Giáo án Ngữ văn 10 tuần 5 đến 10

Giáo án Ngữ văn 10 tuần 5 đến 10

UY–LÍT–XƠ TRỞ VỀ

(TRÍCH “Ô – ĐI – XÊ”, SỬ THI HY LẠP )

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp Hs hiểu được:

- Vẻ đẹp tâm hồn trí tuệ của người Hy lạp thể hiện qua cảnh đoàn tụ vợ chồng sau hai mươi năm xa cách.

- Biết phân tích diễn biến tâm lý nhân vật qua các đối thoại trong cảnh gặp mặt để thấy được khát vọng hạnh phúc và vẻ đẹp trí tuệ và thấy được đặc sắc cơ bản của nghệ thuật trần thuật đầy kịch tính, lối miêu tả tâm lý

-Bình tĩnh xử lí công việc có tình huống.

II. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN:

 Sách giáo khoa Ngữ văn 10 – tập 1.

 Sách giáo viên Ngữ văn 10 – tập 1.

 Thiết kế dạy học Ngữ văn 10 – tập 1.

 Thiết kế bài giảng Ngữ văn 10 – tập 1.

 Giới thiệu giáo án Ngữ văn 10 – tập 1.

 Bài tập Ngữ văn 10 – tập 1.

III. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH: GV tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp gợi tìm, kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.

 

doc 41 trang Người đăng kimngoc Lượt xem 1839Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 10 tuần 5 đến 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần lễ thứ: 5.
 Tiết thứ: 14 – 15 	 	 Ngày 22 tháng 09 năm 2009 
UY–LÍT–XƠ TRỞ VỀ
(TRÍCH “Ô – ĐI – XÊ”, SỬ THI HY LẠP )
MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp Hs hiểu được: 
- Vẻ đẹp tâm hồn trí tuệ của người Hy lạp thể hiện qua cảnh đoàn tụ vợ chồng sau hai mươi năm xa cách. 
- Biết phân tích diễn biến tâm lý nhân vật qua các đối thoại trong cảnh gặp mặt để thấy được khát vọng hạnh phúc và vẻ đẹp trí tuệ và thấy được đặc sắc cơ bản của nghệ thuật trần thuật đầy kịch tính, lối miêu tả tâm lý
-Bình tĩnh xử lí công việc có tình huống.
 PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN:
Sách giáo khoa Ngữ văn 10 – tập 1.
Sách giáo viên Ngữ văn 10 – tập 1.
Thiết kế dạy học Ngữ văn 10 – tập 1.
Thiết kế bài giảng Ngữ văn 10 – tập 1.
Giới thiệu giáo án Ngữ văn 10 – tập 1.
Bài tập Ngữ văn 10 – tập 1.
III. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH: GV tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp gợi tìm, kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi. 
IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Kiểm tra sĩ số :
2. Kiểm tra bài cũ: BÀI: LẬP DÀN Ý BÀI VĂN TỰ SỰ
CÂU HỎI:
Hình thành ý tưởng và dự kiến cốt truyện là ta cần xác định những gì?
Nêu cách lập dàn ý cho một bài văn tự sự?
Chọn 1 đề bài ở phần luyện tập và lập dàn ý cho câu chuyện đó?
3. Bài mới: 
Lời vào bài:
 Trong các nền văn minh cổ đại của thế giới như Ấn Độ, Trung Quốc, Hy Lạp  Một trong những thành tựu rực rỡ nhất của nền văn học Hy Lạp cổ đại là những bản sử thi anh hùng ca. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về một đoạn trích trong bộ sử thi bất hủ của đất nước Hy Lạp
HỌAT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
-Hoạt động 1: Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm dựa vào tiểu dẫn SKG.
- Thao tác 1: Dựa trên cơ sở tìm hiểu bài ở nhà của học sinh, giáo viên đặt câu hỏi yêu cầu học sinh trả lời:
+ GV: Hãy trình bày những nét nổi bật về tác giả Hômerơ?
 + HS: Phát biểu.
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả Hômerơ: SGK
- Sống vào khoảng thế kỷ IX-VIII trước CN
- Xuất thân trong 1 gia đình nghèo ở ven bờ Tiểu Á 
- Với Iliat và Ôđixê: cha đẻ của thi ca Hi Lạp
- Thao tác 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu tác phẩm “Ôđixê”
+ GV: Em hiểu sử thi là gì? Trình bày sơ lược về sử thi Ôđixê? 
+ HS: Phát biểu.
+ GV: Dựa vào mục tiểu dẫn, hãy kể tóm tắt tác phẩm?
+ HS: làm việc cá nhân ở nhà, trình bày trước lớp, lưu ý cách đọc tên riêng.
2. Tác phẩm “Ôđixê”: SGK
- Kết cấu: 12.110 câu thơ, chia làm 24 khúc ca.
- Tóm tắt tác phẩm: sgk
-Hướng dẫn học sinh tìm hiểu chủ đề của tác phẩm
+ GV: Chủ đề của tác phẩm “Ôđixê” là gì?
+ HS: Phát biểu.
- Chủ đề:
- Quá trình chinh phục thiên nhiên biển cả.
- Miêu tả cuộc đấu tranh giành hạnh phúc gia đình của người Hy Lạp cổ đại.
- Thao tác 3: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đoạn trích
+ GV: Nêu cách đọc văn bản: đọc phân vai đoạn trích, đọc đúng giọng, đúng tâm trạng nhân vật, có diễn cảm
+ GV: Giải thích các từ khó: Acai, tục rửa chân, lời có cánh, hạ cả thành luỹ, làm lễ cưới, laectơ, cây ôliu, thần linh, Pôđêiđông 
3. Đoan trích:
+ GV: Thử xác định vị trí của đoạn trích?
+ HS: Phát biểu.
+ GV: Cho HS thảo luận theo nhóm, (3 nhóm) để thống nhất cách phân chia bố cục.
+ HS: Phát biểu.
+ GV: Nêu cách phân chia bố cục đoạn trích
- Vị trí: Khúc ca XXIII, gần cuối tác phẩm
- Bố cục: 2 đoạn
 + Đoạn 1: Từ đầu.... “kém gan dạ”
à Tâm trạng của Pênêlốp khi nghe tin chồng trở về, và khi gặp chồng.
 + Đoạn 2: Phần còn lại
à Thử thách và sum họp của hai người.
-Đại ý: Thể hiện tâm trạng của Pê-nê-lốp và cuộc đấu trí của Uy-lít-xơ để gia đình được đoàn tụ, hạnh phúc.
* Hoạt động 2: Phân tích diễn biến tâm lí của nhân vật qua các đối thoại.
- Thao tác 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu tâm trạng của Pênêlốp khi nghe tin chồng trở về 
+ GV: Nêu hoàn cảnh của nhân vật Pê – nê – lốp.
+ GV: Khi nghe nhũ mẫu báo tin chồng nàng đã trở về, đã trừng trị bọn cầu hôn , thái độ Pênêlốp ra sao?
+ HS: Phát biểu.
+ GV: Khi nhũ mẫu đưa bằng chứng thuyết phục, tâm trạng Pênêlốp như thế nào? Dẫn chứng?
+ HS: Phát biểu.
+ GV: Khi gặp Uylixơ trong bộ dạng của người hành khất, Pênêlốp có thái độ, hành động gì? thái độ đó thể hiện tâm trạng gì của nàng?
+ HS: Phát biểu.
+ GV:. Giữa lúc ấy thái độ con trai nàng như thế nào? Trước lời lẽ của con, tâm trạng Pênêlốp ra sao?
+ HS: Phát biểu.
- Thao tác 2:Hướng dẫn HS tìm hiểu taâm traïng Peâ-neâ-loáp khi ñoái dieän vôùi Uy-lít-xô vaø cuoäc ñaáu trí giöõa P vaø Uy-lit-xơ
+ GV: Khi nghe pê-nê-lôp nói như vậy, Uy – lít – xơ có thái độ như thế nào?
+ HS: Phát biểu.
+ GV: Chàng miêu tả tỉ mỉ, chi tiết như vậy theo em nhằm mục đích gì?
+ HS: Phát biểu.
+ GV: Cảm nhận của em về nhân vật Uy – lít – xơ trong cuộc thử thách này?
+ HS: Phát biểu.
+ GV: Chốt lại vấn đề.
Thao tác 3: Hướng dẫn HS tìm hiểu tâm trạng của P và U khi nhận ra nhau
+ GV: Khi nhận ra đây chính là chồng mình, Pê – nê – lốp có những hành động gì?
+ HS: Phát biểu.
+ GV: Sau đó, nàng bày tỏ với chồng điều gì?
+ HS: Phát biểu.
+ GV: Lời nói này cho em có cảm nhận chung gì về hình tượng nhân vật Pênêlốp?
+ HS: Phát biểu.
+ GV: Khi vợ nhận ra mình, Uy – lít – xơ có những hành động như thế nào?
+ HS: Phát biểu.
II. Đọc – hiểu văn bản:
 1. Taââm trạng Peâ-neâ-loáp trước lời taùc động của nhũ mẫu:
-Ngaïc nhieân, sung söôùng, vui möøng.
- Khoâng tin vì:
 + Thôøi gian xa caùch quaù laâu(20 naêm)->Khoâng hy voïng choàng mình coøn soáng trrôû veà.
 +Uy-lít-xô khoâng theå chieán thaéng 108 teân vöông toân coâng töû.
-Naøng cöông quyeát baùc boû yù cuûa Nhuõ maãu.
-Nhuõ maãu ñöa ra baèng chöùng vaø lôøi theà chöùng minh.
-Peâ- neâ- loáp phaân vaân nhöng vaãn töï traán an mình.
=>Peâ-neâ-loáp laø ngöôøi phuï nöõ thaân troïng, bình tænh.
2. Taâm traïng Peâ-neâ-loáp khi ñoái dieän vôùi Uy-lít-xô vaø cuoäc ñaáu trí giöõa P vaø Uy-lit-xơ:
Peâ-neâ-loáp
Uy-lit-xơ
- Baøng hoaøng xuùc ñoäng vöøa doø xeùt, tính toaùn.
- Phaân traàn noùi vôùi con nhöng giaùn tieáp boäc loä yù thöû thaùch.
-Sai nhũ mẫu khieâng giöôøng ra khoûi giang phoøng.
→ Thử phản ứng của Uylitxơ
Þ Khoân kheùo, thoâng minh, nặng về lí trí, rất kieân định.
- Mắt nhìn xuống đất đợi xem vợ mình sẽ noùi gì
