Tháng 3
Chủ đề:7 TƯ VẤN HƯỚNG NGHIỆP
I. Mục tiêu:
+ Hiểu được ý nghĩa của tư vấn trước khi chọn nghề. Có được một số thông tin
cần thiết để tiếp xúc với cơ quan tư vấn có hiệu quả.
+ Biết cách chuẩn bị những tư liệu cho tư vấn hướng nghiệp.
+ Có ý thức cầu thị trong khi tiếp xúc với nhà tư vấn.
II. Chuẩn bị:
+ GV: Sách + giáo án + Tài liệu tham khảo
+ HS: Nghiên trước bảng xác định đối tượng lao động.
III. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số, tác phong học sinh
2. Bài cũ: Hãy nêu một số hướng đi của hs sau khi tốt nghiệp THCS?
3. Bài mới: GV giới thiệu bài học
Tổ chức các hoạt động.
Tháng 3 Chủ đề:7 TƯ VẤN HƯỚNG NGHIỆP Ngày soạn 01/3/2010 I. Mục tiêu: + Hiểu được ý nghĩa của tư vấn trước khi chọn nghề. Có được một số thông tin cần thiết để tiếp xúc với cơ quan tư vấn có hiệu quả. + Biết cách chuẩn bị những tư liệu cho tư vấn hướng nghiệp. + Có ý thức cầu thị trong khi tiếp xúc với nhà tư vấn. II. Chuẩn bị: + GV: Sách + giáo án + Tài liệu tham khảo + HS: Nghiên trước bảng xác định đối tượng lao động. III. Tiến trình lên lớp: Ổn định: Kiểm tra sĩ số, tác phong học sinh Bài cũ: Hãy nêu một số hướng đi của hs sau khi tốt nghiệp THCS? Bài mới: GV giới thiệu bài học Tổ chức các hoạt động. HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS GHI BẢNG *Hoạt động 1: Tìm hiểu một số vấn đề chung của tư vấn hướng nghiệp. + Giải thích cho hs khái niệm tư vấn hướng nghiệp, ý nghĩa và sự cần thiết của những lời khuyên chọn nghề của các cơ quan hoặc cán bộ làm tư vấn chọn nghề. + Yêu cầu hs nhắc lại khái niệm tư vấn hướng nghiệp. + Nêu khái niệm tư vấn hướng nghiệp. + Nhận xét, kết luận, ghi bảng. + Trao đổi với hs về những nơi cần đến để nhận được những lời khuyên như trung tâm xúc tiến việc làm, trung tâm hướng nghiệp. + Hướng dẫn hs cách chuẩn bị những thông tin về bản thân để đưa cho cơ quan tư vấn. I. Khái niệm về tư vấn hướng nghiệp: + Công tác hướng nghiệp gồm ba bộ phận cấu thành: Định hướng nghề nghiệp, tuyển chọn nghề nghiệp và tư vấn nghề nghiệp. + Qua tư vấn người ta có thể có sự định hướng nghề nghiệp đúng hơn hoặc có sự chuẩn bị tốt hơn đối với việc xin được tuyển vào làm việc trong một nghề nào đó. *Hoạt động 2: Xác định đối tưượng lao động mà mình ưa thích. + Giới thiệu bảng xác định đối tượng lao động đã photo rồi yêu cầu hs làm các công việc sau: Dánh dấu (+) hoặc dấu (-) Vào những con số phù hợp như đã hướng dẫn. Chpo biết đối tượng lao động nào thích hợp với mình. Đối chiếu lại công thức nghề mà các em đã chọn cho mình với đối tượng lần này xem có khớp nhau không. + Yêu cầu mỗi hs ghi vào một tờ giấy về đối tượng lao động phù hợp với mình và nêu rõ những yêu cầu về đạo đức và lương tâm nghề nghiệp phù hợp với đối tượng lao động. + Yêu cầu một số hs đọc bản ghi của mình để lớp trao đổi và thảo luận. + Đọc bản ghi, thảo luận + Tổng kết và nêu lên những sai lầm khi chọn nghề mà hs thường mắc phải. II. Xác định nghề cần chọn theo đối tượng lao động: + Điền vào mẫu đã photo *Hoạt động 3: Thảo luận về đạo đức nghề nghiệp. + Yêu cầu hs nêu lên nghề nghiệp mà mình định chọn và xác định nghề đó đòi hỏi phẩm chất đạo đức gì của người làm nghề? + Nêu lên nghề nghiệp mà mình chọn để trao đổi, thảo luận. + Yêu cầu hs nêu những biểu hiện cụ thể của đạo đức nghề nghiệp? + Trả lời câu hỏi của gv + Thông báo những chỉ số quan trọng nói lên đạo đức và lương tâm nghề nghiệp ở người lao động. III. Đạo đức nghề nghiệp: + Hoàn thành tốt nhữnh nhiệm vụ được giao, lao động có năng xuất cao. + Toàn tâm toàn ý chăm lo đến đối tượng lao động của mình. + Luôn chăm lo đến việc hoàn thiện nhân cách và tay nghề. 4. Củng cố: + Hãy nhắc lại tác dụng của tư vấn nghề nghiệp? + Nêu những biểu hiện cụ thể của đạo đức nghề nghiệp? 5. Dặn dò: + Ôn lại bài
Tài liệu đính kèm: