Giáo án môn Tin học 11 - Bài 14: Khái niệm về soạn thảo văn bản

Giáo án môn Tin học 11 - Bài 14: Khái niệm về soạn thảo văn bản

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

 Nắm được các chức năng chung của hệ soạn thảo văn bản

 Các khái niệm liên quan đến việc trình bày văn bản.

2. Kỹ năng:

II. Phương pháp dạy học và công tác chuẩn bị:

1. Phương pháp:

 Gợi mở vấn đáp, thảo luận.

 Phát hiện và giải quyết vấn đề.

 2. Chuẩn bị:

 Gv: Giáo án, máy tính, máy chiếu

 Hs: Sách giáo khoa, vở ghi.

 

doc 5 trang Người đăng hanzo10 Lượt xem 2251Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Tin học 11 - Bài 14: Khái niệm về soạn thảo văn bản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 CHƯƠNG III: SOẠN THẢO VĂN BẢN
BÀI 14: KHÁI NIỆM VỀ SOẠN THẢO VĂN BẢN ( T1/2)
Ngày soạn : 31/12/2014	 Ngày giảng : 04/01/2015
Tiết (theo PPCT) : 37 Tại lớp : 10A1
I. Mục tiêu:
Kiến thức:
Nắm được các chức năng chung của hệ soạn thảo văn bản
Các khái niệm liên quan đến việc trình bày văn bản.
Kỹ năng: 
II. Phương pháp dạy học và công tác chuẩn bị:
Phương pháp:
Gợi mở vấn đáp, thảo luận.
Phát hiện và giải quyết vấn đề. 
 2. Chuẩn bị:	
Gv: Giáo án, máy tính, máy chiếu
Hs: Sách giáo khoa, vở ghi.
III. Tiến trình dạy học:
Ổn định tổ chức (2’):
 Ổn đinh lớp và kiểm tra sỉ số.
2. Kiểm tra bài cũ (2’): 
 Tiết trước chúng ta kiểm tra học kỳ nên tiết này sang chương mới cô sẽ không hỏi bài cũ trước mà sẽ lồng bài cũ trong bài mới.
 3. Nội dung: 	
 HOẠT ĐỘNG 1 (7’) 
KHÁI NIỆM HỆ SOẠN THẢO
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
GV: Trong cuộc sống có rất nhiều việc liên quan đến soạn thảo văn bản, em nào có thể kể tên một số công việc STVB đó?
HS: Làm thông báo, báo cáo, viết văn....
GV: Việc chúng ta ghi bài vào vở là chúng ta đang soạn thảo.
GV: Đó là soạn thảo văn bản trên giấy,bút. Vậy để hiểu được trên máy tính công việc soạn thảo như thế nào? Và nó làm thêm được những gì? Chúng ta đi tìm hiểu khái niệm.
GV: Gọi học sinh đọc khái niệm tới phần “soạn văn bản”
HS: Đọc khái niệm.
GV: Đưa ra các hình ảnh và yêu cầu học sinh quan sát và cho biết: Việc soạn thảo trên máy tính có những chức năng nào
HS: Quan sát và TL.
GV: Đưa ra các chức năng của hệ soạn thảo. Ngoài phần đánh chữ thì Soạn thảo vb trên máy tính còn có thêm : bảng biếu, hình ảnh, chữ nghệ thuật,rất phong phú, phù hợp với nhu cầu người dùng. 
* Khái niệm: 
Hệ soạn thảo văn bản là một phần mềm ứng dụng cho phép thực hiện các thao tác liên quan đến công việc soạn thảo văn bản: Gõ (nhập) văn bản, sửa đổi,trình bày, lưu trữ và in văn bản..
 HOẠT ĐỘNG 2 (25’) 
CÁC CHỨC NĂNG CHUNG CỦA HỆ SOẠN THẢO