- Mỉm cười:
 + Hiểu yù định của vợ 
 + Chấp nhận thöû thaùch.
 + Tin vaøo trí tuệ của mình seõ chieán thaéng cuoäc thöû thaùch.
- Kể lại tỉ mỉ đặc điểm, quaù trình hình thaønh chieác giöôøng. 
→ Dụng yùđể vợ nhận ra mình.
ÞTaøi trí, bản lĩnh, thaâm trầm.
 3. Taâm trạng của Pvaø U khi nhaän ra nhau:
- P: Nước mắt chan hoaø, oâm laáy choàng, hoân leân traùn choàngvaø noùi roõ loøng mình.
-U: Oâm vôï khoùc daàm deà.
- Hình ảnh SS: “ Mặt đất”vaø “ Người đi biển gặp đất liền”.
Þ Thể hiện cao độ nỗi niềm, khaùt khao sung söôùng cuûa Peâ-neâ-loáp vaø Uy-lit –xô khi nhaän ra nhau.
- Tìm hiểu nghệ thuật xây dựng sử thi qua đoạn trích
+ GV: Đoạn trích còn có những thành công gì về mặt nghệ thuật?
+ HS: Phát biểu.
4. Nghệ thuật:
- Miêu tả tâm lí nhân vật đơn giản nhưng bộc lộ chiều sâu (chỉ thông qua cử chỉ, thái độ, dáng điệu)
- Lối miêu tả chi tiết, cụ thể ( chiếc giường)
- Lối so sánh có đuôi dài sinh động, giàu hình ảnh.
- Cách kể chuyện chậm rãi cùng ngôn ngữ trang trọng tạo “sự trì hoãn sử thi”
- Hoạt động 3: 
+ GV: Đoạn trích có những nét nổi bật gì về nội dung và nghệ thuật?
+ HS: Phát biểu theo phần ghi nhớ.
 -GV:Theo em trong xaõ hội hiện nay, đoạn trích coù yù nghóa giaùo duïc đối vôùi chuùng ta khoâng?Giaùo duïc ñieàu gì?.
Gợi ý: Có.Giáo dục tình yêu thuỷ chung.
-HS trả lời:
III. Tổng kết:
 - Ghi nhớ: sgk
+ GV: Hướng dẫn học sinh Luyện tập- Hướng dẫn học bài:
GV cho HS làm việc cá nhân, rèn luyện cách tự viết 1 đoạn văn ngắn theo cảm nhận riêng.
 - Luyện tập: bài 2 sgk
4. Củng cố: Hướng dẫn học bài:Câu hỏi:Nhận xét về phẩm chất của các nhân vật trong đoạn trích?
Qua câu chuyện này, tác giả muốn nêu lên điều gì?
(Đề cao khẳng định sức mạnh của tâm hồn và trí tuệ con người HyLạp và làm rõ giá trị hạnh phúc gia đình khi người Hy Lạp chuyển đổi từ chế độ thị tộc sang chế độ chiếm hữu nô lệ.)
5.Dặn dò: Hướng dẫn chuẩn bị bài: - Học thuộc nội dung bài học và phần ghi nhớ.
 - Tham khảo các bài tập luyện tập ở sách bài tập..
 - Soạn bài: TRẢ BÀI LÀM VĂN SỐ 1
Câu hỏi:Lập lại dàn ý cho bài làm văn số 1.
V.RÚT KINH NGHIỆM:..
..
.. Tuần lễ thứ: 6
 Tiết thứ:16	 Ngày 23 tháng 09 năm 2009 
 	 TRẢ BÀI LÀM VĂN SỐ 1
MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS: 
 - Hệ thống hoá những kiến thức và kĩ năng biểu lộ ý nghĩ và cảm xúc về lập dàn ý dẫn đạt. 
 - Tự đánh giá ưu nhược điểm trong bài làm của mình và có những định hướng cần thiết để làm tốt hơn bài viết sau.
PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN:
Sách giáo khoa Ngữ văn 10 – tập 1.
Sách giáo viên Ngữ văn 10 – tập 1.
Thiết kế dạy học Ngữ văn 10 – tập 1.
Thiết kế bài giảng Ngữ văn 10 – tập 1.
Giới thiệu giáo án Ngữ văn 10 – tập 1.
Bài tập Ngữ văn 10 – tập 1.
III) CÁCH THỨC TIẾN HÀNH: GV tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp gợi tìm, kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi. 
IV) TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
 1.Kiểm tra sĩ số:
 2. Kiểm tra bài cũ: BÀI: UY – LÍT – XƠ TRỞ VỀ
CÂU HỎI:
1. Tâm trạng của Pê – nê – lốp diễn biến như thế nào khi hay tin chồng mình trở về?
2. Tác giả đã đặt các nhân vật vào hoàn cảnh thử thách như thế nào? Họ làm thế nào để vượt qua thử thách đó?
