I. MỤC TIÊU:
Kiến thức:
– Biết chức năng các thiết bị chính của máy tính.
– Biết máy tính làm việc theo nguyên lý J. Von Neumann.
Kĩ năng:
– Nhận biết được các bộ phận chính của máy tính.
Thái độ:
– HS ý thức được việc muốn sử dụng tốt máy tính cần có hiểu biết về nó và phải rèn luyện tác phong làm việc khoa học, chuẩn xác.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: – Giáo án, tranh ảnh, một số thiết bị máy tính.
– Tổ chức hoạt động nhóm.
Học sinh: Sách giáo khoa, vở ghi. Đọc bài trước.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp.
2. Kiểm tra bài cũ:
H. Kể tên các đơn vị đo thông tin?
Đ. bit, byte, KB, MB, GB, TB, PB.
3. Giảng bài mới:
Giáo viên soạn:Trần Thị Vui Ngày soạn: 01/09/2009 I. MỤC TIÊU: Kiến thức: – Biết chức năng các thiết bị chính của máy tính. – Biết máy tính làm việc theo nguyên lý J. Von Neumann. Kĩ năng: – Nhận biết được các bộ phận chính của máy tính. Thái độ: – HS ý thức được việc muốn sử dụng tốt máy tính cần có hiểu biết về nó và phải rèn luyện tác phong làm việc khoa học, chuẩn xác. II. CHUẨN BỊ: Giáo viên: – Giáo án, tranh ảnh, một số thiết bị máy tính. – Tổ chức hoạt động nhóm. Học sinh: Sách giáo khoa, vở ghi. Đọc bài trước. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: H. Kể tên các đơn vị đo thông tin? Đ. bit, byte, KB, MB, GB, TB, PB. 3. Giảng bài mới: Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh Nội dung Hoạt động 1: Giới thiệu về hệ thống máy tính I.Khái niệm hệ thống tin học: - Giới thiệu về ngành tin học và đặc điểm ngành tin học · Cho HS thảo luận vấn đề: Muốn máy tính hoạt động được phải có những thành phần nào? · Giải thích: – Phần cứng: các thiết bị liên quan: màn hình, chuột, CPU, – Phần mềm: các chương trình tiện ích: Word, Excel, – Sự quản lý và điều khiển của con người: con người làm việc và sử dụng máy tính cho mục đích công việc của mình. · Cho các nhóm thảo luận: trong 3 thành phần trên thành · Các nhóm thảo luận và viết kết quả lên phiếu học tập · Tổ chức các nhóm thảo luận và đưa ra câu trả lời. ® con người I.Khái niệm hệ thống tin học: · Hệ thống tin học dùng để nhập, xử lí, xuất, truyền và lưu trữ thông tin. · Hệ thống tin học gồm 3 thành phần: – Phần cứng (Hardware): gồm máy tính và một số thiết bị liên quan. – Phần mềm (Software): gồm các chương trình. Chương trình là một dãy lệnh, mỗi lệnh là một chỉ dẫn cho máy tính biết thao tác cần thực hiện. – Sự quản lí và điều khiển của con người. Hoạt động 2: Trình bày cấu trúc của máy tính II. Sơ đồ cấu trúc của một máy tính · Cho các nhóm tìm hiểu về các bộ phận của máy tính và chức năng cụ thể của chúng. · GV thống kê, phân loại các bộ phận. · Mô tả sơ đồ hoạt động của MTĐT qua tranh ảnh. Chỉ cho HS từng bộ phận trên máy tính và đồng thời nêu ra chức năng của từng bộ phận. · Các nhóm thảo luận và lên bảng trình bày. - Quan sát tranh và nghe Cô giảng II. Sơ đồ cấu trúc của một máy tính. Cấu trúc chung của máy tính bao gồm: Bộ xử lý trung tâm, bộ nhớ trong, bộ nhớ ngoài, các thiết bị vào/ ra. Hoạt động của máy tính được mô tả qua sơ đồ sau: (tranh vẽ sẵn). Hoạt động 3: III. Bộ xử lý trung tâm ( CPU – Central Processing Unit). III. Bộ xử lý trung tâm ( CPU – Central Processing Unit). · GV giới thiệu các bộ phận chính của CPU. · Treo tranh Minh hoạ thiết bị: CPU · HS ghi chép. - Quan sát tranh và nghe giảng III. Bộ xử lý trung tâm ( CPU – Central Processing Unit). CPU là thành phần quan trọng nhất của máy tính, đó là thiết bị chính thực hiện và điều khiển việc thực hiện chương trình. CPU gồm 2 bộ phận chính: – Bộ điều khiển CU (Control Unit): điều khiển các bộ phận khác làm việc. – Bộ số học/logic (ALU – Arithmetic/Logic Unit): thực hiện các phép toán số học và logic. – Ngoài ra CPU còn có các thanh ghi (Register) và bộ nhớ truy cập nhanh (Cache). IV. CŨNG CỐ · Cho HS nhắc lại các thành phần của hệ thống tin học. Phân biệt được phần cứng và phần mềm. 2.Bài tập về nhà – Bài 1 và 2 SGK – Đọc tiếp bài "Giới thiệu về máy tính" IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:
Tài liệu đính kèm: