quan hệ giữa các xí nghiệp
Ví dụ
NHÓM:
Hình thức TCLTCN
Đặc điểm
Trung tâm công nghiệp
Vị trí
Quy mô
Mối quan hệ giữa các xí nghiệp
Ví dụ
NHÓM: 
Hình thức TCLTCN
Đặc điểm
Vùng công nghiệp
Vị trí
Quy mô
Mối quan hệ giữa các xí nghiệp
Ví dụ

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_mon_dia_ly_lop_10_bai_33_mot_so_hinh_thuc_chu_yeu_cu.docx