3. Cảm nhận của em về hai nhân vật chính trong tác phẩm?
 2. Giảng bài mới: 
 Vào bài: ở tiết trước, các em đã được hướng dẫn cách viết một bài văn nêu cảm nghĩ của mình. Trong tiết học hôm nay, các em sẽ được nhìn nhận lại những điểm mạnh và điểm yếu trong bài viết của mình.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
* Hoạt động I: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu yêu cầu đề bài.
- Thao tác 1: Xác định yêu cầu về bài làm.
 + GV: nhắc lại đề bài của bài làm văn số 1 và xác định yêu cầu của đề bài về kĩ năng?
+ GV: Về nội dung, chúng ta cần viết về những vấn đề gì?
+ GV: Về hình thức của bài làm, chúng ta cần đáp ứng những yêu cầu gì?
- Thao tác 2: Giáo viên yêu cầu học sinh đối chiếu những yêu cầu trên với bài viết của mình để rút kinh nghiệm cho bài văn
* Hoạt động II: Giáo viên nhận xét về bài văn của học sinh.
- Thao tác 1: Nhận xét về ưu điểm của bài văn. 
+ GV: Từ những yêu cầu của đề bài, các em hãy cho biết các em đã làm được những gì và những gì chưa làm được trong bài làm của mình?
- Thao tác 2: Nhận xét về khuyết điểm của bài văn. 
- Thao tác 3: Nhận xét chung
+ GV: Căn cứ vào yêu cầu của bài viết để nhận xét, đánh giá.
+ GV: Yêu cầu học sinh căn cứ vào những ưu điểm và khuyết điểm trong bài làm của minh và tự rút kinh nghiệm cho bài viết sau.
* Hoạt động III: Thống kê tỉ lệ của bài viết.
+ GV: Căn cứ vào kết quả cụ thể của bài viết để đánh giá:
o Số bài đạt các yêu cầu đề ra: số lượng, tính ra %
o Số bài chưa đạt các yêu cầu đề ra: số lượng, tính ra %
o Số bài hay, có triển vọng: nguyên nhân.
o Số bài yếu, kém, cần cố gắng: nguyên nhân.
+ GV: Đọc mẫu một số bài viết:
v Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận xét, trao đổi, đánh giá các bài đã đọc.
v GV trả bài và yêu cầu HS:
- Xem lại bài v ... ướng cho học sinh: 
 - Ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết hình thành như thế nào?
 - Học sinh đọc đoạn văn mở đầu bài học.
* Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu đặc điểm của ngôn ngữ nói.
 - Thao tác 1:
+ GV: cung cấp cho HS về một đoạn đàm thoại ngắn. Sau đó cho học sinh nhận xét: Nhờ vào đâu mà các em biết giữa hai bạn (A, B) vừa diễn ra cuộc đối thoại?
+ HS: lần lượt nhận xét (2 hoặc 3 HS): nhờ vào âm thanh
+ Trong cuộc đối thoại vị trí giữa hai bạn A và B như thế nào?
+ Cho 2 hoặc 3 HS nhận xét: A và B tiếp xúc trực tiếp, mặt đối mặt.
+ Giữa 2 bạn A và B ai là người hỏi, ai là người trả lời? 
+ HS nhận xét: A và B luân phiên nhau nói hoặc nghe
+ GV: Đó là ngôn ngữ nói của họ. Vậy theo em thế nào là ngôn ngữ nói?
+ HS: Dựa vào SGK trả lời:
- Thao tác 2:
+ GV: Theo em ngôn ngữ nói có nhược điểm gì không? (Cho Hs thảo luận theo nhóm)
+ Hs thảo luận theo nhóm và lần lượt nêu ý kiến của mình.
=> GV chốt lại:
- Thao tác 3: Hướng dẫn HS tìm hiểu đặc điểm của ngôn ngữ nói:
 + GV đặt tình huống: Có 1 HS váo lớp trễ, khi bạn ấy vào lớp chào cô, cô ngừng bài giảng và quay sang hỏi:
 * Em đi trễ à? (Giọng bình thường.)
 * Em đi trễ? (Giọng hơi gắt và ánh mắt khó chịu.)
+ GV: Em hãy cho biết thái độ của cô giáo như thế nào qua hai câu hỏi trên?
+ HS trả lời.
+ GV: Dựa vào đâu em biết được thái độ đó của cô giáo?
+ HS: phát biểu - Dựa vào giọng nói, nét mặt, cử chỉ, điệu bộ.