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
GV: Chia 4 nhóm mỗi nhóm thảo luận và viết vào phiếu học tập sau đó từng nhóm lên thuyết trình về vấn đề được giao
1. Chia nhóm (4 nhóm, mỗi nhóm 4-8 hs): 
- Nhóm 1: Mục a 
- Nhóm 2: Mục b
- Nhóm 3: Mục c
- Nhóm 4: Mục d
2. Yêu cầu đối với mỗi nhóm: Các nhóm sẽ trình bày về những nội dung, cụ thể sau:
-Nhóm 1:
CÂU 1: 
Để soạn thảo văn bản thì trước tiên chúng ta nên làm gì?
CÂU 2:
Theo em việc lưu văn bản có cần thiết không? Vì sao?
- Nhóm 2:
CÂU 1: 
Các sửa đổi trên văn bản gồm?
CÂU 2
Trong sửa đổi vănbản, hệ soạn thảo cho phép các thao tác gì?
- Nhóm 3:
CÂU 1: 
Việc trình bày văn bản có quan trọng không? Vì sao?
CÂU 2:
Em hãy nêu các mức trình bày văn bản. mỗi mức cho 2 ví dụ? 
- Nhóm 4:
CÂU 1: 
Theo em việc soạn thảo ngoài nhập văn bản còn có thêm chức năng nào không? Cho 2 ví dụ.
CÂU 2:
Những ưu điểm của soạn thảo văn bản trong máy tính so với văn bản viết tay?
HS: Các nhóm theo dõi sgk và TL trong thời gian 5 phút.
GV: Trình chiếu ảnh bàn phím và máy tính và gọi nhóm 1a trả lời việc nhập văn bản.
HS: TL
GV:Bổ sung và thao tác nhập mẫu
GV: Gọi nhóm 1b trả lời lưu trữ văn bản.
HS:TL
GV: Việc lưu là rất cần thiết tránh mất điện, hoặc mất mát dữ liêu khi chưa lưu. Sau khi văn bản đã hoàn thiện thì nếu cần in chúng ta in ra. (Phần in sẽ nói cụ thể các bài tiếp theo)
HS:Chăm chú theo dõi, ghi bài.
GV: Việc nhập như vậy nếu có sai sót thì chúng ta phải làm gì?
HS: Phải sửa
G; Vậy HSTVB cho phép chúng ta sửa đổi các thao tác gì?
GV:Vậy chúng ta sang mục b.
GV: Trình chiếu 2 văn bản có sự chỉnh sửa và 
GV:Gọi nhóm 2 trình bày sửa đổi văn bản
GV: Bổ sung và thao tác minh họa
GV: Trình chiếu 2 văn bản đó lại và 
yêu cầu học sinh tìm các lỗi để sửa sau đó giáo viên minh họa chèn, xóa, cắt,dán,
GV: Sau khi ta nhập và sửa đổi, muốn văn bản đẹp hơn thì đó gọi là trình bày.(liên hệ trình bày món ăn)
GV:Lần lượt gọi nhóm 3 trả lời.
HS: TL
GV: Giảng giải tất cả các chức năng này chúng ta sẽ được học các bài tiếp theo
GV: Trình chiếu bài mẫu, bổ sung và minh họa( ví dụ định dạng đoạn thơ: trái giữa,)
Đây là điểm mạnh và ưu việt của các HSTVB so với các công cụ soạn thảo truyền thống, nhờ đó ta có thể lựa chọn cách trình bày văn bản phù hợp và đẹp mắt.
GV: Theo các em, liệu nhập văn bản có thõa mãn nhu cầu của người dùng không? 
Ví dụ như muốn chèn ảnh lôgô của trường hay tạo mục lục,
Ngoài các chức năng trên hệ soạn thảo còn cung cấp một số công cụ giúp tăng hiệu quả của việc soạn thảo văn bản 
HS: Nhóm 4 trả lời câu hỏi
GV: Minh họa chèn tranh hoặc vẽ hình lá cờ,
1.Các chức năng của Hệ soạn thảo:
a. Nhập và lưu trữ văn bản.
- Nhập:
+ Nhập văn bản nhanh chóng mà chưa cần quan tâm đến việc trình bày văn bản.
+ Kích chuột trái tại màn hình nền soạn thảo văn bản. Khi xuất hiện dấu nháy chuột ta tiến hành nhập văn bản. Hệ soạn thảo (HST) sẽ tự động xuống dòng khi hết dòng.
Lưu trữ và in văn bản:
+ Việc lưu văn bản rất cần thiết: tránh mất dữ liệu và lưu trữ lâu dài và in văn bản
(Chọn File-> Save (Ctrl +S) hoặc Save asàChọn đường dẫn và nhập tên cần lưu vào ô File name à Chọn Save hoặc Enter)
b.Sửa đổi văn bản
- Sửa đổi ký tự hoặc từ
HST văn bản cho phép chèn, xoá hoặc thay thế ký tự hay cụm từ nào đó để sửa chúng một cách nhanh chóng.
- Sửa đổi cấu trúc văn bản
Ta có thể thay đổi cấu trúc văn bản như: Xoá, sao chép, di chuyển, chèn thêm một đoạn văn bản hay hình ảnh có sẵn.
c. Trình bày văn bản
- Định dạng ký tự
Phông chữ (.vntime, .vntimeH.......)
Cỡ chữ: cỡ 12, 14,15....
Kiểu chữ: đậm (B), nghiêng (I), gạch chân(U)
Màu chữ (xanh,đỏ,..)
Cách đánh chỉ số trên (Ctrl +Shift + =) và cách đánh chỉ số dưới (Ctrl + =)
Khoảng cách giữa các ký tự trong một cụm từ và giữa các từ với nhau.
- Định dạng đoạn văn bản
Vị trí lề trái, phải của đoạn văn;
Căn lề (trái, giữa, phải, đều 2 bên);
Dòng đầu tiên thụt vào hay nhô ra so với cả đoạn văn bản;
Khoảng cách giữa các đoạn văn
Khoảng cách giữa các dòng trong cùng một đoạn văn bản.
- Định dạng trang văn bản
Lề trên, lề dưới, lề trái, lề phải của trang
Hướng giấy (nằm ngang hay dọc)
Kích thước trang giấy;
Tiêu đề trên, tiêu đề dưới.
d. Một số chức năng khác
-Tìm kiếm và thay thế
- Cho phép gõ tắt hoặc tự động sửa lỗi khi gõ sai;
- Tạo bảng và thực hiện tính toán, sắp xếp dữ liệu trong bảng;
- Tạo mục lục, chú thích, tham chiếu tự động;
- Chia văn bản thành các phần với cách trình bày khác nhau;
- Tự động đánh số trang, phân biệt trang chẵn và trang lẻ;
- Chèn hình ảnh và ký hiệu đặc biệt vào văn bản;
- Vẽ hình và tạo chữ nghệ thuật trong văn bản;
- Kiểm tra chính tả, ngữ pháp;
- Hiển thị văn bản dưới nhiều góc độ khác nhau.
HOẠT ĐỘNG 3 (5’)
CỦNG CỐ BÀI HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
Gv: Đưa ra 1 bài soạn thảo viết tay, một bài soạn thảo máy tính và yêu cầu học sinh so sánh?
GV: Gọi nhóm 4 để nói lên ưu điểm của việc soạn thảo
HS: TL
GV: Nhấn mạnh:
- Hệ soạn thảo giúp dễ dàng sửa chữa sai sót, làm nổi bật ý cần nhấn mạnh.Giảm thời gian soạn thảo
- Lưu trữ lâu dài có thể sửa chữa hoặc sử dụng lại.
- Rèn luyện cách thức làm việc hợp lí.
Vẽ sơ đồ phác thảo lại quá trình soạn thảo văn bản.
Nhập thô à Chỉnh sửa à Trình bày à In ấn
4 .Bài tập về nhà (3’):
 Học bài cũ và xem trước phần 2,3 trong SGK.
IV. Rút kinh nghiệm, bổ sung:

Tài liệu đính kèm:

  • docBai 14 Khai niem ve soan thao van ban.doc