Giáo án môn Toán học kì II Lớp 10 sách Kết nối tri thức

Giáo án môn Toán học kì II Lớp 10 sách Kết nối tri thức

1. Kiến thức:

• Lựa chọn và tính được số đặc trưng đo xu thế trung tâm cho mẫu số liệu không ghép nhóm: số trung bình cộng (hay số trung bình), trung vị, tứ phân vị, mốt.

• Giải thích được ý nghĩa và vai trò của các số đặc trưng nói trên của mẫu số liệu trong thực tiễn.

• Chỉ ra được những kết luận nhờ ý nghĩa của số đặc trưng nói trên của mẫu số liệu trong trường hợp đơn giản.

2. Năng lực: Năng lực tư duy và lập luận Toán học (1); Năng lực mô hình hóa Toán học (2); Năng lực giải quyết vấn đề Toán học (3); Năng lực giao tiếp Toán học (4); Năng lực sử dụng công cụ, phương tiện để học Toán (5).

(1): Học sinh so sánh, phân tích, lập luận để thiết lập công thức tính số trung bình

(2): Học sinh khảo sát thực tế và chuyển kết quả khảo sát được về bảng số liệu.

- Thiết lập được mô hình Toán học (lập được bảng số liệu).

- Xử lý bảng số liệu.

- Trả lời bài toán thực tế.

(3): HS tiếp nhận vấn đề, phân tích và tìm phương hướng giải quyết cho các vấn đề (bảng số liệu) mà GV đã đưa ra.

(4): Học sinh thảo luận nhóm và báo cáo kết quả, nhận xét đánh giá chéo giữa các nhóm.

(5): Học sinh sử dụng máy tính, thước thẳng, thước dây.

 

docx 152 trang Người đăng Thực Ngày đăng 28/05/2024 Lượt xem 46Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Toán học kì II Lớp 10 sách Kết nối tri thức", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
TÊN CHỦ ĐỀ/BÀI HỌC: BÀI 13: CÁC SỐ ĐẶC TRƯNG ĐO XU THẾ TRUNG TÂM
@ & ?
Lớp:	Địa điểm: phòng học.
Thời gian thực hiện: ..tiết (số tiết)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: 
Lựa chọn và tính được số đặc trưng đo xu thế trung tâm cho mẫu số liệu không ghép nhóm: số trung bình cộng (hay số trung bình), trung vị, tứ phân vị, mốt. 
Giải thích được ý nghĩa và vai trò của các số đặc trưng nói trên của mẫu số liệu trong thực tiễn. 
Chỉ ra được những kết luận nhờ ý nghĩa của số đặc trưng nói trên của mẫu số liệu trong trường hợp đơn giản.
2. Năng lực: Năng lực tư duy và lập luận Toán học (1); Năng lực mô hình hóa Toán học (2); Năng lực giải quyết vấn đề Toán học (3); Năng lực giao tiếp Toán học (4); Năng lực sử dụng công cụ, phương tiện để học Toán (5).
(1): Học sinh so sánh, phân tích, lập luận để thiết lập công thức tính số trung bình 
(2): Học sinh khảo sát thực tế và chuyển kết quả khảo sát được về bảng số liệu.
	- Thiết lập được mô hình Toán học (lập được bảng số liệu).
	- Xử lý bảng số liệu.
	- Trả lời bài toán thực tế.
(3): HS tiếp nhận vấn đề, phân tích và tìm phương hướng giải quyết cho các vấn đề (bảng số liệu) mà GV đã đưa ra.
(4): Học sinh thảo luận nhóm và báo cáo kết quả, nhận xét đánh giá chéo giữa các nhóm.
(5): Học sinh sử dụng máy tính, thước thẳng, thước dây.
3. Phẩm chất: 
Chăm chỉ xem bài trước ở nhà. 
Trách nhiệm trong thực hiện nhệm vụ được giao và nêu các câu hỏi về vấn đề chưa hiểu.
Trung thực trong việc lấy số liệu.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
- KHBD, SGK.
- Máy chiếu, tranh ảnh.
- Bài tập củng cố cuối chủ đề; bài tập rèn thêm khi về nhà.
III. Tiến trình dạy học
1. HĐ khởi động
- Mục tiêu: Dẫn nhập vào bài học, tạo hứng thú cho học sinh.
- Nội dung:
- Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
- Tổ chức thực hiện: 
+ Chuyển giao nhiệm vụ: GV nêu bảng số liệu kèm câu hỏi, gọi học sinh trả lời.
Hai phương pháp học tiếng Anh khác nhau được áp dụng cho hai lớp A và B có trình độ tiếng Anh tương đương nhau. Sau hai tháng, điểm khảo sát Tiếng Anh (thang điểm 10) của hai lớp được cho như hình bên.
Quan sát hai mẫu số liệu trên, có thể đánh giá được phương pháp học tập nào hiệu quả hon không?
+ Thực hiện nhiệm vụ: Hs suy nghĩ và đưa ra câu trả lời.
+ Hs báo cáo kết quả, GV nhận xét và đánh giá.
2. Hình thành kiến thức:
A. Số trung bình:
A.1. Mục tiêu:
- Tính được số trung bình cho mẫu số liệu không ghép nhóm. 
- Giải thích được ý nghĩa và vai trò của số trung bình của mẫu số liệu trong thực tiễn.
- Chỉ ra được những kết luận nhờ ý nghĩa của số trung bình của mẫu số liệu trong trường hợp đơn giản.
A.2. Tổ chức hoạt động
A.2.1. GV chuyển giao nhiệm vụ: 
- Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, các nhóm thực hiện HĐ 1 và HĐ 2 trong sách giáo khoa KNTT rồi báo cáo lại kết quả.
HĐ 1: Tính trung bình cộng điểm khảo sát Tiếng Anh của mỗi lớp A và B.
HĐ 2: Dựa trên điểm trung bình, hãy cho biết phương pháp học tập nào hiệu quả hơn.
A.2.2 Học sinh thực hiện nhiệm vụ: Thảo luận với các bạn cùng nhóm và đưa ra nhận xét.
A.2.3 Học sinh báo cáo kết quả: Mỗi nhóm cử đại diện báo cáo.
A.3. Sản phẩm học tập: 
STT
Trung bình cộng của lớp A
Trung bình cộng của lớp B
Phương pháp học tập hiệu quả
Nhóm 1