 + GV: như vậy đặc điểm của ngữ điệu trong việc sử dụng ngôn ngữ nói là gì?
+ HS: Trả lời.
I. Đặc điểm của ngôn ngữ nói
 1. Khái niệm:
 - là ngôn ngữ âm thanh trong giao tiếp hàng ngày
 - người nói và người nghe tiếp xúc trực tiếp với nhau, có thể luân phiên nhau trong vai nói và nghe.
2. Hoàn cảnh sử dụng: (Nhược điểm của ngôn ngữ nói)
- Người nói: ít có điều kiện lựa chọn gọt giũa các phương tiện ngôn ngữ.
- Người nghe: phải tiếp nhận kịp thời, không có điều kiện suy ngẫm, phân tích
3. Đặc điểm:
a. Ngữ điệu:
 - Góp phần bộc lộ, bổ sung thông tin qua giọng nói: có thể cao - thấp, nhanh - chậm, mạnh -yếu, liên tục - ngắt quảng
 - Ngoài ra còn có sự kết hợp các yếu tố phi ngôn ngữ như: nét mặt, ánh mắt cử chỉ điệu bộ,
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tìm hiểu: từ ngữ, câu trong ngôn ngữ nói
+ GV: Cung cấp bảng ví dụ so sánh:
Từ ngữ chuẩn mực
Từ ngữ trong ngôn ngữ nói
- Xưng hô: anh – tôi, anh – em, bạn – mình
- Khẳng định, phủ định: đi, chạy, trốn., ăn
- Hành động: đi, chạy, trốn, ăn
- Trạng thái: thích thú, căm uất, nổi khùng, rất đông, hiệu quả
- mày – tao, đại ca- tiểu đệ, ôn con – tao
- xong - đếch, thiệt – đi tong
- té, vắt dò lên cổ, lủi
- máu lắm, tức sặc máu, điên máu, đông ơi là đông, chảnh chọe
Câu chuẩn mực
Câu trong ngôn ngữ nói
- Anh có đi tiếp được không?
- Bạn ăn có ngon không?
- Tôi làm việc đó rất dễ dàng?
- Nổi không?
- Ngon không?
- Làm tuốt luốt?
+ GV: Qua bảng so sánh, ví dụ em hãy nhận xét về những từ ngữ được sử dụng trong giao tiếp hàng ngày bằng hình thức nói?
+ HS: phát biểu - được sử dụng rất tự do.
+ GV: Chốt lại vấn đề: từ địa phương, các từ ngữ đưa đẩy, chêm xen, trợ từ thán thán từ.
+ GV:Như chúng ta đã biết vì thời gian giao tiếp bằng ngôn ngữ nói diễn ra tức thì mau lẹ. Vì vậy ngôn ngữ nói thường dùng hình thức câu như thế nào?
+ HS: Dựa vào SGK nêu ra câu trả lời.
+ GV: Chốt lại
b. Từ ngữ: 
 - Phong phú, đa dạng.
 - Sử dụng những lớp từ:
 + mang tính khẩu ngữ,
 + từ địa phương,
 + trợ từ, thán từ
 + từ đưa đẩy, chêm xen
 c. Câu:
 - Sử dụng câu tỉnh lược, thậm chí chỉ có 1 từ;
 - Có lúc có câu quá rườm rà, có yếu tố dư thừa trùng lặp.
* Hoạt động 4: Phân biệt nói và đọc.
+ GV: Cho HS đọc lại đoạn thơ sau:
“Người đi? Ư nhỉ? Người đi thực
Mẹ thà coi như chiếc lá bay
Chị thà coi như là hạt bụi
Em thà coi như hơi rượu say”
(Trích: Tống Biệt Hành – Thanh Tâm)
+ HS: Đọc diễn cảm đoạn thơ.
+ GV:Em có nhân xét như thế nào về cách đọc của bạn?
+ HS: Nêu nhận xét.
+ GV: Để cho đoạn thơ trên nêu bật được nội dung ta phải làm gì?
+ HS: Phát biểu: Cần đọc đúng như văn bản đã viết; Chú ý cách nhấn giọng của từng câu thơ.
+ GV: Như vậy, sự khác nhau giữa đọc và nói như sao?
+ HS: Cùng nhau trao đổi, thảo luận và phát biểu.
+ GV: Chốt lại vấn đề.
4. Phân biệt nói và đọc:
Giống: cùng dùng âm thanh
Khác:
 + Nói: Phải có ngữ điệu, cử chỉ
 + Đọc: 
 o Phải lệ thuộc tuyệt đối vào văn bản.
 o Phải tận dụng ưu thế của ngữ điệu để làm toát lên nội dung.
* GV chuyển ý: Như vậy, khi đọc chúng ta phải haòn toàn lệ thuộc vào văn bản.
* GV đặt vấn đề: Theo em, những bài diễn giảng, thuyết trình có hoàn toàn là ngôn ngữ nói hay không?
+ HS: Trao đổi, thảo luận và phát biểu.
+ GV: Chốt lại:
 Đây là loại trung gian của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết. 
 Lí do: Người nói dựa vào sự xếp đặt các ý kiến đã chuẩn bị trước; Có thể sử dụng ngữ điệu, cử chỉ, nét mặt linh hoạt cho phù hợp với đối tượng mà mình đang nói. 
* Hoạt động 5: Tìm hiểu đặc điểm của ngôn ngữ viết.
- Thao tác 1:
+ GV: Gọi HS đọc lại đoạn 1 phần Tiểu dẫn của bài “Ca dao than thân và yêu thương tình nghĩa”
+ HS: Đọc to, rõ.
+ GV: Trong văn bản trên, nhờ có phương tiện nào mà em đọc được đoạn văn?
+ HS: trả lời: Đó là chữ viết.
+ GV: Văn bản này được các em tiếp nhận bằng cơ quan nào?
+ HS: Nhờ thị giác.
GV: Đó là ngôn ngữ viết. Vậy em hãy cho biết thế nào là ngôn ngữ viết?
+ HS: trao đổi và phát biểu.
+ GV chuyển ý: Ai trong chúng ta hôm nay được ngồi ở bậc THPT chắc hẳn không thể quên những ngày đầu cắp sách đến trường, được cô giáo nắn nót tập viết chữ “i, t” hoặc “o” tròn như qủa trứng gà, “ô” thì đội mủ “ơ” thì có râu
+ GV: Như vậy muốn viết và đọc được chữ ta cần biết điều gì?
+ HS: Thảo luận phát biểu, GV định hướng:
Dùng thị giác
Biết ký hiệu chữ viết
Qui tắc chính tả, tổ chức câu
+ GV: Chốt lại vấn đề.
- Thao tác 3:
+ Trong văn vản đã đọc, em thấy ngôn ngữ viết được hỗ trợ bởi những phương tiện gì?
+ HS: Trả lời.
+ GV: So với văn bản nói, văn bản mà em vừa đọc thì từ ngữ của nó có gì đáng lưu ý?
+ HS: Phát biểu.
+ GV: Văn bản mà em vừa đọc thuộc phong cách ngôn ngữ gì? Từ ngữ được sử dụng trong văn bản có phù hợp với phong cách đó không?
+ HS: Trả lời.
+ GV: Em hãy nêu nhận xét của mình về các câu văn trong văn bản mà em vừ đọc?
+ HS: Nêu nhận xét.
+ GV: Chốt lại vấn đề.
=> Lưu ý: Bài phát biểu, diễn giảng, đàm thoại là loại trung gian giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết.
II. Ngôn ngữ viết:
Khái niệm:
Là loại ngôn ngữ được thể hiện bằng chữ viết trong văn bản.
Được tiếp nhận bằng thị giác.
Hòan cảnh sử dụng:
 - Phải biết ký hiệu chữ viết; quy tắc chính tả; quy tắc tổ chức văn bản
 - Người viết: có điều kiện suy ngẫm lựa chọn gọt giũa từ ngữ,
 - Người đọc: có điều kiện suy ngẫm để lĩnh hội thấu đáo.
 3. Đặc điểm:
 a. Phương tiện hỗ trợ:
Các dấu câu, các kí hiệu văn tự;
Các hình ảnh minh hoạ, biểu đồ, sơ đồ 
Từ ngữ:
Được lựa chọn, thay thế nên có tính chính xác cao.
Sử dụng từ ngữ phù hợp với từng phong cách văn bản.
c. Câu:
 - Thường sử dụng câu dài, nhiều thành phần nhưng tổ chức mạch lạc.
 - Đôi khi cũng sử dụng câu ngắn gọn dễ nhớ.
- Thao tác 4:
+ GV: Theo em , những bài phỏng vấn được ghi lại bằng gì?
+ HS: Chữ viết.
+ GV: Còn các bài văn, bài thơ được trình bày lại bằng phương tiện chủ yếu nào?
+ HS: Bằng ngôn ngữ nói.
+ GV: Như vậy, ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết có mối quan hệ với nhau như thế nào?
+ HS: Qua lại.
+ GV: Khi sử dụng hai loại ngôn ngữ này, ta cần tránh điều gì?
+ HS: Phát biểu.
+ GV lấy ví dụ minh họa cho ý này:
Ta không thể nói: “Bông hoa hồng nhỏ của anh, chiều nay khi nào hoàng hôn xuống anh lấy honđa đèo em ra chợ nhé.”
 Như vậy, tùy trường hợp mà ta sử dụng ngôn ngữ nói hay ngôn ngữ viết cho phù hợp.
4. Quan hệ giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết:
Ngôn ngữ nói: được ghi lại bằng chữ viết.