Nhóm 2



Nhóm 3



Nhóm 4



A.4. Đánh giá: Qua các kết quả học sinh tính được, giáo viên đưa ra nhận xét và giới thiệu công thức tính số trung bình.
Đánh giá hoạt động này bằng BẢNG KIỂM vào thời điểm hoàn thành nội dung, tại lớp học. 
NỘI DUNG
TIÊU CHÍ
XÁC NHẬN
Có 
Không 
Thiết lập công thức
Đúng công thức


Áp dụng công thức
Áp dụng công thức tính đúng được kết quả


Kết quả tính
Kết quả tính tương đối chính xác


Phẩm chất
Các thành viên hỗ trợ lẫn nhau trong hoạt động nhóm


Phẩm chất
Hoàn thành đúng thời gian yêu cầu


A.5. Khám phá: 
Số trung bình (số trung bình cộng) của mẫu số liệu kí hiệu là , được tính bằng công thức: .
Chú ý: Trong trường hợp mẫu số liệu cho dưới dạng bảng tần số thì số trung bình được tính theo công thức: trong đó mk là tần số của giá trị xk và 
A.6.Luyện tập:
Ví dụ 1. Thống kê số cuốn sách mỗi bạn trong lớp đã đọc trong năm 2021, An thu được kết quả như bảng trên. Hỏi trong năm 2021, trung bình mỗi bạn trong lớp đọc bao nhiêu cuốn sách?
Giải:
Số bạn trong lớp là n = 3 + 3 + 15 + 10 + 7 = 40 (bạn).
Tron năm 2021, trung bình mỗi bjan trog lớp đọc số cuốn sách là:
 (cuốn)
**Ý nghĩa: 
Số trung bình là giá trị trung bình cộng của các số trong mẫu số liệu, nó cho biết vị trí trung tâm của mẫu số liệu và có thể dung để đại diện cho mẫu số liệu.
Luyện tập 1: Bảng sau cho biết thời gian chạy cự li 100m của các bạn trong lớp (đơn vị giây):
Hãy tính thời gian chạy trung bình cự li 100 m của các bạn trong lớp.
B. Số trung vị :
HĐ 2.1.Hình thành khái niệm số Trung vị:
B.1. Mục tiêu: 
- Tìm được số trung vị cho mẫu số liệu không ghép nhóm. 
- Giải thích được ý nghĩa và vai trò của số trung vị của mẫu số liệu trong thực tiễn.
- Chỉ ra được những kết luận nhờ ý nghĩa của số trung vị của mẫu số liệu trong trường hợp đơn giản.
B.2. Nội dung:
a) GV chuyển giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành 6 nhóm và đưa ra tình huống:
Tình huống: Một công ty vận chuyển A dự kiến thưởng cho nhân viên giao hàng B vào cuối năm dựa vào số đơn hàng giao được trong năm. Số đơn hàng của nhân viên B giao được trong các tháng được cho trong dãy sau:
1085 410 380 395 405 400 396 420 401 398 450 980
a) Tính số đơn hàng trung bình giao được trong 1 tháng của nhân viên B.
b) Số đơn hàng trung bình giao được trong 1 tháng có phản ánh đúng năng suất của nhân viên B, có thể dựa vào đó để trả thưởng không (biết rằng số đơn hàng trung bình được giao hàng tháng của 1 nhân viên trong công ty là 450)?
B.3. Sản phẩm học tập: Bài làm của học sinh.
a) Số đơn hàng trung bình giao được trong 1 tháng của nhân viên B: (đơn hàng)
b) Số đơn hàng trung bình giao được trong 1 tháng không phản ánh đúng năng suất của nhân viên B vì phần lớn các tháng trong năm nhân viên B đều có số đơn hàng dưới mức trung bình của 1 nhân viên giao hàng.
	B.4. Tổ chức thực hiện: PP dạy học theo nhóm, PP đàm thoại- gợi mở.
Chuyển giao
GV yêu cầu HS phân tích các dữ liệu của đề bài. Tính số đơn hàng trung bình của nhân viên B giao được mỗi tháng? Số đơn hàng trung bình giao được trong 1 tháng có phản ánh đúng năng suất của nhân viên B?
Thực hiện
- HS thảo luận theo nhóm thực hiện nhiệm vụ GV giao.
- GV theo dõi, hỗ trợ, hướng dẫn các nhóm 
Báo cáo thảo luận
- GV gọi ngẫu nhiên thành viên trong nhóm báo cáo kết quả.
- Thành viên được gọi ngẫu nhiên báo cáo kết quả số đơn hàng trung bình giao được trong 1 tháng, “Số đơn hàng trung bình giao được trong 1 tháng có phản ánh đúng năng suất của nhân viên B?”
Đánh giá, nhận xét, tổng hợp
 - GV nhận xét thái độ làm việc, phương án trả lời của học sinh, ghi nhận và tuyên dương nhóm có câu trả lời tốt nhất. 
- Trong trường hợp mẫu số liệu có giá trị bất thường ( rất lớn hoặc rất bé so với đa số các giá trị khác) người ta không sử dụng số trung bình để đo xu thế trung tâm mà dùng Trung vị.
- GV giới thiệu kiến thức số trung vị của một mẫu số liệu và ý nghĩa của nó.
Đánh giá hoạt động này bằng BẢNG KIỂM vào thời điểm hoàn thành nội dung, tại lớp học. 
NỘI DUNG
TIÊU CHÍ
XÁC NHẬN
Có 
Không 
Tính số trung bình
Tính chính xác số trung bình


Nhận xét thu nhập trung bình
Nhận xét số trung bình không phù hợp để đo xu thế trung tâm trong mẫu này.


Phẩm chất
Các thành viên hỗ trợ lẫn nhau trong hoạt động nhóm


Phẩm chất
Nộp đúng thời hạn giáo viên yêu cầu


* Khám phá: 
Số trung vị của một mẫu số liệu:
Để tìm số trung vị của một mẫu số liệu. Ta thực hiện các bước sau:
+ Sắp xếp các giá trị trong mẫu số liệu theo thứ tự không giảm.
+ Nếu số giá trị của mẫu số liệu là số lẻ thì giá trị chính giữa của mẫu là trung vị. Nếu là số chẵn thì trung vị là trung bình cộng của hai giá trị chính giữa của mẫu.
+ Trung vị là giá trị chia đôi mẫu số liệu, nghĩa là trong mẫu số liệu được sắp xếp theo thứ tự không giảm thì giá trị trung vị ở vị trí chính giữa. Trung vị không bị ảnh hưởng bởi giá trị bất thường trong khi số trung bình bị ảnh hưởng bởi giá trị bất thường 
Trung vị kí hiệu là .
B.5.Luyện tập:
Ví dụ 1: Hãy tìm số trung vị cho mẫu số liệu số đơn hàng của nhân viên B giao được trong các tháng được cho trong HĐ3.
Giải: Để tìm trung vị của mẫu số liệu trên ta làm như sau:
+ Sắp xếp số liệu theo thứ tự không giảm.
Hai giá trị chính giữa
+ Dãy trên có hai giá trị chính giữa là 401 và 405 . Vậy trung vị của mẫu số liệu cũng bằng 403.
Ví dụ 2: Chiều dài ( đơn vị feet ) của 7 con cá voi trưởng thành được cho như sau:
	48 53 51 31 53 112 52
Tìm số trung bình và trung vị của mẫu số liệu trên. Trong hai số đó, số nào phù hợp hơn để đại diện cho chiều dài của 7 con cá voi trưởng thành này?
C. Tứ phân vị:
C.1. Mục tiêu:
- Tìm được tứ phân vị cho mẫu số liệu không ghép nhóm. 
- Giải thích được ý nghĩa và vai trò của tứ phân vị của mẫu số liệu trong thực tiễn.
- Chỉ ra được những kết luận nhờ ý nghĩa của tứ phân vị của mẫu số liệu trong trường hợp đơn giản.
C.2. Tổ chức hoạt động
C.2.1. GV chuyển giao nhiệm vụ: 
- Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, các nhóm thực hiện HĐ trong sách giáo khoa KNTT rồi báo cáo lại kết quả.
HĐ 4: 
Điểm (thang điểm 100) của 12 thí sinh cao điểm nhất trong một cuộc thi như sau:
58	74	92	81	97	88	75	69	87	69	75	77.
Ban tổ chức muốn trao các giải Nhất, Nhì, Ba, Tư cho các thí sinh này, mỗi giải trao cho 25% số thí sinh (3 thí sinh).
Em hãy giúp ban tổ chức xác định các ngưỡng điểm để phân loại thí sinh.
C.2.2 Học sinh thực hiện nhiệm vụ: Thảo luận với các bạn cùng nhóm và đưa ra nhận xét (5 phút).
C.2.3 Học sinh báo cáo kết quả: Mỗi nhóm cử đại diện báo cáo.
C.3. Sản phẩm học tập: 
STT
Giải Tư
Giải Ba
Giải Nhì
Giải Nhất
Nhóm 1




Nhóm 2




Nhóm 3




Nhóm 4




C.4. Đánh giá: Qua các kết quả học sinh tính được, giáo viên đưa ra nhận xét và giới thiệu tứ phân vị.
Đánh giá hoạt động này bằng RUBRIC vào thời điểm hoàn thành nội dung, tại lớp học. 
NỘI DUNG
TIÊU CHÍ
XÁC NHẬN
Mức 1
Mức 2
Mức 3
Mức 4
Kết quả tính
Kết quả tính tương đối chính xác
Xác định không đúng ngưỡng điểm nào.
Xác định đúng 1 ngưỡng điểm.
Xác định đúng 2 ngưỡng điểm.
Xác định đúng 3 ngưỡng điểm.
Phẩm chất
Các thành viên hỗ trợ lẫn nhau trong hoạt động nhóm
Không hỗ trợ lẫn nhau.
Có hỗ trợ.
Hỗ trợ tốt.
Hỗ trợ tích cực và sôi nổi.
Phẩm chất
Hoàn thành đúng thời gian yêu cầu
Không hoàn thành
hoàn thành trễ.
Hoàn thành đúng thời gian.
Hoàn thành sớm hơn thời gian dự định.
C.5. Khám phá kiến thức mới: 
Để tìm các tứ phân vị của mẫu số liệu có n giá trị, ta làm như sau:
Sắp xếp mẫu số liệu theo thứ tự không giảm.
Tìm trung vị. Giá trị này là Q2.
Tìm trung vị cuả nửa số liệu bên trái Q2 ( không bao gồm Q2 nếu n lẻ). Giá trị này là Q1.
Tìm trung vị của nửa số liệu bên phải Q2 (không bao gồm Q3 nếu n lẻ). Giá trị này là Q3.
Q1, Q2, Q3 được gọi là các tứ phân vị của mẫu số liệu.
**Chú ý: Q1 được gọi là tứ phân vị thứ nhất hay tứ phân vị dưới, Q3 đư ... h khả năng xuất hiện của biến cố.
- Giáo viên theo dõi, hỗ trợ, hướng dẫn khi cần thiết.
Báo cáo thảo luận
- Giáo viên gọi 1 học sinh đại diện cho 1 nhóm bất kì báo cáo kết quả thảo luận.
Đánh giá, nhận xét, tổng hợp
- GV cho các nhóm còn lại nêu nhận xét, bổ sung (nếu có). 
- Giáo viên nhận xét và thể chế hóa khái niệm xác suất của biến cố.

- Phiếu học tập số 2
Chuyển giao
- Giáo viên triển khai nhiệm vụ Phiếu học tập số 2 cho học sinh
Thực hiện
- Học sinh nhận biết được phép thử là ngẫu nhiên và mô tả được không gian mẫu, biến cố và số phần tử của không gian mẫu, số kết quả thuận lợi của biến cố.
- Học sinh tính xác suất của biến cố.
- Giáo viên theo dõi, hỗ trợ, hướng dẫn khi cần thiết.
Báo cáo thảo luận
- Giáo viên gọi 1 học sinh đại diện cho 1 nhóm bất kì báo cáo kết quả thảo luận.
Đánh giá, nhận xét, tổng hợp
- GV cho các nhóm còn lại nêu nhận xét, bổ sung (nếu có). 

Tiêu chí đánh giá HĐ của nhóm .....
Có
Không 
Hoạt động sôi nổi, tích cực


Tất cả các thành viên đều tham gia thảo luận


Nộp bài đúng thời gian


Phiếu học tập số 1
Điền đủ thông tin câu a


Điền đúng thông tin câu a


Điền đủ thông tin câu b


Điền đúng thông tin câu b


Phiếu học tập số 2
Điền đúng trên nửa số lượng ô trong bảng ở câu a


Điền đúng hết tất cả các ô trong bảng ở câu a


Điền đúng thông tin câu b



Hoạt động 2.3. Hình thành khái niệm nguyên lí xác suất bé.
a) Mục tiêu: Học sinh nhận biết được khái niệm nguyên lí xác suất bé.
b) Nội dung: 
- Giáo viên đưa câu hỏi cho 4 nhóm học sinh thảo luận:
Một người mua một tờ vé số. Biết rằng trên mỗi tờ vé số có một dãy số có 6 chữ số chứa các số từ 0 đến 9. Giả thiết có một dãy số là số độc đắc; trên mỗi tờ vé số là một dãy số khác nhau; tất cả các dãy số có thể xuất hiện đều được phát hành. 
a) Tính xác suất để người này trúng số độc đắc. 
b) Muốn trúng độc đắc, có nên mua một tờ vé số không?
- Giáo viên đưa ra khái niệm nguyên lí xác suất bé.
c) Sản phẩm:
- Học sinh tính xác suất để trúng số độc đắc như sau:
nΩ=106
A: “người đó trúng độc đắc”. Suy ra: nA=1. Suy ra: PA=1106=0,000001
- Học sinh kết luận: muốn trúng độc đắc, không nên mua một tờ.
- Giáo viên đưa ra nguyên lí xác suất bé được thừa nhận:
d) Tổ chức thực hiện:
Chuyển giao
- Giáo viên triển khai nhiệm vụ cho học sinh
Thực hiện
- Học sinh thảo luận 4 nhóm thực hiện nhiệm vụ và nộp lại kết quả bài làm
- Giáo viên theo dõi, hỗ trợ, hướng dẫn khi cần thiết
Báo cáo thảo luận
- Giáo viên gọi 4 học sinh đại diện cho 4 nhóm bất kì lần lượt báo cáo kết quả thảo luận dựa vào kết quả đã nộp.
Đánh giá, nhận xét, tổng hợp
- GV cho các nhóm còn lại nêu nhận xét, bổ sung (nếu có) 
- Giáo viên nhận xét và chính xác hóa kiến thức.
- Có thể giới thiệu thêm cho HS ví dụ về nguyên lí xác suất bé.