Đôi khi ngôn ngữ viết được trình bày bằng lời nói miệng.
Mối quan hệ qua lại.
- Cần tránh việc lẫn lộn giữa ngôn gnữ nói và ngôn gnữ viết.
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS giải bài tập, qua đó khảo sát mức độ tiếp thu bài học của học sinh 
- Thao tác 1:
+ GV: Cho học sinh đọc rõ, to nội dung yêu cầu bài tập 1.
+ HS :đọc rõ, to nội dung yêu cầu bài tập 1.
+ GV: Cho học sinh nhắc lại đặc điểm của ngôn ngữ viết được thể hiện ra sao ?
+ HS: Nhắc lại đặc điểm của ngôn ngữ viết.
+ GV: Văn bản trên có các phương tiện hỗ trợ nào?
+ HS: Cùng nhau thảo luận và trả lời.
+ GV: Chốt lại.
+ GV: Văn bản trên thuộc phong cách nào? Các từ ngữ nào phục vụ cho phong cách đó?
+ HS: Cùng nhau thảo luận và trả lời.
+ GV: Chốt lại.
- Thao tác 2:
+ GV: Cho học sinh đọc rõ, to nội dung yêu cầu bài tập 2.
+ HS :đọc rõ, to nội dung yêu cầu bài tập 1.
+ GV: Cho học sinh nhắc lại đặc điểm của ngôn ngữ nói.
+ HS: Nhắc lại đặc điểm của ngôn ngữ nói.
+ GV chia bảng thành 5 phần, gọi 5 HS lên bảng và tìm các nhóm từ sau đây:
Các từ hô gọi trong lời nhân vật
Các từ tình thái trong lời nhân vật
Kết cấu câu trong ngôn ngữ nói
Các từ ngữ thường dùng trong ngôn ngữ nói
Sự phối hợp giữa cử chỉ hành động
+ GV: Sau khi HS tìm xong, giáo viên gọi các HS còn lại nhận xét 
+ GV định hướng, HS sửa bài vào vở.
- Thao tác 3:
+ GV: Gọi HS đọc to đề bài.
+ HS: đọc to đề bài.
+ GV hướng dẫn HS sửa nhanh bài tập  
+ GV nhận xét và có thể cho điểm nếu làm tốt.
III: LUYỆN TẬP:
1. Bài tập 1:
- Các phương tiện hỗ trợ:
 + Sử dụng các dấu câu;
 + Tách dòng sau mỗi câu để tách luận điểm.
- Về từ ngữ:
 + Sử dụng từ chỉ thứ tự để đánh dấu các luận điểm (một là, hai là, ba là,) 
 + Sử dụng thuật ngữ của các ngành khoa học (từ vựng, vốn chữ, ngữ pháp, phong cách, thể văn )
 + Có dùng các kí hiệu để giải thích (dấu ngoặc đơn)
2. Bài tập 2:
- Từ hô gọi: kìa, này, ơinhỉ
- Từ tình thái: có khốiđấy, đấy, thật đấy,
- Kết cấu câu trong ngôn ngữ nói: cóthì; đãthì
- Các từ dùng trong ngôn ngữ nói: mấy(giò); có khối, nói khoác đằng ấy
- Sự phối hợp giữa lời nói và cử chỉ: cười như nắc nẻ cong cớn, cười tít
3. Bài tập 3:
a.
Bỏ từ: thì, đã 
Thay hết ý bằng từ rất
Bỏ từ như
b. 
Bỏ từ vống lên bằng từ qúa múc thực tế
Đến mực vô tội vạ thay bằng một cách tuỳ tiện
c. Cân văn tối nghĩa, bỏ từ sất và viết lại câu
4. CỦNGCỐ:
Qua phần bài tập giáo viên nhắc lại đặc điểm của ngôn ngữ nói chú ý đến từ ngữ, ngữ điệu trong ngôn ngữ nói phảu được tận dụng hết ưu thế của nó.
Nhấn lại đặc điểm của ngôn ngữ viết, chú ý lỗi chính tả, lỗi câu, sử dụng từ ngữ phải hợp phong cách. Tránh dùng từ ngữ mang tính khẩ ngữ.
Nhắc lại hiện tượng trung gian giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết.
5.DẶN DÒ:
Chuẩn bị bài học: “Ca dao hài hước”
Câu hỏi chuẩn bị:
Tìm hiểu bài ca dao số 1:
Em hãy tìm hiểu cụ thể lời dẫn cưới của chàng trai?
Lời thách cưới của cô gái có gì đặc biệt?
Qua đó, em hãy nêu cảm nhận của mình về nét đẹp tâm hồn của chàng trai và cô gái?
b. Bài ca dao số 2 + 3 + 4:
- Tiếng cười phê phán trong bài ca dao được thể hiện như thế nào?
- Nội dung bài ca dao số 4 chế giễu những người như thế nào? Mục đích của các tiếng cười này là gì?

Tài liệu đính kèm:

  • docngu_van_10 (36).doc