Tiêu chí đánh giá HĐ của nhóm 
Có 
Không
Hoạt động sôi nổi, tích cực


Tất cả các thành viên đều tham gia thảo luận


Nộp bài đúng thời gian


Kết quả thảo luận
Thuyết trình đủ các nội dung câu a và b theo bài nộp


Tính đúng xác suất ở câu a 


Trả lời đúng câu b và có lí lẽ thuyết phục



Hoạt động 3: LUYỆN TẬP
a) Mục tiêu: 
- Giúp học sinh rèn luyện kĩ năng xác định được phép thử, không gian mẫu, biến cố, biến cố đối.
- Tính được xác suất của các biến cố, vận dụng được một số tính chất cơ bản để tính xác suất.
b) Nội dung: 
- HS chia làm 4 nhóm để hoàn thành hai bài tập sau:
+ Nhóm 1, 2 làm bài tập 9.1/82 KNTT
Bài 9.1 Chọn ngẫu nhiên một số nguyên dương không lớn hơn 30.
a) Mô tả không gian mẫu.
b) Gọi A là biến cố: “Số dược chọn là số nguyên tố”. Các biến cố A và là tập con nào của không gian mẫu?
+ Nhóm 3,4 làm bài tập 9.5/82 KNTT) .
Bài 9.5 Hai bạn An và Bình mỗi người gieo một con xúc xắc cân đối. Tính xác suất để:
a) Số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc bé hơn 3.
b) Số chấm xuất hiện trên con xúc xắc mà An gieo lớn hơn hoặc bằng 5.
c) Tích hai số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc bé hơn 6.
d) Tổng hai số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc là một số nguyên tố.
- Học sinh làm việc nhóm phiếu học tập để cộng điểm cho cả tổ.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
Câu 1. Gieo 3 đồng xu là một phép thử ngẫu nhiên có không gian mẫu là:
A. {NN, NS, SN, SS}	
B. {NNN, SSS, NNS, SSN, NSN, SNS}
C. {NNN, SSS, NNS, SSN, NSN, SNS, NSS, SNN} 	
D. {NNN, SSS, NNS, SSN, NSN, NSS, SNN}
Câu 2. Gieo một đồng tiền và một con súc sắc. Số phần tử của không gian mẫu là:
A. 24 	B. 12 	C. 6 	D. 8 
Câu 3. Từ các chữ số 1, 2, 4, 6, 8, 9 lấy ngẫu nhiên một số. Xác suất để lấy được một số nguyên tố là:
A. 	B. 	C. 	D. 
Câu 4. Một bình đựng 5 quả cầu xanh và 4 quả cầu đỏ và 3 quả cầu vàng. Chọn ngẫu nhiên 3 quả cầu. Xác suất để được 3 quả cầu khác màu là:
A. 	B. 	C. 	D. 
Câu 5. Sắp 3 quyển sách Toán và 3 quyển sách Vật Lí lên một kệ dài. Xác suất để 2 quyển sách cùng một môn nằm cạnh nhau là:
A. 	B. 	C. 	D. 


c) Sản phẩm: 
- Đáp án, lời giải của các bài tập ở trên do học sinh thực hiện và hoàn thành theo nhóm.
d) Tổ chức thực hiện:
Chuyển giao
Giáo viên:
- Phân nhóm và giao nhiệm vụ.
- Giao BT cho nhóm.
Thực hiện
Giáo viên: 
- Điều hành, quan sát, hỗ trợ các nhóm.
- Gọi đại diện 2 nhóm làm nhanh nhất lên bảng thuyết trình lời giải của BT được giao, 2 nhóm còn lại sẽ nhận xét lời giải của bạn.
Học sinh: 4 nhóm tự phân công công việc, hợp tác thảo luận thực hiện nhiệm vụ. Ghi kết quả vào bảng nhóm.
Báo cáo thảo luận
- Đại diện nhóm nhanh nhất trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm khác theo dõi, nhận xét, đưa ra ý kiến phản biện để làm rõ hơn các vấn đề.
Đánh giá, nhận xét, tổng hợp
- Giáo viên nhận xét thái độ làm việc, phương án trả lời của các nhóm học sinh, ghi nhận và tuyên dương nhóm học sinh có câu trả lời tốt nhất. 
- GV sửa chữa, ghi nhận và tuyên dương HS thực hiện bài tập
- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị cho nhiệm vụ tiếp theo

Tiêu chí đánh giá của nhóm ....
Có
Không
Hoạt động sôi nổi, tích cực


Tất cả các thành viên đều tham gia thảo luận


Nộp bài nhanh và chính xác nhất


Hoàn thành các câu hỏi TN trong phiếu học tập


Nhận xét, sữa chữa bài giải của nhóm khác đúng



Hoạt động 4: VẬN DỤNG 
a) Mục tiêu: 
- Vận dụng kiến thức về khái niệm của xác suất, xác suất của biến cố, các tính chất của xác suất vào giải quyết bài toán thực tiễn (ví dụ: Xác suất để học sinh làm đề trắc nghiệm, ...).
b) Nội dung: 
- HS làm BT vận dụng ở phiếu học tập số 4 theo nhóm tại lớp.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4
Vận dụng 1. Trong một bài thi trắc nghiệm khách quan có 20 câu, mỗi câu có 4 phương án trả lời trong đó chỉ có 1 phương án đúng. Một học sinh không học bài nên làm bài bằng cách chọn ngẫu nhiên mỗi câu một phương án. Tính xác suất để học sinh đó trả lời đúng 10 câu?
	
Vận dụng 2. Một nhà phân tích thị trường chứng khoán xem xét triển vọng của các chứng khoán của nhiều công ty đang phát hành. Một năm sau 20% số chứng khoán tỏ ra tốt hơn nhiều so với trung bình của thị trường, 30% số chứng khoán tỏ ra xấu hơn nhiều so với trung bình của thị trường và 50% bằng trung bình của thị trường. Trong số những chứng khoán trở nên tốt có 25% nhà phân tích đánh giá là mua tốt, 15% số chứng khoán là trung bình cũng được đánh giá lá mua tốt và 10% số chứng khoán trở nên xấu cũng được đánh giá là mua tốt.
a. Tính xác suất để một chứng khoán được đánh giá là mua tốt sẽ trở nên tốt.
b. Tính xác suất để một chứng khoán được đánh giá là mua tốt sẽ trở nên xấu.
	

- HS nhận nhiệm vụ GV giao về nhà: 
BTVN: Hai người bạn hẹn gặp nhau tại một địa điểm đã định trước trong khoảng thời gian từ 19 đến 20 giờ. Hai người đến chổ hẹn độc lập với nhau và qui ước rằng người đến trước sẽ chỉ đợi người đến sau 10 phút,  nếu không gặp thì sẽ đi. Tính xác suất để hai người có thể gặp nhau?
c) Sản phẩm:
+ Sản phẩm PHT số 4 của các nhóm học sinh. 
Vận dụng 1: 
Hướng dẫn: 
Gọi là biến cố:" học sinh chọn đúng ở câu i " i= 1,2,..,20
Ta có , thì là biến cố đối: “ học sinh chọn sai ở câu i” i= 1,2,..., 20 và 
Gọi X là biến cố:" Học sinh trả lời đúng 10 câu trong 20 câu"
Số cách chọn 10 câu đúng trong 20 câu là: 
Vận dụng 2:
a. Giả sử có tất cả n chứng khoán, gọi A là biến cố để một chứng khoán được đánh giá là mua tốt sẽ trở nên tốt.
 Vậy 
b. Gọi B là biến cố để một chứng khoán được đánh giá là mua tốt sẽ trở thành xấu.
 Vậy 
+ Sản phẩm của BTVN (dự kiến) của nhóm HS (HS giải và gửi qua Zalo lớp).
Gọi A là biến cố hai người gặp nhau.
Gọi x là số phút tại thời điểm người thứ nhất đến điểm hẹn: 0 ≤ x ≤ 60.
Gọi y là số phút lúc người thứ hai đến điểm hẹn: 0 ≤ y ≤ 60.
Nếu ta biểu diễn số phút x theo trục hoành và số phút y theo trục tung.
Như vậy số phút lúc đến của cả hai người được biểu diễn bằng một điểm có tọa độ (x, y) nằm trong hình vuông có cạnh là 60 (ta lấy phút làmđơn vị). Đó chính là miền D.
D = {(x,y): 0 ≤x ≤ 60; 0 ≤ y ≤ 60}
Để hai người gặp nhau thì số phút lúc đến x, y của mỗi người phải thỏa mãn điều kiện:
hay   
Như vậy các điểm (x, y) thích hợp cho việc gặp nhau là các điểm nằm trong phần A có gạch chéo nằm giữa hai đường thẳng y = x – 10 và y = x + 10 (như hình vẽ).
Theo công thức xác suất hình học:
d) Tổ chức thực hiện:
Chuyển giao
Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh làm. 
Thực hiện
Học sinh làm việc nhóm theo sự phân công và hướng dẫn PHT số 4 tại lớp.
HS làm việc nhóm theo nhiệm vụ giao ở nhà.
Báo cáo thảo luận
- GV hướng dẫn, giúp đỡ HS.
- Đại diện các nhóm lên bảng trình bày bài tập vận dụng.
- Đại diện nhóm gửi bài làm của nhóm nộp lên nhóm lớp. 
Đánh giá, nhận xét, tổng hợp
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
- Ghi nhận và tuyên dương nhóm học sinh có kết quả báo cáo tốt nhất, có nhận xét đánh giá góp ý tích cực cho các nhóm khác. 

Tiêu chí đánh giá của nhóm ....
Có
Không
Hoạt động sôi nổi, tích cực


Tất cả các thành viên đều tham gia thảo luận


Nộp bài đúng thời gian


VD1
Gọi là biến cố:" học sinh chọn đúng ở câu i " i= 1,2,..,20


Tính đúng 


là biến cố đối: “ học sinh chọn sai ở câu i” i= 1,2,..., 20 


Tính đúng 


Gọi X là biến cố:" Học sinh trả lời đúng 10 câu trong 20 câu"


Số cách chọn 10 câu đúng trong 20 câu là: 





Trả lời câu hỏi của bài toán


VD2
a. gọi A là biến cố để một chứng khoán được đánh giá là mua tốt sẽ trở nên tốt. 








 Vậy 


b. Gọi B là biến cố để một chứng khoán được đánh giá là mua tốt sẽ trở thành xấu.





Vậy 



Tiêu chí đánh giá của nhóm ....
Có
Không
Nộp bài đúng thời gian


BTVN
Gọi A là biến cố hai người gặp nhau.


Gọi x là số phút tại thời điểm người thứ nhất đến điểm hẹn: 0 ≤ x ≤ 60.
Gọi y là số phút lúc người thứ hai đến điểm hẹn: 0 ≤ y ≤ 6


D = {(x,y): 0 ≤x ≤ 60; 0 ≤ y ≤ 60}



hay   


Như vậy các điểm (x, y) thích hợp cho việc gặp nhau là các điểm nằm trong phần A có gạch chéo nằm giữa hai đường thẳng y = x – 10 và y = x + 10 (như hình vẽ).






Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_mon_toan_hoc_ki_i_lop_10_sach_ket_noi_tri_thuc.docx